Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

NGHIÊN cứu kết QUẢ PHÁ THAI nội KHOA và NGOẠI KHOA đến hết 7 TUẦN tại BỆNH VIỆN PHỤ sản TRUNG ƯƠNG TRONG năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.6 KB, 81 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

INH XUN TRIN

NGHIÊN CứU KếT QUả PHá THAI
NộI KHOA Và NGOạI KHOA ĐếN HếT 7
TUầN TạI
BệNH VIệN PHụ SảN TRUNG ƯƠNG
TRONG NĂM 2018

LUN VN THC S Y HC


H Ni - 2018
B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

INH XUN TRIN

NGHIÊN CứU KếT QUả PHá THAI
NộI KHOA Và NGOạI KHOA ĐếN HếT 7
TUầN TạI
BệNH VIệN PHụ SảN TRUNG ƯƠNG
TRONG NĂM 2018


Chuyờn ngnh: Sn Ph Khoa
Mó s: 60720131
LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:


PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hiền

Hà Nội - 2018
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn: Ban
giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học, bộ môn Phụ sản Trường Đại học Y
Hà Nội Đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và
hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.
Phạm Thị Thanh Hiền, người thầy đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt cho
tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu để tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Phó giáo sư, Tiến sĩ trong hội đồng
thông qua đề cương và hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã tận tình chỉ
bảo và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của: Thư viện Trường
Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
Đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, thu
thập số liệu để hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã
quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2018


Tác giả

Đinh Xuân Triện


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Đinh Xuân Triện, là Bác sĩ nội trú Sản Phụ Khoa khóa 41 Trường
Đại học Y Hà Nội, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS Phạm Thị Thanh Hiền
2. Công trình này không trùng lặp với bất cứ công trình nghiên cứu nào
khác đã được công bố ở Việt Nam
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này
Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2018
Tác giả

Đinh Xuân Triện


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BPTT

: Biện pháp tránh thai

COX

: Cyclooxygenase

CTC


: Cổ tử cung

ĐTNC

: Đối tượng nghiên cứu

MFP

: Mifepristone

MSP

: Misoprostol

MA

: Medical abortion

MVA

: Manual vacuum aspiration

PG

: Prostaglandin

PP

: Phương pháp


TC

: Tử cung

TTBMTE/KHHGĐ

: Trung tâm bà mẹ trẻ em/ Kế hoạch hóa gia đình

TTCSSKSS-KHHGĐ

: Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản –
Kế hoạch

VAS

hóa gia đình

: Visual Analog Scale


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1..........................................................................................................3
TỔNG QUAN..................................................................................................3
1.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TUỔI THAI SỚM..................................3
1.1.1. Tính tuổi thai dựa vào ngày đầu kì kinh cuối.........................................3
1.1.2. Tính tuổi thai theo siêu âm...................................................................3
1.2. PHÁ THAI BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÚT CHÂN KHÔNG (PHÁ

THAI NGOẠI KHOA)..................................................................................4
1.2.1. Định nghĩa..........................................................................................4
1.2.2. Hút thai bằng bơm hút chân không.......................................................4
1.2.3. Chỉ định..............................................................................................5
1.2.4. Chống chỉ định....................................................................................5
1.2.5. Đặc điểm của phương pháp hút thai bằng bơm hút chân không.............5
1.3. PHÁ THAI NỘI KHOA.........................................................................6
1.3.1. Đặc điểm............................................................................................6
1.3.2. Các thuốc dùng trong phá thai nội khoa................................................6
1.3.3. Chỉ định và chống chỉ định của phá thai nội khoa................................13
1.4. TÍNH HIỆU QUẢ VÀ SỰ AN TOÀN CỦA PHÁ THAI NỘI KHOA
VÀ NGOẠI KHOA.....................................................................................14
1.4.1. Đối với phá thai ngoại khoa...............................................................14
1.4.2. Đối với phá thai nội khoa...................................................................14
1.5. RA MÁU ÂM ĐẠO TRONG PHÁ THAI NỘI KHOA VÀ NGOẠI
KHOA..........................................................................................................16
1.6. ĐAU BỤNG TRONG PHÁ THAI NỘI KHOA VÀ NGOẠI KHOA..17
1.7. SỰ CHẤP NHẬN PHÁ THAI NỘI KHOA VÀ NGOẠI KHOA........19


Chương 2........................................................................................................21
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................21
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................21
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn...........................................................................21
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.............................................................................21
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU......................................22
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................22
2.3.1. Cỡ mẫu nghiên cứu...........................................................................22
2.3.2. Phương tiện nghiên cứu.....................................................................23
2.3.3. Các bước tiến hành............................................................................23

