Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG môi TRƯỜNG nước mặt tại xã PHÚ cát, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ hà nội 6 THÁNG đầu năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN TIẾN DŨNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
TẠI XÃ PHÚ CÁT, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2020

Hà Nội, năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “ Đánh giá chất lượng nước mặt tại xã Phú Cát, huyện
Quốc Oai, thành phố Hà Nội 6 tháng đầu năm 2020 ” là kết quả nghiên cứu của bản
thân.
Kết quả nghiên cứu khóa luận này dựa trên các kết quả thu được trong quá trình
nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép bất kỳ kết quả nào của tác giả nào khác. Nội
dung khóa luận có tham khảo một số thông tin tài liệu từ các nguồn sách, báo chí,
được liệt kê trong tài liệu tham khảo.
Nếu khóa luận có sự sao chép từ các công trình nghiên cứu khoa học nào khác,
tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Tiến Dũng

1



2


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm sâu sắc và chân thành, em xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy
cô, các cơ quan và cá nhân đã hỗ trợ, giúp đỡ em rất nhiệt tình trong quá trình học tập
và nghiên cứu đề tài.
Trước hết em xin cảm ơn các thầy cô khoa Môi Trường của Trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội đã quan tâm và chỉ bảo tận tình để em có thể hoàn
thành khóa luận với tên đề tài: “Đánh giá chất lượng Môi trường nước mặt xã Phú
Cát, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội 6 tháng đầu năm 2020 ”.
Đặc biệt em xin cảm ơn ThS. Đỗ Thị Hiền đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn và
đóng góp ý kiến về nội dung của khóa luận để em hoàn thành trong thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô quản lý Phòng thí nghiệm đã cho phép và
tạo điều kiện để em làm phân tích tại Phòng thí nghiệm Khoa Môi trường.
Cuối cùng em xin cảm ơn lãnh đạo và các ban ngành của UBND xã Phú Cát giúp
đỡ và ủng hộ em trong quá trình thực hiện khóa luận.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng với điều kiện thời gian và vốn kinh nghiệm
còn hạn chế khóa luận này sẽ không tránh khói những thiếu sót. Em mong nhân được
sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có điều kiện bổ xung, nâng cao kiến
thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Tiến Dũng

3


MỤC LỤC

MỤC LỤC................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................viii
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề.................................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu..................................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............................................................3
1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Phú Cát.................................3
1.1.1. Điều kiện tự nhiên...............................................................................................3
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội....................................................................................6
1.2. Tổng quan chung về nước mặt xã Phú Cát............................................................8
1.2.1. Tài nguyên nước mặt xã Phú Cát........................................................................8
1.2.2. Chất lượng nước mặt xã Phú Cát........................................................................8
1.3. Các thông số cơ bản đánh giá chất lượng môi trường nước..................................9
1.3.1. Các chỉ tiêu vật lý...............................................................................................9
1.3.2. Các chỉ tiêu hóa học..........................................................................................10
1.3.3. Chỉ tiêu vi khuẩn học........................................................................................11
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....12
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................12
2.2. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................12

4


2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu............................................................................12
2.2.2. Phương pháp thực nghiệm................................................................................12
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................30
3.1. Đánh giá độ lặp của các phương pháp phân tích.................................................30

3.2. Kết quả xác định các thông số trong nước mặt xã Phú Cát, huyện Quốc Oai,
thành phố Hà Nội.........................................................................................................30
3.2.1. Kết quả các thông số đo nhanh..........................................................................32
3.2.2. Kết quả thông số phân tích trong phòng thí nghiệm..........................................34
3.3. Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt xã Phú Cát, huyện Quốc Oai, thành
phố Hà Nội..................................................................................................................42
3.3.1. Tính toán giá trị WQI........................................................................................42
3.3.2. Bản đồ phân vùng chất lượng nước WQI tại xã Phú Cát, huyện Quốc Oai, thành
phố Hà Nội..................................................................................................................45
3.3.3. Luận giải nguyên nhân ô nhiễm........................................................................46
3.3.4. Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước mặt tại xã Phú Cát........................48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................52
PHỤ LỤC

5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2019 xã Phú Cát [12]........................................4
Bảng 2.1: Vị trí và đặc điểm lấy mẫu...........................................................................13
Bảng 2.2: Phương pháo bảo quản mẫu.........................................................................14
Bảng 2.3: Phương pháp đo nhanh các thông số...........................................................15
Bảng 2.4: Các phương pháp phân tích các chỉ tiêu......................................................16
Bảng 2.4 Các bước tiến hành xây dựng đường chuẩn NH4+.........................................20
Bảng 2.5 Các bước tiến hành xây dựng đường chuẩn NO2-.........................................21
Bảng 2.6 Các bước xây dựng đường chuẩn NO3-.........................................................22
Bảng 2.7 Các bước tiến hành xây dựng đường chuẩn PO43-.........................................23
Bảng 2.8 Xây dựng đường chuẩn Cu...........................................................................25
Bảng 2.9 Xây dựng đường chuẩn Pb...........................................................................26

Bảng 2.10. Độ lặp lại tối đa chấp nhận tại các nồng độ khác nhau theo AOAC [5].....28
Bảng 3.1: Kết quả đánh giá độ lặp lại của các phương pháp phân tích........................30
Bảng 3.2: Kết quả đo nhanh và phân tích trong phòng thí nghiệm của các thông số...31
Bảng 3.3: Kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước WQI tại xã Phú Cát 6 tháng đầu
năm 2020..................................................................................................................... 42
Bảng 3.4. So sánh mục đích sử dụng nước trong thực tế và chất lượng nước..............43

