Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

NHẬN xét các yếu tố NGUY cơ TRÊN sản PHỤ đẻ NON tại BỆNH VIỆN PHỤ sản hà nội năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.16 KB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM VĂN HOÀN

NHẬN XÉT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TRÊN SẢN PHỤ ĐẺ NON TẠI
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2009 – 2015

Hà Nội - 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận này,
tôi đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô,
các cơ quan, bạn bè và gia đình.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lòng cảm
ơn chân thành tới:
Ban Giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội, phòng Quản lí đào tạo Đại
Học, phòng Quản lí Nghiên cứu Khoa học.
Ban giám đốc và Phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Bộ môn Phụ sản trường Đại học Y Hà Nội cùng các thầy cô trong bộ
môn đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ tôi tận tình trong nghiên cứu và hoàn thành
khoá luận.
Đặc biệt, với tất cả sự kính trọng, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến ThS Nguyễn Cảnh Chương, người thầy đã tận tình giúp đỡ, trực


tiếp hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
khóa luận này.
Các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ trong hội đồng khoa học
thông qua đề cương và bảo vệ luận văn đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu
cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới bố mẹ tôi – những người dù
không bên cạnh nhưng luôn động viên tôi, những người bạn đã giúp đỡ, chia
sẻ khó khăn với tôi trong suốt quá trình hoàn thành khoá luận này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2015
Phạm Văn Hoàn


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi trực tiếp tiến hành
dưới sự hướng dẫn của thầy hướng dẫn. Các số liệu kết quả nghiên cứu trình bày
trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình
khoa học, khóa luận hay tài liệu tham khảo nào.
Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2015
Sinh viên
Phạm Văn Hoàn


ĐẶT VẤN ĐỀ
Dọa đẻ non và đẻ non luôn là một vấn đề lớn của sản khoa và luôn dành
được sự quan tâm đặc biệt ở nước ta cũng như trên thế giới. Sơ sinh non tháng có
nguy cơ bị bệnh tật và tử vong cao hơn nhiều so với sơ sinh đủ tháng [1].
Tỷ lệ đẻ non rất khác nhau ở các nước trên thế giới. Tại Việt nam, chưa
có thống kê trên toàn quốc, nhưng theo những nghiên cứu đơn lẻ, tỷ lệ đẻ non
khoảng 8-10% [2]. Tỷ lệ tử vong chu sinh và sơ sinh thô từ 30 đến 40% [1].

Hiện nay, với sự tiến bộ của y học chúng ta đã có thể nuôi sống những
trẻ có trọng lượng và tuổi thai khá nhỏ song để thực hiện được điều đó đã tốn
rất nhiều công sức, nhân lực, tài chính, đồng thời tỉ lệ mắc bệnh của những
trẻ đó khi lớn lên còn khá cao. Do vậy, hạn chế tỷ lệ đẻ non luôn là mục đích
của y học nhằm cho ra đời những trẻ có thể chất khỏe mạnh và thông minh.
Hiện nay đã có rất nhiều các công trình khoa học nghiên cứu về nguyên
nhân, các yếu tố nguy cơ, các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và các
phương pháp điều trị để hạn chế tỷ lệ đẻ non [5] [6] [19] [20] [25]… Chính vì
vậy trong những năm gần đây tỷ lệ đẻ non và tỷ lệ bệnh tật và tỷ lệ tử vong sơ
sinh theo tuổi thai đã giảm nhiều. [5] [6].
Nhìn một cách tổng thể, để hạn chế tỷ lệ đẻ non , tỷ lệ bệnh tật và tỷ lệ tử
vong sơ sinh người ta đã thực hiện cả ba bước của một quá trình bao gồm:
-

Dự phòng đẻ non cho những đối tượng nguy cơ cao: những phụ nữ có tiền
sử đẻ non, hở eo tử cung, cổ tử cung ngắn, u xơ tử cung, tử cung dị dạng,

-

đa thai…
Điều trị cho những phụ nữ có dấu hiệu dọa đẻ non, các bệnh có nguy cơ đẻ

-

non cao như tăng huyết ap, tiền sản giật, sản giật, rau tiền đạo, rau bong non,…
Chăm sóc và nuôi dưởng sơ sinh non tháng.


Ngày nay, sự thay đổi về điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội, môi trường sống
đã làm thay đổi mô hình dân số, mô hình bệnh tật và tử vong, trong đó đẻ non

cũng không ngoại lệ. Do đó chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục tiêu:
Mục tiêu nghiên cứu:
Nhận xét một số yếu tố nguy cơ trên sản phụ đẻ non tại Bệnh viện Phụ
sản Hà Nội năm 2014


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm của đẻ non
1.1.1. Định nghĩa đẻ non
Từ trước tới nay có nhiều tác giả định nghĩa về đẻ non khác nhau. Hầu hết
các tác giả định nghĩa đẻ non bằng cách đánh giá tuổi thai dựa vào ngày đầu
tiên của chu kỳ kinh cuối cùng, trọng lượng sơ sinh và/hoặc dựa vào đặc điểm
của sơ sinh sau đẻ.
Theo Nguyễn Việt Hùng: Đẻ non là hiện tượng gián đoạn thai nghén khi
thai có thể sống được (nghĩa là tuổi thai trong vòng 28 – 37 tuần) [1].
Theo Tổ chức y tế thế giới 1976 (WHO 1976) và Liên đoàn sản phụ khoa
quốc tế 1976 (FIGO 1976): đẻ non là trẻ đẻ ra có trọng lượng dưới 2500g và
tuổi thai dưới 37 tuần [3].
Theo Tamara Callahan và Aaron B. Caughey: đẻ non là đẻ ở tuổi thai dưới
37 tuần tuổi [4]
Ngày nay, nhờ sự phát triển của y học hiện đại, khả năng chăm sóc và
nuôi dưỡng những trẻ đẻ non tháng đã được cải thiện, khái niệm về đẻ non đã
thay đổi. Theo tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ
khoa do Bộ Y tế ban hành năm 2015: đẻ non là cuộc chuyển dạ xảy ra từ tuần
thứ 22 đến trước tuần 37 của thai kỳ tính theo kinh cuối cùng [2].
1.1.2. Tỷ lệ đẻ non
Đẻ non là một vấn đề lớn trong sản khoa, không riêng gì Việt Nam mà
ngay cả những nước phát triển đẻ non vẫn còn là một vấn đề phức tạp.
Chủng tộc: da trắng 8,5%, da đen: 18,3%. (Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới,