2.3.4. Sơ đồ nghiên cứu...............................................................................27
2.3.5. Đánh giá kết quả điều trị....................................................................28
2.3.6. Đánh giá thời gian ra máu âm đạo và các tác dụng phụ thường gặp......28
2.3.7. Đánh giá sự chấp nhận và hài lòng của ĐTNC về kết quả phá thai nội
khoa và ngoại khoa.....................................................................................29
2.4. THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU.......................................................29
2.4.1. Các biến số nghiên cứu......................................................................29
2.4.2. Xử lý số liệu......................................................................................30
2.5. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU....................................30
Chương 3........................................................................................................31
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................31
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................31
3.1.1. Tuổi của ĐTNC.................................................................................31
3.1.2. Trình độ học vấn...............................................................................31
3.1.3. Nghề nghiệp......................................................................................32
3.1.4. Tình trạng hôn nhân...........................................................................33
3.1.5. Tiền sử sản khoa................................................................................33


3.1.6. Phân nhóm tuổi thai theo Siêu âm......................................................34
3.2. KẾT QUẢ PHÁ THAI CỦA 2 PHƯƠNG PHÁP................................34
3.2.1. Tỉ lệ thành công và một số yếu tố liên quan.........................................34
3.2.2. Các biện pháp xử trí thất bại...............................................................37
3.2.3. Thời gian sẩy thai sau tính từ sau khi dùng MSP của phá thai nội khoa.38
3.3. RA MÁU ÂM ĐẠO..............................................................................38
3.3.1. Thời gian ra máu âm đạo sau phá thai của 2 phương pháp...................38
3.3.2. Lượng máu mất sau phá thai so với hành kinh của 2 phương pháp.......39
3.3.3. Mối liên quan giữa số ngày ra máu âm đạo trung bình và số lần đẻ......39
3.3.4. Mối liên quan giữa số ngày ra máu âm đạo trung bình và tuổi thai.......40
3.3.5. Sự ảnh hưởng của dùng thuốc tránh thai đến ra máu âm đạo trong phá

thai ngoại khoa...........................................................................................41
3.4. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN................................................41
3.4.1. Đau bụng..........................................................................................41
3.4.2. Các tác dụng không mong muốn khác................................................41
3.5. SỰ CHẤP NHẬN CỦA ĐTNC............................................................42
3.5.1. Sự chấp nhận của ĐTNC...................................................................42
3.5.2. Lựa chọn phương pháp phá thai lần tiếp theo......................................42
Chương 4........................................................................................................44
BÀN LUẬN....................................................................................................44
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................44
4.1.1. Tuổi..................................................................................................44
4.1.2. Trình độ học vấn, nghề nghiệp...........................................................45
4.1.3. Tình trạng hôn nhân...........................................................................45
4.1.4. Tiền sử sản khoa................................................................................46
4.1.5. Tuổi thai............................................................................................46
4.2. HIỆU QUẢ PHÁ THAI CỦA HAI PHƯƠNG PHÁP.........................47


4.2.1. Tỉ lệ thành công.................................................................................47
4.2.2. Các yếu tố liên quan đến hiệu quả phá thai của 2 phương pháp............47
4.2.3. Thời gian sẩy thai sau dùng MSP của phá thai nội khoa.......................48
4.3. RA MÁU ÂM ĐẠO TRONG PHÁ THAI NỘI KHOA VÀ NGOẠI
KHOA..........................................................................................................49
4.3.1. Ra máu âm đạo sau phá thai của 2 phương pháp.................................49
4.3.2. Thời gian ra máu âm đạo trung bình và một số yếu tố liên quan...........51
4.4. ĐAU BỤNG VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
KHÁC..........................................................................................................52
4.4.1. Đau bụng..........................................................................................52
4.4.2. Các tác dụng không mong muốn khác................................................52
4.5. SỰ CHẤP NHẬN CỦA ĐTNC............................................................53

