Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

THỰC TRẠNG hút THUỐC lá ở BỆNH NHÂN UNG THƯ điều TRỊ NGOẠI KHOA tại BỆNH VIỆN BẠCH MAI năm 2018 2019 và yếu tố LIÊN QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1017.66 KB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHÙNG THẢO LINH
THỰC TRẠNG HÚT THUỐC LÁ Ở BỆNH NHÂN
UNG THƯ ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
NĂM 2018-2019 VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA
KHÓA 2013-2019

HÀ NỘI- 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHÙNG THẢO LINH
THỰC TRẠNG HÚT THUỐC LÁ Ở BỆNH NHÂN
UNG THƯ ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
NĂM 2018-2019 VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã ngành

: 52720103



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA
KHÓA 2013-2019
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Trần Như Nguyên

HÀ NỘI- 2019

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành bản Khoá luận tốt nghiệp bác sỹ y khoa chuyên ngành y
học dự phòng này, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành
cảm ơn tới:
Thầy Phó giáo sư – Tiến sĩ Trần Như Nguyên Bộ môn Sức Khoẻ nghề
nghiệp – Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng tận tình hướng dẫn,
tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành khoá luận này. Người thầy đã trực tiếp
hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá
trình từ đầu đến khi hoàn thành khóa luận này.
Phó giáo sự - Tiến sĩ Lê Trần Ngoan cùng các thầy cô trong Bộ Môn
SKNN cùng các thầy cô, cán bộ Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công
cộng đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và ân
cần chỉ bảo và tạo điều kiện cho tôi thực hiện khóa luận này.
Các phòng ban của trường và của Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế
công cộng trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên
cứu và hoàn thành khoá luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Y Bác sỹ Bệnh Viện Bạch Mai- Khoa
Ngoại nơi đã dành thời gian công sức giúp đỡ và tạo điều kiện tốt cho tôi
trong suốt quá trình thu thập số liệu và các bệnh nhân đã nhiệt tình trả lời
phỏng vấn giúp tôi thực hiện đề tài này.

Cuối cùng con xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia
đình, những người luôn chia sẻ tình cảm và hết lòng yêu thương động viên
giúp đỡ con, là nguồn động lực cho con trong suốt cuộc đời.
Sinh viên
Phùng Thảo Linh
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Ban giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội;
- Phòng quản lý đào tạo Đại học, phòng Công tác Học sinh – Sinh viên
trường Đại học Y Hà Nội;
- Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng trường Đại học Y Hà Nội;
- Bộ môn Sức khoẻ nghề nghiệp trường Đại học Y Hà Nội.
Tôi xin cam đoan khóa luận này là của tôi. Toàn bộ số liệu trong bản
khoá luận này là hoàn toàn trung thực, chưa được công bố ở bất kỳ một công
trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Phùng Thảo Linh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BN
BNUT

CBCNVC
CBNVYT
HTL
TE
TL
THCS
THPT
SKNN
UT

Bệnh nhân
Bệnh nhân ung thư
Cán bộ công nhân viên chức
Cán bộ nhân viên y tế
Hút thuốc lá
Trẻ em
Thuốc lá
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Sức khoẻ nghề nghiệp
Ung thư

MỤC LỤC
Đặt vấn đề .......................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................3
1.1. Vấn đề chung........................................................................................3
1.2. Thực trạng hút thuốc lá hiện nay..........................................................3


1.3. Ảnh hưởng của thuốc lá.......................................................................6

1.4 Một số yếu tố liên quan đến hút thuốc lá.............................................11
1.5 Địa bàn - cơ sở nghiên cứu..................................................................13
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............15
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................15
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................16
2.3. Quản lí và phân tích số liệu................................................................19
2.4. Đạo đức nghiên cứu............................................................................19
2.5. Sơ đồ nghiên cứu................................................................................20
Chương 3 KẾT QUẢ....................................................................................21
3.1. Kết quả đặc điểm chung.....................................................................21
3.2. Thực trạng hút thuốc..........................................................................22
3.3. Một số yếu tố liên quan......................................................................27
Chương 4: BÀN LUẬN................................................................................29
4.1. Thực trạng hút thuốc lá ở bệnh nhân ung thư điều trị ngoại khoa tại
bệnh viện Bạch Mai năm 2018-2019........................................................29
4.2. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng hút thuốc lá ở bệnh nhân ung
thư điều trị ngoại khoa tại bệnh viện Bạch Mai năm 2018-2019..............36
KẾT LUẬN....................................................................................................39
KHUYẾN NGHỊ...........................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1

Phân bố theo nhóm tuổi và giới.................................................21

Bảng 3.2

Thực trạng hút thuốc..................................................................22


Bảng 3.3

Nhãn hiệu thuốc lá thường dùng...............................................23


Bảng 3.4

Số điếu thuốc lá hút trong 1 ngày..............................................24

Bảng 3.5

Chi tiêu cho thuốc lá..................................................................24

Bảng 3.6

Hiểu biết về tác hại chung.........................................................25

Bảng 3.7

Thái độ về việc hút thuốc lá......................................................26

Bảng 3.8

Nguồn biết thông tin về tác hại của hút thuốc lá......................26

Bảng 3.9

Liên quan hút thuốc về loại ung thư..........................................27

Bảng 3.10 Liên quan hút thuốc lá và có hiểu biết về tác hại của hút thuốc

lá..................................................................................................27
Bảng 3. 11 Liên quan hút thuốc lá với thái độ.............................................27
Bảng 3.12 Liên quan hút thuốc lá theo trình độ học vấn...........................28
Bảng 4.1

