Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Đánh giá thực trạng sản xuất và ảnh hưởng của làng nghề sản xuất miến đến môi trường tại xã Giới Phiên - thành phố Yên Bái- tỉnh Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VŨ THỊ LAN PHƯỢNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT MIẾN
ĐẾN MÔI TRƯỜNG TẠI XÃ GIỚI PHIÊN
THÀNH PHỐ YÊN BÁI - TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VŨ THỊ LAN PHƯỢNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT MIẾN
ĐẾN MÔI TRƯỜNG TẠI XÃ GIỚI PHIÊN
THÀNH PHỐ YÊN BÁI - TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số: 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Thị Thu Hằng


THÁI NGUYÊN - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết,
nghiên cứu khảo sát và phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của
TS. Phan Thị Thu Hằng
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa hề được sử dụng bảo vệ một học vị nào. Phần trích dẫn tài liệu
tham khảo đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Yên Bái, ngày......tháng......năm 2015
Người cam đoan

Vũ Thị Lan Phượng


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện đề tài, tôi đã được sự giúp đỡ nhiệt
tình và sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều kiện
cho tôi hoàn thành bản luận văn này.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn tới Trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên, Khoa đào tạo sau đại học, Khoa Tài nguyên và Môi trường, tập
thể các thầy cô giáo trong và ngoài Khoa đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn

thành quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phan
Thị Thu Hằng đã hết lòng tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ động viên tôi hoàn
thành tốt đề tài của mình.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, cơ quan, đồng nghiệp và bạn bè đã
động viên và cổ vũ tôi trong suốt quá trình học tập.
Do thời gian có hạn, lại là bước đầu làm quen với phương pháp nghiên
cứu nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những
kiến thức đóng góp của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn để khóa luận
này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Yên Bái, ngày......tháng......năm 2015
Tác giả luận văn

Vũ Thị Lan Phượng


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ....................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................. ix
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................... 2

3. Yêu cầu của đề tài ......................................................................................... 2
4. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4

1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm làng nghề ............................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm chung của làng nghề ............................................................... 5
1.1.3. Phân loại và phân bố làng nghề .............................................................. 6
1.1.4. Vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế-xã hội ........................ 8
1.1.5. Mục tiêu phát triển làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 ........... 9
1.2. Một số kết quả nghiên cứu môi trường tại các làng nghề ........................ 10
1.2.1 Một số kết quả nghiên cứu môi trường làng nghề trên thế giới............. 10
1.2.1 Một số kết quả nghiên cứu môi trường làng nghề ở Việt Nam............. 12
1.3. Những vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề ......................................... 16
1.3.1. Sức ép từ hoạt động của làng nghề ....................................................... 16
1.3.2. Những tác động đến môi trường của làng nghề chế biến lương
thực thực phẩm ...................................................................................... 18
1.3.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường làng nghề đến sức khỏe con
người, kinh tế- xã hội ............................................................................ 20


iv

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.... 22

2.1. Đối tượng và phạm vi, thời gian nghiên cứu ........................................... 22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 22
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 22
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, phân tích, tổng hợp tài liệu ...... 23
2.3.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm ................ 23
2.3.3. Phương pháp phỏng vấn ........................................................................ 26
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 26
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 28

3.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế- xã hội của làng nghề xã Giới
Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái .................................................... 28
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 28
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 31
3.2. Thực trạng sản xuất tại làng nghề sản xuất miến xã Giới Phiên, thành phố
Yên Bái, tỉnh Yên Bái ............................................................................... 36
3.2.1. Lịch sử phát triển làng nghề....................................................................... 36
3.2.2. Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm của làng nghề
xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái .................................... 36
3.2.3. Hiện trạng môi trường và các i Phiên
Để đánh giá ảnh hưởng của chất thải làng nghề đến môi trường đất, đề
tài tiến hành lấy 03 mẫu đất. 01 mẫu đất tại vườn nhà ông Nguyễn Sỹ Lâm, 01
mẫu đất tại vườn nhà bà Nguyễn Thị Lựu, 01 mẫu đất tại vườn nhà ông Phạm
Như Hổ. Đây là các hộ gia đình thường xuyên có hoạt động sản xuất.