KẾT LUẬN....................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Phân bố tuổi của ĐTNC............................................................................................31
..................................................................................................................................................32
..................................................................................................................................................32
..................................................................................................................................................33
Bảng 3.2. Số con của ĐTNC......................................................................................................33
Bảng 3.3. Tiền sử phá thai của ĐTNC......................................................................................34
Bảng 3.4. Tuổi thai...................................................................................................................34
Bảng 3.5. Tỉ lệ thành công của 2 phương pháp......................................................................34
Bảng 3.6. Tuổi của ĐTNC và kết quả phá thai nội khoa..........................................................35
Bảng 3.7. Tiền sử phá thai và kết quả phá thai nội khoa........................................................36
Bảng 3.8. Tỉ lệ thành công theo số lần đẻ...............................................................................36
Bảng 3.9. Tỉ lệ thành công của 2 phương pháp theo tuổi thai...............................................37
Bảng 3.10. Các biện pháp xử trí thất bại.................................................................................37
Bảng 3.11. Thời gian sẩy thai tính từ sau khi dùng MSP........................................................38
Bảng 3.12. Số ngày ra máu âm đạo sau phá thai của 2 phương pháp...................................38
Bảng 3.13. Lượng máu mất sau phá thai của 2 phương pháp...............................................39
Bảng 3.14. Liên quan số ngày ra máu âm đạo trung bình và số lần đẻ..................................39
Bảng 3.15. Liên quan số ngày ra máu âm đạo trung bình và tuổi thai...................................40
Bảng 3.16. Sự ảnh hưởng của thuốc tránh thai đến ra máu âm đạo.....................................41
Bảng 3.17. Các mức độ đau bụng gặp trong 2 phương pháp................................................41
Bảng 3.18. Các tác dụng không mong muốn khác..................................................................41
Bảng 3.19. Sự chấp nhận của ĐTNC........................................................................................42
Bảng 3.20. Sự lựa chọn phương pháp phá thai lần tiếp theo................................................42



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Trình độ học vấn của ĐTNC.....................................................................32
Biểu đồ 3.2. Phân bố nghề nghiệp của ĐTNC.............................................................32
Biểu đồ 3.3. Tình trạng hôn nhân của ĐTNC...............................................................33

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Thước đo điểm đau VAS..............................................................................18
Hình 2.1. Thuốc Misoclear và Mifestad.......................................................................23
Hình 2.2. Bơm hút 1 van..............................................................................................23


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay trên thế giới nói chung và Việt nam nói riêng, tình hình phá
thai ngày càng gia tăng. Hằng năm trên thế giới có khoảng 46 triệu ca nạo phá
thai trong đó có khoảng 20 triệu ca nạo phá thai không an toàn, hơn 90%
trong số này xảy ra ở các nước đang phát triển. Tại khu vực Đông Nam Á,
Việt Nam có số trường hợp nạo phá thai cao nhất lên đến 1,2 tới 1,5 triệu ca
mỗi năm và tăng rất nhanh trong những năm gần đây [1]. Việt Nam là một
trong những nước phá thai cao nhất trong khu vực Đông Nam Á và cao thứ 5
trên thế giới [2]. Nguyên nhân chủ yếu của tỉ lệ phá thai ngày càng tăng là do
có thai ngoài ý muốn trong khi ở Việt nam việc phá thai được cho là hợp pháp
và có đầy đủ các dịch vụ cung ứng phá thai ở mọi tuyến.
Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, hàng năm có khoảng gần 10.000
trường hợp đình chỉ thai nghén có tuổi thai đến hết 12 tuần. Phương pháp phá
thai ngoại khoa chiếm đa số các trường hợp (80%), còn lại là phá thai nội
khoa (20%) [3]. Phá thai ngoại khoa đã có từ lâu đời trong khi phá thai nội

khoa mới áp dụng lần đầu tiên vào năm 1988 tại Pháp, sau đó lan rộng ra
nhiều nước trên thế giới. Phá thai nội khoa bắt đầu được nghiên cứu ở Việt
Nam vào năm 1992 tại Bệnh viện Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh và
được đưa vào phác đồ điều trị của Bộ Y Tế vào năm 2002.
Ở tuổi thai đến hết 7 tuần thì cả hai phương pháp là phá thai nội khoa
và ngoại khoa đều được áp dụng. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và
nhược điểm riêng, được áp dụng tùy theo chỉ định, chống chỉ định cũng như
sự lựa chọn của khách hàng.Dù là phương pháp nào thì đều có thể xảy ra
những tai biến như chảy máu, choáng, nhiễm trùng, để lại hậu quả là vô sinh.
Phá thai không an toàn là một trong những nguyên nhân gây tử vong mẹ,
trung bình là 13% và có thể lên đến 50% ở một số nước [4], [5]. Theo Tổ


2

chức Y tế Thế giới, phá thai không an toàn dẫn đến khoảng 200000 – 300000
phụ nữ chết do các tai biến của thủ thuật phá thai [6].
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu kết quả phá thai nội khoa và ngoại khoa đến hết 7 tuần tại Bệnh viện
Phụ sản Trung ương trong năm 2018” với mục tiêu nghiên cứu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các bệnh nhân phá
thai nội khoa và ngoại khoa đến hết 7 tuần.
2. Nhận xét kết quả phá thai nội khoa và ngoại khoa