So sánh thực trạng hút thuốc lá với các nghiên cứu khác........30
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Tuổi bắt đầu hút thuốc lá.............................................................23
Biểu đồ 3.2 Hiểu biết cụ thể về tác hại hút thuốc lá.......................................25


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thời buổi kinh tế xã hội phát triền người ta thường mời nhau điếu thuốc
lá để tăng cảm giác tự tin khi tiếp xúc, nói chuyện và giao tiếp với người xung
quanh. Họ cho rằng hút thuốc lá còn giúp cho sự tập trung tư tưởng dễ dàng
hơn và tăng khả năng sáng tạo. Dần dần việc này trở thành một thói quen
thường ngày chứ không phải chỉ khi làm việc nữa. Điều này không những gây
ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế mỗi gia đình, xã hội mà còn ảnh hưởng đến
sức khoẻ con người. Với các thành phần độc tính trong khói thuốc, khói thuốc
lá đã được khoa học chứng minh là một trong các nguyên nhân gây ra hơn 25
căn bệnh khác nhau như: ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư khoang
miệng, ung thư da, các bệnh tim mạch và các bệnh về hô hấp.... Tính chung
thì hút thuốc lá gây ra khoảng 30% trong số các trường hợp ung thư chủ yếu
là ung thư phế quản và một số loại ung thu vòm mũi họng, ung thư tuỵ, ung
thư đường tiết niệu [1].
Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO) ước tính hàng năm
có hơn 6 triệu người chết do thuốc lá và nếu không có biện pháp phòng ngừa
hiệu quả thì đến năm 2030 có khoảng 8 triệu người chết vì thuốc lá mỗi năm.

Do những tác động tiêu cực của thuốc lá tới mọi mặt của cuộc sống con người
nên trong những năm gần đây nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra những
giải pháp nhằm giảm tỷ lệ hút thuốc. WHO đã đưa ra công ước về kiểm soát
thuốc lá nhằm ứng phó tình trạng toàn cầu hoá của nạn dịch thuốc lá. Trong
khi xu hướng hút thuốc ở các nước phát triển và đang phát triển có xu hướng
giảm thì ở những nước kém phát triển vẫn có xu hướng gia tăng[2].
Theo thống kê của WHO (2018) số ca mắc ung thư ở Việt Nam là gần
165.000 ca/ 96,5 triệu dân, trong đó gần 70% trường hợp tử vong, tương
đương 115.000 ca. Nhìn tổng quan trên bản đồ ung thư thế giới, tỉ lệ mắc ung
thư ở Việt Nam không cao nhưng tỉ lệ tử vong tương đối lớn, xếp vị trí 56/185


2
quốc gia và vùng lãnh thổ với tỉ lệ 104,4/10000 dân [3].
Mức độ nguy hại của hút thuốc lá đã được thực hiện trên nhiều nhóm đối
tượng khác nhau nhưng trên bệnh nhân đã mắc ung thư thì chưa thấy đề cập
đến nên tôi thực hiện đề tài “Thực trạng hút thuốc lá của bệnh nhân ung thư
điều trị ngoại khoa tại bệnh viện Bạch Mai năm 2018-2019 và yếu tố liên
quan”. Đề tài của tôi gồm 2 mục tiêu:
1.

Mô tả thực trạng hút thuốc lá của bệnh nhân ung thư điều trị ngoại khoa
tại bệnh viện Bạch Mai 2018-2019.

2.

Phân tích yếu tố liên quan đến thực trạng hút thuốc lá của bệnh nhân ung
thư điều trị ngoại khoa tại bệnh viện Bạch Mai 2018-2019.



3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Vấn đề chung
1.1.1 Khái niệm hút thuốc lá
Hút thuốc lá là sự thiêu đốt không hoàn toàn các sợi thuốc lá trải qua hai
giai đoạn. Giai đoạn hút thuốc lá chủ động, xảy ra khi người nghiện hít khói
thuốc lá vào cơ thể mình. Giai đoạn hút thuốc lá thụ động là những người có
mặt xung quanh sẽ hít phải lượng khói thừa mà người hút thải ra [4].
1.1.2 Khái niệm ung thư
Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một
cách vô tổ chức và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng
cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa (di căn).
Hiện có khoảng 200 loại ung thư. Không phải tất cả các khối u là ung
thư ngoài ra còn có khối u lành tính không lan sang các bộ phận khác của cơ
thể. Có thể dấu hiệu và triệu chứng bao gồm một khối u, chảy máu bất
thường, ho kéo dài, không giải thích được giảm cân, và một sự thay đổi
trong đại tiểu tiện. Hiện nay có khoảng hơn 100 bệnh ung thư [1].
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước có số
lượng bệnh nhân ung thư chết cao nhất thế giới với 315 người chết mỗi ngày,
tương ứng 115.000 người chết/năm [5].
1.2 Thực trạng hút thuốc lá hiện nay


Trên thế giới:
Thuốc lá là lá của cây nicotinama tabacum hay các loại cây tương tự

được phơi khô, dùng hút, nhai, hay làm thuốc hít. Thuốc lá được tìm thấy ở
châu Mỹ từ thế kỷ XV, đến đầu thế kỷ XIX thuốc lá đã được phổ biến rộng rãi
trên toàn cầu.