55

Bảng 3.13: Kết quả phân tích mẫu đất lần 1 – tháng 11/2014
Chỉ tiêu

Đơn

phân tích


vị

pH

-

7,0

7,1

7,5

OM

%

1,5

2,9

2,4

Tổng N

%

0,13

0,351 0,082


Tổng P

%

0,054

0,47

Kết quả phân tích
MĐ1 MĐ2

TCVN

MĐ3

0,3

TCVN

3,80 đến 8,12

7377:2004

-

-

7373 0,065 đến 0,530


TCVN
:2004
TCVN

7374

2004

:

0,05 đến 0,60

(Nguồn: Kết quả phân tích tại Trung tâm phân tích và công nghệ môi trườngViện nghiên cứu da giầy Hà Nội- 2014)
Nhận xét: Qua bảng 3.13 kết quả phân tích cho thấy trong các mẫu đất
đem phân tích cho thấy:
- Độ pH trong các mẫu đất nghiên cứu biến đổi không nhiều, dao động
trong khoảng từ 7,0 đến 7,5 , đất mang tính kiềm, phù hợp cho mục đích sử
dụng nông nghiệp.
- Các chỉ tiêu phân tích còn lại đều nằm trong giới hạn cho phép, đất
chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm.
Bảng 3.14: Kết quả phân tích mẫu đất lần 2 – tháng 1/2015
Chỉ tiêu

Đơn

phân tích

vị

MĐ4


MĐ5

MĐ6

pH

-

7,2

7,5

7,0

OM

%

2,0

2,7

2,11

Tổng N

%

0,2


0,4

0,17 TCVN 7373 :2004

Tổng P

%

0,061

0,45

0,3

Kết quả phân tích

TCVN
TCVN 7377:2004
-

3,80 đến 8,12
0,065 đến 0,530

TCVN 7374 : 2004 0,05 đến 0,60

(Nguồn: Kết quả phân tích tại Trung tâm phân tích và công nghệ môi trườngViện nghiên cứu da giầy Hà Nội- 2015)


56


Nhận xét: Qua bảng 3.14 kết quả phân tích cho thấy trong các mẫu đất
đem phân tích cho thấy các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho
phép, đất chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm.
- Độ pH trong các mẫu đất nghiên cứu biến đổi không giống nhau.
Trong đó độ pH thấp nhất là ở mẫu MĐ6 (pH= 7,0), cao nhất là ở mẫu MĐ5
(pH=7,5). Theo thang đánh giá ta thấy đất mang tính kiềm, phù hợp cho mục
đích sử dụng nông nghiệp.
3.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động làng nghề đến chất lượng môi
trường không khí của làng nghề xã Giới Phiên
Vấn đề ô nhiễm môi trường không khí do sản xuất không được nghiên
cứu đầy đủ như ô nhiễm nước và đất, xuất phát từ thực tế rằng phần lớn các công
đoạn chế biến và vận hành được thực hiện trong quá trình sản xuất đều là quá
trình ướt.
Qua điều tra thực tế cho thấy nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
đặc trưng nhất của làng nghề là mùi hôi thối do sự phân hủy của các hợp chất
hữu cơ tồn đọng trong chất thải và nước thải từ các cống, rãnh, kênh mương bị
phân hủy yếm khí sinh ra các khí như NH2, H2S, NH3.... tạo ra các mùi hôi nồng
nặc, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân làng nghề.
Ngoài ra, trong hoạt động sản xuất cũng sử dụng một lượng nhiên liệu
chất đốt (chủ yếu là củi) cho các công đoạn đun, nấu bột để hồ hóa bột đã làm
phát tán vào không khí bụi và khí thải sinh ra do đốt nhiên liệu. Tuy nhiên chỉ sử
dụng trong công đoạn hồ hóa bột nên lượng nhiên liệu sử dụng không nhiều, do
điều kiện kín gió, các hộ sản xuất khép kín tận dụng nhà và bếp để sản xuất
nên ô nhiễm khí thải do sản xuất miến chủ yếu ảnh hưởng ở quy mô hộ gia
đình, ít phát tán.
Vào thời vụ sản xuất chính (cuối năm âm lịch), do tần suất qua lại của các
phương tiện giao thông nhiều, qua lại vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm…, hơn
nữa thời điểm này lại là mùa hanh khô nên nồng độ bụi thường tăng cao.



