Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

MỘT số PHƯƠNG PHÁP SINH học TRONG CHẨN đoán TIỀN làm tổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.44 KB, 31 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BÙI THỊ MINH PHƯỢNG

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC
TRONG CHẨN ĐOÁN TIỀN LÀM TỔ

CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BÙI THỊ MINH PHƯỢNG

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC
TRONG CHẨN ĐOÁN TIỀN LÀM TỔ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Huy Thịnh
Cho đề tài:
Chẩn đoán trước làm tổ một số bệnh lý di truyền liên kết
nhiễm sắc thể giới tính bằng kỹ thuật Microsatelitte DNA



Chuyên ngành: Hóa sinh
Mã số: 62720112

CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ

HÀ NỘI - 2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1. Các phương pháp và kỹ thuật sinh học phân tử mới nhất áp dụng trong việc sàng
lọc phôi...................................................................................................................... 2
1.1. Kỹ thuật PCR..................................................................................................2
1.2. Fluorescence in situ hybridization (FISH)......................................................3
1.2.1. Quy trình thực hiện kỹ thuật....................................................................3
1.2.2. Các ứng dụng khác của phép lai FISH trong xét nghiệm lâm sàng và
nghiên cứu.........................................................................................................5
1.2.3. Ứng dụng kỹ thuật FISH..........................................................................5
Ngoài ra interphase FISH (FISH nhanh) còn được sử dụng rộng rãi trong
chẩn đoán trước sinh, để phát hiện những bất thường số lượng của một số
nhiễm sắc thể thường gặp (13,18,21,X,Y).........................................................5
1.2.4. Ưu và nhược điểm của kỹ thuật FISH......................................................8
1.3. Microsatellite DNA (Fluorescent PCR)..........................................................9
1.3.1. Nguyên lý của kỹ thuật microsattelite......................................................9
1.3.2. Cơ chế hình thành microsatelie..............................................................10
1.3.3. Phương pháp xác định microsattelite.....................................................10
1.3.4. Những ứng dụng của microsatelite.........................................................11
1.3.5. Ưu điểm và nhược điểm của microsattelite............................................11
1.4. Kỹ thuật micro array.....................................................................................12

1.4.1. Khái niệm..............................................................................................12
1.4.2. Chỉ định phương pháp micro array........................................................13
1.4.3. Ưu điểm của kỹ thuật PGD/Microarray.................................................14
2. Các bất thường NST và các bệnh lý di truyền liên kết với NST giới tính được
sàng lọc bằng quy trình PGD...................................................................................15
2.1 - Bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne....................................................................16
2.2 - Bệnh Hemophillia A....................................................................................19


2.3. Bất thường về cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể........................................20
KẾT LUẬN.............................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................24


1

MỞ ĐẦU
Năm 1990 Handyside lần đầu tiên áp dụng chẩn đoán các bệnh lý di
truyền ở phôi thai người. Kể từ đó kỹ thuật PGD được áp dụng rộng rãi trên
khắp thế giới . Kỹ thuật PGD hiện nay là một kỹ thuật hoàn chỉnh, cho phép
các cặp vợ chồng có nguy cơ truyền các bệnh lý di truyền cho con có thể có
cơ hội sinh con không mắc bệnh mà không phải chẩn đoán tiền sản sau khi
mang thai và bỏ thai khi phát hiện bệnh lý ở thai. Kỹ thuật PGD dựa trên việc
phát hiện các bất thường di truyền ở phôi (in-vitro) và chỉ cấy trở lại vào lòng
tử cung các phôi không có các bất thường về di truyền . Có thể thấy rằng,
PGD là phương pháp dự phòng tốt, tuy nhiên đây là một kỹ thuật tốn kém và
không thể sàng lọc hoàn toàn các đột biến gen và bất thường NST ở phôi. Để
chẩn đoán, bệnh nhân phải thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để có
phôi bào cung cấp cho chẩn đoán mặc dù họ không phải là bệnh nhân vô sinh.
Hơn nữa tỷ lệ có thai lâm sàng sau IVF ở Việt Nam chỉ khoảng 30%. Việc

chẩn đoán xác định đột biến gen và các bất thường NST chỉ từ một tế bào
được sinh thiết rõ ràng sẽ có những hạn chế nhất định, thể hiện bởi tỷ lệ thành
công, mức độ rõ ràng và chính xác của kết quả chẩn đoán. Chính vì vậy trong
những năm gần đây, nhiều kỹ thuật sinh học phân tử hiện đại như FISH,
Microsatellie DNA, Microarray… đã được ứng dụng vào quy trình PGD để
nâng cao tính chính xác và hiệu quả của chẩn đoán. Cần phải nhấn mạnh rằng,
việc xác định chính xác đột biến trên bệnh nhân và người mang gen bằng các
kỹ thuật sinh học phân tử là rất cần thiết để định hướng và khư trú các tổn
thương trước khi thực hiện chẩn đoán PGD.
Cho đến nay PGD được sử dụng như một phương tiện chẩn đoán lâm
sàng trong điều trị và áp dụng một cách rộng rãi hơn. Hàng năm số trường
hợp PGD tăng gần gấp đôi, hàng chục ngàn trẻ ra đời từ các trung tâm IVF
trên thế giới sau chẩn đoán PGD và không có ảnh hường xấu nào.


2

1. Các phương pháp và kỹ thuật sinh học phân tử mới nhất áp dụng
trong việc sàng lọc phôi
1.1. Kỹ thuật PCR
PCR và Multiplex-PCR là kỹ thuật nhân đoạn DNA thực nghiệm sử
dụng một cặp mồi hay cùng lúc nhiều cặp mồi khác nhau. Sản phẩm của phản
ứng khuếch đại sau đó được kiểm tra bằng cách điện di trên agarose gel để
xác định sự có mặt hay vắng mặt của đoạn DNA cần phân tích . PCR là kỹ
thuật đầu tiên được áp dụng vào chẩn đoán PGD bởi Handyside và cộng sự
vào năm 1990 khi xác định các đoạn trình tự lặp lại trên nhiễm sắc thể Y để
xác định giới tính của phôi trong chẩn đoán các bệnh di truyền liên kết với
NST giới tính và chuyển các phôi không mắc bệnh vào tử cung. Cho đến nay,
kỹ thuật PCR đã được áp dụng rộng rãi trong chẩn đoán PGD với độ chính
xác ngày càng cao để xác định nhiều bệnh di truyền khác nhau , . Hơn nữa,