Công nghiệp thuốc lá mang lại những lợi ích không nhỏ cho kinh tế xã


4
hội như giải quyết việc làm, đóng góp cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên xét
về mặt hại thì sản xuất thuốc lá gây ra những tổn thất lớn cho xã hội, những
chi phí dễ nhìn thấy là tiền dùng mua thuốc lá, chi phí đầu tư cho sản xuất
thuốc lá, những chi phí về hoả hoạn, tai nạn, mất vệ sinh cho việc trồng, sản
xuất, hút thuốc lá gây nên. Bên cạnh những chi phí trên, còn có những chi phí
lớn, dài hạn, không thể đo lường như chi phí do giảm khả năng lao động, chi
phí chữa bệnh, chi phí cho nghỉ việc, nghỉ hưu sớm do hút thuốc lá.
Thuốc lá được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau như: trầu thuốc,
hút tẩu, hút điếu. Theo ước tính của GATS 2015, trên toàn thế giới có khảng
879 triệu người hút thuốc lá, trong đó 721 triệu nam giới và 158 triệu nữ giới.
Với giới nam: có 12 nước có tỉ lệ hút thuốc lá lớn hơn 40%, có 8 nước có tỉ lệ
nữ giới hút thuốc lá lớn hơn 5%. Ai Cập là nước có tỉ lệ hút thuốc lá nam: nữ
cao nhất với 61:1. Trung Quốc có số người sử dụng thuốc lá lớn nhất trên thế
giới với 288 triệu nam giới và 13 triệu nữ giới, theo sau là Ấn Độ với 197
triệu nam giới và 78 triệu nữ giới. Nhìn chung tỉ lệ lưu hành thuốc lá tăng từ
thanh niên đến trung niên và hầu như sau đó, chủ yếu người sử dụng thuốc lá
sẽ bỏ thuốc hoặc chết. Tuy nhiên xu hướng giảm đáng kể ở các nước Châu Á
đặc biệt ở Bangladesh và Thái Lan nơi mà tỉ lệ lưu hành thường cao nhất ở
nhóm từ 18 đến trên 65 tuổi. Các nước Châu Á nhìn chung tỉ lệ nhóm người
nhiều tuổi sử dụng thuốc lá nhiều hơn nhóm trẻ tuổi [5].
Theo nghiên cứu của Ditre JW (2011) nghiên cứu về hút thuốc lá trên
bệnh nhân ung thư tại Florida, Mỹ thì tỉ lệ hút thuốc lá chung của bệnh nhân
là 16,1% (nam: 19,5%, nữ: 14,1%). Những bệnh nhân đã tốt nghiệp Đại học
có tỉ lệ đang hút thuốc lá là 12,9% còn bệnh nhân chưa tốt nghiệp Đại học là
18,3%. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 56,2. Số điếu thuốc lá mỗi ngày
là 21,5 điếu và số năm hút thuốc trung bình tính chung là 26,9 năm với (35,3

năm với người đang hút thuốc lá, 23,5 năm với người đã từng hút thuốc lá).


5
Có 84,3% bỏ thuốc trước khi chẩn đoán, 10,2% bỏ đồng thời với chẩn đoán
và 5,5% bỏ thuốc sau khi chẩn đoán[6].
 Tại Việt Nam:
Ở Việt Nam, hút thuốc lá từ lâu đã trở thành một thói quen của người
dân. Thuốc lá được coi như một công cụ hỗ trợ giao tiếp, chính điều này
khiến cho việc hút thuốc lá ngày càng trở nên phổ biến không chỉ trong các
dịp hội họp, ma chay, cưới xin mà còn ngay cả trong giao tiếp, sinh hoạt hàng
ngày của nhiều tầng lớp dân cư.
So với năm 2010, cuộc điều tra năm 2015 cho thấy số người hút thuốc lá
thụ động tại nơi làm việc đã giảm 13,3% (từ 55,9% xuống 42,6%); số người
hút thuốc lá thụ động tại cơ sở chăm sóc y tế giảm từ 23,6% năm 2010 xuống
18,4% năm 2015; tỷ lệ hút thuốc lá thụ động tại các trường đại học, cao đẳng
giảm mạnh đến 16,4% (từ 54,3% xuống 37,9%); tỷ lệ hút thuốc lá trên các
phương tiện giao thông công cộng giảm 15% (từ 34,3% xuống còn 19,4%)[7]
Cũng theo điều tra mới nhất về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại
Việt Nam năm 2015 (GATS 2), tổng số người hút thuốc của nước ta hiện
khoảng 15,6 triệu người, trong đó chủ yếu là nam giới (tỷ lệ hút thuốc ở nam
giới là 45,3%). Dù tỷ lệ người hút thuốc đã giảm song Việt Nam vẫn nằm
trong nhóm các nước có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao nhất thế giới [7].
Đáng chú ý, sự giảm tỷ lệ hút thuốc được quan sát rõ nhất ở khu vực
thành thị. Năm 2015, tỷ lệ nam giới ở thành thị hút thuốc lá điếu đã giảm
đáng kể từ 45,2% (năm 2010) xuống còn 38,7%, tức giảm được gần 7%. Tuy
vậy, ở khu vực nông thôn, tỷ lệ nam giới hút thuốc vẫn chưa có sự thay đổi.
Trong khi đó, thuốc lá điện tử cũng bắt đầu được sử dụng nhiều hơn ở nước ta
với tỷ lệ 0,2% người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên hút thuốc [7].
Ngoài ra để phân tích sâu hơn về nhãn hiệu thuốc lá thường dùng của

