Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG của điện đầu CHÂM TRONG hỗ TRỢ điều TRỊ rối LOẠN CHỨC NĂNG TIỀN ĐÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 64 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
------***-----

BỘ Y TẾ

ĐỖ THỊ MỸ HẠNH

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA
ĐIỆN ĐẦU CHÂM TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ
RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TIỀN ĐÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN
Khóa 2012 - 2018

Hà Nội - 2018


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
------***------

BỘ Y TẾ

ĐỖ THỊ MỸ HẠNH

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA


ĐIỆN ĐẦU CHÂM TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ
RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TIỀN ĐÌNH
Ngành đào tạo : Bác sĩ Y học cổ truyền
Mã ngành
: 52720201
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN
Khóa 2012 - 2018

Người hướng dẫn khoa học:
Ths. NGUYỄN THỊ THANH VÂN

Hà Nội - 2018


LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng
đào tạo Trường Đại học Y Hà Nội, các thầy cô trong Khoa Y học cổ truyền đã
dạy dỗ, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Em xin cảm ơn Ban giám đốc, cán bộ Phòng Kế hoạch tổng hợp cùng
các cô chú, các anh chị bác sĩ, nhân viên khoa Nội tổng hợp – khoa Châm
cứu Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho em trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Với lòng kính trọng và biết ơn, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
Ths. Nguyễn Thị Thanh Vân – Giảng viên khoa Y học cổ truyền trường Đại
Học Y Hà Nội, là người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp em
hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng, em xin cảm ơn những tình cảm, những sự hỗ trợ tốt nhất từ
phía gia đình và bạn bè – những người đã luôn ở bên, giúp đỡ, động viên em
trong suốt thời gian qua.

Với khối lượng kiến thức và sự hiểu biết còn nhiều hạn chế vậy nên
trong quá trình làm khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong
nhận được sự chỉ dẫn và góp ý của quý thầy cô để nghiên cứu này được hoàn
thiện hơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Sinh viên

Đỗ Thị Mỹ Hạnh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của tôi được
tiến hành dựa trên sự cho phép của Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội,
dưới sự hướng dẫn của Ths. Nguyễn Thị Thanh Vân. Các số liệu, thông tin,
kết quả được đưa ra trong khóa luận này là trung thực, chính xác và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Sinh viên

Đỗ Thị Mỹ Hạnh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ


6


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng rối loạn tiền đình nói chung là một cảm giác khó chịu vì các
biểu hiện chóng mặt, mất thăng bằng, buồn nôn và nôn. Hội chứng rối loạn
tiền đình không phải một bệnh mà là một hội chứng gây nên bởi các tổn
thương đơn lẻ hoặc phối hợp ở hệ thần kinh, tai, mắt, tim mạch, tâm thần…
Hội chứng rối loạn tiền đình tuy không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh
nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống như giảm khả năng làm
việc, giao tiếp, thiếu tự tin, luôn trong tình trạng lo âu, căng thẳng, thậm trí là
ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hàng ngày [1], [2].
Hội chứng rối loạn tiền đình thuộc chứng huyễn vựng theo Y học cổ
truyền (YHCT). Nguyên nhân do ngoại cảm phong tà, thất tình nội thương
hay ẩm thực bất tiết gây nên. Bệnh thường do lao lực quá độ, tuổi già suy yếu,
mắc bệnh lâu ngày hay sang chấn mà phát sinh nên [3].
Phương pháp điều trị điện đầu châm là phương pháp kết hợp giữa Y
học hiện đại (YHHĐ) và Y học cổ truyền. Nó dựa trên lý luận về sự quan hệ
mật thiết giữa đầu với các cơ quan tạng phủ (theo YHCT) và lý luận về phân
khu từng vùng của vỏ não theo YHHĐ. Tại Trung Quốc, đầu châm được đặc
biệt phát triển từ những năm 70 của thế kỷ trước, với nhiều trường phái khác
nhau và được áp dụng có hiệu quả trong việc điều trị một số tình trạng bệnh
liên quan đến hệ thần kinh như: Tai biến mạch não, di chứng viêm não….Tuy
nhiên cho đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về ứng dụng của điện
đầu châm trên các mặt bệnh khác nhau, vì thế để phát huy thế mạnh của điện
đầu châm, đặc biệt để góp phần tìm hiểu kỹ hơn về hiệu quả của phương pháp
điện đầu châm trong việc điều trị rối loạn chức năng tiền đình, chúng tôi tiến
hành đề tài: “Đánh giá tác dụng của điện đầu châm trong hỗ trợ điều trị
rối loạn chức năng tiền đình”, với hai mục tiêu sau:


7


1. Đánh giá hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị rối loạn chức năng tiền

đình của phương pháp điện đầu châm.
2. Theo dõi tác dụng không mong của phương pháp điện đầu châm.