1997) [7]
Tỷ lệ đẻ non ở Pháp vào 1972 là 8, 2% và 1981 còn 5, 6% [7].
Tỷ lệ sinh non ở Hoa Kỳ đạt đỉnh điểm vào năm 2005 lên hơn 12% của
tất cả các ca sinh, cao hơn so với năm 2000 trong đó tỷ lệ này là 11,6%. Mặc
dù từ năm 2006 tỷ lệ sinh non đã giảm dần, nhưng nó vẫn còn cao hơn so với


năm 2000. Khoảng nửa triệu trẻ em được sinh non mỗi năm, trong đó chỉ có
khoảng 80.000 trẻ là dưới 32 tuần [4].
Tại Việt Nam, chưa có thống kê trên toàn quốc, những theo những nghiên
cứu đơn lẻ, tỷ lệ đẻ non khoảng 5-10% [1] [2]
Theo Nguyễn Văn Phong, tỷ lệ đẻ non tại BVPSTW năm 2001 là 6,6%,
năm 2002 là 7,0% [5].
Tại Bệnh viện Trung ương Huế, tỷ lệ đẻ non là 7,8 % (1995) [7]
Theo nghiên cứu gần đây tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương của Nguyễn
Tiến Lâm tỷ lệ đẻ non so với tổng số đẻ năm 2008 là 10,9% [6].
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh của chuyển dạ đẻ non
Cho đến nay, cơ chế thật sự phát sinh cuộc chuyển dạ đẻ non còn chưa
được rõ và đầy đủ. Tuy nhiên có một số giả thiết được đa số chấp nhận là:
- Thuyết cơ học:
Căng cở tử cung: thông thường khi các sợi cơ trơn bị ké căng ra sẽ có xu
hướng co lại. Trong thời kỳ này do thai lớn lên đồng thời tăng vận động vào
cuối thời kỳ có thai nên cơ tử cung bị kéo căng đến mức tối đa. Chính sự căng
cơ đã kích thích cơ tử cung co [10].
Căng cổ tử cung: cổ tử cung bị căng hoặc bị kích thích là yếu tố rất quan
trọng gây co cơ tử cung. Khi cổ tử cung bị kích thích sẽ gây tác dụng điều hòa
ngược dương tính lên phần thân tử cung làm cơn co của thân tử cung càng
mạnh hơn [10].
Sự căng giãn từ từ và quá mức của cơ tử cung và sự tăng đáp ứng với các
kích thích sẽ phát sinh ra chuyển dạ đẻ. Trong lâm sàng chúng ta thấy các

trường hợp đa ối, đặc biệt là đa ối cấp, đa thai và phá thai to bằng phương
pháp đặt túi nước là các thí dụ minh họa cho sự căng giãn quá mức gây
chuyển dạ đẻ. [8]
- Thuyết estrogen và progesteron
Trong quá trình thai nghén, các chất estrogen tăng lên nhiều làm tăng tính
kích thích các sợi cơ trơn của tử cung và tốc độ lan truyền của hoạt động điện.
Cơ tử cung trở nên mẫn cảm hơn với các tác nhân gây cơn co tử cung, đặc


biệt là đối với oxytocin. Etrogen làm tăng sự phát triển của lớp cơ tử cung và
làm thuận lợi cho việc tổng hợp các Prostaglandin.
Progesteron có tác dụng ức chế với co bóp của cơ tử cung. Nồng độ
progesteron giảm ở cuối thời kỳ thai nghén làm thay đổi tỷ lệ
Estrogen/Progesteron là tác nhân gây chuyển dạ [8]
- Thuyết prostaglandin (PG).
PG được tổng hợp ngay tại màng tế bào, đó là những acid béo không bão
hòa và là dẫn xuất của acid protanoic. [9]
Các PG là những chất có thể làm thay đổi hoạt tính co bóp của cơ tử cung.
Sự sản xuất PGF2 và PGE2 tăng dần trong quá trình thai nghén và đạt tới giá
trị cao trong nước ối, màng rụng và trong cơ tử cung vào lúc bắt đầu của cuộc
chuyển dạ [8]
Người ta có thể gây chuyển dạ bằng cách tiêm PG dù thai ở bất kỳ tuổi
nào. Sử dụng các thuốc đối kháng với PG có thể làm ngừng cuộc chuyển dạ
trong điều trị dọa đẻ non. [8]
Các PG tham gia làm chín mùi cổ tử cung do tác dụng lên chất
Collagene của cổ tử cung [8]
- Vai trò oxytoxin
Oxytocin là một hormon do vùng dưới đồi bài tiết, được các sợi thần kinh
dẫn xuống tích lũy ở thùy sau tuyến yên và có tác dụng co cơ tử cung [10].
Người ta đã xác định được có sự tăng tiết oxytocin ở người mẹ trong chuyển

dạ đẻ, các đỉnh liên tiếp nhau của oxytocin có tần số tăng lên trong quá trình
chuyển dạ đẻ và đạt mức tối đa khi rặn đẻ [8].
Tuy vậy oxytocin không đóng một vai trò quan trọng để gây chuyển dạ mà
chủ yếu làm tăng nhanh quá trình chuyển dạ đang diễn ra [8] [10]
Số lượng recepter tiếp nhận oxytocin trong cơ tử cung tăng dần theo tuổi thai
làm cho cơ tử cung càng về cuối thai kỳ càng nhạy cảm với oxytocin [10].
1.1.4. Sơ sinh non tháng
Một số đặc điểm của trẻ sơ sinh non tháng
Cân nặng dưới 2500 gam. Chiều dài dưới 45 cm
-