người dân: Theo viện nghiên cứu lập pháp 2011 số người thường hút Vinataba


6
là 41%, thuốc Du lịch 15%, Marboro 14%, còn lại là các nhãn hiệu như
Craven A, White Horse, 555 State Express chiếm từ 6-8%, ngoài ra cũng có
nhiều người sử dụng nhiều loại thuốc[8].
Nhằm phổ biến một cách rộng rãi về tác hại của hút thuốc không thể kể
đến các phương tiện truyền thông cả cũ lẫn mới. Việc này giúp cho sự tiếp cận
của người dân đến tác hại thuốc lá trực quan và dễ nhớ nhất thông qua các bài
báo, tiểu phẩm, quảng cáo hay từ người thân gia đình hoặc nhân viên y tế.
Trong một báo năm 2016 thì 86,2% biết đến tác hại của thuốc lá qua ti vi,
76,2% biết qua sách báo, 67,2% biết qua internet, 63% biết qua Đài, loa phát
thanh, 58,8% biết qua bố mẹ, người trong gia đình, 52,3% biết qua tranh ảnh,
pano, áp phích, 49,4% biết qua nhân viên y tế, 36,8% biết qua bạn bè, 33,4%
biết qua công đoàn cơ quan, 31,2% biết qua tờ rơi, 25,6% biết qua cán bộ phụ
nữ, thanh niên[9].
1.3 Ảnh hưởng của thuốc lá
 Thuốc lá gây bệnh tật và tử vong ở người
Khói thuốc chứa hơn 7.000 hóa chất, trong đó có khoảng 69 chất gây
ung thư. Các hóa chất này khi vào cơ thể, tác động lên tế bào, gây viêm mạn
tính, biến đổi tế bào dẫn đến loạn sản rồi ác tính hóa. Nicotine trong khói
thuốc lá là chất được cơ quan kiểm soát Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA)
xếp vào nhóm các chất có tính dược lý gây nghiện tương tự như Heroin và
Cocain [10].
Với các thành phần độc tính trong khói thuốc, khói thuốc lá đã được
khoa học chứng minh là một trong các nguyên nhân gây ra hơn 25 căn bệnh
khác nhau như: ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư khoang miệng, ung
thư da, các bệnh tim mạch... (xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ,
nhồi máu cơ tim,...) và các bệnh về hô hấp... Sử dụng thuốc lá là một trong

các nguyên nhân chính gây ra các bệnh không lây nhiễm. Tính chung trên thế


7
giới, sử dụng thuốc lá gây ra 90% các ca ung thư phổi, 75% các ca bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính và 25% các trường hợp bệnh tim sử dụng thuốc lá là
nguyên nhân của khoảng 30% các trường hợp tử vong do bệnh ung thư [10].
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, trong thế kỷ 20 trên thế giới đã
có 100 triệu người chết do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá. Mỗi năm
thuốc lá gây ra gần 6 triệu ca tử vong, con số này sẽ tăng thành hơn 8 triệu
người một năm vào năm 2020, trong đó 70% số ca tử vong sẽ xảy ra ở các
nước đang phát triển. Nếu các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu
quả không được thực hiện thì trong thế kỷ này sử dụng thuốc lá sẽ có khoảng
40.000 người tử vong do các bệnh do thuốc lá gây ra. Con số này sẽ tăng lên
thành 70.000 ca/năm vào năm 2030 nếu các biện pháp phòng chống tác hại
thuốc lá không được thực hiện kịp thời. Theo điều tra tại bênh viện K năm
2010, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá là 96,8%. Nghiên cứu của
Viện Chiến lược và Chính sách Y tế năm 2011 cũng cho thấy bệnh tật và tử
vong sớm do thuốc lá chiếm 12% tổng gánh nặng bệnh tật ở nam giới tại Việt
Nam. Xu hướng gánh nặng bệnh tật chuyển từ các bệnh lây nhiễm sang các
bệnh không lây nhiễm và gia tăng nhanh chóng. Năm 1986, bệnh không lây
nhiễm mới chỉ chiếm 39% số trường hợp nằm viện thì tới năm 2011, tỷ lệ này
tăng lên 62.7%. Năm 2008, số ca tử vong do các bệnh không lây nhiễm đã
chiếm tới 75% tổng số ca tử vong do bệnh tật và thương tích ở Việt Nam. Các
bệnh có nguyên nhân chính từ sử dụng thuốc lá như đột quỵ, mạch vành, bệnh
phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), ung thư phổi... là những nguyên nhân hàng
đầu gây ra tử vong ở cả nam và nữ [10].
Bên cạnh đó khói thuốc lá cũng được xác định là nguyên nhân gây bệnh
ở những người không hút nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc. Những
người này là vợ, con, người sống chung trong gia đình với người hút thuốc và