với việc phát triển kỹ thuật multiplex-PCR trong PGD các nhà di truyền học
có thể xác định cùng lúc nhiều đột biến có khả năng di truyền từ phôi. Tuy
nhiên, kỹ thuật PCR còn có nhiều hạn chế. Việc khuếch đại đoạn gen mong
muốn chỉ từ một tế bào đòi hỏi một số lượng lớn chu kỳ khuếch đại để có thể
xác định được hình ảnh đoạn gen cần phân tích trên agarose gel. Điều này dẫn
tới nguy cơ nhiễm DNA ngoại lai hay DNA từ chính cặp vợ chồng thực hiện
PGD và IVF. Khi DNA bị nhiễm vào mẫu PCR cần phân tích có thể làm sai
lệch kết quả chẩn đoán. Để khắc phục tình trạng này, các nhà di truyền học đã
thiết lập một quy trình PCR sử dụng trong PGD với việc khuếch đại đồng thời
đoạn DNA cần phân tích và đoạn DNA đặc hiệu không có nguồn gốc từ phôi
thai. Như vậy, các mẫu phân tích bị nhiễm DNA sẽ bị loại trừ và cho kết quả
chẩn đoán PGD một cách chính xác. Vấn đề khác của việc ứng dụng PCR vào
chẩn đoán PGD là chỉ khoảng 80% các đoạn gen cần được phân tích được
khuếch đại thành công khi phản ứng được thực hiện với lượng DNA từ một


3

phôi bào sinh thiết. Các kỹ thuật PCR khác như multiplex-PCR, Fluorescent
PCR đều có thể làm gia tăng tỷ lệ thành công của chẩn đoán. Tuy nhiên, giá
thành của các kỹ thuật này cao hơn so với kỹ thuật PCR tiêu chuẩn kể trên.
Kỹ thuật PCR có ưu điểm đối với PGD :
Độ nhạy cảm: Có thể phát hiện một chuỗi bản sao trong một tế bào hoặc
nhiều tế bào. Các trình tự đã được khuyếch đại từ các tế bào đơn bao gồm: tế
bào tinh trùng, nguyên bào sợi, bào thai…
Tốc độ: Các đoạn DNA được khuyếch đại trong vòng vài giờ
1.2. Fluorescence in situ hybridization (FISH)
Kỹ thuật lai huỳnh quang tại chỗ (FISH) là kỹ thuật di truyền tế bào –
phân tử, sử dụng đầu dò DNA gắn huỳnh quang lai với trình tự DNA đặc hiệu
đích trên nhiễm sắc thể của tế bào ở gian kỳ hoặc các nhiễm sắc thể ở kỳ giữa,

qua đó phát hiện được sự có mặt hay vắng mặt của một đoạn gen nào đó bằng
kính hiển vi huỳnh quang . Với kỹ thuật FISH, đã được đưa ra để lựa chọn
giới tính trong các bệnh liên quan đến X, sự dịch chuyển nhiễm sắc thể, dị
vòng và tái tổ hợp lặp lại .
1.2.1. Quy trình thực hiện kỹ thuật
Kỹ thuật lai huỳnh quang tại chỗ có thể thực hiện trên các đầu tận cùng
hoặc vùng cận đầu tận cùng của NST hoặc trên các mục tiêu đã được xác định
trước trên NST thông qua các đoạn dò DNA đặc hiệu cho các locus hoặc một
trình tự nucleotid nhất định trên NST. Những đoạn dò DNA này được thiết kế
và đánh dấu bằng các loại thuốc nhuộm huỳnh quang, trên tiêu bản đánh giá
đoạn dò sẽ lai với đoạn DNA tương ứng trong gen theo nguyên tắc bổ sung và
phát tín hiệu màu huỳnh quang, các tín hiệu này sẽ được phân tích dưới kính
hiển vi huỳnh quang (Hình 1) để đánh giá các bất thường đặc hiệu của NST.


4

Bên cạnh các đoạn dò đặc hiệu cho từng locus trên NST, các loại đoạn
cdò cho phép nhuộm huỳnh quang nguyên một NST cũng được phát triển để
đánh giá toàn bộ NST.
- Kỹ thuật FISH cho phép phát hiện các bất thường NST có kích thước < 1Mb
tùy thuộc vào kích thước của đoạn dò được sử dụng. Các đoạn dò này chủ yếu
là DNA lấy từ các nhiễm sắc thể vi khuẩn nhân tạo có kích thước 150-350 kb.

Hình 1: Nguyên tắc kỹ thuật FISH
- Kết quả thí nghiệm FISH có thể bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân
sau : mẫu có chứa chất tự phát huỳnh quang, đầu dò thiếu tính đặc hiệu, số
lượng đầu dò sử dụng quá ít, 1 số trình tự đích có cấu trúc quá phức tạp, hàm
lượng rRNA thấp, ảnh chụp bị mất màu.
- Hiện nay trên thế giới FISH được sử dụng trong việc mô tả sự đa dạng

của thế giới vi sinh vật, phát hiện hệ vi sinh vật trong nước thải, phát hiện vi
khuẩn cộng sinh, chẩn đoán hệ vi khuẩn phức tạp, phát hiện mầm bệnh có
trong các mô cấy và dụng cụ vô trùng, phát hiện nấm, thuốc thú y, chẩn đoán