6


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ hành chính xã Phú Cát........................................................................3
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí lấy mẫu......................................................................................14
Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện giá trị pH tại các vị trí lấy mẫu..........................................32
Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện giá trị độ đục tại các vị trí lấy mẫu....................................33
Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện giá trị DO tại các vị trí lấy mẫu.........................................34
Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện hàm lượng COD tại các vị trí lấy mẫu...............................34
Hình 3.5: Biểu đồ hàm lượng BOD5 tại các vị trí lấy mẫu...........................................35
Hình 3.6: Biểu đồ thể hiện hàm lượng TSS tại các vị trí lấy mẫu................................36
Hình 3.7: Biểu đồ hàm lượng NO2- tại các vị trí lấy mẫu.............................................36
Hình 3.8: Biểu đồ thể hiện hàm lượng NO3- tại các vị trí lấy mẫu...............................37
Hình 3.9: Biểu đồ thể hiện hàm lượng NH4+ tại các vị trí lấy mẫu...............................38
Hình 3.10: Biểu đồ hàm lượng PO43- tại các vị trí mẫu.................................................39
Hình 3.11: Biểu đồ hàm lượng Cl- tại các vị trí lấy mẫu..............................................39
Hình 3.12: Biểu đồ hàm lượng Cu tại các vị trí...........................................................40
Hình 3.13: Biểu đồ hàm lượng Pb tại các vị trí............................................................41
Hình 3.14: Mật độ Coliform tại các vị trí....................................................................41
Hình 3.15: Bản đồ phân vùng chất lượng nước WQI tại xã Phú Cát............................45

7



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT

: Bộ Tài nguyên Môi Trường

BVMT

: Bảo vệ môi trường

BVTV

: Bảo vệ thực vật

QCCP

: Quy chuẩn cho phép

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCMT

: Tổng cục môi trường

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam


TP

: Thành Phố

UBND

: Ủy ban nhân dân

VSV

: Vi sinh vật

8


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Tài nguyên nước là nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào
những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công
nghiệp, dân dụng, thải và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt.
Vì vậy tài nguyên nước là nguồn tài nguyên vô cùng giá trị đối với sự sống của con
người cũng như sự sống của các sinh vật trên toàn thế giới, tuy nhiên nguồn tài nguyên
này đang ngày càng bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng do tác động của con
người và các thiên tai môi trường.
Ngày nay việc bảo vệ nguồn nước và sử dụng một cách hợp lý các nguồn tài
nguyên thiên nhiên đang là vấn đề được ưu tiên số một, đặc biệt khi sự ô nhiễm các
nguồn nước đang ngày càng trở nên trầm trọng, đe dọa cuộc sống của loài người và
gây ra nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống.
Việt Nam là quốc gia đang có tốc độ phát triển vũ bão – đó là một tín hiệu đang

mừng. Thế nhưng việc có tốc độ phát triển vượt bậc như vậy lại kéo theo hệ quả là môi
trường của chúng ta đang bị ô nhiễm nghiêm trọng đặc biệt là môi trường nước. Ở các
khu vực ngoại ô của các thành phố lớn đặc biệt là thành phố hoạt đông nông nghiệp đã
gây ảnh hưởng không nhỏ lên môi trường nước, hơn thế nữa việc di dời và xây dựng
các nhà máy xí nghiệp, các khu công nghiệp đến các địa bàn này cũng làm tăng áp lực
lên môi trường nước về lượng nước thải, rác thải, lượng nước tiêu thụ.
Cùng với đà phát triển mạnh mẽ trên mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội của đất
nước trong những năm qua xã Phú Cát, huyện Quốc Oai từ một xã trồng lúa nước cũng
đã có rất nhiều các hộ làm kinh tế chăn nuôi theo quy mô lớn, ngoài ra cũng có rất
nhiều các nhà máy, xí nghiệp được đặt trên địa bàn xã góp phần tạo thu nhập đáng kể,
nâng cao mức sống của người dân. Việc chăn nuôi trồng trọt cũng như hoạt động của
các nhà máy và hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người dân chưa qua xử lí đã phần
nào gây ra một số vấn đề về môi trường. Các vấn đề môi trường cần giải quyết như ô
nhiễm không khí, chất thải rắc và đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường nước mặt.
Tình trạng ô nhiễm môi trường nước hiện tại gây ảnh hưởng rất lớn tới mĩ quan và đặc
biệt là sức khỏe con người trong xã.
Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “ Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt
tại xã Phú Cát, huyện Quốc Qai, thành phố Hà Nội 6 tháng đầu năm 2020” .

1


2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được chất lượng môi trường nước mặt tại xã Phú Cát, huyện Quốc Oai,
thành phố Hà Nội 6 tháng đầu năm 2020.
3. Nội dung nghiên cứu
Tổng quan tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phú Cát, huyện
Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
Tổng quan về nước mặt xã Phú Cát: tài nguyên nước mặt và hiện trạng chất
lượng nước trên địa bàn xã.