8

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu cơ quan tiền đình
Tiền đình - ốc tai là một cơ quan có cấu trúc phức tạp để thực hiện hai
chức năng là cảm nhận âm thanh (nghe) và cảm nhận vị trí của đầu trong
không gian. Ba bộ phận cấu thành nên cơ quan này gồm có: Tai ngoài, tai
giữa và tai trong.
1.1.1. Tai ngoài
Tai ngoài bao gồm loa tai và ống tai ngoài. Loa tai từ mặt bên của đầu
nhô lên để thu nhận sóng âm, còn ống tai ngoài từ loa tai đi vào trong để dẫn
truyền các rung động âm thanh tới màng nhĩ [4], [5].
1.1.2. Tai giữa
Tai giữa là hệ thống các khoang rỗng chứa khí nằm giữa tai ngoài và tai
trong. Phần chính của tai giữa là hòm nhĩ, một khoang nằm giữa vòi tai ở
trước, hang chũm ở sau và nằm trong phần đá xương thái dương. Chuỗi
xương con chứa trong hòm nhĩ đảm nhận việc dẫn truyền các rung động của
màng nhĩ ngang qua hòm nhĩ tới tai trong [4], [5].
1.1.3. Tai trong
Tai trong bao gồm hai phần là tiền đình (tham gia vào chức năng giữ
thăng bằng và định hướng trong không gian) và ốc tai (đảm nhận chức năng
nghe và định hướng tiếng động trong môi trường).



9

Hình 1: Thiết đồ đứng ngang đường nhận cảm âm thanh [6]
Cơ quan tiền đình: Nằm ở phía trong hòm nhĩ, phía sau ốc tai và phía
trước các ống bán khuyên, bao gồm:


Mê đạo màng



Ống bán khuyên



Soan nang, cầu nang


10

Hình 2. Cấu trúc tai trong [5]


Nhân tiền đình:

Các bộ phận nhận cảm của tiền đình ngoại biên nằm ở mê đạo màng,
thân tế bào ở hạch tiền đình, nhánh tiền đình của dây tiền đình ốc tai (dây
VIII) đi đến nhân tiền đình nằm giữa hành nào và cầu não.
Chức năng nhân tiền đình:

+ Đồng nhất các thông tin đến từ mỗi bên của đầu.
+ Nhận các tín hiệu và tiếp tục truyền đến tiểu não.
+ Nhận các tín hiệu và tiếp tục truyền đến vỏ não cho nhận thức về
giác quan, vị trí và vận động.
+Gửi mệnh lệnh đến các nhân vận động nằm ở thân não và tủy sống,
các lệnh được đưa đến dây sọ (III, IV, VI, XI), bó tiền đình tủy sống
chi phối trương lực cơ ngoại biên, bổ sung vận động đầu và cổ.


Thần kinh ốc tai:

Thần kinh ốc tai bao gồm hai loại sợi: các sợi li tâm (đi) và các sợi
hướng tâm (đến, cảm giác).


11

Các sợi đến: chủ yếu là sợi đến từ tiểu thùy nhung của tiểu não. Mối
quan hệ này giải thích tại sao tổn thương đơn độc tiểu thùy nhung của tiểu não
lại gây ra hội chứng tiền đình.
Các sợi đi: rất phong phú.
+ Bó tiền đình – tủy sống: nối nhân tiền đình với các tế bào vận động
sừng trước tủy.
+ Các sợi nối với nhân các dây vận nhãn (III, IV, VI) qua một tế bào thần
kinh trung gian (liên hệ này giải thích tại sao có dấu hiệu rung giật nhãn cầu
(nystagmus) khi kích thích tiền đình).
+ Với vỏ não thùy đỉnh lên (phần thấp nhất) là khu vực nhận biết vị trí và
sự di chuyển của đầu.
+ Các sợi đi đến cấu tạo lưới, các nhân xám trung ương.