57

Bảng 3.15: Đánh giá mức độ ảnh hưởng từ mùi của chất thải, nước thải
qua thăm dò ý kiến người dân
Đánh giá của người dân (%)
Mùi

Khó chịu

Bình thường

Không

Mùi từ nước thải, chất

60

31,67

8,33

thải sau quá trình sản xuất

( Nguồn: Số liệu điều tra – 2014)
Qua kết quả phỏng vấn thăm dò ý kiến của người dân về mức độ ảnh hưởng
từ mùi của nước thải và chất thải từ sản xuất cho thấy 60% số người được phỏng
vấn đánh giá ở mức độ khó chịu do mùi chua, hôi thối bốc lên, 31,67% số người
được phỏng vấn đánh giá ở mức độ bình thường và có 8,33% đánh giá không ảnh
hưởng nguyên nhân là do các hộ này ở cách xa các nguồn thải của các cơ sở sản

xuất hơn.
3.4. Một số tác động khác của hoạt động sản xuất làng nghề đến môi trường
3.4.1. Ô nhiễm tiếng ồn
Trong hoạt động sản xuất, vào thời vụ sản xuất chính (cuối năm âm lich)
tiếng ồn phát sinh nhiều từ các phương tiện giao thông của các cơ sở sản xuất và
phương tiện giao thông của người mua hàng. Các nguồn phát sinh và mức độ ảnh
hưởng của các nguồn gây tiếng ồn được thể hiện qua bảng 3.17:
Bảng 3.16: Các nguồn phát sinh và mức độ ảnh hưởng của nguồn gây tiếng ồn
Đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng (%)
Hoạt động
Thiết bị sản xuất bột
Thiết bị sản xuất miến
Phương tiện giao thông

Nhiều

Trung bình

Ít

Không

30

38,33

20

11,67


0,00

8,33

16,67

73,33

10

25

60

5

46,67

30

21,67

1,66

của cơ sở sản xuất
Phương tiện giao thông
của người mua hàng

( Nguồn: Số liệu điều tra – 2014)



58

Qua bảng 3.16 cho thấy: Mức độ ảnh hưởng của các nguồn phát sinh
tiếng ồn trong quá trình hoạt động sản xuất là khác nhau. Trong đó tiếng ồn từ
thiết bị sản xuất bột và các phương tiện của người mua hàng gây ảnh hưởng
nhiều nhất, nguồn phát sinh ồn này phụ thuộc nhiều vào tình trạng của các
phương tiện vận chuyển và tần suất vận chuyển. Tiếp đến là tiếng ồn phát
sinh từ thiết bị sản xuất tinh bột và các phương tiện giao thông của cơ sở sản
xuất. Tiếng ồn từ thiết bị sản xuất miến không gây ảnh hưởng.
3.4.2. Ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và người dân sinh sống
quanh khu vực làng nghề
Nước thải của quá trình sản xuất miến ngoài hàm lượng chất lơ lửng và
chất hữu cơ còn có thành phần của các chất tẩy rửa được sử dụng trong quá
trình tẩy trắng đó là dung dịch thuốc tím KMNO4, thuốc trắng Na2S2O3,
NaHSO3 và axit HCl để tẩy trắng miến khiến cho nước thải trở nên ô nhiễm
nghiêm trọng về hóa chất. Bởi vì: KMNO4 là chất oxy hóa mạnh, khi thải chất
này ra môi trường sẽ tạo thành các gốc tự do. Các gốc tự do này luôn có xu
hướng kết hợp với các ion khác. Nếu người dân sử dụng nước có thành phần
thuốc tím, các gốc tự do sẽ vào cơ thể bám vào màng tế bào, màng nhân,
ADN.. gây lão hóa tế bào. Quá trình lão hóa cơ thể sẽ được đẩy nhanh làm
giảm tuổi thọ. Hơn nữa, HCl là axit bay hơi mạnh, nếu người sản xuất sử
dụng axit này để tẩy trắng miến sẽ bị ảnh hưởng xấu đến cơ quan hô hấp của
chính họ do các phân tử axit tác dụng vào niêm mạc mũi, phá hủy niêm mạc
mũi, gây nên các chứng bệnh về đường hô hấp như viêm xoang, ung thư
phổi..Nếu ăn miến có tẩy trắng còn dính axit HCl hoặc dùng nước thải từ quá
trình sản xuất miến có lẫn HCl sẽ dẫn đến hỏng các niêm mạc đường tiêu hóa
gây nên các bệnh về đường tiêu hóa như dạ dày, đại tràng...