Da trẻ càng đẻ non càng mỏng, đỏ, nhiều mạch máu dưới da rõ, tổ chức mỡ
dưới da kém phát triển, trên da có nhiều lông tơ. Tổ chức vú và đầu vú chưa
phát triển.
Xương mềm, đầu to so với tỷ lệ cơ thể (1/4), các rãnh xương sọ chưa liền,
thóp rộng, lồng ngực dẹp. Cơ nhẽo, trương lực cơ giảm, tai mềm, sụn vành tai
chưa phát triển.
Các chi luôn trong tư thế duỗi (càng non chi duỗi càng thẳng).
Sinh dục ngoài: trẻ trai tinh hoàn chưa xuống hạ nang, trẻ gái môi lớn chưa
phát triển không che kín âm vật và môi nhỏ. Không có hiện tượng biến động
sinh dục (sưng vú, ra huyết).
Thần kinh luôn li bì, ức chế, ít phản ứng, tiếng khóc nhỏ, các phản xạ bẩm
sinh yếu hoặc chưa có. [11]
Một số phản xạ chưa có, đặc biệt là phản xạ mút. Phổi chưa trưởng thành.
Trung tâm điều nhiệt chưa hoàn chỉnh. Hệ thần kinh phát triển chưa đầy đủ.
Lớp mỡ dưới da dễ bị đông lại nên dễ gây tới hiện tượng cứng bì ở trẻ non
tháng.
Khả năng thích ứng với hoàn cảnh môi trường sống ngoài tử cung còn kém
[1]

-

Nguy cơ tử vong của sơ sinh non tháng
Một thế kỷ trước đây, ngay cả ở châu Âu, trẻ đẻ non không có cơ hội để

sống. Từ năm 1900, Boudin ở Pháp là người đầu tiên chứng minh rằng trẻ đẻ
non có thể cứu sống được với ba điều kiện là: giữ ấm, dinh dưỡng và vệ sinh
sạch sẽ [12].
Tuy nhiên, với đặc điểm chưa có sự trưởng thành một cách hoàn chỉnh
của các cơ quan, tổ chức trong cơ thể, sơ sinh non tháng có tỷ lệ tử vong và
mắc bệnh cao hơn rất nhiều so với trẻ đẻ đủ tháng [2].
Tỷ lệ tử vong và tàn tật của trẻ đẻ non (do tổn thương thần kinh) tỷ lệ
nghịch với tuổi thai [11]:
Theo thống kê của Epipage (Pháp 1997), của Epicure (Anh 1996) tỷ lệ
sống của trẻ đẻ non từ 30 tuần đến 33 tuần tuổi là 80%, đối với trẻ đẻ rất non
từ 23 đến 25 tuần tuổi chỉ có 17% sống sót. [11]


Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Phong tại Bệnh viện Phụ sản Trung
Ương năm 2001 – 2002, tỷ lệ tử vong trẻ non tháng là 27,6%, trong đó tỷ lệ tử
vong của trẻ sơ sinh non tháng theo từng lứa tuổi như sau [5]:
Trẻ sơ sinh ở nhóm tuổi 22 – 27 tuần có tỷ lệ tử vong 100%
Nhóm tuổi thai 28 – 30 tuần tỷ lệ tử vong là 69%
Nhóm tuổi thai 21 – 33 tuần tỷ lệ tử vong là 28%
Nhóm tuổi thai 34 – 36 tuần có tỷ lệ tử vong thấp nhất: 4,2%
Trẻ đẻ non có nguy cơ cao bị di chứng thần kinh với tỷ lệ 1/3 trước
tuần 32, từ 32 -35 tuần tỉ lệ di chứng thần kinh là 1/5, giảm xuống 1/10 sau
35 tuần [2] [7]
- Những nguy cơ thường gặp của sơ sinh non tháng
Hội chứng suy hô hấp:

Là hội chứng rất hay gặp ở trẻ đẻ non [11], do nhiều nguyên nhân gây
nên và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh [13]. Trẻ đẻ càng
non càng nhiều nguy cơ suy hô hấp: 5% ở trẻ 35 -36 tuần, 35% ở trẻ 31-32
tuần [14]. Các nguyên nhân gây suy hô hấp có thể riêng lẻ hay phối hợp [13],
ở trẻ đẻ non thường do:
Bệnh màng trong:
Nguyên nhân do tình trạng thiếu hụt về mặt chức năng chất surfactant ở phổi,
là phức hợp gồm phospholipid và protein do tế bào phổi 2 tổng hợp và bài
xuất trong những tuần cuối của thời kỳ bào thai, sự thiếu hụt surfactant làm
các phế nang bị xẹp, mất chức năng trao đổi không khí [12] [15].
Trẻ càng non tháng, thấp cân thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao. Bệnh thường gặp
khoảng 30% ở trẻ non tháng, ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái. Tỷ lệ mắc bệnh phân
bố theo tuổi thai như sau [13]:
Tuổi thai
≤ 30 tuần
31 – 32 tuần
35-36 tuần
Ngày nay nhờ có các tiến bộ khoa