Mạch máu của cơ quan tiền đình:

Phần tiền đình ngoại biên là phần tiền đình tai trong được cấp máu chủ
yếu từ động mạch thân nền. Sau khi cấp máu cho dây thần kinh VIII, động
mạch tai trong đi tiếp bằng một mạch máu rất nhỏ rồi phân làm 3 nhánh tận
cấp máu cho mê nhĩ màng.
[1], [4], [5].
1.2. Rối loạn chức năng tiền đình
1.2.1. Triệu chứng lâm sàng


Triệu chứng chung: Chóng mặt là triệu chứng hay gặp nhất của rối
loạn chức năng tiền đình.

Các đặc điểm của chóng mặt:
+ Biểu hiện và mức độ chóng mặt: Người bệnh có cảm giác các đồ vật
xung quanh họ quay tròn, hoặc chính bản thân người bệnh quay tròn xung
quanh đồ vật.


12

+ Tính chất xuất hiện: Có thể xuất hiện đột ngột và có tính chất xoay
tròn, hoặc có thể xuất hiện từ từ với rnhững cơn chóng mặt nhỏ nối tiếp hoặc
chỉ mất thăng bằng khi đi lại và sau đó triệu chứng trở nên mạn tính.
+ Các dấu hiệu đi kèm: Thường đi kèm với các dấu hiệu thần kinh tự chủ
như buồn nôn, vã mồ hôi, cảm giác sợ ngã hoặc các dấu hiệu về thính lực như
giảm thính lực, ù tai, cảm giác bị đầy, điếc đặc.



Rối loạn thăng bằng
Triệu chứng cơ năng

+ Rối loạn nặng: Người bệnh không thể đứng vững được, dấu hiệu này
thường gặp trong giai đoạn đầu của hội chứng tiền đình ngoại biên.
+ Rối loạn vừa và nhẹ: Thường được phát hiện thông qua các nghiệm
pháp khám tiền đình.


Tiền sử của người bệnh: Các tiền sử về tai mũi họng như viêm tai kéo
dài, về thần kinh, chấn thương (chấn thương sọ não), về ngộ độc (ngộ
độc thức ăn, thuốc, đặc biệt là ngộ độc các thuốc kháng sinh độc cho
tai như streptomycin, gentamycin, neomycin, các bệnh về mạch máu.
Triệu chứng thực thể

+ Dấu hiệu romberg.
+ Bước đi hình sao.
+ Rung giật nhãn cầu.
+ Nghiệm pháp lệch ngón trỏ.
+ Nghiệm pháp gót chân gối.


Các rối loạn khác
Thấy được qua các thăm khám khác hỗ trợ trong hội chứng tiền đình:
+ Ghi biểu đồ điện của rung giật nhãn cầu.
+ Nghiệm pháp quay.
+ Ghi điện thế khêu gợi thính giác.



13

+ Chụp cộng hưởng từ sọ não: tìm tổn thương ở góc cầu tiểu não
hoặc của thân não.
[1], [2], [7]
1.2.2. Hội chứng tiền đình ngoại biên
Tổn thương bộ phận cảm nhận hoặc dây thần kinh tiền đình.
Triệu chứng chủ quan: Chóng mặt dữ dội, xảy ra từng cơn.
Triệu chứng khách quan: Mang tính chất toàn bộ và hài hòa.
Toàn bộ: Có đầy đủ các triệu chứng của hội chứng tiền đình.
Hài hòa: Tất cả mọi rối loạn đề về cùng một hướng chứng tỏ tổn
thương ở một bên của bộ máy tiền đình.
Các triệu chứng kèm theo tổn thương dây ốc tai: Giảm thính lực, ù tai.
[1], [2], [7]
1.2.3. Hội chứng tiền đình trung ương
Tổn thương nhân tiền đình hoặc các đường liên hệ nhân tiền đình với hệ
Thần kinh trung ương. Triệu chứng không điển hình như trong tổn thương
tiền đình ngoại biên, có sự khác biệt rõ rệt so với tổn thương tiền đình ngoại
biên.
Đặc điểm:
Không toàn bộ: Không có đầy đủ các triệu chứng của hội chứng
tiền đình (thường chỉ có cảm giác mất thăng bằng như người ở trên thuyền,
cảm giác tròng trành, ít khi có chóng mặt thực sự).
Không hài hòa: Các rối loạn có hướng khác nhau.
Không có các triệu chứng về thính giác.
Có thể có các triệu chứng thần kinh khu trú kèm theo như: liệt các dây
thần kinh sọ não, rối loạn cảm giác nửa người, hội chứng tiểu não.
[1], [2], [7]



14

1.2.4. Nguyên nhân thường gặp



Nguyên nhân do tai

Tai ngoài và tai giữa:
+ Nhọt ống tai ngoài: viêm tấy, kích ứng tai ngoài gây chóng mặt.
+ Viêm tai giữa cấp tính.
+ Viêm tai thanh dịch.
+ Viêm tai giữa cấp do Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) và
Haemophilus influenzae.