5

các mầm bệnh ở thực vật, phát hiện các mầm bệnh bằng phương pháp lai
không sử dụng chất huỳnh quang.
- Ở Việt Nam những nghiên cứu sử dụng FISH còn hạn chế, chủ yếu là
ứng dụng trong chẩn đoán các bệnh về di truyền. Do đó việc đẩy mạnh phát
triển kỹ thuật này ở nước ta trong tương lai sẽ mở ra một bước tiến mới trong
việc nghiên cứu và chẩn đoán vi sinh vật so với phương pháp nuôi cấy cổ điển.
1.2.2. Các ứng dụng khác của phép lai FISH trong xét nghiệm lâm sàng và
nghiên cứu
Các ứng dụng mới của kỹ thuật lai FISH sẽ tiếp tục được phát triển. Ví
dụ, các nhà di truyền học tế bào ngày nay có thể sử dụng phép lai ghép gen so
sánh (CGH- comparative genomic hybridization) để phát hiện sự sai khác về
số lượng, hay sự biến đổi về số lượng các bản sao của gen trên nhiễm sắc thể.
Gần đây, các nhà khoa học còn tăng độ phân giải của kỹ thuật lai FISH bằng
cách sử dụng các sợi chất nhiễm sắc hay các microarray như một đối tượng
đích. Với các công cụ trên, ngành di truyền học tế bào có thể mở rộng phạm
vi nghiên cứu từ quy mô nhiễm sắc thể tới các đoạn DNA nằm trên nhiễm sắc thể.
1.2.3. Ứng dụng kỹ thuật FISH
Ngoài ra interphase FISH (FISH nhanh) còn được sử dụng rộng rãi
trong chẩn đoán trước sinh, để phát hiện những bất thường số lượng
của một số nhiễm sắc thể thường gặp (13,18,21,X,Y)
Kỹ thuật FISH được chỉ định trong các trường hợp sau:
* Chẩn đoán trước sinh các bất thường số lượng NST ở thai nhi.
* Phát hiện các mất đoạn nhỏ ở một số hội chứng di truyền.

* Xác định các đoạn nhiễm sắc thể chưa rõ nguồn gốc.
* Phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể đặc hiệu trong ung thư.
+ Kỹ thuật FISH trong chẩn đoán trước sinh:


6

Với kỹ thuật FISH, các nhà di truyền có khả năng phát hiện những bất
thường do một đoạn gen nhỏ gây ra với độ phân giải cao mà không còn bị lệ
thuộc quá nhiều vào các kỹ thuật nhuộm băng. Kỹ thuật này đã được nghiên
cứu và ứng dụng để chẩn đoán các bất thường nhiễm sắc thể trong PGD từ
những năm 1993-1994 của thế kỷ trước. Đầu tiên là để chẩn đoán trên nhiễm
sắc thể X, Y, tiếp theo là 5 DNA dò tương ứng với cặp nhiễm sắc thể được
kiểm tra, sau đó phát triển lên 7, lên 9 và hiện giờ là 12 cặp nhiễm sắc thể
được kiểm tra, đó là: 8, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 20, 21, 22, X và Y . Kỹ thuật
FISH ứng dụng trong PGD có 2 loại là lai 1 vòng (với 1 tế bào sẽ được lai 1
lần với tất cả DNA dò) và lai 2 vòng (lai vòng 1 với 1 số DNA dò sau đó tẩy
tín hiệu lai của vòng 1 đi và lai tiếp vòng 2 với 1 số DNA dò khác). Với loại
lai 1 vòng có ưu điểm là tín hiệu lai rõ ràng, nhưng nhược điểm là chỉ phát
hiện được bất thường của ít nhiễm sắc thể hơn (thường là 5 nhiễm sắc thể).
Lai 2 vòng ưu điểm là sẽ phát hiện được nhiều hơn những bất thường nhiễm
sắc thể (thường là 9), nhược điểm là tín hiệu lai vòng 2 có thể sẽ không được
đẹp như vòng 1. Hiện nay ứng dụng rộng rãi nhất của kỹ thuật FISH trong
PGD là loại 5 DNA dò (13, 18, 21, X, Y) đối với lai 1 vòng và 9 DNA dò 13,
15, 16, 17, 18, 21, 22, X và Y đối với lai 2 vòng.
Kỹ thuật interphase FISH (FISH nhanh) được sử dụng để sàng lọc một
số hội chứng di truyền thường gặp: hội chứng Down (trisomy 21), hội chứng
Patau (trisomy 13), hội chứng Edward (trisomy 18), hội chứng Turner (monosomy
X), hội chứng Kleinerfelter (XXY)… với ưu điểm:
* Nhanh: Thời gian xét nghiệm trong vòng 48h kể từ khi nhận mẫu dịch

ối. Hoàn thành các thủ tục quản lý chất lượng xét nghiệm sau 4 ngày.
* Độ chính xác cao
* Yêu cầu chỉ 10-20ml dịch ối
* Có thể thực hiện trên mẫu bệnh phẩm gai rau.


7

Hình 2: Ứng dụng của kỹ thuật FISH trong chẩn đoán xác định giới tính
và số lượng nhiễm sắc thể.
+. Kỹ thuật FISH phát hiện mất đoạn nhỏ nhiễm sắc thể ở một số hội
chứng di truyền.
Tỷ lệ gặp từ 1/5000 - 1/8000 trẻ đẻ sống, do mất một đoạn nhỏ trên
nhiễm sắc thể tương ứng, không phát hiện được trên công thức nhiễm sắc thể
thông thường (standard). FISH giúp khẳng định các chẩn đoán lâm sàng, và
chẩn đoán trước sinh cho các gia đình có tiền sử sinh con mắc các hội chứng này.
+ Kỹ thuật FISH phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể đặc hiệu trong
ung thư.
* Bạch cầu cấp thể tủy hoặc thể lympho : đánh giá các thay đổi về nhiễm
sắc thể, đặc biệt sự có mặt của một số chuyển đọan đặc hiệu như chuyển
đoạn nhiễm sắc thể số 9 và 22 (Ph1), số 4 và 11, số 8 và 21... có giá trị phân
loại và tiên lượng điều trị.
* U nguyên bào thần kinh: đánh giá các thay đổi về nhiễm sắc thể, đặc
biệt là sự lặp đoạn của gen NMYC, mất đoạn nhánh ngắn nhiễm sắc thế số 1,
và thêm đoạn nhánh dài nhiễm sắc thể số 7... có giá trị có giá trị phân loại và
tiên lượng điều trị.