59

Bảng 3.17: Một số bệnh tại làng nghề
Loại bệnh

Số người mắc bệnh (60)

Tỷ lệ (%)

Tổn thương hô hấp

12

20

Mắt

3

5

Tiêu hóa

16

26,67

Da

4


6,67

Nhức đầu

9

15

Bệnh phụ khoa

19

31,67

(Nguồn: Số liệu điều tra – 2014)
Qua kết quả điều tra thực tế được tổng hợp ở bảng 3.17 cho thấy tỉ lệ
người dân có triệu chứng và bệnh phụ khoa và bệnh về tiêu hóa cao nhất.
Nguyên nhân có thể do vệ sinh môi trường không đảm bảo, nguồn nước sạch
khan hiếm, nguồn nước bị ô nhiễm là những ổ dịch tiềm tàng, là môi trường
tốt cho các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển. Tiếp theo là các bệnh về đường
hô hấp và đau nhức đầu nguyên nhân có thể do người dân thường xuyên phải
tiếp xúc với mùi chua, hôi thối bốc lên từ nước thải và chất thải.
3.5. Thực trạng thu gom chất thải, nước thải của làng nghề
- Đối với rác thải trong sinh hoạt: Do không có tổ thu gom và xử lý
rác nên chủ yếu vẫn là hình thức các gia đình tự thu gom rác thải và tập kết ở
bãi rác hoặc tự đốt.
- Đối với rác thải trong chăn nuôi:
Một phần được các hộ gia đình thu gom làm phân bón còn lại xả thẳng
ra hệ thống cống rãnh.

- Đối với rác thải sản xuất:
+ Sản xuất bột dong: Bã được nghiền nhỏ theo hệ thống xả nước của
máy liên hoàn, xả thẳng ra hệ thống cỗng rãnh (đây là loại sản xuất mà bã thải
chưa được sử dụng vào mục đích nào, nước thải có lưu lượng lớn, gây ách tắc
hệ thống cống rãnh, ách tắc dòng chảy). Đôi khi bã thải cũng được đóng vào


60

bao tải và được người dân địa phương hoặc ở các nơi khác đến thu mua làm
thức ăn cho gia súc nhưng số lượng này không đáng kể.
+ Sản xuất miến: một phần chất thải rắn được các hộ gia đình thu gom
còn hầu hết theo nước thải xả thẳng ra hệ thống cống rãnh.
- Nước thải sản xuất:
Nước thải không qua bất kỳ khâu xử lý nào mà được xả thẳng ra các khu vực
sông, ao, đầm, kênh mương gần cơ sở sản xuất qua các cống rãnh không có
nắp đậy.
3.6. Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường làng nghề
3.6.1. Giải pháp chính sách
*Giải pháp quản lý
+Trước tiên cần nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý môi trường cho
địa phương. Nhanh chóng thiết lập được một hệ thống quản lý môi trường của xã
mang tính chuyên trách thay cho kiêm nghiệm như hiện nay.
+ Thành lập bộ phận quản môi trường từ 3-5 người, chịu trách nhiệm
về vấn đề môi trường của làng nghề, quản lý hoạt động của tổ vệ sinh môi
trường, lên các kế hoạch, chương trình cải thiện môi trường gắn với sự tham
gia của cộng đồng.
+ Đề ra những quy định về quản lý, BVMT và an toàn lao động trong
làng nghề; định mức và thu lệ phí môi trường đối với các cơ sở, tổ hợp sản
xuất để triển khai và duy trì các hoạt động quản lý và BVMT của xã.

*Giải pháp về giáo dục, tuyên truyền
- Lên kế hoạch và lồng ghép thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường
cho cộng đồng làng nghề
- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường cho
nhân dân trong toàn xã.
- Tổ chức tuyên truyền về tác động tiêu cực của vấn đề ô nhiễm môi
trường lên sức khỏe của người dân, ảnh hưởng của sản xuất đến môi trường


61

làng nghề từ đó nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân địa phương
về sản xuất gắn với bảo vệ môi trường.
3.6.2. Giải pháp về kỹ thuật
* Thay đổi thói quen sản xuất
Trong quá trình sản xuất miến có công đoạn sử dụng thuốc tím, axit
HCl và một số hóa chất để tẩy trắng và nhuộm màu. Những chất đó đều là
chất độc hại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chính người trực tiếp sản xuất
và người sử dụng. Như vậy trong quá trình sản xuất thủ công không nên sử
dụng hóa chất để tẩy trắng vì người dân hiện nay cũng đã quen với việc sử
dụng miến không tẩy trắng. Như thế mới bảo vệ được chính sức khỏe của
người dân địa phương và việc sản xuất vẫn được diễn ra bình thường.
*Đối với nước thải sản xuất:
+ Tuần hoàn, tái sử dụng lại nước lọc tinh bột cho khâu rửa củ ( nước
lọc tinh bột và rửa củ có thể để lắng các tạp chất rồi sử dụng lại để rửa củ).
Giúp tiết kiệm nước, giảm lượng nước thải phải xử lý, tiết kiệm điện.
+ Cần quy hoạch và tu bổ hệ thống cống, kênh mương dẫn nước thải,
xây dựng một khu tập kết và xử lý nước thải cho cả làng nghề sao cho phù
hợp cả hiện tại và trong tương lai. Các hộ sản xuất cũng cần đầu tư xử lý nước
thải sơ bộ.