3

Chương 1
TỔNG QUAN


1.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TUỔI THAI SỚM
Việc xác định chính xác tuổi thai là rất quan trọng vì ảnh hưởng đến
việc lựa chọn phương pháp phá thai sớm
1.1.1. Tính tuổi thai dựa vào ngày đầu kì kinh cuối
Phương pháp này chỉ tính tuổi thai chính xác đối với những phụ nữ có
chu kì kinh tương đối đều và phải nhớ chính xác ngày đầu kì kinh cuối. Ngoài
ra ngày đầu kì kinh cuối còn giúp xác định ngày dự kiến sinh theo phương
pháp Nagele (Ngày + 7, Tháng – 3 ).
1.1.2. Tính tuổi thai theo siêu âm
1.1.2.1. Dựa vào kích thước túi thai;
Túi thai có thể quan sát được vào tuần thứ 4,5 tuổi thai (Theo tài liệu
của nước ngoài có thể quan sát được túi thai trong tử cung khi nồng độ hCG
khoảng 500 IU/l). Túi thai có thể quan sát được từ khi có đường kính 1-2 mm,
sau đó tốc độ phát triển của túi thai bình thường 1-1,2 mm/ngày. [7]
Trong giai đoạn sớm (trước khi nhìn thấy âm vang thai) túi thai được
bao bọc bởi các tế bào màng rụng biểu hiện bằng viền đậm âm bao quanh túi
thai trên siêu âm. Cần phân biệt với túi ối giả trong trường hợp chửa ngoài tử
cung. Đó là hình ảnh túi dịch rõ nét được bao quanh bởi niêm mạc tử cung
đồng nhất chiếm cả khoang tử cung.
Tuổi thai (ngày) = Đường kính túi thai (mm) + 30


4

1.1.2.2. Tính tuổi thai dựa vào kích thước của phôi và chiều dài đầu mông:
Giai đoạn phôi kéo dài đến tuần thứ 10, tại tuần thứ 7 đến 8, chiều
dài phôi đạt 18-20 mm, lúc này có thể quan sát được cực đầu và cực mông
của phôi
Chiều dài đầu mông được đo từ cực đầu đến cực mông của thai trong
tư thế trung gian, không quá ngửa hoặc quá cúi, không bao gồm túi noãn

hoàng hoặc chi. Đây là số đo cho phép xác định tuổi thai chính xác nhất
(sai số 3-5 ngày).
Tuổi thai (tuần) = chiều dài đầu mông (cm) + 6,5
Tuổi thai (ngày) = chiều dài phôi (mm) + 42 [7]
1.2. PHÁ THAI BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÚT CHÂN KHÔNG (PHÁ
THAI NGOẠI KHOA)
1.2.1. Định nghĩa
Phá thai là chủ động sử dụng các phương pháp khác nhau để chấm dứt
thai trong tử cung cho thai đến hết 22 tuần tuổi.
Phá thai ngoại khoa là sử dụng các thủ thuật qua cổ tử cung để chấm
dứt thai kỳ, bao gồm hút chân không, nong và gắp, trong đó phương pháp
được khuyến cáo với các tuổi thai dưới 12 tuần là hút chân không do tính hiệu
quả, an toàn và giảm thiểu được nhiều tai biến hơn [8], [9], [10].
1.2.2. Hút thai bằng bơm hút chân không
Bơm hút chân không (bơm Kartmann) là một xylanh bằng nhựa có
dung tích 60 ml, ở đầu có van hãm gồm 2 loại 1 van và 2 van.
- Bơm hút chân không 1 van: Dùng để hút khi chậm kinh dưới 2 tuần
(thai dưới 7 tuần) khi có chẩn đoán chắc chắn là đã có thai trong buồng tử
cung (bằng siêu âm, thử hCG) và bơm dung với các ống hút cỡ nhỏ đường
kính 4-7 mm.