những người làm việc thường xuyên trong môi trường có khói thuốc lá. Theo


8
Tổ chức lao động quốc tế, hàng năm trên thế giới có khoảng 200.000 ca tử
vong do phải tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá tại nơi làm việc [10].
Ngoài ra hút thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở người
không hút thuốc lên từ 20-30 % so với những người không hút thuốc, làm
tăng 25 đến 30% nguy cơ mắc bệnh và chết do bệnh mạch vành ở cả nam và
nữ. Nguy cơ sảy thai ở phụ nữ hút thuốc thụ động cao gấp 3 lần so với phụ nữ
không hút thuốc. Hút thuốc thụ động còn được biết đến là một nguyên nhân
làm thai chết lưu và làm giảm cân nặng trẻ sơ sinh từ 200- 400gam [10].
Hơn nữa lá cây thuốc lá có đặc tính là chúng giữ và tích tụ các chất
phóng xạ dưới dạng Radon, các radon này được thải ra từ phân hóa học hay
đất bị nhiễm phóng xạ (Lá của các loại cây khác không có tính chất này). Hai
chất gây phóng xạ chính gây ô nhiễm trong khói thuốc lá là chì-210 và
polonium-210. Chất phóng xạ sẽ tích tụ trong phổi của người hút thuốc ở nồng
độ tập trung ngày càng cao theo lượng khói thuốc ô nhiễm hít vào. Ước tính khi
hút trung bình nửa bao thuốc một ngày thì liều chất phóng xạ trong cơ thể người
hút thuốc phải chịu tương đương với việc phải đi chụp X-quang từ 300 dến 2000
lần mỗi năm (tùy thuộc vào loại máy chụp X-quang). Điều này làm sáng tỏ hơn
cơ chế tại sao thuốc lá lại gây ung thư phổi và các bệnh ung thư khác [11].
Thuốc lá gây ô nhiễm môi trường sống
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm không khí trong nhà,
nơi làm việc, trường học, nơi công cộng... và ngoài trời do khói thuốc thải ra
ngoài không khí hàng ngàn chất hóa học độc hại. Ngoài tác hại đối với sức
khỏe thì thuốc lá cũng góp phần không nhỏ vào việc hủy hoại môi trường.
Không chỉ là rác thải bẩn, đầu lọc thuốc lá còn gây hại cho các sinh vật dưới
nước nếu bị bỏ lại trên bãi biển, sông, hồ hoặc trôi xuống cống thoát nước.
Sự ô nhiễm các chất phóng xạ từ thuốc lá là vấn đề nghiêm trọng của y

tế công cộng trong thời gian gần đây. Theo Cục Bảo vệ Môi trường của Mỹ:


9
“Cho tới nay, lượng phóng xạ lớn nhất mà công chúng nhiễm phải là từ việc
hút thuốc. Trong khi khói thuốc không phải là nguồn chiếu ra chất phóng xạ,
nhưng khói thuốc chứa lượng nhỏ các chất phóng xạ mà người hút thuốc đưa
vào phổi của mình khi hít khói thuốc. Các chất phóng xạ vào các phế nang
phổi và qua thời gian sẽ tích tụ thành lượng phóng xạ lớn”[11]
Không những thế hút thuốc lá còn là nguyên nhân của rất nhiều vụ cháy
lớn trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trong giai đoạn 2012-2016, trung bình
hàng năm ước tính 18.100 (5%) báo cáo các vụ cháy cơ cấu nhà bắt đầu bằng
vật liệu hút thuốc đã giết chết trung bình 590 (23%) người mỗi năm, làm bị
thương 1.130 (10%) mỗi năm và gây ra 476 triệu đô la trực tiếp thiệt hại tài
sản (7%) mỗi năm. Một trong 20 vụ cháy nhà (5%) đã được bắt đầu bằng việc
hút thuốc. Những vụ hỏa hoạn này đã gây ra gần một phần tư (23%) các vụ
cháy nhà, và một trong 10 (10%) thương tích do cháy nhà. Hút thuốc là
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do hỏa hoạn tại nhà trong giai đoạn 5 năm
2012-2016[12]. Tại An Giang năm 2017 do người dân bất cẩn vứt tàn thuốc lá
ngoài bìa rừng gây cháy lan vào khu vực rừng tràm với diện tích là 36 hét ta.
Một vụ hoả hoạn năm 2016 tại Thành phố Hồ Chí Minh gây cháy diện rộng
hàng ngàn mét vuông do người dân vứt tàn thuốc vào bãi cỏ khô gần đấy.
 Hút thuốc lá gây nghiện
Trong thuốc lá có nicotine. Đây là một loại chất được tìm thấy trong cây
thuốc lá tự nhiên và có khả năng gây nghiện tương tự heroin hoặc cocaine.
Theo thời gian, người hút sẽ trở nên phụ thuộc cả thể chất lẫn tinh thần vào
điếu thuốc vì họ đã thực sự nghiện chất nicotine. Điều này khiến việc bỏ
thuốc trở nên gian truân hơn và tăng khả năng tái nghiện sau khi đã cai
thành công.
Hầu hết người hút thuốc lá không thể loại bỏ hoàn toàn nicotine cũng