8


+ FISH ứng dụng trong chẩn đoán tiền làm tổ
PGD sử dụng kỹ thuật FISH được dùng để chẩn đoán các chuyển đoạn
nhiễm sắc thể. Các trường hợp xảy thai liên tiếp do có chuyển đoạn NST là
một trong những chỉ định của PGD . Thống kê cho thấy có 4,7% trường hợp
xảy thai liên tiếp là do bất thường cấu trúc NST
1.2.4. Ưu và nhược điểm của kỹ thuật FISH
* Ưu điểm
Phương pháp FISH được sử dụng lần đầu tiên để xét nghiệm phôi người
vào năm 1992 . Từ đó, hàng trăm ngàn bệnh nhân làm thụ tinh trong ống
nghiệm đã được sàng lọc phôi bằng phương pháp này. Sau một thời gian ứng
dụng nhiều nghiên cứu đã cho thấy giảm tỷ lệ sẩy thai, tăng tỷ lệ thai làm tổ
và tỷ lệ sinh sống khi chuyển các phôi được sàng lọc bằng phương pháp này.
* Nhược điểm
- Đầu dò FISH rất đắt cho nên chi phí làm rất tốn kém
- Mặc dù phương pháp FISH đã được cải tiến và góp phần làm tăng hiệu
quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm nhưng còn khiếm khuyết quan trọng
trong chẩn đoán là chỉ kiểm tra được một lượng giới hạn nhiễm sắc thể (tối đa
là 12 cặp nhiễm sắc thể) nên tỷ lệ chẩn đoán âm tính giả cao,
- Chẩn đoán sai: Các báo cáo gần đây sử dụng đầu dò FISH đã chứng
minh rằng có tới 21% các chẩn đoán tế bào đơn của FISH là không chính xác.
Điều này sẽ dẫn đên giảm đáng kể trong phôi có sẵn để chuyển và do đó giảm
tỷ lệ có thai .
- FISH không thể phát hiện ra sự nhiễm bẩn mẹ , nên sẽ dẫn đến chẩn
đoán sai.
- Một điểm hạn chế nữa của phương pháp này là kỹ thuật thực hiện khó,
đòi hỏi kinh nghiệm khi cố định và dàn trải một phôi bào ra phiến kính. Điều


9


này không phải ở bất kỳ trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm nào cũng có
người thực hiện được kỹ năng thao tác nói trên .
1.3. Microsatellite DNA (Fluorescent PCR).
Microsatellite DNA được phát triển dựa trên kỹ thuật PCR tiêu chuẩn với
việc sử dụng các primer có gắn huỳnh quang và máy giải trình tự gen
(automated DNA sequencer) để xác định các sản phẩm PCR. Với các đầu dò
huỳnh quang đặc hiệu cùng với kỹ thuật tăng cường hình ảnh thông qua máy
vi tính nên các đoạn DNA khuếch đại gắn huỳnh quang có thể được phát hiện
ở nồng độ thấp hơn rất nhiều so với việc xác định DNA trên gel điện di
agarose hay acrylamide. Kỹ thuật này có độ chính xác và độ tin cậy cao kể cả
khi thực hiện phản ứng để xác định các gen mang đột biến ở thể dị hợp tử.
Trong những năm gần đây, kỹ thuật này được phát triển thêm một bước nữa
khi sử dụng các marker đa hình (polymorphic marker) trên các nhiễm sắc thể
để xác định sự có mặt của các alen khác nhau. Kỹ thuật này dựa trên các
thông tin đa hình của các đoạn trình tự lặp ngắn (short tandem repeat: STRs).
Thuật ngữ microsatellie được Litt và Luty tìm ra . Microsatellite còn
được gọi là chuỗi lặp lại đơn , chúng thường chứa từ 1-6 nucleotid lặp lại , số
lần lặp lại từ 1 vài bản đến 30 hay nhiều hơn với chiều dài của mỗi trình tự
khoảng 100-200 nu. Tại mỗi locus, thường xuyên có từ 5-7 allen khác nhau,
mỗi allen có thể nhận biết dựa vào số đơn vị lặp lại. Chúng có phong phú cao
và rộng, Sự phân bố khắp bộ gen đã làm cho microsatellie trở thành marker di
truyền phổ biến nhất. Do có kích thước nhỏ nên trình tự này gọi là các STR s
( Short Tandem Repeats, các trình tự lặp lại ngắn)
1.3.1. Nguyên lý của kỹ thuật microsattelite
Dựa vào hai đầu (vùng sườn) của các đoạn lặp lại có trình tự rất đặc biệt
và thống nhất chung cho cùng một đoạn DNA trên gen không phân biệt cá thể
trong cùng một loài, nhưng giữa các cá thể trong cùng một loài số lần lặp lại


10


của đơn vị lặp lại là khác nhau. Từ đó, thiết kế các cặp mồi đặc hiệu để nhân
bản các cặp DNA trên gen chứa các trình tự lặp lại. Điện di sản phẩm PCR cho
phép phân biệt được sự giống và khác nhau giữa các cá thể trong cùng loài.
1.3.2. Cơ chế hình thành microsatelie
Cơ chế đột biến hình thành Microsatellites vẫn chưa được hiểu biết một
cách đầy đủ. Tuy nhiên có hai giả thuyết được nhiều người chấp nhậm là do
1) quá trinh bắt chéo lỗi trong quá trình giảm phân và
2) quá trình trượt lỗi trong quá trình sao mã. .
* Sự trượt lỗi của polymerase (Polymerase slippage)
- Khi DNA tái bản, enzyme polymerase không tìm thấy vị trí của nó và
cắt bớt đơn vị lặp lại hay thêm vào quá nhiều đơn vị lặp lại.
Kết quả là sợi mới có số lần lặp lại khác với sợi bố mẹ. Điều này giải
thích cho những sự thay đổi nhỏ trong số lần lặp lại (thêm vào hoặc bớt đi
một hay nhiều lần lặp lại).
- Sự trượt lỗi có thể khuếch đại những trình tự lặp lại ngắn này thành
nhiều lần lặp lại qua các thế hệ kế tiếp.
- Bên cạnh đó, hiệu quả của hệ thống sửa chữa cho sự bắp cặp sai cũng
đóng một vai trò quan trọng trong tốc độ biến đổi của microsatellite.
*. Sự bắt cặp không đồng đều trong giảm phân
Cơ chế này giải thích cho những thay đổi lớn hơn trong số lần lặp lại.
Trong sơ đồ dưới, nhiễm sắc thể A có quá nhiều sự lặp lại, và nhiễm sắc thể B
thì có quá ít sự lặp lại.
1.3.3. Phương pháp xác định microsattelite
Để tìm và xác định Microsatellites ta có một số các thủ tục xác định như sau:
+ Cắt nhỏ ADN genome bằng các enzym giới hạn.
+ Phân tách các đoạn ADN bằng điện di trên gen thạch agarose 1%,
phân tách các đoạn từ 300- 500bp