5

- Bơm hút chân không 2 van: Dùng để hút các thai to, từ 8-12 tuần và
bơm dung với các ống hút cỡ to hơn đường kính 8-12 mm.
1.2.3. Chỉ định
Phá thai từ tuần thứ 6 đến hết 12 tuần
1.2.4. Chống chỉ định
Không có chống chỉ định tuyệt đối, tuy nhiên cần thận trọng đối với

những trường hợp đang viêm cấp tính đường sinh dục. Những trường hợp này
cần được điều trị trước khi hút thai.
Đối với những cơ sở y tế không đủ cơ sở hồi sức, phẫu thuật cấp cứu,
không được thực hiện thủ thuật này trong các trường hợp sau:
- U xơ tử cung to
- Sẹo mổ ở tử cung
- Dị dạng đường sinh dục
- Các bệnh lý nội ngoại khoa
1.2.5. Đặc điểm của phương pháp hút thai bằng bơm hút chân không
1.2.5.1. Ưu điểm
- Hoàn tất trong một thời gian ngắn
- Tỷ lệ thành công cao (khoảng 99%)
- Khách hàng chỉ tham gia vào một bước duy nhất
- Nhanh hơn
- Chắc chắn thành công hơn
1.2.5.2. Nhược điểm
- Phải đưa dụng cụ vào buồng tử cung
- Có nguy cơ tổn thương về tử cung hay cổ tử cung
- Phải sử dụng thuốc gây tê
- Phải dùng thuốc kháng sinh
- Nguy cơ nhiễm khuẩn đường sinh dục
- Không được riêng tư, tự chủ


6

- Biến chứng lâu dài của hút thai cần được quan tâm như viêm tắc vòi tử
cung, chửa ngoài tử cung, vô sinh
- Chăm sóc sau hút thai cũng yêu cầu được tuân thủ khắt khe hơn
1.3. PHÁ THAI NỘI KHOA

1.3.1. Đặc điểm
Là biện pháp dùng thuốc để chấm dứt thai kì trong tử cung bằng cách
phối hợp mifepristone và misopristone gây sẩy thai. Biện pháp phá thai nội
khoa đã cho phụ nữ một sự lựa chọn mới để chấm dứt thai nghén cần được
cung cấp bên cạnh biện pháp phá thai ngoại khoa.
Các nghiên cứu mới đây cho thấy nhiều phụ nữ có vẻ ưa thích biện
pháp phá thai nội khoa hơn phá thai ngoại khoa [11], [12], [13].
Ưu điểm của phá thai nội khoa:
- Phương pháp ít xâm hại hơn
- Giống tự nhiên hơn, như hành kinh
- Tỷ lệ thành công cao, 93-96 % [14], [15]
- Có sự tham gia của khách hàng trong suốt quá trình thực hiện
- Riêng tư, chủ động, tâm lý thoải mái hơn
Hầu hết các phụ nữ đã từng sử dụng phương pháp phá thai nội khoa rất
hài lòng và sẽ khuyên bạn bè sử dụng nó, và họ vẫn sẽ áp dụng phương pháp
này nếu như phải phá thai tiếp
Nhược điểm:
- Ra máu sau dùng thuốc thường kéo dài
- Phải chờ đợi, hoàn tất trong nhiều ngày, đôi khi là vài tuần
- Chỉ thực hiện trong phá thai sớm
- Thăm khám nhiều lần
- Không chắc chắn thành công.
1.3.2. Các thuốc dùng trong phá thai nội khoa
1.3.2.1. Prostaglandin
* Sinh tổng hợp


7

Năm 1935, Von Euler (Thụy Điển) lần đầu tiên phân lập được một hoạt

chất có nhiều tính chất dược lý từ tinh dịch, đặt tên là prostaglandin. Sau đó
prostaglandin được tìm thấy ở nhiều loại tế bào trong cơ thể.
Prostaglandin được sinh tổng hợp ngay ở màng tế bào. Màng tế bào
chứa nhiều phospholipid, dưới tác dụng của phospholipase sẽ giải phóng ra
các axit béo tự do không bão hòa chứa 20 nguyên tử cacbon (như axit
arachidonic) là những tiền chất của prostaglandin [16]. Dưới tác dụng của PG
– Endoperoxyd – Synthetase và COX, các acid này sẽ đóng vòng và oxy hóa
để chuyển thành prostaglandin [17].
* Cấu trúc
Năm 1962, Begtron đã phát hiện được cấu trúc của 2 loại prostaglandin
là PG E và PG F. Cho tới nay thì người ta đã xác định được 9 nhóm
prostaglandin với hơn 20 loại prostaglandin. Các prostaglandin được phân
loại và đặt tên từ nhóm A đến nhóm I phụ thuộc vào cấu trúc của vòng carbon.
Prostaglandin không phải là một đơn chất. Chúng được cấu tạo bởi một phân
tử acid béo 20 carbon với một vòng 5 carbon cyclopentane và hai chuỗi phụ.
Các chuỗi phụ của PG có thể có một hay nhiều liên kết đôi.
* Chuyển hóa và thải trừ
Các prostaglandin dù nội sinh hay ngoại sinh đều nhanh chóng bị
chuyển hóa ở mạng lưới mạch máu của phổi, gan, thận làm mất tác dụng. Con
đường chủ yếu giáng hóa prostaglandin là oxy hóa tại vị trí carbon số 15 tạo
thành 15 – Ceto prostaglandin không có hoạt tính sinh học. 90 % các sản
phẩm chuyển hóa của PG được bài tiết qua nước tiểu. Chu kì bán hủy của PG
trong máu trung bình là 8 phút [18].
* Tác dụng dược lý
Prostaglandin là một nhóm các chất có cấu trúc tương tự nhau, nhưng
tác dụng dược lý của các PG lại rất khác nhau. Có thể tóm tắt các tác dụng
dược lý của các PG như sau: gây co hoặc giãn cơ trơn phụ thuộc vào các thụ
thể, làm thay đổi cấu trúc tổ chức cổ tử cung, ức chế bài tiết dịch dạ dày, ức