Khảo sát thực tế, lập kế hoạch và thực hiện quan trắc môi trường nước mặt ở một
số thủy vực của xã xã Phú Cát, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
Lấy mẫu nước theo 1 đợt, tại 10 điểm(1 điểm nền)
Thực hiện quan trắc hiện trường và đo các chỉ tiêu đo nhanh: nhiệt độ, DO, pH,
độ đục.
Phân tích các chỉ tiêu trong phòng thí nghiệm: TSS, COD, BOD5, PO43-, NH4+,
Coliform, NO2-, NO3-, Pb, Cu, Cl-.
Đánh giá độ lặp của các phép thử phân tích tại 1 vị trí.
Đánh giá chất lượng nước mặt xã Phú Cát theo chỉ số chất lương WQI theo
“Hướng dẫn kỹ thuật tính toán và công bố chỉ số chất lượng nước của Việt Nam” ban
hành theo quyết định 1460/QD-TCMT của Tổng cục Môi Trường ngày 12/11/2019 [6].
Luận giải nguyên nhân gây ô nhiễm.
Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý chất lượng nước mặt tại xã và đề xuất biện
pháp quản lý và sử dụng nguồn nước phù hợp.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2


1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Phú Cát
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Xã Phú Cát là một xã phía Tây của huyện Quốc Oai thuộc vùng bán sơn địa phía
tây huyện Quốc Oai, cách trung tâm huyện khoảng 12 km và có tổng diện tích đất tự
nhiên của xã là 1.120,7 ha. Ranh giới của xã được xác định:
- Phía Bắc giáp xã Thạch Hòa và xã
Đồng Trúc, huyện Thạch Thất.
- Phía Nam giáp xã Hòa Thạch
huyện Quốc Oai.

- Phía Đông giáp xã Tuyết Nghĩa
huyện Quốc Oai.
- Phía Tây giáp xã Phú Mãn và xã
Đông Xuân huyện Quốc Oai [3].

Hình 1.1 Bản đồ hành chính xã Phú Cát
b. Đặc điểm địa lý, địa hình, địa mạo
Xã Phú Cát nằm trong vùng bán sơn địa phía tây huyện Quốc Oai, có địa hình
tương đối phức tạp, chênh lệch độ cao khá lớn giữa các xứ đồng. Trên địa bàn có nhiều

3


đồi gò, ao hồ, hầu hết diện tích đất trồng lúa là chân vàn và vàn thấp. Địa hình xã Phú
Cát thuận lợi cho phát triển hệ thống hạ tầng, các khu công nghiệp, các cơ sở dịch vụ
thương mại, đô thị tập trung.
Tổng hợp diện tích đất tự nhiên: 1.120,72 ha. Trong đó:
- Đất nông nghiệp: Tổng diện tích: 500,4 ha.
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 475,0 ha. Trong đó: Đất trồng cây hàng năm: 361,7
ha (đất trồng lúa: 305,3 ha, đất trồng cây hàng năm khác: 56,5 ha); Đất trồng cây lâu
năm: 113,30 ha.
+ Đất nuôi trồng thủy sản: 21,3 ha.
+ Đất nông nghiệp khác: 4,10 ha.
- Đất phi nông nghiệp: Tổng diện
tích: 611,90 ha. Trong đó:
+ Đất ở: 201,20 ha
+ Đất chuyên dùng: 356,90 ha.
+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 3,2 ha
+ Đất nghĩa trang nghĩa địa: 4,60 ha
+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối:46,0 ha

- Đất chưa sử dụng: 8,40 ha
Chi tiết sử dụng đất xã Phú Cát được thể hiện trong bảng 1.1:
Bảng 1.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2019 xã Phú Cát [12]
Diện
Thứ tự
(1)
I
1
1.1
1.1.1
1.1.1.1
1.1.1.2
1.1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.2.1

LOẠI ĐẤT
(2)
Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính (1+2+3)
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất nuôi trồng thủy sản

Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất chuyên dùng
Đất xây dựng trụ sở cơ quan

4


(3)
NNP
SXN
CHN
LUA
HNK
CLN
NTS
NKH
PNN
OCT
CDG
TSC

tích
(ha)
(15)
1.120,70
500,40
475,00
361,70

305,30
56,50
113,30
21,30
4,10
611,90
201,20
356,90
0,80


Diện
Thứ tự

LOẠI ĐẤT

2.2.2
Đất quốc phòng
2.2.3
Đất an ninh
2.2.4
Đất xây dựng công trình sự nghiệp
2.2.5
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
2.2.6
Đất có mục đích công cộng
2.3
Đất cơ sở tôn giáo
2.4
Đất cơ sở tín ngưỡng

2.5
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT
2.6
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
3
Đất chưa sử dụng
3.1
Đất bằng chưa sử dụng
c. Khí hậu


CQP
CAN
DSN
CSK
CCC
TON
TIN
NTD
SON
CSD
BCS

tích
(ha)
43,80
0,20
3,00
215,70
93,50

0,20
3,00
4,60
46,00
8,40
8,40

Phú Cát nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hình thành 2 mùa khá rõ rệt:
mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 10) nóng ẩm và mưa nhiều, mùa đông (từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau) khô, lạnh, ít mưa.
Nhiệt độ không khí: bình quân năm là 24oC, trong năm nhiệt độ thấp nhất trung
bình 16oC (vào tháng 1). Nhiệt độ cao nhất trung bình 28,6 oC. Số giờ nắng trong năm
trung bình là 1.490 giờ
Lượng mưa bình quân năm là 1.700 mm, phân bố không đều, mưa tập trung từ
tháng 4 đến tháng 10. Mùa khô từ cuối tháng 10 đầu tháng 11 đến tháng 3 năm sau,
những tháng mưa ít nhất trong năm là tháng 12, tháng 1 và tháng 2 [10].
d. Thủy văn
Hệ thống mương máng tưới tiêu được phân bố đều khắp trên địa bàn xã cộng
thêm việc có rất nhiều ao hồ trên địa bàn nên nguồn nước tưới tiêu ở xã tương đối dồi
dào
Nước mặt: Nguồn nước mặt được cung cấp chủ yếu bởi các khe suối và khoảng
28 ha ao hồ. Đây là nguồn nước cung cấp cho trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và
nuôi trồng thủy sản.
Nước ngầm: Phú Cát thuộc vùng bán sơn địa nên nguồn nước ít hơn, giếng đào ở
độ sâu 8-10m mới có nước, một số giếng có thể cạn trong mùa khô. Toàn xã có 1.587
giếng đào và 280 giếng khoan. Do nền địa chất có đá ong nên nước ngầm đạt tiêu
chuẩn vệ sinh nhưng mức độ đạt tiêu chuẩn nước sạch vẫn chưa đánh giá được.