11

+ Chuyển lên màng lai (nylon membral) theo nguyên tắc southernblot.
+ Dùng các mẫu dò là các đoạn ADN đã được đánh dấu cho lai ghép
với màng lai, các mẫu dò là các trình tự ADN tương ứng với trình tự
Microsatellite mà chúng ta quan tâm.
+ So sánh và khôi phục các vạch AND tương ứng với Microsatellite
mà chúng ta quan tâm
+ Chuyển vào một vector sequencing.
+ Sequencing và xác định SSR cũng như trình tự ADN nằm ngoài trình
tự SSR, đây là vùng để thiết kế mồi
+ Tổng hợp mồi và kiểm tra sự đa hình của Microsatellite. kích thước
của các alen chỉ khác nhau từ hai nucleotide trở lên mặt khác trong quá trình
tổng hợp PCR, polymeraza có thể tạo thêm hoặc có thể bỏ sót một đơn vị lặp
lại một nucleotide A nữa. Do vậy để xác định kích thước các alen đòi hỏi quá
trình điện di phải dùng gel có độ phân tách cao
1.3.4. Những ứng dụng của microsatelite
Trong chuẩn đoán bệnh:
- Vì ADN Microsatellite thay đổi về chiều dài trong sự phát triển của
một số bệnh ung thư, chúng là những marker rất hữu ích trong việc dò tìm,
phát hiện ung thư sớm. Bởi vì tính đa hình của chúng hữu ích trong sự nghiên
cứu các liên kết để định vị những Gen chiụ trách nhiệm về nhiều sự mất trật
tự di truyền học
Nghiên cứu quần thể :
- ADN Microsatellite có thể được sử dụng để phát hiện ra thay đổi đột
ngột trong quần thể, hiệu ứng của sự phân đoạn quần thể và sự tương tác của
những quần thể khác nhau. Microsatellite hữu ích trong sự nhận ra của những
quần thể phôi thai và quần thể mới
1.3.5. Ưu điểm và nhược điểm của microsattelite
Ưu điểm :



12

- Có độ nhạy cảm rất cao gấp sấp xỉ 1000 lần so với phân tích gel thông
thường, cho phép phát hiện ra một tín hiệu thấp hơn ngưỡng mà có thể nhận
được từ các phương pháp thông thường. Điều này dẫn đến việc phát hiện
chính xác và đáng tin cậy cao ngay cả khi tín hiệu rất yếu hoặc thấp hơn nhiều
(<1%) so với các alen khác .
- Một số primer có thể được ghép lại với nhau vì thuốc nhuộm huỳnh
quang khác nhau có thể được đồng thời xác định ngay cả khi các sản phẩm
chồng lên nhau.
- PCR huỳnh quang đã được áp dụng thành công trong việc kiểm tra
di truyền với xơ nang, hội chứng Down, chứng loạn dưỡng cơ, bệnh LeschNyhan ngay cả ở mức độ tế bào đơn .
1.4. Kỹ thuật micro array
1.4.1. Khái niệm
PGD là kỹ thuật chẩn đoán di truyền tiền chuyển phôi tiên tiến nhất hiện
nay. Công nghệ này thường được ứng dụng vào các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
ICSI, IVF nhằm tăng cao khả năng thụ tinh thành công đồng thời loại bỏ nguy
cơ mắc các dị tật bẩm sinh liên quan đến di truyền và rối loạn nhiễm sắc thể
cho thai nhi. Kỹ thuật này được tiến hành bằng cách sinh thiết 1 phôi bào khi
phôi được 3-5 ngày từ thụ tinh ống nghiệm. Bác sĩ sẽ thực hiện một loạt xét
nghiệm, phân tích di truyền để loại trừ các phôi lỗi.
Đây chính là giải pháp hiệu quả làm giảm nỗi lo thai nhi dị tật bẩm sinh
của các cặp vợ chồng hiếm muộn hoặc những gia đình có người mắc bệnh di
truyền. Hiện nay, kỹ thuật PGD đã được tiếp thêm sức mạnh nhờ thử nghiệm
Microarray, cho phép phát hiện sớm và loại trừ tới 2000 dị tật di truyền, đảm
bảo cho thai nhi khỏe mạnh hoàn hảo nhất.
PGD/ Micro Array là phương pháp chẩn đoán di truyền trước chuyển
phôi sẽ giúp cho những cặp vợ chồng. Phương pháp thực hiện bằng cách sinh



13

thiết 1 tế bào từ phôi thu được từ thụ tinh ống nghiệm, khi phôi được khoảng
3- 5 ngày tuổi. Tế bào này sẽ được mang đi xét nghiệm để phát hiện sớm các
bất thường di truyền và loại bỏ các phôi lỗi. Điều này bảo đảm cho đứa trẻ
sinh ra sau này không bị mắc các bệnh lý di truyền .
1.4.2. Chỉ định phương pháp micro array
PGD giúp xác định và loại trừ các phôi gặp bất thường ở các cặp nhiễm
sắc thể số 13,18,21… có liên quan đến các dị tật bẩm sinh thai nhi dẫn đến tử
vong thai nhi cao do thai ngừng phát triển hay do chủ động chấm dứt thai kỳ.
Ngoài ra trẻ có bất thường số lượng nhiễm sắc thể được sinh ra đều mắc hội
Phương pháp Micro Array đã chứng minh được những ưu thế vượt trội
so với phương pháp PGD. Về chuẩn đoán, nếu PGD chỉ khảo sát được 5 cặp
NST thì Micro Array giúp xác định và loại trừ các phôi gặp bất thường ở tất
cả 23 cặp NST. Việc rà soát phát hiện lỗi gen này giúp phát hiện sớm gần
2000 dị tật bẩm sinh, đảm bảo cho tương lai một phôi thai khỏe mạnh.
Ngoài việc chẩn đoán các bất thường về gen, Micro Array cũng phát
hiện được các gen đột biến gây ung thư đã được biết đến như ung thư đại
tràng di truyền trong gia đình và một dạng ung thư mắt rất hiếm gặp .
Ngoài ra, phương pháp PGD/ Micro Array cũng được chỉ định cho
những trường hợp dưới đây:


Những cặp vợ chồng mắc bệnh di truyền hoặc trong gia đình có

người mắc bệnh di truyền



Những cặp vợ chồng đã lớn tuổi , có nguy cơ dị tật thai cao

Mặc dù thể hiện được những lợi ích vượt trội nhưng cho đến thời điểm
hiện này, nước ta vẫn chưa triển khai được phương pháp này do những yếu tố
khách quan như cơ sở vật chất, công nghệ kĩ thuật hay rào cản pháp lý. Thấu
hiểu và nhằm đáp ứng mong muốn của những cặp vợ chồng đó, Bệnh viện
Hồng Ngọc đã triển khai chương trình hợp tác với các bệnh viện Thái Lan để