Tai trong:
+ Viêm tai trong tiết dịch gây chóng mặt ghê gớm kèm ù tai, nghe kém.
+ Viêm thần kinh tiền đình (Vestibularis Neuronitis) do virus hoặc nhiễm
khuẩn gây chóng mặt, quay cuồng, chóng mặt tư thế rõ nhưng khi đo thính
lực lại bình thường.
+ Viêm tai trong nhiễm độc, viêm mê nhĩ cấp, mạn tính.
+ Bệnh Mérière: Tổn thương do sũng nước mê nhĩ. Bệnh gây điếc tiếp
nhận, ù tai, chóng mặt từng cơn.



Các bệnh lý sau mê nhĩ:
+ U thần kinh số VIII.

+ U các dây thần kinh V, VII, u màng não hay viêm màng não khu trú,
các tổn thương tiền đình và ốc tai.
● Nguyên nhân khác:
+ Thiếu máu.
+ Stress.
+ Mất ngủ.
+ Tắc nghẽn động mạch (đặc biệt các động mạch cột sống).
[1], [2], [7]
1.2.5. Điều trị


15

Điều trị cụ thể theo từng nguyên nhân
1.2.5.1. Bệnh Ménière.
Trong đợt cấp chóng mặt dùng các thuốc ức chế tiền đình và chống nôn.
+ Thuốc ức chế tiền đình: Benzodiazepin, nhóm kháng histamin
(Meclizine, Dimehydrinate).
+ Thuốc điều hòa tiền đình: Bétahistine.
+ Thuốc giãn mạch: Trimétazidine.
+ Thuốc lợi tiểu: Acetazolamide.
Đối với những cơn kéo dài, khó điều trị thì tiêm tĩnh mạch tiền mê:
+ Proliptan.
+ Diparcol.


Điều trị ngoại khoa.

+ Kỹ thuật bảo tồn bao gồm mở túi nội dịch (gia tăng hay đặt Shunt hay
cả hai) và phẫu thuật cầu nang (Sacculotomy).

+ Kỹ thuật phá hủy bao gồm tiêm gentamicine trong hòm nhĩ
(Intratympanic), phẫu thuật cắt bỏ mê đạo (Labyrinthectomy) và cắt dây thần
kinh tiền đình.
[1], [2], [7]
1.2.5.2.Viêm dây thần kinh tiền đình.
+ Chống nhiễm khuẩn ở các ổ viêm mũi họng như viêm xoang, viêm
mũi, viêm họng. (Kháng sinh dùng như: Oxytetrocylin, zinnat…).
+ Thuốc an thần và chống chóng mắt: Tanganil.
+ Thuốc kháng Histamin: Telfast, Histalong.
+ Các vitamin nhóm B.
[1], [2], [7]
1.2.5.3. Viêm mê nhĩ.


16

+ Viêm tai cấp gây viêm mê nhĩ chủ yếu là điều trị tai: chích rạch màng
nhĩ, kháng sinh, không có chỉ định can thiệp ngoại khoa.
+ Viêm mê nhĩ do viêm xương cấp: phẫu thuật xương chũm, mê nhĩ để
nguyên. Nếu mê nhĩ không khỏi thì khoét mê nhĩ.
[1], [2], [7]
1.3. Chứng huyễn vựng
Huyễn vựng là thuật ngữ ghép giữa 2 cụm từ: Mục huyễn và đầu vựng.
Mục huyễn là chỉ hiện tượng hoa mắt như nảy đom đóm, nhìn đồ vật như có
màn che…đây là triệu chứng đặc trưng. Đầu vựng là chỉ cảm giác cơ thể hay
đồ vật bên ngoài chao đảo, chỗ đứng tròng trành. Hai triệu chứng này thường
hay kết hợp với nhau gọi là huyễn vựng [3], [8], [9], [10], [11].
1.3.1. Nguyên nhân
Ngoại cảm phong tà: Phong tính động, chủ thăng, hướng phát lên trên,
phong tà hướng ra ngoài, thượng nhiễu ở đầu mắt, cho nên dẫn đến huyễn