5



Nhìn chung tài nguyên nước ở Phú Cát đã có dấu hiệu suy kiệt, nước trong hồ ao
có khả năng bị ô nhiễm, nước ngầm khan hiếm và bị khai thác không có kế hoạch. Do
đó cần quản lý chặt chẽ việc khai thác nguồn nước ngầm, đồng thời cần đầu tư thích
đáng cho công tác thủy lợi [10].
1.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội

a. Dân số và lao động
Tính đến quý 2 năm 2019, dân số xã Phú Cát là 9.088 với 2.354 hộ với tốc độ
gia tăng dân số trung bình 1,10%/ năm. Ước tính năm 2020 dân số xã sẽ đạt 9.391
người. Dân cư ở xã tập trung thành 7 thôn. Về cơ bản dân cư trong xã ở tập trung hình
thành các cụm dân cư lớn không có xóm lẻ.
Nguồn nhân lực hiện trạng của xã là 5.181 người đạt tỉ lên 63,7% dân số. Dự báo
năm 2020 số lao động sẽ là 5.353 người. Tuy nhiên là một xã nông nghiệp kinh tế
chưa phát triển nên tỷ lệ lao động thiếu việc làm trong mùa nông nhàn. Một phần lớn
thanh niên đi làm ở các khu công nghiệp hay làm lao động phổ thông ở thành phố Hà
Nội [10].
b. Kinh tế
Trên cơ sở hiện trạng trồng trọt và các xu hướng phát triển của thị trường trong
thời gian tới, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng với các biện pháp thâm canh, tăng vụ, tăng
hệ số sử dụng đất và hiệu quả sản xuất trên từng đơn vị diện tích, vừa canh tác vừa cải
tạo đất chống độc canh làm thoái hóa đất.
Xây dựng đề án dồn điền đổi thửa ở những nơi có điều kiện để tạo điều kiện cho
nông dân tập trung đất đai, áp dụng khoa học kỹ thuật được thuận lợi, góp phần nâng
cao năng xuất lao động.
Kinh tế chủ yếu của xã dựa trên hoạt động sản xuất nông nghiệp với tổng giá trị
sản xuất ngành nông- lâm nghiệp của xã năm 2019 đạt 223 tỷ 563,64 triệu đồng. Trong
đó cây trồng hằng năm đạt: 25 tỷ 137,64 triệu đồng, cây lâu năm đạt 16 tỷ 800 triệu

đồng, chăn nuôi đạt 185 tỷ đồng.
Cụ thể:
Trồng trọt: Giá trị thu nhập bình quân trên một đơn vị diện tích canh tác đất nông
nghiệp đạt 51,3 triệu đồng/ha.
Chăn nuôi: là ngành mũi nhọn cho sản xuất nông nghiệp hằng hóa trên địa
bàn.Tại thời điểm điều tra ngày 01/4/2019 trên địa bàn xã Phú Cát có 719 con Trâu,

6


Bò, 6.535 con lợn (trong đó lợn nái và đực giống là 822 con, lợn thương phẩm là 5.713
con), đàn gia cầm có 217.525 con (trong đó gia cầm sinh sản là 163.090 con, gia cầm
thương phẩm 54.453 con), toàn xã có 32 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm (trong
đó có 19 trang trại nuôi gia công), hiện nay trên địa bàn có 04 cửa hàng kinh doanh
thuốc thú y và 07 cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi, 02 cơ sở ấp trứng, 09 cơ sở
kinh doanh sản phẩm động vật nhỏ lẻ [11].
c. Cơ sở hạ tầng
Hiện nay tất cả các tuyến đường giao thông của xã đều đã được bê tông hóa hoặc
trải nhựa. Đường trục giao thông chính của xã với tổng chiều dài 11,2km đã được trải
nhựa nhiều năm và hiện nay đang được tu bổ và nâng cấp. Đường thôn và liên thôn:
tổng chiều dài 15.9 km bề mặt trung bình từ 2,5 - 4,0 m đã cứng hóa 15.908 m chiếm
tỷ lệ 100%. Đường Ngõ xóm: tổng chiều dài 14.121 m bề mặt trung bình từ 2,5-3,5m
đã cứng hóa 14.121 m chiếm tỷ lệ 100%. Đường nội đồng tổng chiều dài 22.052 m, bề
mặt trung bình từ 2,5-3,0m đã cứng hóa 11.600 m chiếm tỷ lệ 52,6%, còn lại 10.452 m
chưa cứng hóa chiếm tỷ lệ 47,4% hiện trạng đường tốt.
Hệ thống kênh mương của xã có 24 tuyến với tổng chiều dài 46,982 km, bao
gồm: 19,181 km kênh cấp 1; 13,982 km kênh cấp 2 và 13,819 km kênh cấp 3, đều là
các tuyến kênh nội đồng. Có 6,171 km đã được cứng hóa, nhưng những đoạn kênh
mương này cũng đang xuống cấp. Những năm qua, huyện và xã đã chú trọng đầu tư
cứng hóa, nạo vét kênh mương, xây dung mới và cải tạo các công trình thủy lợi.