Tại khu quy hoạch sản xuất tập trung sẽ xây một hố gas chung có công
suất tương ứng với lượng nước thải (sau khi tính toán dự báo lượng thải).
Trong toàn bộ làng nghề đầu tư xây dựng hệ thống cống rãnh thoát nước
chung. Nước thải từ các hộ sản xuất phân tán sẽ theo mương dẫn nước thải
chung của làng nghề vào hố gas chung. Tại các hộ sản xuất xây một hố gas gia
đình để tách các tạp chất thô trước khi thải ra cống rãnh chung.


62

Hộ sản xuất số 1

Hộ sản xuất số 2

Hộ sản xuất số 3

Nước thải sản
Xuất

Nước thải sản
Xuất

Nước thải sản
Xuất

Hố gas GĐ
tách các tập chất
thô

Hố gas GĐ

tách các tập chất
thô

Hố gas GĐ
tách các tập chất
thô

Cống rãnh chung

Hố gas chung

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Nước thải sau xử lý

Bùn thải

Phân hữu cơ sinh học

Hình 3.8. Mô hình xử lý nước thải cho làng nghề


63

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài ở làng nghề xã Giới Phiên,
học viên đưa ra một số kết luận sau:
1. Làng nghề xã Giới Phiên có 78/113 hộ làm nghề chiếm 69% tổng số
hộ, lao động 210 người. Lượng nước thải 01 hộ trung bình khoảng 1015m3/ngày đêm và thành phần nước thải mang độ ô nhiễm cao nếu không có

biện pháp xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường cho nguồn tiếp nhận.
2. Qua kết quả phân tích chất lượng môi trường làng nghề xã Giới
Phiên, ta thấy:
- Đối với môi trường nước mặt: Nguồn nước mặt có nguy cơ ô nhiễm
về chỉ tiêu COD, BOD5 , nồng độ COD vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,03 lần
đến 1,76 lần; nồng độ BOD5 vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,7 lần đến 2,6 lần
so với QCVN 08:2008/BTNMT.
- Đối với môi trường đất và nước ngầm: Chất lượng môi trường đất và
nước ngầm còn tốt, chưa có dấu hiệu ô nhiễm. Các chỉ tiêu phân tích đều nằm
trong giới hạn cho phép.
- Đối với môi trường không khí: Môi trường không khí bị ảnh hưởng
chủ yếu là mùi hôi thối do sự phân hủy của các hợp chất hữa cơ tồn đọng
trong chất thải và nước thải sinh ra các khí như NH2, H2S, NH3.... tạo ra các
mùi hôi nồng nặc, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân làng nghề.
60% ý kiến đánh giá mức độ ảnh hưởng từ mùi của chất thải, nước thải là khó chịu.
3. Đề xuất giải pháp
Đề tài đã đưa ra hệ thống giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường đó là chính quyền địa phương phải có sự kết hợp đồng bộ các giải
pháp quản lý, giáo dục tuyên truyền và giải pháp về kỹ thuật .


64

2. Kiến nghị
Chính quyền địa phương quan tâm sát sao hơn nữa vấn đề môi trường
làng nghề. Có giải pháp và chính sách hợp lý để phát triển bền vững làng nghề.
Người dân tại làng nghề sản xuất kinh doanh phải chú ý cải thiện và
bảo vệ môi trường.cần kết hợp, ủng hộ các cơ quan chức năng làm tốt công
tác bảo vệ môi trường. Yêu cầu các cơ sở sản xuất thực hiện làm thủ tục Cam
kết bảo vệ môi trường ( Theo Luật môi trường năm 2014 là Kế hoạch bảo vệ

môi trường) theo quy định để nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân
trong việc bảo vệ môi trường.
Tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến chính sách, chủ
trương, pháp luật BVMT và các văn bản liên quan nhằm nâng cao nhận thức
trách nhiệm của cán bộ và người dân trên địa bàn.