8

chế hoặc thúc đẩy sự tập trung tiểu cầu làm tăng tính thấm thành mạch, làm
giảm hormone steroid ở hệ thống sinh dục, ức chế các hormone phân giải
lipid, giải phóng các chất trung gian dẫn truyền ở hệ thống thần kinh.
* Ứng dụng của Prostaglandin trong sản khoa
Các chỉ định:
- Phá thai ngoài ý muốn
- Phá thai bệnh lý: thai lưu, thai dị dạng.
- Làm chín muồi CTC trước nạo hút thai
- Cầm máu sau đẻ
* Các tác dụng không mong muốn
Có một số tác dụng không mong muốn như sau: Sốt, nôn, buồn nôn,
tiêu chảy, đau đầu …Nhưng không gây hậu quả trầm trọng và chóng qua đi
khi dùng đúng liều chỉ định của bác sĩ.
1.3.2.2. Misoprostol
* Dược động học
Misoprostol là dẫn chất tổng hợp có tác dụng tương tự prostaglandin E1
được sản xuất dưới dạng viên nén có hàm lượng là 200µg
•Hấp thu, phân phối, chuyển hóa, thải trừ:
Misoprostol hấp thu rất nhanh sau khi uống, tỷ lệ hấp thu trung bình là
88%, sau đó trải qua quá trình khử ester hóa rất nhanh tạo thành dạng acid tự
do. Misoprostol dạng acid là dạng có hoạt tính chủ yếu của thuốc. Nồng độ
cao nhất trong huyết tương là 30 phút sau khi uống hoặc 1-2 giờ sau khi đặt
âm đạo. Thuốc thải trừ chủ yếu qua thận, thải trừ hầu hết sau 24 giờ. Thời
gian bán hủy là 20-40 phút.
Thời gian hấp thu và thải trừ của MSP khác nhau phụ thuộc vào đường
dùng. Có thể dùng đường uống, ngậm trong má, ngậm dưới lưỡi, đặt âm đạo
hoặc đặt vào trực tràng.



9

Dùng thuốc đường âm đạo thì nồng độ đỉnh trong huyết tương và nồng
độ trung bình trong huyết tương thường thấp hơn đường uống nhưng thời gian
tác dụng lại kéo dài hơn.
* Tác dụng:
Misoprostol đầu tiên dùng để điều trị và phòng ngừa viêm loét dạ dày,
tá tràng [16], sau đó được dùng trong sản khoa với tác dụng gây cơn co tử
cung và làm chín muồi CTC:
- Tác dụng làm chín muồi CTC của MSP trước khi làm thủ thuật như
nong, nạo, soi BTC, làm giảm nguy cơ tổn thương CTC, đặc biệt ở thì nong
CTC giúp thủ thuật được tiến hành dễ dàng, an toàn và rút ngắn thời gian tiến
hành thủ thuật.
Năm 1995, tại Hồng Kông, Suk Wai Ngai và cộng sự đã nghiên cứu
dùng MSP để làm mềm CTC trước khi nạo hút thai. 32 phụ nữ có thai từ 6
đến 12 tuần được uống MSP trước khi làm thủ thuật 12 giờ. Độ mở CTC
trung bình sau dùng thuốc là 8,1 ± 1,7 mm (đo bằng nong Hegar) [19].
- Tác dụng gây sẩy thai: MSP có tác dụng gây sẩy thai ở các tuổi thai
khác nhau. Tỷ lệ thành công phụ thuộc vào tuổi thai, liều lượng và cách dùng.
Có thể dùng MSP đơn độc hoặc kết hợp với Mifepristone.
- Tác dụng dự phòng và điều trị chảy máu sau đẻ:
+ Nghiên cứu của Brien và cộng sự năm 1998 đã công bố kết quả của
MSP dùng đường đặt trực tràng để điều trị cho hơn 14 trường hợp chảy máu
sau đẻ không đáp ứng điều trị với Oxytocin và Ergometrin. Sau khi đặt 1000
µg MSP trong 3 phút, tất cả các trường hợp đều không chảy máu do tử cung
co chặt và không phải dùng thêm phương pháp cầm máu nào khác [19].
Tác dụng làm chín muồi CTC gây chuyển dạ [20], được áp dụng trong
các trường hợp thai quá ngày sinh, thai bệnh lý, thiểu ối, ối vỡ non...