Nhưng đến nay nhìn chung hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng được yêu cầu của sản
xuất.Trên địa bàn xã có 6 trạm bơm nhưng nhìn chung các trạm bơm được xây dựng từ
lâu, đã xuống cấp, hệ thống kênh mương mới cứng hóa được 13,1% tổng chiều dài,
mương đất dễ bị vỡ, làm thất thoát nước, ảnh hưởng đến sản xuất [10].
d. Văn hóa
Hiện tại xã có 13 công trình văn hóa trong đó có 3 công trình đạt di tích lịch sử
quốc gia là Đình làng xã Phú Cát, Quán Quang Hương và Chùa Bách Phúc. Hội làng
được tổ chức vào 6 tháng 3 hằng năm.
Xã có 7 thôn, xóm: thôn 1, thôn 2, thôn 3, thôn 4, thôn 5, thôn 6, thôn 7. Tại mỗi
thôn đều có các công trình văn hóa, thể thao riêng. Đây là nơi sinh hoạt về văn hóa và
tổ chức lễ hội vào dịp đầu xuân của người dân. [11]
e. Giáo dục

7


Xã có đầy đủ hệ thống Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở trong đó có 2
trường được Sở Giáo dục Hà Nội công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia. UBND xã
liên tục chỉ đạo, nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiệ tốt công tác bồi dưỡng giáo
viên về sử dụng và ứng dụng thông tin, đổi mới phương thức dạy và học [11].
1.2. Tổng quan chung về nước mặt xã Phú Cát
1.2.1.

Tài nguyên nước mặt xã Phú Cát

Xã Phú Cát có hệ thống nước mặt dày đặc với 28ha ao, hồ lớn nhỏ phân bố đều ở
khắp địa bàn xã. Nước mặt của xã chủ yếu phục vụ nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông
nghiệp. Hệ thống kênh mương nội đồng vẫn còn chủ yếu là bờ đất và có hệ thống cống
dẫn nước nối các mương với nhau đưa nước đi khắp cách đồng. Những năm gần đây
UBND xã Phú Cát đang tích cực củng cố, cứng hóa hệ thống kênh mương tạo điều

kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất của người dân.
Ngoài ra xã còn có có dòng sông Tích Giang chảy qua thôn 1 và thôn 2. Đây
được coi là nguồn cấp nước mặt quan trọng phục vụ tưới tiêu cho người dân.
1.2.2.

Chất lượng nước mặt xã Phú Cát

Qua khảo sát thực tế có thể nhận thấy chất lượng nước mặt xã Phú Cát đang có
dất hiệu suy giảm. Cụ thể như sau:
Tại các kênh mương khu vực dân cư nước có màu đen và có mùi khó chịu. Các
đoạn ở khu vực ít dân cư hoặc chảy qua cách đồng tuy chưa có dấu hiệu ô nhiễm
nhưng vẫn có dấu hiệu của thuốc BVTV, vỏ bao bì, nilong, xác động vật.
Tại các ao hồ trong xã chưa có dấu hiệu ô nhiễm. Tuy nhiên tại ao của một số hộ
dân chăn nuôi gia súc, gia cầm nước có màu xanh đen do hầu hết các hộ gia đình thải
trực tiếp nước thải chưa qua xử lý xuống ao hồ.
Trên sông Tích Giang đoạn chảy quan thôn 1 và thôn 2 đã xuất hiện một vài điểm
nóng về môi trường dẫn đến tình trạng cá chết và nước bị chuyển màu đen. Nguyên
nhân từ các nguồn nước thải sinh hoạt, rác thải, cho tới nước thải công nghiệp của
người dân 2 bên bờ sông phía trên Thạch Thất, làm đe dọa nghiêm trọng tới các sinh
vật sống trong lưu vực dòng sông. Điển hình là trước đây dòng sông là nơi sinh sống,
phát triển với mật độ dày do phù sa sông của loài hến, tuy nhiên do xả nước thải độc
hại phía đầu nguồn, sự khai thác quá mức mà loài này trở lên ít đi, dần dần khan hiếm.
Nhìn chung chất lượng nước mặt xã Phú Cát những năm gần đây có dấu hiệu ô
nhiễm, một số khu vực đang bị ô nhiễm nặng. Sự suy giảm chất lượng nước mắt đến từ

8


nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do tiếp nhận nhiều loại nguồn thải. Ngoài ra
đây là một xã thuần nông, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp vì vậy nước thải

phát sinh từ chăn nuôi , trồng trọt cũng là nguyên nhân gây suy giảm chất lượng nước.
1.3. Các thông số cơ bản đánh giá chất lượng môi trường nước.
1.3.1.

Các chỉ tiêu vật lý

a. Nhiệt độ
Phụ thuộc nhiều vào môi trường xung quanh thời gian trong ngày, mùa trong
năm. Nhiệt độ có thể được xác định tại chỗ bằng nhiệt kế.
b. Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
TSS là những chất rắn không tan trong nước. Các chất rắn gồm bùn, thực vật
mục nát, chất thải công nghiệp, rác thải,… Giá trị TSS cao có thể ảnh hưởng đến đời
sống thủy sinh.
c. Độ đục
Các chất rắn không tan khi thải vào nước làm tăng lượng chất lơ lửng, tăng độ
đục của nước. Các chất này có thể có nguồn gốc vô cơ hay hữu cơ, có thể được vi
khuẩn phân hủy. Sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật khác làm tăng độ đục
của nước và giảm độ xuyên thấu của ánh sáng. Nhiều chất thải công nghiệp có chứa
các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước cũng như
thẩm mỹ. Nước thải từ nhà máy dệt, giấy, thuộc da,… có độ màu rất cao làm cản trở
khả năng quang hợp của hệ sinh vật [1].
d. Độ pH
pH của nước đặc trưng cho độ axit và độ kiềm của nước. Khi pH = 7, nước được
gọi là trung tính; nếu pH<7, nước là môi trường axit; pH>7 là nước có tính bazơ hay
môi trường kiềm. Đời sống các loại cá thường thích hộp với pH từ 6,5- 8,5. Nếu pH
không ở trong khoảng giá trị trên đều gây ảnh hưởng có hại cho động vật thủy sinh.
pH của nước sông thường ổn định( do tính đệm của H 2CO3- HCO3—CO32-). pH của
nước sẽ ảnh hưởng tới các quá trình hóa học như quá trình đông tụ hóa học, sát trùng,
ăn mòn,… Độ pH còn ảnh hưởng tới sự cân bằng của các hệ thống hóa học trong
nước, qua đó ảnh hưởng tới đời sống thủy sinh vật. Ví dụ, khi nước trong thủy vực có