Tỷ lệ %
>40
35
5
học như surfactant nhân tạo, máy hô hấp

nhân tạo nên đã cứu sống được 70 – 80% trẻ bị bệnh [13].
Nhiễm khuẩn


Hệ thống miễn dịch của sơ sinh non tháng kém nên trẻ rất dễ bị các bệnh

nhiễm khuẩn như viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm ruột hoại tử [15] [11].
Tình trạng nhiễm khuẩn phổi có thể có từ trước, trong và sau đẻ, có liên quan
đến thời gian vỡ ối. Theo Mellwaine có tỷ lệ như sau [13]:
Vỡ ối > 6 giờ: 33% trẻ bị nhiễm khuẩn phổi
Vỡ ối > 12 giờ: 51,7% trẻ bị nhiễm khuẩn phổi.
Vỡ ối > 24 giờ: 90% trẻ bị nhiễm khuẩn phổi.
Xuất huyết
Sư thiếu hụt các yếu tố đông máu như yếu tố V, VII, prothrombin,… làm cho
sơ sinh non tháng dễ bị xuất huyết, đặc biệt là xuất huyết não và phổi [11]
[14]. Nguy cơ xuất huyết càng cao đối với những trẻ bị sang chấn khi sinh.
Vàng da
Vàng da ở trẻ đẻ non thường đậm và kéo dài hơn trẻ đủ tháng do gan chưa
trưởng thành, đặc biệt là thiếu glucoronyl transferase làm tăng bilirubin gián
tiếp. Trẻ đẻ càng non càng dễ có nguy cơ vàng da nhân hơn trẻ đủ tháng [11].
Rối loạn chuyển hóa
Thường gặp là hạ đường huyết, hạ calci máu. Nguyên nhân là do sơ sinh non
tháng có ít hoặc không có glycogen dự trữ ở gan, lớp mỡ dưới da mỏng, hệ
thống enzym chuyển hóa chưa hoàn chỉnh làm cho sơ sinh khó thích nghi với
đời sống độc lập. [15] [11]
1.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây đẻ non
Nguyên nhân gây đẻ non cho đến nay vẫn chưa được hiểu biết tường tận dù
đã có rất nhiều nghiên cứu trong những năm vừ qua. Có nhiều cuộc đẻ người
ta tìm được nguyên nhân, tuy nhiên cũng có nhiều cuộc đẻ non không rõ
nguyên nhân.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ thường đề cập đến bao gồm:
1.2.1. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ về phía mẹ.
-

Tuổi của mẹ:
Tuổi của mẹ không phải là nguyên nhân gây đẻ non. Tuy nhiên ở nhiều


nghiên cứu người ta thấy rằng đối với những và mẹ quá trẻ hoặc lớn tuổi thì
nguy cơ đẻ non tăng lên [7], [5], [14]


Theo Nguyễn Văn Phong thì nguy cơ đẻ non ở những và mẹ dưới 20 tuổi
tăng gấp 2,62 lần so với bình thường [5].
- Các yếu tố kinh tế - xã hội:
Những phụ nữ có điều kiện kinh tế thấp, không được chăm sóc trước sinh
đầy đủ, lao động nặng nhọc trong lúc mang thai làm tăng nguy cơ đẻ non
[12], [7], [5] [14].
Theo Nguyễn Văn Phong, tỷ lệ đẻ non ở những người làm ruộng chiếm tỷ
lệ cao nhất, chiếm tới 43,7% và có nguy cơ đẻ non gấp 1,96 lần so với những
ngành nghề khác [5].
Theo Nguyễn Tiến Lâm, thai phụ không khám thai trước khi sinh có nguy
cơ đẻ non cao gấp 6,96 lần nhóm thai phụ có khám thai trước sinh [6]
Tình trạng nghiện hút thuốc là, rượu hay các chất cocain làm tăng nguy cơ
đẻ non [7], [12], [14]
- Tiền sử sản khoa:
Mẹ có tiền sử đẻ non, sẩy thai, sẹo mổ cũ ở tử cung làm tăng nguy cơ đẻ
non ở những lần thai sau. Những phụ nữ có tiền sử sinh non thì nguy cơ tái
phát 25 – 50%, nguy cơ này tăng cao nếu có nhiều lần sinh non trước đó. [7].
Có nhiều nguyên nhân để lý giải điều này trong đó có những bất thường về
giải phẫu và chức năng của hệ sinh dục như tử cung nhỏ, tử cung có u xơ, tử
cung hai buồng, hở eo tử cung, rối loạn chức năng buồng trứng làm giảm tiết
progesteron….
Trong nghiên cứu của Nguyễn Tiến Lâm tại Bệnh viện Phụ sản Trung
ương, nhóm thai phụ có tiền sử sảy thai, đẻ non có nguy cơ đẻ non cao gấp
2,82 lần so với nhóm không có tiền sử sảy thai, đẻ non. [6].
Theo Nguyễn Tiến Lâm, nếu thai phụ có tiền sử đẻ non 1 lần nguy cơ đẻ

non tăng 4,19 lần, nếu tiền sử đẻ non ≥ 2 lần thì nguy cơ bị đẻ non tăng 6,6
lần so với nhóm không đẻ non [5].
Những phụ nữ đẻ nhiều lần cũng làm tăng nguy cơ đẻ non ở những lần
mang thai tiếp theo [12], [14].
- Nguyên nhân do bệnh lý của mẹ:
Bệnh lý toàn thân


Các bệnh lý nhiễm trùng toàn thân hay tại chỗ do vi khuẩn, virus, ký sinh
trùng như: nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm phổi, viêm gan, lao, sốt rét, sốt
xuất huyết, viêm ruột thừa … làm tăng nguy cơ đẻ non [1], [12], [7].
Các bệnh lý nội khoa mạn tính hay bệnh lý mẹ do thai nghén gây ra như
tăng huyết áp, tiền sản giật, bệnh lý tim mạch, thiếu máu, nhiễm độc … cũng
gây nguy cơ đẻ non do những bất ổn của mẹ hoặc những bất ổn của thai do
những bệnh lý này gây ra [1], [7], [12].
Các sang chấn trực tiếp vào tử cung hay gián tiếp như sau các phẫu thuật,
đặc biệt là phẫu thuật vùng bụng, chiếu xạ, sốc điện … [1], [7].
Các sang chấn về tinh thần, stress cũng làm tăng nguy cơ đẻ non [12]
Các bệnh lý về hệ thống miễn dịch, đặc biệt như Hội chứng kháng thể
kháng PhosphoLipid, bệnh Lupus ban đỏ hệ thống… [7].
Nguyên nhân tại chỗ [7]
Tử cung dị dạng bẩm sinh: chiếm 5% trong đẻ non. Nếu có nguyên
nhân này thì nguy cơ đẻ non là 40%. Các dị dạng thường gặp: tử cung hai
sừng, một sừng, tử cung kém phát triển, vách ngăn tử cung.
Bất thường mắc phải ở tử cung: dính buồng tử cung, u xơ tử cung, tử
cung có sẹo.
Hở eo tử cung: 100% đẻ non nếu không được điều trị.
Các can thiệp phẫu thuật tại cổ tử cung như khoét chóp… viêm nhiễm âm
đạo – cổ tử cung cũng là những nguyên nhân gây đẻ non.
1.2.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ về phía thai nhi:

-

Đa thai: đa thai làm cho tử cung căng giãn quá mức dẫn đến chuyển dạ đẻ
non [1], [7], [12], [14]. Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Phong tỷ lệ đẻ
non của những thai phụ đa thai là 24,25% cao gấp 3,84 lần so với tỷ lệ đẻ

-

non ở những thai phụ có một thai là 6,32% [5].
Có thai sau thụ tinh nhân tạo (IVF), có thai sau chuyển giao tử vào vòi tử

-

cung
Thai dị dạng như: thai vô sọ, não úng thủy, bụng cóc, tam bội thể 18, hội
chứng Potter… thường kèm theo đa ối gây đẻ non [1], [7].

1.2.3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ về phía phần phụ của thai:


-

Ối vỡ non, rỉ ối: là nguyên nhân hay đề cập đến gần đây. Ối vỡ non, rỉ ối
gây thay đổi thể tích tử cung làm cho tử cung dễ bị kích thích. Ngoài ra
những trường hợp ối vỡ non, rỉ ối còn có nguy cơ viêm nhiễm tại chỗ, làm
tăng tiết PG và phát sinh chuyển dạ đẻ non. Ối vỡ non chiếm 30% các
cuộc chuyển dạ đẻ non [7]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Tiến Lâm, nhóm
thai phụ bị rỉ ối có nguy cơ đẻ non cao gấp 10,2 lần so với các thai phụ

-


không bị bệnh [6].
Đa ối: đa ối làm cho tử cung giãn quá mức dễ phát sinh chuyển dạ đẻ non,

-

đặc biệt là đa ối cấp [7], [1], [14].
Rau tiền đạo: 10% trong các trường hợp đẻ non vì gây chảy máu trước đẻ
hay ối vỡ [7], 52% trường hợp các thai phụ bị rau tiền đạo có con non

-

tháng, nhẹ cân [24].
Rau bong non cũng là nguyên nhân gây đẻ non [1], [7].
Theo Nguyễn Văn Phong, rau tiền đạo có nguy đẻ non tăng 5,03 lần, rau
bong non tăng 8 lần.

1.2.4. Chưa rõ nguyên nhân :
Trên 50% các cuộc chuyển dạ đẻ non không tìm thấy nguyên nhân [1], [7]
mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu tìm hiểu về nguyên nhân đẻ non đã được
tiến hành. Đây chính là lý do mà phòng chống đẻ non hiện nay vẫn còn là một
vấn đề hết sức nan giải.
1.3. Chẩn đoán
Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa 2015 của Bộ Y
tế [2]:
1.3.1. Dọa đẻ non:
-

-


Triệu chứng cơ năng:
Đau bụng từng cơn, không đều đặn, tức nặng bụng dưới, đau lưng.
Ra dịch âm đạo dịch nhầy, lẫn máu
Triệu chứng thực thể:
Cơn co tử cung thưa nhẹ (2 cơn trong 10 phút, thời gian dưới 30 giây)
Cổ tử cung đóng, hoặc xóa mở dưới 2cm


1.3.2. Đẻ non:
-

Triệu chứng cơ năng: đau bụng cơn, đều đặn, các cơn đau tăng dần. Ra dịch

-

âm đạo, dịch nhầy, máu, nước ối.
Triệu chứng thực thể: cơn co tử cung (tần số 2 – 3, tăng dần). Cổ tử cung xóa
trên 80%, mở trên 2cm. Thành lập đầu ối hoặc vỡ ối.
1.3.3. Cận lâm sàng:

-

Test fibronectin: test dương tính khi nồng độ fibronectin > 50ng/ml, khả năng
xảy ra đẻ non trong vòng 7 ngày ở những thai phụ này sẽ cao hơn 27 lần so

-

với những người có test âm tính.
Đo chiều dài cổ tử cung bằng siêu âm đường bụng, đường âm đạo hoặc tầng
sinh môn. Nếu dưới 25 mm thì nguy cơ đẻ non cao [7]. Tại tuổi thai tuần thứ

28 – 30, khi độ dài cổ tử cung dưới 32 milimet là chỉ số cảnh báo sẽ có 1/3
sinh non sau này, và trong nhóm sinh non sau này, giới hạn 32milimet ở tuổi
thai tuần thứ 28 – 30 có khả năng tiên đoán đúng tới khoảng 2/3 các trường

-

hợp [19]
Dịnh lượng hCG dịch cổ tử cung : trên 32mUI/ml nguy cơ đẻ non sẽ cao hơn

-

xấp xỉ 20 lần.
Monitoring sản khoa : cho phép theo dõi, đánh giá tần số, độ dài, cường độ

-

cơn co tử cung.
Một số xét nghiệm tìm nguyên nhân và tiên lượng : xét nghiệm vi khuẩn ở cổ
tử cung, nước tiểu, CRP, huyết học, sinh hóa máu, men gan….
1.3.4. Đánh giá tuổi thai:
Chẩn đoán tuổi thai chủ yếu dựa vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt
cuối cùng, dựa vào kết quả siêu âm đặc biệt là trong những tháng đầu của thời
kỳ thai nghén hoặc dựa vào đặc điểm của sơ sinh sau khi đẻ.
Dựa vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng : đó là thời điểm các
tác giả coi đó là ngày đầu tiên của thai kỳ mặc dù đó không phải là ngày thụ thai.
Xác định tuổi thai theo ngày đẩu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng chỉ có giá
trị ở những người có vòng kinh đều và có ghi chép cẩn thận [1].