10

Trong lĩnh vực sản phụ khoa, với các mục đích khác nhau, MSP được
sử dụng với những liều lượng rất khác nhau, liều dùng thay đổi trong khoảng
từ 25µg đến 200-300µg (làm chín muồi CTC) có thể đến tổng liều 2.400µg
gây sẩy thai [6].
Về độc tính của Misoprostol: Năm 1991 có một báo cáo ghi nhận trẻ bị
dị dạng có thể do dùng MSP gây sẩy thai thất bại. Khả năng gây độc và dị
dạng thai có thể do co tử cung gây thiếu máu cho thai nhi. Ngộ độc MSP có
thể điều trị tích cực bằng cách uống than hoạt. Nếu do dùng thuốc đặt âm đạo
cần lấy hết thuốc chưa tan hết và rửa sạch âm đạo. Một ưu điểm của thuốc là
giá rẻ, dễ bảo quản và dễ sử dụng. Liều độc của thuốc chưa xác định trên
người. Những triệu chứng quá liều do dùng thuốc là: Khó thở, co giật, nhịp
tim chậm và hạ huyết áp.
* Tác dụng không mong muốn
Những tác dụng không mong muốn của MSP bao gồm: Buồn nôn, nôn,
tiêu chảy, đau bụng, rét... Tuy nhiên các tác dụng này thường nhẹ và đáp ứng
với các thuốc điều trị thông thường. So với các prostaglandin khác thì MSP ít
tác dụng lên tim mạch, hệ hô hấp nên có thể dùng cho các bệnh nhân cao
huyết áp hoặc hen. Các tác dụng phụ thường mất đi sau khi dùng thuốc từ 3
đến 5 giờ [6].
1.3.2.3. Mifepristone
* Cấu trúc hóa học
Mifepristone có cấu trúc tương tự progesterone và glucocorticoid
nhưng do thiếu nhóm methyl ở vị trí C19 và 2 cacbon ở chuỗi bên vị trí C17
và có nối đôi ở vị trí C9, C10. Mifepriston là dẫn xuất của norethindrone
nhưng khác ở chỗ 4-phenyl ở vị trí 11α và chuỗi L-prophylnol ở vị trí 17α.
Chính vì ở vị trí này làm tăng khả năng gắn của mifepristone vào thụ thể tiếp



11

nhận của progesterone mạnh hơn norethindrone. Cấu trúc hóa học của các
kháng progestin thì tương tự như mifepristone [21].
+ Dạng trình bày:
Thuốc được trình bày dưới dạng viên nén hàm lượng 200mg
* Dược động học
Mifepristone là một hormone steroid, chất này có tác dụng ngăn cản sự
hoạt động của progessterone và glucocoticorid, do tranh chấp mạnh mẽ với
thụ thể tiếp nhận của 2 chất này. Thử nghiệm sinh học trên động vật đã chỉ ra
rằng chất này có tác dụng kháng progestin và glucocorticoid
Progesterone rất cần thiết cho sự hình thành và phát triển thai nghén. Vì
cơ chế này Mifepristone có thể gây sẩy thai.
+ Hấp thu, chuyển hóa và thải trừ:
Mifepristone được dùng theo đường uống. Nồng độ của Mifepristone
trong huyết tương đạt đỉnh cao nhất vào thời điểm 1 giờ sau khi uống. Liều
dùng của Mifepristone có thể thay đổi trong khoảng từ 50 mg đến 800 mg.
Sau khi uống Mifepristone được hấp thu vào máu, chuyển hóa tại hệ tuần
hoàn. Nghiên cứu trên khỉ người ta thấy rằng dùng đường tiêm bắp thì
Mifepristone hấp thu vào máu rất chậm. Trên người để phá thai thì dùng
đường âm đạo không phải là cách có hiệu quả. Độ thanh thải của Mifepristone
trên người là 30 lit/ngày, thấp hơn so với estrone sulfat (160 lit/ngày) và thấp
hơn nhiều so với corticoid (200 lit/ngày) [21]. Đây là hai steroid tự nhiên có
độ thanh thải thấp ở người. Điều này cần lưu ý khi dung mifepristone để phá
thai thì cần lựa chọn liều nhỏ nhất có thể được và đặc biệt lưu ý trên những
người suy gan, suy thận.
Dùng với liều duy nhất 100mg hoặc ít hơn thì thời gian bán hủy là 2025 giờ, sau đó là đào thải hoàn toàn. Nếu dung liều từ 200-800mg thì đầu tiên
có sự phân bố lại thuốc trong cơ thể kéo dài từ 6-10 giờ, sau đó dừng ở các