tính axit thì các muối kim loại tăng khả năng hòa tan, gây độc cho thủy sinh vật [1].
1.3.2.

Các chỉ tiêu hóa học

a. DO (oxy hòa tan)

9


DO là yếu tố quyết định quá trình phân hủy sinh học các chất ô nhiễm trong nước
diễn ra trong điều kiện yếm khí hay hiếu khí. Số liệu đo đạc DO rất cần thiết để có thể
đưa rra các biện pháp duy trì điều kiện hiếu khí trong nguồn nước tự nhiên tiếp nhận
chất ô nhiễm. Trong kiểm soát ô nhiễm các dòng chảy, đòi hỏi phải duy trì DO trong
giới hạn thích hợp cho các loại động vật thủy sinh. Việc xác định DO được dùng làm
cơ sở xác định BOD để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải. DO là yếu tố liên
quan đến khống chế sự ăn mòn sắt, thép,…
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị DO:
Sự khuếch tán oxy từ không khí vào nước: Lượng oxy khuếch tán vào nước phụ thuộc
vào nhiệt độ của nước, sự có mặt của các chất khác trong nước như hàm lượng muối.
Sự bổ sung oxy do quang hợp.
Sự tiêu hao oxy do quá trình phân hủy sinh học chất hữu cơ: Lượng tổn thất oxy
do nhu cầu phân hủy sinh học chất hữu cơ của các vi khuẩn hiếu khí được coi là lượng
tiêu hao oxy lớn nhất trong nước. Lượng tiêu hao này phụ thuộc vào bảm chất và
lượng chất ô nhiễm hữu cơ, lượng và loại vi khuẩn, nhiệt độ, thể tích ao hồ, lưu lượng
và lưu tốc dòng chảy.
Sự tiêu hao oxy do quá trình phân hủy chất hữu cơ ở đáy thủy vực tạo ra quá
trình phân hủy yếm khí thải ra các loại khí độc hại (H 2S, NH3, CH4, CO2). Những sản
phẩm này tiếp tục phân hủy khi tới lớp nước phía trên. Sự phân hủy này do các vi
khuẩn hiếu khí thực hiện vì thế oxy bị tiêu tốn.

Sự hao hụt oxy hòa tan do hô hấp của thủy sinh vật [4].
b. BOD5
Nhu cầu oxy sinh học (BOD5) là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các
chất hữu cơ trong nước. Đây cũng là một trong những thông số cần thiết để đánh giá
mức độ ô nhiễm của nước, chỉ số này càng cao, nước ô nhiễm càng nhiều. Ngoài ra
BOD5 là hợp chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Do đó, BOD 5 là thông số quan trọng
khi đánh giá khả năng ứng dụng phương pháp sinh học vào xử lý nước thải [4].
c. COD
Nhu cầu oxy hóa học (COD) là lượng oxy cần thiết để oxy hoàn toàn các hợp
chất hữu cơ trong nước. Đây là thông số cần thiết để đánh giá mức độ ô nhiễm của
nước. Việc xác định COD có ưu điểm là cho kết quả nhanh, có thể xác định bằng các
phương pháp Đicromat, phương pháp oxy bằng KMnO4,… [1]
d. Các hợp chất Nitơ

10


Amoni được hình thành từ nitơ, trong các hợp chất vô cơ và hữu cơ, là nguồn
dinh dưỡng quan trọng đối với thực vật thủy sinh và tảo. Trong nước bề mặt tự nhiên
vùng không ô nhiễm, NH4+ có dạng vết ( khoảng 0.05mg/l). Nồng độ amoni trong
nước ngầm nhìn chung thường cao hơn nước mặt.
Lượng amoni trong nước thải từ khu dân cư và nước thải các nhà máy hóa chất,
chế biến thực phẩm, sữa có thể lên tới 10- 100mg/l. Ở nhiệt độ và pH của nước sông,
amoni thường ở mức thấp, chưa gây hại cho thủy sinh vật. Tuy nhiên, khi pH và nhiệt
độ cao, amoni chuyển thành khí NH3 độc với cá và động vật thủy sinh [4].
e. Các hợp chất photpho
Các hợp chất này thường ở dạng H 2PO4-, HPO42-, PO43-, các polyphotphat như
Na(PO43-) và photpho hữu cơ. Đây là một trong những nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho
các thực phẩm dưới nước. Tuy nhiên hàm lượng quá cao sẽ gây phú dưỡng làm ô
nhiễm nước trong hồ [4].

f. Clorua
Clo tồn tại trong nước dưới dạng Cl-, Nói chung, ở nồng độ cho phép thì các hợp
chất clorua không gây độc hại, nhưng với hàm lượng lớn hơn 250mg/l thì làm cho
nước có vị mặn. Nước có nhiều clorua có tính xâm thực xi măng.
g. Chỉ tiêu kim loại nặng
Kim loại nặng là các kim loại thường có độc tính đối với môi trường và hệ sinh
thái. Những kim loại nặng đặc biệt nguy hiểm về phương diện gây ô nhiễm môi trường
thường được biết đến như: Zn, Cu, Pb, Cd, Hg,… Các kim loại này có nguồn gốc từ
quá trình sản xuất công nghiệp hóa chất, luyện kim, hoạt động khai thác mỏ, các hóa
chất dùng trong nông nghiệp, giao thông vận tải, y tế,…
1.3.3.