Dựa vào siêu âm ước lượng tuổi thai : có nhiều phương pháp đo siêu âm

để chẩn đoán tuổi thai như đo chiều cao tử cung (từ 6 đến 20 tuần), đo đường
kính ngang và đường kính trước sau tử cung, đo kích thước túi ối, đo chiều
dài đầu mông, đo chiều dài xương đùi, đo đường kính lưỡng đỉnh, … Đối với
những giai đoạn đầu tiên của thời kỳ thai nghén thì kích thước túi ối có liên
quan mật thiết với tuổi thai tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối. Khi thai lớn lên từ
6 đến 14 tuần thì phương pháp đo kích thước đầu mông có giá trị chẩn đoán
tuổi thai cao, độ sai lệch từ 4 đến 7 ngày gặp trong 95% các trường hợp. Thai
lễ ở tuần thứ 16 thì phương pháp đo đường kính lưỡng đỉnh của thai là
phương pháp có giá trị để chẩn đoán tuổi thai [16].
Đánh giá sơ sinh non tháng : dựa vào các đặc điểm hình thái học, sự
trưởng thành của các cơ quan, tổ chức trong cơ thể người ta có thể đánh giá
được sơ sinh non tháng. Có nhiều bảng đánh giá tuổi thai như bảng của
Finntrom, bảng Dubowit hoặc bảng đánh giá tuổi thai của Bệnh viện Nhi
Trung ương… [11].
1.4. Thái độ xử trí
Mục đích của y học là hạn chế tỷ lệ đẻ non, tỷ lệ bệnh tật và tử vong sơ
sinh. Do đó việc đánh giá các biểu hiện lâm sàng, sự tiến triển của bệnh lý và
khả năng điêu trị là rất quan trọng để có thái độ xử trí phù hợp.
1.4.1. Ức chế chuyển dạ
Chỉ định [1]:
Thai khỏe
Tuổi thai ≤ 35 tuần (có thể đến 37 tuần)
Cổ tử cung mở ≤ 4 cm.
Màng ối còn nguyên vẹn.
- Chống chỉ định [1]:
Các bệnh toàn thân của người mẹ không cần giữ thai như bệnh tim, tăng
-

huyết áo, đái tháo đường, các bệnh sốt nhiễm khuẩn…
Suy thai không hồi phục theo dõi bằng monitoring sản khoa.

Các trường hợp thai dị dạng.


Các tai biến sản khoa cần đẻ sớm như rau bong non, rau tiền đạo chảy máu
nhiều, tiền sản giật, sản giật, các bệnh tan máu, đa ối.
Nhiễm trùng ối, sa màng ối.
- Các phương pháp điều trị :
Nghỉ ngơi :
Nằm nghỉ tuyệt đối tại giường là yếu tố quan trọng hàng đầu trong ức
chế chuyển dạ. Chỉ riêng việc này có thể ức chế chuyển dạ thành công tới
50% các trường hợp. Nên nằm nghiêng trái để cải thiện tuần hoàn rau thai [1].
Sử dụng thuốc giảm co tử cung :
Thuốc hướng beta giao cảm
Được sử dụng lần đầu vào năm 1961. Thuốc có tác dụng kích thích các
thụ cảm quan beta-adrenecrgic ở cơ tử cung (qua việc ức chế men điều hòa
myosin) và làm giảm canxi tự do trong tế bào làm cho cơ không co bóp.
Thuốc đã được chứng minh làm kéo dài tuổi thai trước khi đẻ khoảng 48-72
giờ [17].
Thuốc có nhiều tác dụng phụ: phù phổi, suy hô hấp ở người lớn, tăng
huyết áp tâm thu, và giảm huyết áp tâm trương, tim nhịp nhanh ở cả mẹ và
thai, giam kali huyết và tăng nồng độ glucose, insulin và acid lactic trong máu
[1]. Dừng thuốc nếu nhịp tim > 120 lần/phút [2].
Chống chỉ định trong bệnh tim, cường giáp, tăng huyết áp, đái tháo
đường, chảy máu nhiều, các bệnh gan thận mạn tính, nhiễm khuẩn ối. Các
bệnh nhân trên 35 tuổi cũng có chống chỉ định [1], [2], [7].
Salbutamol: 5mg pha trong 500ml Glucose 5%, truyền tĩnh mạch 20
giọt/phút (10mcg/phút), liều tối đa 45 giọt/ phút. Khi đã cắt được cơn co,
chuyển sang liều duy trì: viên 4mg, ngậm 1 - 2 viên/ngày [2].
Thuốc chẹn kênh calci: Nifedipine
Được sử dụng từ những năm 1980. Thuốc có tác dụng gắn kết vào những

kênh canxi loại L ở cơ tử cung làm ức chế hoạt động của kênh này một cách
chậm rãi từ đó làm giảm lượng canxi trong tế bào làm cơ không co bóp [17].
Thuốc được chứng minh làm kéo dài tuổi thai trước đẻ từ 48 – 72 giờ,
có ưu thế hơn so với thuốc hướng beta giao cảm vì ít tác dụng phụ tuy nhiên


vẫn có một số tác dụng phụ: nóng bừng mặt, buồn nôn, tụt huyết áp thoáng
qua [2], [7].
Nifedipine: liều tấn công 20mg ngậm dưới lưỡi trong 20 phút, tối đa
03 liều. Sau khi cắt cơn co duy trì Nifedipine chậm 20mg, uống 6-8h /lần.
Theo dõi huyết áp khi dùng thuốc, chống chỉ định nếu huyết áp thấp <
90/50mmHg [2].
Magnesium Sulfate:
Thuốc tác dụng bằng cách ngăn sự khuếch tán của calcium vào cơ tử
cung, do đó nồng độ ion calci trong tế bào thấp và cơ tử cung ở trại thái nghỉ.
Thuốc ít có tác dụng hơn các thuốc beta hướng giao cảm và ít tác dụng phụ.
Là thuốc thay thế cho các thuốc beta hướng giao cảm khi có chống chỉ định
dùng các thuốc này hoặc ngộ độc thuốc [1].
Liều lượng: liều tấn công 4-6g pha trong 100ml Glucose 5%, truyền
TM trong 20 phút. Liều duy trì: 2g/h truyền tĩnh mạch trong 12h, sau đó 1g/h
trong 24h. Tai biến: nóng bừng mặt, giảm phản xạ gân xương, ức chế hô hấp,
ngừng thở, ngừng tim. Cần theo dõi nồng độ ion Mg huyết thanh trong giới
hạn 5-7mg/dL. Thử phản xạ gân xương để phát hiện quá liều thuốc. Nếu có,
tiêm canxi gluconat để giải độc [1] [2].
Thuốc ức chế tổng hợp Prostaglandin (Indomethacin):
Cơ chế: enzyme cyclooxygenase có tác dụng chuyển đổi acid
arachidonic thành các prostaglandin. Các thuốc ức chế tổng hợp prostaglandin
bằng cách ức chế enzyme này do đó làm giảm co tư cung. Chỉ có một loại
được sử dụng trong lâm sàng là Indomethacin [1], [9].
Indomethacin liều 25mg/6 giờ trong 5 ngày hoặc nhét hậu môn 100mg