65

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường: Báo cáo môi trường quốc gia 2009- Môi trường
làng nghề năm 2008.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường: Báo cáo môi trường quốc gia 2014- Môi trường
nông thôn.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2013. Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng
nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
4. Đặng Kim Chi, 2005, Làng nghề Việt Nam và môi trường, NXB Khoa học và
kỹ thuật.
5. Đặng Kim Chi, 2005, Tài liệu hướng dẫn áp dụng các biện pháp cải thiện môi
trường cho làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm, NXB Khoa học và kỹ thuật
6. Đặng Kim Chi (2005) Đề tài KC.08.09, “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực
tiễn cho việc xây dựng chính sách và biện pháp
7. Đỗ Quang Dũng, 2004, Phát triển làng nghề trong quá trình CNH-HĐH nông
thôn ở Hà Tây.
8. Hà Đức Hồ, 2001, Chế biến tinh bột sắn, dong riềng qui mô hộ gia đình, NXB
Nông nghiệp
9. Lê Hải, 2006, Môi trường làng nghề với việc phát triển du lịch bền vững, Tạp
chí Du lịch Việt Nam.
10. Nguyễn Thị Liên Hương, 2006, Nghiên cứu nguy cơ sức khoẻ ở các làng nghề
tại một số tỉnh phía Bắc và giải pháp can thiệp”

11. Đặng Đình Long, 2005, Tính cộng đồng và xung đột môi trường tại khu vực làng
nghề ở đồng bằng sông Hồng. Thực trạng và xu hướng biến đổi, NXB Nông nghiệp.
12. Ngô Trà Mai, 2008, Nghiên cứu, xác lập cơ sở khoa học cho quy hoạch bảo vệ môi
trường một số làng nghề tỉnh Hà Tây, Luận án TS, Đại học Khoa học Tự nhiên.
13. Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Yên Bái, Thống kê đất đai năm 2014
14. Bùi Đình Toái, Nguyễn Thị Thu Quế, 2005, Sổ tay hướng dẫn xây dựng kế
hoạch phát triển làng nghề sử dụng phương pháp có sự tham gia của cộng
đồng, NXB Nông nghiệp.


66

15. Lê Đức Thọ, 2008, Nghiên cứu thực trạng môi trường sức khỏe ở làng nghề
làm bún Phú Đô, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Đề xuất một số giải pháp
cần thiết, Luận án TS Y học, Học Viện Quân y
16. Nguyễn Thị Kim Thái, (2004), Xử lý bã thải từ công nghiệp chế biến tinh bột
bằng phương pháp củ khí trong điều kiện khí hậu Việt Nam, Luận án PTSKH
Kinh tế, Đại học Xây dựng.
17. UBND thành phố Yên Bái, 2015, Báo cáo cung cấp thông tin tình hình thực
hiện bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn thành phố Yên Bái.
18. UBND xã Giới Phiên, 2015, Báo cáo kỳ họp thứ 8.
19. UBND xã Giới Phiên, Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch nhà nước năm 2014
(Báo cáo kỳ họp thứ 9 – HĐND xã khóa XIX).
20. Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái. Đề án phát triển nghề và mở rộng làng nghề
sản xuất miến xã Giới Phiên, Phúc Lộc thành phố Yên Bái giai đoạn 2014-2016.
21. Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, 1996, Khảo sát một số làng nghề truyền thống
– chính sách và giải pháp
22. Trần Minh Yến, 2003, Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam
trong quá trình CNH-HĐH, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Kinh tế học.
23. Các tiêu chuẩn và Quy chuẩn Việt Nam.

QCVN 08: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm
TCVN 5297:1995 Chất lượng đất- Lấy mẫu- Yêu cầu chung
TCVN 5994:1995 (Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự
nhiên và nhân tạo)
TCVN 6663-11:2011 - Chất lượng nước - lấy mẫu, Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm
TCVN 6663-6:2008 (Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu ở
sông và suối).
TCVN 7373 –- 2004: Chất lượng đất- Giá trị chỉ thị về hàm lượng Nitơ tổng số
trong đất Việt Nam.
TCVN 7374 – 2004: Chất lượng đất- Giá trị chỉ thị về hàm lượng Phốtpho tổng
số trong đất Việt Nam
TCVN 7377-2004 : Chất lượng đất- Giá trị chỉ thị pH trong đất Việt Nam.


67

PHỤ LỤC I
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH
Về hiện trạng sản xuất làng nghề sản xuất miến và môi trường làng nghề
(Đối với đối tượng là các hộ sản xuất)
Phiếu số: ………..
Địa điểm điều tra:

………………

Phần I. Thông tin chung:
1. Họ tên người cung cấp thông tin:..............................................................................
2. Nghề nghiệp:.....................................Tuổi................Giới tính.................................
3. Địa chỉ: Thôn............Xã:......................Thành phố .....................Tỉnh......................