như phụ phẩm của nó trong cơ thể (chẳng hạn như cotinine) kể cả khi đã


10
ngừng hút thuốc. Theo thời gian, người hút bắt đầu "nhờn" nicotine. Do đó,
họ cần phải tiếp nhận lượng nicotine nhiều hơn so với liều lượng cũ trước đó.
Khi dứt một điếu thuốc, nồng độ nicotine trong cơ thể bắt đầu giảm dần. Cảm
giác dễ chịu qua đi khiến người hút thuốc lại tìm về cảm giác hưng phấn bằng
cách đốt thuốc. Nếu cơn thèm thuốc không được thỏa mãn, họ sẽ trở nên bức
bối và cáu kỉnh. Ban đầu, việc này chưa dẫn đến những triệu chứng nghiêm
trọng khi cai thuốc nhưng dần dần, họ sẽ cảm thấy khó chịu thấy rõ cho đến
khi khói thuốc cùng sự quen thuộc của nicotine xua tan đi những phiền muộn
và cảm giác khó chịu, họ đã hoàn toàn bị khuất phục bởi điếu thuốc nhỏ nhắn
và chấp nhận lệ thuộc vào nó thêm một lần nữa.
Ngoài ra, nhiều người hút thuốc lá cũng do áp lực tâm lý. Họ có thể bị
những vấn đề cá nhân hoặc tài chính gây áp lực nên đã chọn hút thuốc để tìm
kiếm lối thoát tạm thời và làm tê liệt cảm xúc.
 Ảnh hưởng xã hội
Thuốc lá gây ra chi phí khổng lồ cho chăm sóc y tế cho những người bị
bệnh do hút thuốc lá, cộng thêm với tổn phí do giảm năng suất lao động, do
hỏa hoạn và những tổn hại cho môi trường. Trên toàn thế giới ước tính mỗi
năm thuốc lá gây ra thiệt hại khoảng 500 tỷ đô la Mỹ [11].
Tại Việt Nam: theo một nghiên cứu của trường Đại học Y Hà Nội ước
tính chi phí chăm sóc và điều trị cho 3 căn bệnh do sử dụng thuốc lá gây ra
(Bệnh ung thư phổi, bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tĩnh và nhồi máu cơ tim)
là hơn 2.304 tỷ đồng, có 25 căn bệnh do thuốc lá gây ra. Nếu tính cả chi phí
gián tiếp gây ra cho xã hội do bệnh tật và tử vong sớm và tính đủ các căn
bệnh thì con số tổn thất sẽ cao hơn rất nhiều [11].
Bên cạnh đó, các hộ nghèo có người hút thuốc sẽ bị mất một khoản đáng
kể trong thu nhập khiêm tốn của họ vào việc mua thuốc lá. Trung bình ở các

nước, các hộ nghèo có người hút thuốc phải tiêu tốn từ 3% đến 15% thu nhập


11
của cả hộ gia đình [11].
Các hộ nghèo tại Việt Nam phải tiêu tốn khoảng 5% thu nhập khoản tiền
mua thuốc lá thậm chí cao hơn khoản tiền chi cho y tế hay cho giáo dục. Nếu
người hút thuốc nghèo bỏ thuốc, họ sẽ có nhiều tiền hơn để mua thức ăn hoặc
để trả tiền học cho con cái của mình [11].
1.4 Một số yếu tố liên quan đến hút thuốc lá
Một số kết quả nghiên cứu trước đây đã cho thấy có rất nhiều yếu tố liên
quan tới tình trạng hút thuốc. Từ những yếu tố bên ngoài (giá thuốc, chính
sách cấm hút thuốc, môi trường sống, môi trường làm việc,…) đến đặc trưng
cá nhân (tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập,…) đều có liên
quan tới vấn đề hút thuốc. Mối liên quan này thực sự rất phức tạp khi các yếu
tố này tác động qua lại với nhau nên rất khó để xác định được yếu tố nào là
yếu tố tác động chính tới vấn đề hút thuốc.
Trong một nghiên cứu của Nguyễn Thị Thi Thơ (2016) cho biết: nam có
nguy cơ hút thuốc lá hàng ngày cao hơn nhiều so với nữ. Người làm nghề tự
do và nghỉ hưu có nguy cơ hút thuốc lá cao hơn học sinh/sinh viên. Người ở
nhóm tuổi 45-69 có xu hướng bỏ hút thuốc nhiều hơn nhóm 18-44 tuổi.
Những người đã tốt nghiệp sau đại học bỏ hút nhiều hơn người mới học xong
tiểu học. Người đã nghỉ hưu thường bỏ hút nhiều hơn người làm việc ở cơ
quan/tổ chức ngoài nhà nước [13].
Bên cạnh đó, trong nghiên cứu của Nguyễn Quang Chính (2014): Tỷ
lệ đang hút thuốc lá ở nam giới là 44,1%, nữ 1,46%. Tỷ lệ hút thuốc ở nam
cao hơn ở nữ. Nhóm trình độ thấp (tiểu học, trung học co ̛ sở, trung học phổ
thông) hút thuốc cao hơn nhóm có trình độ cao (trung cấp, cao đẳng, đại
học). Những người ở thành thị có nguy cơ hút thuốc lá cao hơn những
người ở nông thôn [14].

Trong khi một số nghiên cứu cho thấy tuổi, giới, trình độ học vấn có liên


12
quan đến vấn đề hút thuốc thì các nghiên cứu khác lại cho thấy tình trạng hôn
nhân, thu nhập, nghề nghiệp… cũng là yếu tố liên quan tới vấn đề hút thuốc.
Trong nghiên cứu của Nguyễn Hồng Hoa về thanh niên trên 18 tuổi (2014)
cho thấy những người độc thân/ goá/ li dị ít liên quan tới hút thuốc hơn những
người đã kết hôn. Người có thu nhập càng cao hút thuốc lá càng nhiều. Đa
phần đối tượng là công nhân, nghỉ hưu, nội trợ và làm nghề tự do hút thuốc
nhiều hơn so với đối tượng là cán bộ viên chức nhà nước. Người công nhân
hút thuốc cao gấp 10 lần cán bộ viên chức nhà nước. Các đối tượng nghỉ hưu
hay nội trợ hút thuốc nhiều hơn cán bộ viên chức nhà nước. Đối tượng lứa
tuổi 25‐ 35 hút thuốc nhiều hơn gấp 4 lần đối tượng 18‐ 24 tuổi, nhóm tuổi
36‐ 45, 46-55 hút thuốc lá cao gấp 6 lần so với nhóm 18-24 tuổi, người >55
tuổi hút thuốc lá nhiều hơn người ở độ tuổi 18-24 [15].
Trong một nghiên cứu năm 2018 trong số những người hút thuốc hiện
tại, nguy cơ gia tăng với số lượng thuốc lá mỗi ngày đối với người hút thuốc
lá hơn 20 điếu mỗi ngày. Nguy cơ tăng theo thời gian hút thuốc trong hơn 40
năm hút thuốc và giảm dần theo thời gian kể từ khi ngừng hút thuốc lá và trở
nên tương tự như mà không bao giờ hút thuốc 10 năm sau khi dừng lại [16].
Bên cạnh những yếu tố liên quan đến đặc trưng cá nhân thì mối liên quan
giữa kiến thức, thái độ và thực hành hút thuốc lá cũng có vai trò quan trọng.
Chính mối liên quan này đã tác động không nhỏ tới xu hướng hút thuốc lá.
Theo Ngân hàng thế giới, khuynh hướng hút thuốc giảm trong dài hạn tại hầu
hết các nước có thu nhập cao trong ba thập kỷ trùng với khuynh hướng mức
hiểu biết về tác hại của hút thuốc tăng lên trong dài hạn. Năm 1950 tại Mỹ chỉ
có 45% người lớn biết rằng hút thuốc gây ung thư phổi. Năm 1990, có 90%
người lớn biết được điều đó. Trong khoảng thời gian này, tỉ lệ hút thuốc lá tại
Mỹ giảm từ 40% xuống còn 25%[17].