sau đó uống 25mg/6 giờ cho đến 24 giờ sau khi không còn cơn go nữa. Thuốc
này có những tác động ngược trên thai nhi: co thắt ống động mạch, tăng áp
lực phổi, thiểu ối, xuất huyết não thất, viêm ruột hoại tử và tăng bilirubine
huyết [7].


Thuốc tranh chấp oxytocin ở cơ tử cung (Atosiban)
Atosiban là thuốc tranh chấp với thụ cảm quan của oxytocin ở trên cơ
tử cung bằng cách ức chế hoạt động của oxytocin lên cơ tử cung. Về bản chất,
atosiban tính chất hóa học giống với oxytocin và vasopressine.
Liều lượng: ống 6,75mg pha trong 9ml nước muối sinh lý, tiêm tĩnh
mạch. Duy trì dịch truyền tốc độ 300mg/phút kéo dài trong 3 giờ. Sau đó
truyền 100mg/phút trong vòng 15-45 giờ.
Thuốc có ít tác dụng phụ tuy nhiên giá thành điều trị cao [17].
Các nghiên cứu so sánh hiệu quả của các thuốc cho thấy không có thuốc nào
có ưu thế vượt trội. Tất cả những thuốc này chỉ có thể kéo dài thời gian mang
thai trong một khoảng thời gian hạn chế từ 2 -7 ngày, đây là khoảng thời gian
để sử dụng steroid và vận chuyển bà mẹ đến cơ sở y tế có phòng hồi sức sơ
sinh. Sự lựa chọn thuốc phụ thuộc vào một số điều kiện kinh tế xã hội, giá cả,
tác dụng phụ và thói quen của người thầy thuốc [7], [17].
Kháng sinh:
Liệu pháp Corticoid:
Thuốc có tác dụng tăng cường sản xuất surfactan, thúc đẩy sự trưởng thành
của mô liên kết, làm giảm suy hô hấp ở trẻ non tháng. Sử dụng corticoid ở mẹ
làm giảm từ 40 – 60 nguy cơ bệnh màng trong ở sơ sinh [2], [7].
Chỉ định cho thai từ 28 đến hết 34 tuần tuổi, có thể sử dụng một trong
các thuốc sau ở các tuyến y tế [2]:
Bethamethasone 12mg, 2 liều tiêm bắp cách nhau 24h.
Hoặc Dexamethasone 6mg/lần, tiêm bắp 4 lần cách nhau 12h.
Các yếu tố tiên lượng:

Đánh giá nguy cơ dọa đẻ non dựa vào 2 chỉ số:
Chỉ số Gruber:
Dựa vào 4 yếu tố: cơn go, thay đổi ở cổ tử cung, ối vỡ, ra máu âm đạo và
-

người ta đã xây dựng nên một chỉ số doạ đẻ non [1], [7].


Chỉ số Gruber
Điểm
Cơn

co

1
tử

cung
Ối vỡ
Ra máu
Mở cổ tử cung

2

3

4

Không đều Đều
Vừa

1cm

Có thể
> 100ml
2cm

Rõ ràng
3cm

≥ 4cm

Khả năng đình chỉ chuyển dạ thành công ( theo chỉ số doạ đẻ non )
Chỉ số
Chuyển dạ ngừng lại

1
2
(%) 100 90

3
84

4
38

5
11

6
7


≥7
0

Chỉ số Bishop:
Điểm
Độ

mở

CTC
Độ

xóa

CTC
Độ lọt


thế

CTC
Mật

độ

CTC

0


1

2

3

0 cm

1-2 cm

3-4cm

>5cm

0-30%

40-50%

60-70%

>80%

-3

-2

-1, 0

+1, +2


Ngã trước

Trung gian

Ngã sau

Cứng

Trung bình

mềm

Đánh giá
Nếu Bishop > 6 điểm: nguy cơ đẻ non cao
Nếu Bishop > 9 điểm: chắc chắn chuyển dạ
Cộng 1 điểm cho các trường hợp: con dạ. Trừ 1 điểm cho các trường hợp: con so
1.4.2. Xử trí khi ức chế chuyển dạ không thành công


Cần có sự theo dõi và xử trí đặc biệt trong khi chuyển dạ và có phòng chăm
sóc tích cực cho các trẻ non tháng sau đẻ [1].
Các sang chấn cho thai và trẻ sơ sinh non tháng gồm có:
-

Chảy máu nội tạng, đặc biệt là chảy máu não
Ứ đọng và nhiễm trùng phổi, xẹp phổi, thiếu surfactant
Các tổn thương của thai non tháng do thành mạch quá yếu và các rối loạn

đông máu vì thiếu prothrombin sinh lý ở trẻ sơ sinh trong những ngày đầu.
Nguyên nhân nữa là do ngạt và các sang chấn cơ học trong cuộc đẻ do hộp sọ

quá mỏng. Sốc và rối loạn tuần hoàn cho các thai non tháng khi chuyển từ đời
sống trong tử cung ra cuộc sống ngoài tử cung cũng làm cho tiên lượng của
trẻ non tháng xấu thêm.
Xử trí trong chuyển dạ:
-