vựng.
Thất tình nội thương: Uất ức thái quá, can mất điều đạt, can uất hóa hỏa
hay tức giận thương can, can dương thượng kháng, thượng nhiễu thanh
không, phát thành huyễn vựng. Lo nghĩ thái quá làm thương tổn đến tỳ vị,
nguồn sinh hóa khí huyết bị hao kiệt. Hoặc kinh sợ làm tổn thương đến thận,
thận tinh suy hư làm bể tủy mất đi sự dinh dưỡng cũng có thể phát thành
huyễn vựng.
Ẩm thực bất tiết: Ăn nhiều các chất béo ngọt, đói no không điều độ, ăn
nhiều thức ăn sống lạnh đều có thể làm tổn thương tỳ vị. Tỳ mất kiện vận, dẫn
đến thủy thấp nội đình, ngưng mà thành đàm, đàm ẩm, thủy thấp thương
phạm đến thanh khiếu. Hoặc ẩm thực bất tiết, tỳ vị dương hư, nguồn sinh hóa
của khí huyết bị ảnh hưởng, thanh khiếu thất dưỡng đều có thể phát sinh
chứng huyễn vựng.


17

Lao lực quá độ: Gây thương tổn tỳ làm khí huyết bất túc. Hay phòng sự
bất tiết, thận tinh khuy hư đều có thể dẫn đến thanh khiếu mất đi sự nuôi
dưỡng mà thành huyễn vựng.
Tuổi cao cơ thể suy yếu: Tinh của thận khí bất túc, tỳ khí cũng không
còn xung mãn, nguồn sinh hóa của khí huyết không còn thịnh vượng, thanh
khiếu mất sự nuôi dưỡng mà phát thành huyễn vựng.
Bệnh lâu ngày, mất máu nhiều hay bênh nặng đều có thể làm tổn
thương âm, dương, khí, huyết dẫn đến não tủy mất sự nuôi dưỡng mà phát
thành Huyễn vựng. Mất máu lâu ngày, khí huyết hư suy không đưa lên vùng
não tủy được, nên dễ dàng phát sinh ra chứng huyễn vựng.
Do ngã hay sang chấn: Làm vùng đầu bị tổn thương, huyết ứ đình lưu,
làm não mạch bị trở tắc phát thành huyễn vựng.
Tất cả các yếu tố ngoại cảm lục dâm, nội thương thất tình, ẩm thực bất tiết,

lao lực quá độ, mắc bệnh nặng đều có thể làm nặng thêm chứng huyễn vựng.
[3], [8], [12], [13], [14], [15].
1.3.2. Các thể lâm sàng và điều trị.
1.3.2.1. Thể phong tà thượng nhiễu.
Triệu chứng lâm sàng: Huyễn vựng kèm theo đau đầu, sợ lạnh, phát
sốt, ngạt mũi, chảy nước mũi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù. Hoặc kết hợp
với hầu họng sưng đau, miệng khô, khát nước, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch phù
sác, hoặc thấy hầu họng khô, ho khan, ít đờm, rêu lưỡi mỏng, khô, mạch phù
tế hoặc cơ thể tay chân đau mỏi, đầu cảm giác nặng, ngực bụng đầy tức, rêu
lưỡi trắng nhờn, mạch nhu.
Pháp điều trị:
+ Phong hàn biểu chứng: Sơ phong tán hàn, tân ôn giải biểu.
+ Phong nhiệt biểu chứng: Sơ phong thanh nhiệt, tân lương giải biểu.
+ Phong táo biểu chứng: Khinh tuyên giải biểu, lương nhuận táo nhiệt.


18

+ Phong thấp biểu chứng: Sơ phong tán thấp.
Phương dược: Bài thuốc thường dùng.
+ Phong hàn biểu chứng dùng “Xuyên khung trà điều tán” gia giảm.
+ Phong nhiệt biểu chứng dùng “Tang cúc ẩm” gia giảm.
+ Phong táo biểu chứng dùng “Tang hạnh thang” gia giảm.
+ Phong thấp biểu chứng dùng “Khương hoạt thắng thấp thang” gia
giảm.
1.3.2.2.

Can dương vượng
Triệu chứng lâm sàng: Huyễn vựng ù tai, đầu choáng váng và đau,
mỗi khi phiền lao hay tức giận thì đầu choáng váng và đau lại tăng lên. Mặt

đỏ, gò má đỏ. Tính tình nóng dễ cáu giận, ngủ ít, hay mê, miệng khô đắng.
Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền.
Pháp điều trị: Bình can tiềm dương, thanh hỏa tức phong.
Phương dược: Dùng bài “Thiên ma câu đằng ẩm” gia giảm.