Chỉ tiêu vi khuẩn học

Coliform là vi khuẩn sinh sống và phát triển trong chất thải của con người và
động vật. Đây là vi khuẩn đặc trưng cho mức độ nhiễm trùng của nước ảnh hưởng đến
chất lượng nước sinh hoạt.
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống nước sông, mương, ao, hồ trên địa bàn xã Phú
Cát, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu:

11


+ Theo không gian: Môi trường nước mặt tại xã Phú Cát, huyện Quốc Oai, thành
phố Hà Nội.
+ Theo thời gian: 6 tháng đầu năm 2020.
2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1.

Phương pháp thu thập tài liệu

+ Tổng hợp các tài liệu về điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã
hội của xã Phú Cát
+ Thu thập số liệu, tài liệu đã có: từ các phòng ban, internet, văn bản quy phạm
pháp luật, các số liệu, dữ liệu, thông tin có sẵn trong và ngoài nước liên quan đến nội
dung của đề tài nghiên cứu.
+ Tìm hiểu, thu thập thông tin từ các tài liệu về môi trường nước mặt, biện pháp
quản lý, tình hình chất lượng nước mặt ở Việt Nam.
2.2.2.

Phương pháp thực nghiệm

a) Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu và đo nhanh tại hiện trường

 Phương pháp lấy mẫu và phân tích được áp dụng theo các văn bản quy định
hiện hành, bao gồm:
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia [2].
- Thông tư 24/2017/BTNMT của Bộ Tài nguyên Và Môi trường về việc quy
định kỹ thuật quan trắc môi trường.
- TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667- 1:2006): chất lượng nước - lấy mẫu: phần 1:
hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu [7].
- TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987): chất lượng nước, hướng dẫn lấy mẫu ở
ao hồ tự nhiên hoặc nhân tạo [8].
● Quy trình lấy mẫu được thực hiện như sau
Lấy mẫu ở ao, hồ
Các vị trí được lấy mẫu cách bờ khoảng 1,5m bằng cách dùng gậy có gắn chai
đựng mẫu ở đầu, nhúng chai ngập trong nước trong 3 phút để cân bằng rồi lấy chai lên

thu mẫu.
Súc rửa chai đựng mẫu ba lần rồi đổ nước vào chai. Riêng chai dùng để xác định
DO thì phải lấy đầy tràn sử dụng chai đựng tối màu. Sau đó vặn chặt nút chai, nhãn
dán, cho vào túi đựng rồi vận chuyển về phòng thí nghiệm [8].
Lấy mẫu ở sông Tích Giang

12


Dùng xô có buộc dây thừng dài có đánh dấu cách miệng xô 50cm thả từ trên cầu
xuống sông và để ở độ sâu khoảng 50cm chờ 3 phút rồi kéo xô lên lấy mẫu.
Súc rửa chai đựng mẫu ba lần rồi đổ nước vào chai. Riêng chai dùng để xác định
DO thì phải lấy đầy tràn sử dụng chai đựng tối màu. Sau đó vặn chặt nút chai, nhãn
dán, cho vào túi đựng rồi vận chuyển về phòng thí nghiệm.
Các mẫu được lấy ở các điểm lấy mẫu trong trạng thái tự nhiên và lấy mẫu đơn,
mẫu riêng lẻ [7].
Thông tin về các vị trí lấy mẫu nước mặt tại xã Phú Cát được thể hiện ở bảng 2.1
và hình 2.1:
Bảng 2.1: Vị trí và đặc điểm lấy mẫu
Kí hiệu mẫu

Điểm lấy
mẫu

NM1

Sông Tích
Giang

NM2


Ao cá Sen

NM3

Ao cá bác Hồ

NM4

Nước suối
đồng

NM5

Nước suối
Dộc

NM6

Ao Đình

NM7

Ao trữ nước

NM8

Hồ cá

NM9


Kênh đồng

Tọa độ

Đặc điểm vị trí lấy mẫu

20°58'04.5"N
105°34'45.3"
E
20°57'43.9"N
105°34'00.4"
E
20°58'18.0"N
105°34'04.7"
E
20°58'33.2"N
105°33'58.1"
E
20°58'44.9"N
105°33'21.9"
E
20°58'20.0"N
105°33'22.9"
E
20°57'40.6"N
105°32'37.8"
E
20°58'00.8"N
105°32'23.1"

E
20°58'03.8"N
105°32'57.2"

Đoạn chảy qua đê nối liền thôn 1
và thôn 2. Có lò gạch ở xung
quanh

13

Giữa khu dân cư, cách chợ khoảng
200m
Gần trục đường giao thông chính
và THCS Phú Cát
Suối dẫn nước cho đồng nằm ở rìa
khu dân cư
Chảy dọc theo nhà máy in tiền và
có sở sản xuất thép
Nằm ở phía trước Đình làng
Nằm ở rìa bờ đê ngăn cách với
đồng
Nằm ở sát đồng ruộng
Kênh nước tưới tiêu cho đồng,
nằm cạnh đường giao thông