14

thực hiện phương pháp thụ tinh ống nghiệm, sử dụng những công nghệ tối
tân, hiện đại nhất là PGD và Micro Array.
Theo đó, một nửa quá trình bao gồm khám sức khỏe, tiêm thuốc kích
trứng sẽ diễn ra tại Bệnh viện Hồng Ngọc, còn lại các bước tạo phôi, nuôi
phôi, kiểm tra và chuyển phôi sẽ diễn ra tại Thái Lan. Với các đối tác uy tín
như Bệnh viện BNH (Bangkok IVF Center), Bệnh viện Samitivej, Bệnh
viện Phyathai2,.., Hồng Ngọc đã mang tới niềm hạnh phúc được làm cha, làm
mẹ cho nhiều cặp vợ chồng sau nhiều năm chờ đón
Phương pháp thụ tinh ống nghiệm hiện đại Micro Array, kiểm tra tới 23
cặp nhiễm sắc thể, giúp lựa loại bỏ tới 200 bệnh, di tật di truyền, là phương
pháp đã điều trị thành công cho hàng trăm trường hợp. Tỷ lệ thành công của
phương pháp này lên đến 90%, cao gấp 3-4 lần so với kỹ thuật thụ tinh ống
nghiệm thông thường .
Có được kết quả thành công cao như vậy là trước khi chuyển, bác sỹ sẽ
kiểm tra tất cả các cặp nhiễm sắc thể (23 cặp) loại bỏ những phôi thai chất
lượng kém, dị tật hoặc có nhiễm thể bất thường.
Hiện nay, bệnh viện Phyathai2 là một trong 4 bệnh viện duy nhất tại Thái
Lan có đủ điều kiện kỹ thuật, vật chất để triển khai công nghệ này.
1.4.3. Ưu điểm của kỹ thuật PGD/Microarray

Nếu như PGD giúp đánh giá 5 cặp nhiễm sắc thể 13,18,21,22 và 23 thì
kỹ thuật Microarray cho phép rà soát và xác định sự bất thường ở tất cả 23
cặp nhiễm sắc thể trên một tế bào duy nhất, trong đó bao gồm các nhiễm sắc
thể giới tính X, Y. Các nghiên cứu khoa học cùng ứng dụng thực tiễn đã
chứng minh, kỹ thuật PGD/Microarray có khả năng kiểm tra một số lượng rất
lớn các rối loạn trong một gen duy nhất như: Hội chứng Down, bệnh
Huntington, bệnh teo cơ Duchenne, hội chứng Fragie X, máu khó đông, xơ
nang, thiếu máu hồng cầu hình liềm, thần kinh chậm phát triển….


15

Ngoài ra, PGD/Microarray cũng cho phép hạn chế nguy cơ sẩy thai, giúp
tăng tỷ lệ thành công cho các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
PGD/Microarray là giải pháp giúp loại trừ tới 2000 dị tật bật sinh
2. Các bất thường NST và các bệnh lý di truyền liên kết với NST giới
tính được sàng lọc bằng quy trình PGD
Cùng với sự phát triển của kỹ thuật chọc hút phôi và ứng dụng những
tiến bộ mới nhất của sinh học phân tử vào chẩn đoán, cho đến nay rất nhiều
các bệnh lý di truyền và hầu hết các bất thường trên nhiễm sắc thể, thậm chí
đột biến một số gen quan trọng gây ung thư, đều có thể sàng lọc thông qua
quy trình PGD , . Trong đó nhóm bệnh lý di truyền liên kết với NST giới tính
có tỷ lệ mắc cao với bệnh cảnh lâm sàng nặng nề, gây ra những sang chấn lớn
về tâm lý cho gia đình và cho người bệnh (thuyết minh chi tiết ở phần sau).
Chính vì vậy đây là nhóm bệnh lý được ưu tiên giải quyết triệt để bằng các kỹ
thuật di truyền hiện đại như PGD. Trên thế giới, có ba bệnh lý di truyền liên
kết với NST giới tính phổ biến được sàng lọc bằng quy trình PGD là hội
chứng Fragile-X, bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne và Hemophilia A. Tuy nhiên
do cơ chế bệnh sinh và những biểu hiện lâm sàng phức tạp, dễ nhầm lẫn với
các tình trạng rối loạn tinh thần khác ở trẻ nên hội chứng Fragile-X ít được

quan tâm, nghiên cứu ở Việt Nam. Cho đến nay chúng ta chưa có cơ sở dữ
liệu toàn diện về đột biến gen gây ra hội chứng Fragile-X ở trẻ cũng như các
số liệu về người mang gen. Trái lại, đối với hai bệnh lý loạn dưỡng cơ
Duchenne và Hemophilia A, chúng ta đã có những nghiên cứu rất bài bản về
xác định đột biến gen gây bệnh, sàng lọc người mang gen và chẩn đoán trước
sinh ở Việt Nam. Việc quản lý tốt cơ sở dữ liệu đột biến gen, bệnh nhân và
người mang gen của hai loại bệnh lý này là tiền đề vững chắc để triển khai
thành công quy trình PGD trong sàng lọc phôi. Chính vì vậy, trong nghiên
cứu này, chúng tôi sẽ thực hiện quy trình PGD để sàng lọc phôi đối với hai