Sự chênh lệch về hiểu biết tác hại của thuốc lá giữa người dân cũng có


13
liên quan đến tình trạng hút thuốc. Một nghiên cứu tại Mỹ đã cho thấy hiểu
biết của người hút về nguy cơ của việc hút thuốc lá gây bệnh mạch vành,
bệnh phổi, bệnh răng miệng thì khá cao, nhưng hiểu biết về nguy cơ gây bệnh
lý sinh sản, các bệnh ung thư khác ( trừ ung thư phổi) thì thấp. Có rất ít người
thừa nhận rằng việc hút thuốc có thể gây ra những bệnh ảnh hưởng tới chất
lượng cuộc sống[18].
Theo Báo cáo năm 2016 của Tổng cục thể dục thể thao có tới 97,7%
trong CBCNVC, vận động viên, huấn luyện viên biết tác hại của HTL. Cao
nhất ở tác hại gây ung thư phổi tỉ lệ lên tới 98,5% và ảnh hưởng tới thai nhi là
82,5%[9]. Trong các nghiên cứu khác tỉ lệ biết tác hại cuả HTL có khác nhau
như: Phạm Thị Tâm (92,7%)[19], Võ Ngọc Lan Thanh (99,3%)[20]. Các tỉ lệ
này mặc dù có sự sai khác nhưng đều cho thấy mọi người đa số có sự hiểu
biết nhất định về hút thuốc lá. Từ kiến thức về tác hại bệnh nhân sẽ có những
thái độ khác nhau về việc hút thuốc lá. Trong nghiên cứu của Nguyễn Quang
Chính[14] : số người không có ý kiến khi thấy người khác hút thuốc tại nơi
công cộng khiến mình hút thuốc thụ động là 45,25%, số yêu cầu ngừng hút là
27,5% và số tỏ ra khó chịu là 15,25%. Số không ý kiến cho rằng hoặc mình có
hút thuốc, hoặc sợ phiền hà khi yêu cầu người hút thuốc ngừng hút. Bên cạnh
đó theo Võ Ngọc Lan Thanh: hơn 70% người hút thấy ngại khi hút trước mặt
người khác, 100% cho rằng hút thuốc lá làm phiền người khác.[20]
1.5 Địa bàn - cơ sở nghiên cứu
Quy mô 1900 giường bệnh với 55 đơn vị trực thuộc: 03 Viện, 08 Trung
tâm, 12 Phòng/Ban chức năng, 23 Khoa Lâm sàng, 06 Khoa Cận lâm sàng. Mặt
khác bệnh viện Bạch Mai là nơi đặt trung tâm hỗ trợ cai nghiện thuốc lá miễn
phí nhằm giúp bệnh nhân có những thông tin tác hại của thuốc lá chính xác
nhất giúp bệnh nhân có kiến thức đúng đắn từ đó thay đổi thái độ và có thể từ

bỏ thuốc lá [21].


14
Khoa Ngoại tổng hợp bệnh viện Bạch Mai là nơi tiếp nhận mọi người
bệnh đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh ngoại khoa và ngoại trú về các bệnh
lý ngoại khoa, hệ tiêu hoa, tiết niệu, ung thư,… Công nghệ kỹ thuật cao ứng
dụng thành công có hiệu quả cao như: phẫu thuật lấy các u trong ngực, u
tuyến ức… và các bệnh lý ung thư phổi, cắt u xơ tuyến tiền liệt, ung thư thực
quản: không mở ngực có kết hợp nội soi, cắt thuỳ phổi do ung thư, cắt thực
quản qua đường ngực bụng...[22]
Như vậy với quy mô như hiện tại bệnh viện Bạch Mai có đủ khả năng để
tiếp đón cũng như điều trị cho hàng trăm ngàn bệnh nhân ung thư [21] cũng
như có đủ số lượng bệnh nhân tham gia nghiên cứu này.


15
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Thời gian nghiên cứu: từ tháng 12 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019.
Thời gian thu thập số liệu: từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 4 năm 2019.
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu: khoa Ngoại Bệnh Viện Bạch Mai
Bản đồ bệnh viện Bạch Mai

2.1.3 Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân ung thư điều trị ngoại khoa tại khoa Ngoại- Bệnh viện Bạch Mai
- Tiêu chuẩn lựa chọn:
 Bệnh nhân ung thư điều trị ngoại khoa tại khoa Ngoại- Bệnh viện
Bạch Mai.