4. Trình độ học vấn: …………………………………………………………………
5. Thuộc nhóm hộ:
a. Nghèo

b. Trung bình

c. Khá

Phần II. Nội dung điều tra:
1. Nhân lực gia đình: Số khẩu:................Số lao động tham gia sản xuất......................
+ Có phải thuê người không.........................................................................................
+ Số lượng bao nhiêu người..........................................................................................
+ Quy trình sản xuất gồm những công đoạn nào?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
2. Thời gian làm sản xuất: từ tháng ..................đến tháng............................................
3. Ngoài làm nghề ông (bà) có làm nghề gì khác không? (Nếu có ghi cụ thể nghề gì)
a. Có (…………………....................................)

b. Không

4. Khối lượng sản xuất bình quân mỗi ngày của gia đình là bao nhiêu?
.......................................................................................................................................
5. Tổng thu nhập:................đồng/năm. Thu nhập từ sản xuất:.....................đồng/năm
6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm ở đâu?
a. Trong tỉnh

b. Ngoài tỉnh


c. Cả hai


68

7. Mỗi tuần gia đình thu dọn cơ sở sản xuất mấy lần?
a. < 1 lần

b. 1-3 lần

c. > 3 lần

8. Nguồn nước gia đình sử dụng trong quá trình sản xuất?
a. Nước máy

b. Nước giếng

c. Nước khác

9. Lượng nước sử dụng trong quá trình sản xuất :…………………….m3/ng.đ
10. Nguyên liệu sử dụng sản xuất?
+ Nguyên liệu sử dụng trong sản xuất bột:…………………………………………
+ Nguyên liệu sử dụng trong sản xuất miến: ……………………………………
11. Nguồn nguyên liệu sử dụng trong sản xuất?
a. Tự sản xuất

b. Nhập từ thị trường

c. Cả hai


12. Trong quá trình sản xuất có sử dụng chất phụ gia nào?
………………………………………………………………………………………
13. Nguồn nguyên liệu sử dụng đốt trong quá trình sản xuất?
a. Củi

b. Than

c. Nguyên liệu khác

14. Hệ thống thoát nước thải từ quá trình sản xuất:
a. Có(ống ngầm, rãnh xây hở/rãnh đất)

b. Chung hệ thống nước thải sinh hoạt

c. Không có
15. Khối lượng rác thải trung bình của hộ gia đình mỗi ngày?
a. Rác thải sinh hoạt………………………………kg/ngày đêm
b. Rác thải chăn nuôi………………………………kg/ngày đêm
c. Rác thải sản xuất…………………………………kg/ngày đêm
d. Rác thải khác…………………………………….kg/ngày đêm
16. Khối lượng nước thải trung bình của hộ gia đình mỗi ngày?
a. Nước thải sinh hoạt...........................................m3/ngày đêm
b. Nước thải từ chăn nuôi……………………….m3/ngày đêm
c. Nước thải sản xuất miến.....................................m3/ngày đêm (Vào vụ sản xuất)
d. Nước thải sản xuất miến.................................m3/ngày đêm (Ngoài vụ sản xuất)
e. Nước thải sản xuất tinh bột…………………….. m3/ngày đêm


69


17. Khối lượng chất thải từ chăn nuôi gia súc trong 1 ngày đêm?
Loại gia súc
Lợn (< 10kg)
Lợn (15 – 45kg)
Lợn (45 – 100kg)

Lượng phân (kg/ngày)

Nước tiểu (kg/ngày)

18. Nước thải, chất thải từ quá trình sản xuất gia đình có thu gom để sử dụng vào
mục đích khác hay không?
a.Có

b. Không

Sử dụng vào mục đích gì ghi cụ thể
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
19. Biện pháp xử lý trước khi sử dụng?
.......................................................................................................................................
....20. Hình thức xử lý nước thải từ quá trình sản xuất của gia đình?:
a. Theo dây truyền công nghệ

b. Thải tự do vào môi trường

c. Hình thức khác (Ghi rõ hình thức khác là gì)
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

21. Hình thức xử lý chất thải từ quá trình sản xuất của gia đình?:
a. Chôn lấp

b. Thải tự do vào môi trường

d. Làm thức ăn chăn nuôi gia súc

c. Theo dây truyền công nghệ

e. Hình thức khác (ghi cụ thể)