16

bệnh lý di truyền liên kết với NST giới tính và các bất thường nhiễm sắc thể
thường gặp ở nước ta bao gồm bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne và Hemophilia
A. Sản phẩm của nghiên cứu này này sẽ giúp giảm các bến chứng và di chứng
cho người mẹ khi mang thai bệnh lý, giảm chấm dứt thai kỳ do phát hiện bệnh
ở thai nhi khi chẩn đoán tiền sản, mang lại hạnh phúc cho các cặp vợ chồng
mang gen bệnh, đồng thời giảm tỷ lệ mắc bệnh ở cộng đồng.
2.1 - Bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne
Bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne (Duchenne Muscular Dystrophy-DMD) là
bệnh lý cơ do di truyền thường gặp nhất, được phát hiện ở tất cả các chủng
tộc khác nhau trên thế giới. Tần suất bệnh vào khoảng 1/3500 trẻ trai . Hầu
hết trẻ trai mắc bệnh đều có dấu hiệu lâm sàng với triệu chứng yếu cơ tiến
triển và dấu hiệu Gower điển hình, biểu hiện bằng khó đi lại, khó đứng lên
ngồi xuống và khó khăn khi leo cầu thang. Trong giai đoạn nặng, bệnh nhân
trở nên tàn phế, mất khả năng đi lại vào lứa tuổi 12 và tử vong ngoài 20 tuổi
do tổn thương cơ tim và rối loạn hô hấp . Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào
đặc điểm lâm sàng và các phương pháp như định lượng hoạt độ creatine
kinase (CK) toàn phần và miễn dịch huỳnh quang bên cạnh các phương pháp

khác như thăm dò điện sinh lý cơ, sinh thiết cơ.... Ở bệnh nhân DMD, hoạt độ
CK huyết thanh thường tăng rất cao trước khi có dấu hiệu lâm sàng, thậm chí
tăng từ thời kỳ sơ sinh, khoảng từ 10000 đến 35000 UI/L (bình thường <160
UI/L). Phương pháp miễn dịch huỳnh quang cho phép chẩn đoán bệnh chính
xác nhất dựa trên sự vắng mặt của protein dystrophin .
Cho đến nay cấu trúc gen, cơ chế bệnh học phân tử đã được nghiên cứu
đầy đủ và rõ ràng. DMD là bệnh di truyền lặn liên kết giới tính, gây nên bởi
đột biến gen dystrophin trên nhiễm sắc thể X. Các kết quả nghiên cứu cho
thấy, gen dystrophin là gen có kích thước lớn nhất trong hệ gen loài người, có
chiều dài hơn 2.400.000 nucleotide nằm ở vị trí Xp21 trên nhiễm sắc thể giới


17

tính X với 79 exon, mã hóa phân tử mRNA trưởng thành có chiều dài 14 kb
tổng hợp ra protein tương ứng là dystrophin gồm 3685 acid amin .

Nguồn: Altarescu et al. Hum Reprod, 2009, 24, 3225–3229
Hình 3: Chẩn đoán sàng lọc Duchenne trước chuyển phôi bằng kỹ
thuật Microsatellite -DNA
Hình ảnh điện di mao quản với 5 marker STRs và đột biến gen
Dystrophin 1055T>G. Trong đó mẹ là người mang gen, phôi bào 1 bình
thường và phôi bào 2 mang đột biến.
Trong số các dạng đột biến gen Dystrophin, đột biến xóa đoạn gen là
dạng thường gặp nhất ở bệnh nhân DMD, chiếm khoảng 60-65% các dạng đột
biến gây bệnh DMD. Những đột biến xóa đoạn làm lệch khung dịch mã của
mRNA chiếm tỷ lệ đến 90% và tạo ra protein dystrophin không có chức năng
gây nên bệnh cảnh lâm sàng nặng của DMD (69). Đột biến xóa đoạn của gen
dystrophin tập trung chủ yếu ở hai vùng “hotspot” - vùng trung tâm và đầu tận
5’ của gen dystrophin. Đột biến điểm đứng thứ hai về mức độ thường gặp,

chiếm 25-30%. Hầu hết đột biến điểm trong DMD tạo ra mã kết thúc sớm và
gây thể bệnh nặng. Đột biến điểm nằm rải rác khắp chiều dài gen tạo ra trở


18

ngại lớn trong việc xác định đột biến. Theo thống kê có khoảng trên 200 đột
biến điểm của gen Dystrophin đã được xác định. Đột biến lặp đoạn, thêm
đoạn là nguyên nhân gây nên bệnh DMD trong hầu hết các trường hợp còn
lại. Prior (2005) cho rằng 80% đột biến lặp đoạn xảy ra ở đầu tận 5’ và 20% ở
vùng trung tâm .
Việc áp dụng kỹ thuật PGD vào sàng lọc bệnh Duchenne được thực
hiện lần đầu tiên vào năm 1999 bởi Mathew và cộng sự . Các tác giả đã sử
dụng kỹ thuật multiplex-PCR để xác định 4 vị trí đột biến trên gen Dystrophin
và 2 đoạn trình tự DNA đặc hiệu trên nhiễm sắc thể Y để xác định giới tính
của phôi. Kể từ đó có rất nhiều phương pháp khác nhau được áp dụng vào
chẩn đoán sàng lọc Duchenne như Microsatellite DNA (Hình 6), kỹ thuật lai
huỳnh quang tại chỗ, FISH (Hình 7) và nhiều báo cáo lâm sàng về tỷ lệ thành
công của từng phương pháp . Cho đến nay việc sàng lọc Duchenne đã trở
thành thường quy tại các trung tâm IVF và chẩn đoán PGD trên toàn thế giới .

Nguồn: Malmgren et al. Mol Hum Reprod, 2006, 12 (5), 353-356.
Hình 4: Chẩn đoán sàng lọc Duchenne trước chuyển phôi bằng kỹ
thuật FISH


19

Đây là trường hợp chẩn đoán đột biến xóa đoạn gen Dystrophin. Các
đoạn DNA có trình tự đặc hiệu với vùng trung tâm của NST (màu cam) để xác

định số lượng NST và exon 45 (màu xanh lá cây) để xác định đột biến được
sử dụng. Hình ảnh cho thấy có đột biến xóa đoạn exon 45 của gen
Dystrophin.
2.2 - Bệnh Hemophillia A
Bệnh Hemophilia (còn gọi là bệnh ưa chảy máu) là bệnh di truyền do
thiếu hụt hoặc bất thường chức năng của các yếu tố đông máu: yếu tố VIII
gây nên bệnh Hemophilia A, yếu tố IX gây nên bệnh Hemophilia B, yếu tố XI
gây nên bệnh Hemophilia C . Hemophilia A là bệnh rối loạn đông máu di
truyền hay gặp nhất. Theo thống kê của tổ chức Hemophilia A thế giới, hiện
nay có khoảng 250.000 bệnh nhân mắc bệnh Hemophilia A và chỉ có khoảng
50.000 được điều trị đặc hiệu. Triệu chứng đặc trưng của bệnh Hemophilia A
là bệnh nhân có thể bị chảy máu bất kì nơi nào trên cơ thể và chảy máu kéo
dài bao gồm: chảy máu khớp, chảy máu trong cơ, chảy máu não, chảy máu
trong cổ và ngực… Mức độ biểu hiện bệnh trên lâm sàng liên quan trực tiếp
đến nồng độ của yếu tố VIII trong huyết tương. Hemophilia A thể nhẹ khi
nồng độ yếu tố VIII trong huyết tương khoảng từ 6-30% so với người bình
thường, ở thể này chảy máu thường xảy ra sau chấn thương hoặc sau phẫu
thuật. Thể trung bình khi nồng độ của yếu tố VIII trong huyết tương từ 1-5%.
Và thể bệnh nặng khi nồng độ của yếu tố VIII trong huyết tương dưới 1% .
Việc điều trị Hemophilia A hiện nay bao gồm các nguyên tắc sau: điều trị
chảy máu, điều trị dự phòng và phục hồi chức năng, trong đó việc sử dụng các
chế phẩm thay thế đóng vai trò chủ chốt . Hemophilia A là bệnh di truyền lặn
trên nhiễm sắc thể giới tính X, gây nên do đột biến gen FVIII. Cấu trúc gen
gen F8 và cơ chế bệnh học phân tử đã được nghiên cứu đầy đủ và rõ ràng.
Gen FVIII là một trong những gen lớn nhất cơ thể, có kích thước 186 kb gồm