Kí hiệu mẫu

NM10


Điểm lấy
mẫu

Hồ Lãn Ông

Tọa độ
E
20°58'30.2"N
105°32'26.0"
E

Đặc điểm vị trí lấy mẫu

Thuộc thôn 6, cách trường mầu
non 300m

Hình 2.1: Sơ đồ vị trí lấy mẫu
b) Vận chuyển và bảo quản mẫu
Các bình chứa cần được đặt cẩn thận trong hộp chuyên dụng/thùng xốp, vặn chặt
để chúng không bị hỏng hoặc rơi vãi trong khi vận chuyển.
Bảo quản mẫu theo tiêu chuẩn TCVN 6663-3:2016 (ISO 5667-3:2012) chất
lượng nước- lấy mẫu- phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu nước [9].
Các điều kiện bảo quản và lưu giữ được thể hiện ở bảng 2.2 như sau:
Bảng 2.2: Phương pháo bảo quản mẫu
ST

Chỉ tiêu

Loại bình


T

phân tích

chứa

Kỹ thuật bảo quản

Thời gian bảo quản
tối đa

Phân tích càng sớm càng tốt hoặc
1

COD

2

+
4

NH

Nhựa

thêm H2SO4 đến mức pH ≤ 2; làm

7 ngày

Nhựa


lạnh đến giữa 3ºC và 5ºC
Thêm H2SO4 đến mức pH ≤ 2; làm

21 ngày

14


lạnh đến giữa 3ºC và 5ºC
Làm lạnh đến khoảng giữa 3ºC và
3

BOD5

Nhựa

5ºC, lưu giữ mẫu ở nơi tối hoặc

24h

chai tối màu
Làm lạnh đến khoảng giữa 3ºC và
Nhựa

PO43-

4

5ºC (Nước phải được lọc tại chỗ.

Trước khi phân tích, loại bỏ tác

1 tháng

nhân oxy hóa bằng cách thêm sắt
(II) sunphat hoặc natri asenit)
Nhựa

5

NO2-

6

NO3

-

7

TSS

Nhựa

8

Coliform
KLN (Cu,

Nhựa


9

Làm lạnh đến khoảng giữa 3ºC và
Nhựa

Nhựa

Pb)

10

Clorua

Nhựa

5ºC
Làm lạnh đến khoảng giữa 3ºC và
5ºC
Làm lạnh đến giữa 3ºC và 5ºC
Axit hóa đến pH <2; làm lạnh đến
giữa 3ºC và 5ºC
Axit hóa đến pH <2; làm lạnh đến
giữa 3ºC và 5ºC

24h

2 ngày
24h
1 tháng

24h

c) Phương pháp đo nhanh các thông số
Bảng 2.3: Phương pháp đo nhanh các thông số
STT
1
2
3
4

Chỉ tiêu
đo nhanh
Nhiệt độ
pH
DO
Độ đục

Phương pháp phân tích

Tiêu chuẩn quy định

Đo bằng nhiệt kế
Đo bằng máy Hach QH440d
Đo bằng máy Hach QH440d
Đo bằng máy HI 93703- Hanna

TCVN 6492: 2011
TCVN 7325:2004
TCVN 6184: 1996


d) Phương pháp phân tích các chỉ tiêu trong phòng thí nghiệm
Phương pháp phân tích các chỉ tiêu trong nước mặt được trình bày ở bảng 2.4:

15


Bảng 2.4: Các phương pháp phân tích các chỉ tiêu
ST

Chỉ tiêu đo

T

nhanh

1

BOD5

Phương pháp pha loãng và cấy vi sinh

2

COD

Phương chuẩn độ Đicromat

3

NO2-


Phương pháp trắc quang

4

NO3-

5

NH4+

6

PO43-

Phương pháp phân tích

Phương pháp trắc quang dùng thuốc
thử axit Sunfosalixylic
Phương pháp trắc quang
Phương pháp trắc quang dùng thuốc

Kim loại nặng

thử Monlipdat
Phương pháp quang phổ hấp thụ

8
9


(Pb, Cu)
ClTSS

nguyên tử(AAS)
Phương pháp chuẩn độ
Phương pháp phân tích khối lượng

10

Tổng Coliform

Phương pháp MPN

7

Tiêu chuẩn quy
định
TCVN 60011:2008
TCVN 6491: 1999
TCVN 61781:1996
TCVN 6180:1996
TCVN 5988: 1995
TCVN 6202:2008
TCVN6193:1996
TCVN 6194: 1996
TCVN 6625:2000
TCVN 6187-

2:1996
 Quy trình phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm như sau:

1. Xác định COD bằng phương pháp chuẩn độ Đicromat (TCVN 6491:

1999).
a. Nguyên tắc
Trong môi trường H2SO4 đặc , với sự có mặt của xúc tác Ag 2SO4 thì khi đun nóng
K2Cr2O7 Oxi hóa các hợp chất hữu cơ. Chuẩn độ lượng dư K 2Cr2O7 bằng muối dung
dịch Morh với chỉ thị Feroin, tại cuối điểm chuẩn độ màu của dung dịch sẽ chuyển từ
màu xanh lục sang nâu đỏ.
b. Quy trình tiến hành
Mẫu được bảo quản ở nhiệt độ phòng trước khi phân tích
Lắc đều mẫu trước khi phân tích
c. Phá mẫu
Chuẩn bị 11 ống nghiệm (dùng để phân tích 1 mẫu trắng và 10 mẫu môi trường)
có nắp đậy. Hút 2ml mẫu môi trường cho vào ống nghiệm, thêm 1ml K 2Cr2O7/H2SO4,
3ml dung dịch Ag2SO4/H2SO4. Đậy nắp ống xử lý mẫu, vặn chặt và trộn đều hỗn hợp.
Làm mẫu trắng song song, nhưng thay 2ml mẫu trắng bắng 2ml nước cất, thêm
hóa chất tương tự như mẫu môi trường.

16


×