1.3.2.3.

Thể đàm thấp
Triệu chứng lâm sàng: Đầu váng, đi đứng không vững, đầu có cảm
giác nặng. Ngực bụng đầy tức mà hay nôn khạc ra đờm dãi. Ăn ít hay ngủ mê,
lưỡi bệu, rêu lưỡi dính nhớt hay trắng dày nhờn mà nhuận, mạch hoạt hay
huyền hoạt hoặc nhu hoãn.
Pháp điều trị: Táo thấp trừ đàm, kiện tỳ hòa vị.
Phương dược: Dùng bài “Bán hạ bạch truật thiên ma thang” gia giảm.

1.3.2.4.

Thể huyết ứ
Triệu chứng lâm sàng: Khi phát ra huyễn vựng thường hay tái phát,
không khỏi, đầu đau, môi và móng tay, móng chân tím, bên lưỡi và mặt lưỡi
có điểm ứ huyết, ban ứ hoặc ban tím. Hay quên, đêm mất ngủ, tâm phiền.
Tinh thần mệt mỏi, cho tới bì phu có các ban xuất huyết tím. Mạch huyền sáp
hay tế sáp.


19

Pháp điều trị: Khứ ứ sinh tân, hoạt huyết thông lạc.
Phương dược: Bài thuốc thường dùng “Huyết phủ trục ứ thang” gia giảm.
1.3.2.5.


Thế khí huyết lưỡng hư
Triệu chứng lâm sàng: Váng đầu hoa mắt, khi lao lực mệt mỏi thì các
triệu chứng lại tăng lên. Đoản khí, tiếng nói nhỏ, tinh thần mệt mỏi ngại nói.
Sắc mặt nhợt nhạt, môi khô không tươi, tâm quí, thiếu ngủ, ăn kém. Lưỡi nhợt
bệu, cạnh lưỡi có vết hằn răng, rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch tế nhược.
Pháp điều trị: Bổ ích khí huyết, kiện vận tỳ vị.
Phương dược: Dùng bài “Thập toàn đại bổ” gia giảm.

1.3.2.6.

Thể thận tinh bất túc
Triệu chứng lâm sàng: Đầu váng, mắt hoa, tinh thần mệt mỏi, ngủ ít
hay mê, hay quên, ù tai, đau lưng, nam giới di tinh, răng dễ rụng. Nếu
nghiêng về âm hư thì gò má đỏ, miệng khô, phiền nhiệt, người gày, lưỡi nhỏ,
đỏ, rêu lưỡi ít và sáng, mạch tế sác. Nếu thiên về dương hư thì tay chân không
ấm sợ lạnh, chất lưỡi nhợt, mạch trầm tế vô lực.
Pháp điều trị: Bổ thận ích tinh, dưỡng não tủy.
Phương dược: Bài thuốc thường dùng “Tả qui hoàn” gia giảm
Ngoài ra còn thường dùng phối hợp với các phương pháp điều trị không
dùng thuốc như: Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, khí công dưỡng sinh để điều
trị các thể bệnh trên [3], [8], [16], [17], [18].
1.4. Phương pháp đầu châm
Đầu châm là phương pháp kết hợp YHHĐ với YHCT, dựa trên cơ sở
giải phẫu và sinh lý thần kinh của YHHĐ, trên cơ sở sự tương ứng giữa các
bộ phận da đầu với các vùng chức năng vỏ não. Khi châm các bộ phận da đầu
tương ứng với các vùng chức năng vỏ não làm cho tế bào vỏ não bị kích thích
phát sinh tác dụng phóng ra các xung động dẫn truyền tới cơ thể hoặc cơ quan



20

nôi tạng do vỏ não chi phối. Từ đó các bộ phận bị ức chế hoặc có rối loạn
chức năng được khôi phục công năng sinh lý bình thường [18].
1.4.1. Cơ sở sinh lý – giải phẫu để phân khu
Từ góc độ điện sinh lý, đầu là một thể dẫn điện dung tích lớn, châm
vùng đầu có thể tạo ra các dòng điện sinh học lan truyền đến não, từ đó cải
biến tính hưng phấn của các tế bào vỏ não làm cho các tế bào thần kinh bị ức
chế được giải phóng phục hồi tính hưng phấn và khả năng trao đổi chất của
các tế bào thần kinh.