20

26 exon trong đó 24 exon có kích thước từ 62 - 262 bp và 2 exon lớn nhất

exon 14 (3106 bp) và exon 26 (1958 bp). Gen FVIII mã hóa cho protein yếu
tố VIII gồm 2332 acid amin và có trọng lượng phân tử khoảng 300 kD. Gồm
chuỗi nặng có kích thước 200 kD trong một phức hợp ion kim loại với chuỗi
nhẹ có kích thước 80 kD. Khi gen FVIII bị đột biến, tế bào giảm hoặc mất khả
năng tổng hợp yếu tố VIII gây nên bệnh Hemophilia A. Có nhiều dạng đột
biến gen gây bệnh Hemophilia A trong đó phổ biến nhất là đột biến điểm và
đảo đoạn và tùy thuộc vào kiểu và vị trí đột biến trên gen F8 mà gây ra các
thể bệnh nặng nhẹ khác nhau.
Ứng dụng của chẩn đoán PGD trong việc sàng lọc Hemophillia thường
được chỉ định cho thể bệnh hay gặp nhất là Hemophillia A . Sự kết hợp giữa
xác định đột biến gen F8 và xác định giới tính của phôi được thực hiện từ
phôi bào sinh thiết. Các kỹ thuật sử dụng cho chẩn đoán PGD sàng lọc
Hemophillia A bao gồm: multiplex-PCR, Flourescent-PCR và kỹ thuật lai
huỳnh quang tại chỗ, FISH. Ứng dụng lâm sàng này tại các trung tâm IVF và
chẩn đoán PGD đã góp phần không nhỏ trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh
Hemophillia A trong cộng đồng, .
2.3. Bất thường về cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể
Xác định các bất thường nhiễm sắc thể là chỉ định phổ biến của PGD
tại các trung tâm IVF trên thế giới nhằm tăng tỷ lệ thành công của phương
pháp. Một báo cáo tổng quan các phân tích về di truyền của sẩy thai tự nhiên
cho thấy từ 50-90% thai sẩy là do bất thường nhiễm sắc thể . Trong các bất
thường về số lượng nhiễm sắc thể, bất thường nhiễm sắc thể 13, 14, 15, 16, 21
và 22 là nguyên nhân thường gặp nhất của sẩy thai. Vấn đề được đặt ra là làm
sao loại được các phôi lệch bội hay có bất thường nhiễm sắc thể trước khi cấy
vào buồng tử cung. Tầm soát các phôi bất thường số lượng nhiễm sắc thể
bằng PGD trước khi chuyển vào buồng tử cung sẽ giúp làm tăng tỷ lệ làm tổ


21


của phôi, giảm số phôi chuyển vào buồng tử cung, giảm tình trạng đa thai,
giảm sẩy thai và giảm tỷ lệ bỏ thai khi phát hiện bất thường ở thai bằng chẩn
đoán tiền sản thông thường .
Một tỷ lệ lớn phôi IVF có thể có bất thường về số lượng nhiễm sắc thể.
Không có tương quan giữa hình thái học phôi và bất thường di truyền của
phôi. Phôi có hình dạng bình thường vẫ có thể có bất thường về di truyền và
ngừng phát triển trong giai đoạn phát triển của phôi, thai. Do đó nhiều tác giả
cho rằng việc chỉ dựa vào tiêu chuẩn hình thái để chọn lựa phôi cấy vào
buồng tử cung là không hiệu quả và cần phải thay đổi .
Chỉ định tầm soát bất thường số lượng nhiễm sắc thể ở các phôi IVF trước
khi cấy vào buồng tử cung được gọi là tầm soát di truyền tiền làm tổ (PGSPreinplantation Genetic Screening). Dựa trên các bằng chứng cho thấy bệnh
nhân hiếm muộn có tỷ lệ phôi bất thường nhiễm sắc thể cao, PGS hiện nay
được áp dụng tại nhiều trung tâm IVF trên thế giới. Hiện nay, PGS được mở
rộng chỉ định thường quy cho một số trường hợp làm IVF có tiên lượng kém
như: phụ nữ lớn tuổi (tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể cao) tiền căn sẩy thai liên
tiếp, thất bại khi làm IVF nhiều lần.
PGD sử dụng kỹ thuật FISH còn được dùng để chẩn đoán các chuyển
đoạn nhiễm sắc thể. Các trường hợp sẩy thai liên tiếp do có chuyển đoạn
nhiễm sắc thể là một trong những chỉ định của PGD (Hình 8). Thống kê cho
thấy có đến 4,7% các trường hợp sẩy thai liên tiếp là do bất thường cấu trúc
nhiễm sắc thể .
Theo thống kê thì chuyển đoạn nhiễm sắc thể tương hỗ xảy ra với tần
suất cao nhất vào khoảng 1 trên 500 trẻ sinh ra sống. Bất thường này có thể
được di truyền từ cha mẹ hay xảy ra độc lập trong quá trình hình thành và
phát triển của phôi thai. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể có thể chẩn đoán khi các
cặp vợ chồng thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm có sự bất thường về cấu
trúc nhiễm sắc thể hay được phát hiện có sự chuyển đoạn nhiễm sắc thể. Một gợi



×