 Đồng ý tham gia nghiên cứu.
 Bệnh nhân có đủ sức khỏe, nghe và trả lời rõ các câu hỏi trong khoảng
25 phút, tại bệnh phòng nơi bệnh nhân đang được điều trị


16
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.2.1.1 Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính mẫu
n= x
Trong đó: n: cỡ mẫu; p = 0,4 (theo CDC Mỹ năm 2016: tỉ lệ hút thuốc lá
ở bệnh nhân ung thư)[23]. = 1.96 (khoảng độ tin cậy 95%). Độ chính xác
mong muốn d=0,05.
Tính được n=369. Trên thực tế phỏng vấn được 424 bệnh nhân.
2.2.1.2 Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp: chọn mẫu thuận tiện. Từ danh sách bệnh nhân phẫu thuật
mỗi tuần sẽ lựa chọn bệnh nhân ung thư để phỏng vấn. Phỏng vấn đến khi đủ
số lượng thì dừng.


17
2.2.3 Biến số, chỉ số nghiên cứu, phương pháp thu thập thông tin
THÔNG TIN CHUNG CỦA BỆNH NHÂN
1. Giới
Tỉ lệ %: tỉ lệ BN theo giới/ tổng số BNUT
2. Nghề nghiệp Tỉ lệ %: tỉ lệ BN theo nghề/ tổng số BNUT
3. Trình độ học Tỉ lệ %: tỉ lệ BN theo trình độ học vấn /
vấn

4. Chẩn đoán

tổng số BNUT
Tỉ lệ %: tỉ lệ BN theo chẩn đoán/ tổng số

BNUT
MỤC TIÊU I: THỰC TRẠNG HÚT THUỐC LÁ

Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ
1. Thực trạng hút Tỉ lệ %: tổng số BNUT đang HTL, đã từng
thuốc lá
2. Tuổi bắt đầu
HTL theo
nhóm tuổi
3. Số lượng điếu
TL hút/ 1 ngày

HTL, chưa bao giờ HTL/ tổng số BNUT
Tỉ lệ %: tỉ lệ BNUT bắt đầu HTL theo từng
nhóm tuổi/ tổng số BNUT HTL
Tỉ lệ %: số điếu TL trong 1 ngày của BN
đang HTL theo nhóm / tổng số BNUT

đang HTL
4. Biết tác hại của Tỉ lệ %: tổng số BNUT biết tác hại chung
Nhó
m
biến
số


TL chung
5. Biết tác hại cụ

TL / tổng BNUT theo nhóm.
Tỉ lệ %: tổng số BNUT biết tác hại cụ thể

thể của TL
6. Thái độ về

TL / tổng BNUT theo nhóm.
Tỉ lệ %: tổng số BNUT có thái độ nên

HTL
7. Nguồn biết

HTL / tổng BNUT.

thông tin tác
hại TL
8. Số tiền chi cho

Tỉ lệ %: tổng số BNUT biết thông tin tác
hại TL / tổng BNUT theo nhóm.
Tỉ lệ %: tổng số % BNUT chi số tiền cho

thuốc lá trong

thuốc lá theo nhóm/ tổng số BNUT đang

1 tháng?


HTL.


18
9. Nhãn hiệu TL

Tỉ lệ %: tổng số BNUT lựa chọn nhãn hiệu

thường dùng? TL / tổng BNUT đang HTL
MỤC TIÊU II: CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TRẠNG
Nhó
m
biến

HÚT THUỐC LÁ Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ
1. Mối liên quan giữa có HTL và loại UT
2. Mối liên quan giữa có HTL và có hiểu biết tác hại chung
3. Mối liên quan giữa có HTL và thái độ

4. Mối liên quan giữa có HTL và trình độ học vấn
số
 Biến số được tham khảo từ Chương trình khảo sát hút thuốc lá ở người
trưởng thành toàn cầu 2015 [7].
 Khái niệm về hút thuốc:
 Người đang hút thuốc lá là người đã từng hút 100 điếu trở lên trong
cuộc đời và hiện nay hút từ 7 điếu thuốc trở lên trong 1 tuần.
 Người đã từng hút thuốc lá là người đã từng hút 100 điếu trở lên trong
cuộc đời và hiện nay đã bỏ hẳn hoặc hút dưới 7 điếu thuốc trong 1 tuần.
 Người chưa bao giờ hút thuốc lá là người chưa bao giờ hút hoặc hút

dưới 100 điếu trong cuộc đời tính đến thời điểm điều tra
2.2.4 Sai số và cách khắc phục
- Sai số thông tin: Thông tin thu thập được qua bộ câu hỏi phỏng vấn có
thể không chính xác do đối tượng trả lời sai hoặc không hiểu câu hỏi.
Cách khống chế:
Nghiên cứu viên giải thích rõ mục tiêu nghiên cứu trước khi tiến hành
phỏng vấn.
Bộ câu hỏi phỏng vấn sử dụng từ ngữ dễ hiểu, ngắn gọn, đầy đủ, rõ ràng,
động viên khuyến khích đối tượng nghiên cứu trả lời đúng câu hỏi.
Tập huấn kĩ năng quan sát, phỏng vấn, thu thập thông tin và giám sát cho
nhóm nghiên cứu do chuyên gia y tế công cộng hướng dẫn.
- Sai số nhớ lại: Thông tin của đối tượng cung cấp có thể bị sai khi nhớ lại.


×