Hình 3. Sơ đồ phân khu của vỏ não [19]


21

Hình 4. Các vùng của vỏ não [19]
Trong phương pháp đầu châm có 2 đường quan trọng nhất trên cơ sở
của 2 đường này mà thầy thuốc xác định được những vùng châm ở đầu.


Đường 1: Đường chính giữa trước sau: Là đường dọc giữa đầu nối từ



điểm giữa 2 cung lông mày đến đáy hộp sọ. (Hình 5).
Đường 2: Tuyến mi chẩm: Là đường nối từ cung lông mày đến đáy
hộp sọ, đi qua mí tóc trán và loa tai (Hình 5) [20].

Hình 5. Cách xác định Đường 1 và Đường 2 [20]

1.4.2. Phân chia các vùng kích thích trên da đầu và tác dụng điều trị


22

Hình 6. Sự phân chia các khu vực kích thích tại da đầu [20]


Vùng vận động: Là đường chạy theo mặt bên của đầu, đường này
được xác định bởi:
Điểm cách điểm giữa của đường 1 về phía sau 0,5cm.
Điểm dưới là giao điểm của chân tóc trán với đường 2 (hình 6).

Vùng vận động chia làm 5 phần:
-

1/5 trên: Vùng chi dưới.
2/5 giữa: Vùng chi trên.
2/5 dưới: Vùng mặt.

Tác dụng: Điều trị liệt những vùng tương ứng ở bên đối diện. Đoạn 2/5
dưới điều trị thất ngôn kiểu vận động, phát âm khó, chảy nước dãi.


Vùng cảm giác: Đường chạy song song với vùng vận động và cách về
phía sau 1,5cm (Hình 6).

Đường này cũng chia 3 đoạn:
-


1/5 trên: Vùng chi dưới.
2/5 giữa: Vùng chi trên.
2/5 dưới: Vùng mặt.

Tác dụng: Điều trị những trường hợp đau tê nhức, dị cảm ở những vùng
tương ứng bên đối diện.


23



Vùng thất điều và run: Đường song song với đường vận động cách
1,5cm về phía trước (Hình 6).
Tác dụng: Điều trị thất điều ở trẻ em, Parkinson.



Vùng vận mạch: Đường song song với đường vận động cách 3 cm về
phía trước (Hình 6).
Tác dụng: Điều trị đau đầu do rối loạn vận mạch, các trường hợp phù

não trong liệt thần kinh trung ương.


Vùng tiền đình ốc tai: Đoạn nằm ngang dài 4cm từ đỉnh loa tai lên



1,5cm là điểm giữa, từ đây kéo ra trước 2cm, ra sau 2cm (Hình 6).

Tác dụng: Điều trị chóng mặt, giảm thính lực.
Vùng ngôn ngữ 2: Đường song song với đường dọc giữa đầu và dài
3cm. Điểm bắt đầu của đường này nằm dưới khớp xương đỉnh thái



dương 2cm (Hình 6).
Tác dụng: Điều trị thất ngôn kiểu vận động.
Vùng ngôn ngữ 3: Từ điểm giữa của vùng tiền đình ốc tai kéo ra sau
4cm, có thể xem đây là đoạn kéo dài của vùng tiền đình ốc tai (Hình



6).
Vùng tâm thể vận động: Vị trí từ rãnh đỉnh thái dương, kẻ một đường
thẳng đứng và 2 đường nghiêng tạo thành góc 40, có 2 đường mới mỗi
đường dài 3cm (Hình 6).
Tác dụng: Điều trị chứng ý thức và vận động không phù hợp.



Vùng vận cảm ở chân: Là đường song song với đường giữa và cách
đường giữa 1cm. Điểm bắt đầu của vùng này tương ứng với điểm trên
của khu cảm giác kéo ra sau 1cm (Hình 6).
Tác dụng: Điều trị các chứng đau, liệt nặng chi dưới bên đối diện, đau

vùng thắt lưng, sa tử cung, tiểu nhiều do nguồn gốc từ tổn thương thần
kinh trung ương.



Vùng thị giác: Xuất phát từ 2 điểm nằm trên đường ngang qua ụ chẩm
1 cm và cách đường giữa 1 cm kéo dài lên trên 4cm (Hình 6).


24

Tác dụng: Điều trị rối loạn thị giác có nguyên nhân vỏ não.


Vùng thăng bằng: Lấy 2 điểm nằm trên đường ngang, qua ụ chẩm,
cách đường giữa 3,5cm, kéo xuống dưới 4cm thành 1 đường thẳng.
Tác dụng: Điều trị rối loạn thăng bằng (Hình 6) [20].