Làm bền vững thành mạch của trẻ sơ sinh bằng cách cho mẹ uống hay

-

tiêm khi mới bắt đầu chuyển dạ các loại vitamin C, K, E và P.
Hồi sức thai và chống ngạt: cho mẹ thở oxy ngắt quãng, mỗi lần 10 phút,
3-4 đợt/giờ với tốc độ 6-8l/phút.
Tránh các sang chấn cho thai: bảo vệ đầu ối cho đến khi cổ tử cung mở hết

hoặc gần hết. Hạn chế sử dụng oxytocin. Giúp cho thai dễ sổ bằng cách cắt
rộng tầng sinh môn khi sổ thai.
- Hạn chế các thuốc giảm co bóp tử cung, và các thuốc giảm đau vì có nguy
-

cơ làm ức chế trung tâm hô hấp của thai.
Trong các trường hợp vỡ ối, đề phòng nhiễm trùng ối bằng kháng sinh

-

toàn thân.
Tránh mất nhiệt cho trẻ mới đẻ, đảm bảo đủ ấm cho trẻ.


Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, đối tượng nghiên
cứu là hồ sơ bệnh án của các sản phụ đẻ non tại bệnh viện trong năm 2014
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng của nhóm nghiên cứu
Hồ sơ bệnh án của các sản phụ đẻ non có tuổi thai từ 22 tuần đến 37
tuần tính theo ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng. Hồ sơ bệnh án rõ ràng, đầy đủ
thông tin.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
Loại trừ những sản phụ không xác định chính xác tuổi thai (không nhớ ngày
kinh cuối cùng, không siêu âm đánh giá tuổi thai quý 1..)
Những trường hợp đình chỉ thai nghén do thai dị dạng, thai chết lưu hoặc do
các lý do xã hội
Những hồ sơ bệnh án không được ghi chép đầy đủ các dữ liệu cần thiết theo
yêu cầu nghiên cứu.
2.2. Địa điểm nghiên cứu:
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ 1/1/2014 đến 31/12/2014
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp hồi cứu mô tả cắt ngang có so
sánh
2.5. Cỡ mẫu – kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu
-

Cỡ mẫu :
n=


Trong đó:

n : cỡ mẫu nghiên cứu
: 1,96
p = 0,1 (Tỷ lệ đẻ non theo nghiên cứu của Nguyễn Tiến Lâm tại Bệnh viện
Phụ sản Trung ương năm 2008 là 10,9% [6])
Δ = 0,04
Thay vào công thức:
n = . = 216
Như vậy:
-

Cỡ mẫu nghiên cứu là 220 sản phụ đẻ non năm 2014
Với mục tiêu “nhận xét các yếu tố nguy cơ đẻ non” chúng tôi chọn thêm
nhóm so sánh:
Chọn những thai phụ vào đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong năm 2014 có

-

tuổi thai từ 38 tuần đến 41 tuần tính theo ngày đầu của kỳ kinh cuối.
Cỡ mẫu nhóm so sánh là 220.
Kỹ thuật chọn mẫu:
Nhóm nghiên cứu: chọn các trường hợp đẻ non đủ tiêu chuẩn nghiên cứu đến
khi đủ cỡ mẫu thì dừng lại.
Nhóm so sánh: chọn ngẫu nhiễn các bệnh án đẻ đủ tháng đến khi đủ cỡ mẫu
thì dừng lại. Các bệnh án này cũng cần phải đầy đủ các thông tin cần thiết
theo yêu cầu nghiên cứu.
2.6. Nội dung nghiên cứu
2.6.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Tuổi thai khi sinh được chia theo 3 nhóm:
Nhóm 22 – 27 tuần



Nhóm 28 – 34 tuần
Nhóm 35 – 37 tuần
2.6.2. Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến đẻ non:
-

Tuổi sản phụ: theo 5 nhóm tuổi: nhóm ≤ 20 tuổi, 21 – 25 tuổi, 26 – 30 tuổi, 31

-

– 35 tuổi và ≥ 36 tuổi.
Nghề nghiệp: cán bộ, công nhân, nông dân, nghề tự do.
Nơi ở: thành phố (bao gồm nội thành Hà Nội và các thành phố khác) và nông

-

-

-

thôn (ngoại thành Hà Nội và các huyện thuộc tỉnh khác).
Tiền sử đẻ: chia ra 2 nhóm
Nhóm con so.
Nhóm con rạ.
Tiền sử một số yếu tố liên quan
Tiền sử nạo hút thai
Tiền sử sẩy thai, đẻ non: chia ra 2 nhóm:
Nhóm sẩy thai, đẻ non 1 lần
Nhóm sẩy thai, đẻ non ≥ 2 lần
Tình trạng bệnh lý của sản phụ khi đẻ:

Các bệnh lý toàn thân như bệnh về tim mạch, bệnh gan mật,…
Sang chấn, chấn thương trong thời kỳ thai nghén
Các bệnh lý về thai nghén: đái tháo đường, tiền sản giật và sản giật, …
Các bệnh lý về cơ quan sinh dục: tử cung dị dạng, các bệnh lý tử cung, hở eo

-

tử cung, viêm nhiễm âm đạo – cổ tử cung….
Tình trạng thai khi vào viện: số lượng thai trên một sản phụ, hình thái thai

-

(các dị dạng thai)
Tình trạng phần phụ của thai: đa ối, ối vỡ non, rỉ ối, rau bong non, rau tiền

-

đạo, nhiễm trùng ối.
Tình trạng sơ sinh sau đẻ:
Trọng lượng thai khi đẻ
Chỉ số Apgar sau đẻ 1 phút và 5 phút.
2.7. Xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp toán thống kê y học

-

bằng máy vi tính với chương trình SPSS 22.
Các thuật toán được sử dụng:
Phương pháp thống kê tính tỷ lệ phần trăm (%)



-

Kiểm định χ2 để xác định mức độ khác nhau có ý nghĩa khi so sánh hai tỷ lệ.
Phương pháp tính RR và OR khi phân tích một số yếu tố liên quan.


×