12

mức độ cao trong vòng 24 giờ. Nếu dung với liều cao như thế này thì không
có sự khác biệt về nồng độ mifepristone trong huyết thanh trong vòng 48 giờ,
trong thời gian này nồng độ mifepristone dao động trong huyết tương dao
động rất thấp. Đường đào thải chủ yếu của mifepristone là qua phân, qua
nước tiểu (đường thận chiếm dưới 10%) [21].
* Sử dụng trong sản khoa
Nhiều ứng dụng lâm sàng của mifepristone được đưa vào nghiên cứu
nhưng phần lớn là được sử dụng để phá thai. Khi sử dụng đơn thuần trong
giai đoạn đầu thai nghén mifepristone gây sẩy thai từ 60-80%. Hiệu quả phá
thai đạt đến 95% nếu dùng phối hợp với prostaglandin sau 48 giờ. Do có khả
năng làm giãn nở và làm mềm CTC nên nó được sử dụng trong phá thai 3
tháng đầu cũng như phá thai 3 tháng giữa [22]. Misoprostol ngoài tác dụng
kháng progesterone còn làm tăng nhạy cảm của cơ trơn TC với prostaglandin
nên còn dùng để phối hợp với prostaglandin để phá thai.
Mifepristone được chứng minh là có hiệu quả tránh thai cao được dung
như một biện pháp tránh thai khẩn cấp sau giao hợp. Mifepristone còn có tác
dụng tránh thai thông qua cơ chế làm hỏng niêm mạc tử cung ở liều thấp mà ở
liều này không làm thay đổi hormone khác trong kỳ kinh [21]. Mifepriston
cũng đượ thử nghiệm về các ứng dụng khác trong sản khoa như điều trị lạc
nội mạc tử cung, u xơ tử cung… Bên cạnh đó thuốc cũng được sử dụng để
điều trị các bệnh khác dựa vào tác dụng kháng glucocorticoid như bệnh
Cushing, hay làm giảm áp lực nhãn cầu trong bệnh glocom…
* Tác dụng không mong muốn
Có rất ít tác dụng không mong muốn xảy ra sau khi uống mifepristone,
thường gặp là: nôn, buồn nôn, đau bụng, ra máu âm đạo. Những tác dụng
không mong muốn này thường rất nhẹ, ít khi có ra máu âm đạo. Nếu có ra
máu âm đạo chỉ gặp với số lượng ít.



13

1.3.3. Chỉ định và chống chỉ định của phá thai nội khoa
1.3.3.1. Chỉ định
- Phụ nữ có thai muốn được phá thai
- Tuổi thai đến hết 7 tuần tính theo siêu âm
- Bệnh nhân phải được thông tin đầy đủ về các phương pháp phá thai.
- Ở bệnh nhân mà phá thai khó khăn:
+ Tử cung dị dạng
+ Viêm nhiễm đường sinh dục dưới.
1.3.3.2. Chống chỉ định
* Tuyệt đối
- Hẹp van hai lá, tắc mạch và có tiền sử tắc mạch
- Bệnh lý tuyến thượng thận
- Rối loạn đông máu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông
- Thiếu máu (nặng hoặc trung bình)
- Dị ứng với mifepristone hoặc misopristol
- Chẩn đoán chắc chắn hay nghi ngờ thai ngoài tử cung.
- Có thai tại vết sẹo mổ cũ ở tử cung
*Tương đối
- Điều trị corticoid toàn thân lâu ngày
- Tăng huyết áp
- Đang viêm nhiễm đường sinh dục cấp tính (cần được điều trị)
- Dị dạng sinh dục (Chỉ được làm tại tuyến trung ương)
- Có sẹo mổ ở tử cung cần thận trọng: giảm liều misopristol và tăng
khoảng cách giữa các lần dung thuốc (chỉ được làm tại bệnh viện chuyên khoa
phụ sản tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương) [8].



×