1.4.3. Đầu châm theo Y học cổ truyền
Đầu châm được phát triển dựa trên học thuyết kinh lạc của YHCT, có
rất nhiều kinh lạc, mạch lạc đi qua vùng đầu. Đường kinh của các kinh mạch
sau có liên quan mật thiết với vùng đầu [21]: Kinh túc dương minh vị, kinh
túc thái dương bàng quang, kinh thủ thiếu dương tam tiêu, kinh túc thiếu
dương đởm, kinh túc quyết âm can, các mạch: Mạch đốc, mạch dương kiểu,
mạch dương duy.
Kinh khí trong cơ thể thông qua kinh lạc liên hệ với đầu. YHCT cho
rằng “Đầu là phủ của thần minh”. Kinh phí của lục phủ ngũ tạng đều tụ ở đầu.
“Đầu người là nơi tụ họp các kinh dương, mạch đốc thống quản các kinh
dương và mạch nhâm chịu trách nhiệm về các kinh âm. Cả hai đều đi qua đầu
và mặt. Từ góc độ tuần hoàn kinh lạc 6 kinh dương và kinh túc quyết âm đều
lên đầu, 5 kinh âm khác đều thông qua lạc mạch liên hệ với đầu. Mạch đốc
trong kì kinh bát mạch đã đốc thúc dương khí toàn thân cũng chạy vòng quanh
đầu. Do đó, đầu và toàn thân có quan hệ hữu cơ chặt chẽ”.
Thiên Mạch yếu tinh vi luận sách Tố Vấn viết: “Đầu giả tinh minh chi
phủ” có nghĩa là tinh khí ngũ tạng của lục phủ đều đi lên đầu, nói rõ mối quan

hệ mật thiết giữa đầu và toàn thân.
Còn có thuyết cho rằng “Người ta có trí nhớ nhờ vào não” giúp ta thấy
cụ thể phần quan trọng của não đối với hoạt động tinh thần, đối với thất tình
(hỉ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh) là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây
ra bệnh nội thương. Mừng quá làm thương tổn tâm, giận quá làm thương tổn
can, kinh hãi quá làm thương tổn thận…[20].


25

Kinh nghiệm thực tế trên lâm sàng đã chứng minh rằng phương pháp
đầu châm điều trị một số bệnh thuộc hệ thần kinh và một số bệnh thuộc về nội
tạng thu được kết quả tương đối cao.
1.4.4. Tình hình nghiên cứu phương pháp đầu châm trong nước và trên
thế giới.


Quá trình phát triển của đầu châm
Đầu châm điều trị chứng trúng phong tại vùng kích thích có tác dụng

đặc biệt, từ lâu đã được nhiều học giả chú ý. Vương Ngọc Giao và cộng sự ở
Viện nghiên cứu Trung Y Trung Quốc đã đề xuất phương pháp kích thích
vùng vận động và cảm giác bị tổn thương có thể điều trị chứng bán thân bất
toại và rối loạn cảm giác nửa người. Năm 1979, Viện nghiên cứu Trung Y
Trung Quốc phát hiện châm các huyệt bách hội, chính doanh, huyền so để
điều trị bán thân bất toại thu được kết quả tốt. Năm 1979, Tào Tuyết Trang và
cộng sự nghiên cứu “Vùng ưu tiên” đề xuất vùng đặc biệt “Vùng vận động”
không chỉ hạn chế ở hồi trước trung tâm đại não. Đặng Lâm và cộng sự đề
xuất điều trị Bán thân bất toại không chỉ chọn vùng vận động mà nên đồng
thời chọn cả vùng cảm giác, nhóm nghiên cứu đề xuất không nên xem đại não

như một tập hợp các vùng chức năng riêng biệt mà nên coi là một chỉnh thể
các vùng chức năng có liên hệ chặt chẽ với nhau. Có nghiên cứu cho thấy
vùng kích thích vận động có hình thoi trước là huyệt Thần đình, sau là Bách
hội, hai bên là huyệt Khúc sai. Tháng 6 năm 1984 tại Tokyo – Nhật Bản nhóm
công tác của WHO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã thông qua “Tiêu
chuẩn hóa huyệt vị đầu châm” và từ năm 1989 đã được WHO công bố rộng
rãi. Đây là cơ sở để phương pháp đầu châm được ứng dụng và phát triển trên
toàn thế giới [20].


Một số công trình nghiên cứu về đầu châm trên thế giới và trong
nước


×