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
22. Ông (bà) đánh giá mức độ ảnh hưởng của mùi từ nước thải, chất thải sau sản
xuất như thế nào?
a. Khó chịu

b. Bình thường

c. Không

23. Ông (bà) đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các nguồn gây tiếng ồn thế nào?
+ Tiếng ồn từ thiết bị sản xuất bột
a. Nhiều

b. Trung bình

c. Ít

d. Không


c. Ít

d. Không

+ Tiếng ồn từ thiết bị sản xuất miến
a. Nhiều

b. Trung bình


70

+ Tiếng ồn từ phương tiện giao thông của cơ sở sản xuất
a. Nhiều

b. Trung bình

c. Ít

d. Không

+ Tiếng ồn từ phương tiện giao thông của người mua hàng
a. Nhiều

b. Trung bình

c. Ít

d. Không


24. Ông (bà) có làm cam kết bảo vệ môi trường hay không?
a. Có

b. Không

25. Ông(bà) có nhận được thông báo làm cam kết bảo vệ môi trường không?
a. Có

b. Không

26. Hàng năm ông bà có phải nộp thêm loại phí nào khác về sản xuất hoặc môi
trường không?
a. Có

b. Không

Nếu có ghi rõ phí gì ?
.......................................................................................................................................
27. Gia đình Ông(bà) có được tập huấn về công tác BVMT không?
a. Có

b. Không

28. Gia đình Ông(bà) có được hỗ trợ về công tác này không ?
a. Có

b. Không

29. Địa phương có các chương trình VSMT công cộng không?

a. Có (ví dụ: Phun thuốc diệt muỗi, vệ sinh rãnh thoát nước, dọn dẹp đường xá..)
b. Không
30. Ông (bà) đánh giá hiện trạng môi trường ở đây như thế nào? (Ghi rõ có ô nhiễm
hay không)
Môi trường đất:.............................................................................................................
Môi trường nước:..........................................................................................................
Môi trường không khí:.................................................................................................
31. Ông (bà) đánh giá như nào về tác hại của ô nhiễm môi trường làng nghề nơi ông
bà đang sinh sống và sản xuất?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................


71

31. Theo ông(bà) nguồn gây ô nhiễm môi trường chính:
a. Nước thải, rác thải sinh hoạt

b. Nước thải, rác thải từ sản xuất

c. Chất thải chăn nuôi

d. Khác (ghi rõ nguồn khác là gì)

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
33. Ông(bà) thường hay mắc phải loạibệnh tật gì?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

34. Theo Ông (bà) có cần phải cải thiện môi trường ở đây không?
a. Có

b. Không

35. Theo Ông (bà) để cải thiện môi trường khu vực, cần giải pháp nào?
a. Nhận thức

b. Xử lý chất thải
và nước thải

Nếu

khác

c. Quản lý Nhà

d. Khác

nước
thì



gì?

………………………………………………………………………...........................
…………………………………………………………………………………….......
36. Ý kiến, kiến nghị và đề xuất của ông (bà):
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn!

Chủ hộ
(Ký và ghi rõ họ tên)


72

PHỤ LỤC II
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH
Về hiện trạng sản xuất làng nghề sản xuất miến và môi trường làng nghề
(Đối với đối tượng là các hộ dân xung quanh cơ sở sản xuất)
Phiếu số: ………..
Địa điểm điều tra: ................................................................................. ………………
Phần I. Thông tin chung:
1. Họ tên người cung cấp thông tin:..............................................................................
2. Nghề nghiệp:...................................................tuổi.............giới tính.........................
3.

Địa

chỉ:

Thôn......................Xã:........................huyện.........................Tỉnh................................
Phần II. Nội dung điều tra:
1. Hiện trạng môi trường xung quanh nơi Ông(bà) ở như thế nào? (Ghi rõ có ô
nhiễm hay không)

Môi trường đất:.............................................................................................................
Môi trường nước:..........................................................................................................
Môi trường không khí:..................................................................................................
2. Theo Ông(bà) nguồn gây ô nhiễm môi trường là gì?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
3. Ông(bà) đánh giá mức độ gây ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất miến của
làng nghề như thế nào?
- Đối với sức khỏe:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
- Đối với hoạt động sản xuất khác
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................


73

4. Trong gia đình Ông(bà) loại bệnh tật nào thường hay mắc phải?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
5. Khối lượng rác thải trung bình của hộ gia đình mỗi ngày?
a. Rác thải sinh hoạt………………………………kg/ngày đêm
b. Rác thải chăn nuôi………………………………kg/ngày đêm
d. Rác thải khác…………………………………….kg/ngày đêm
6. Khối lượng nước thải trung bình của hộ gia đình mỗi ngày?
a. Nước thải sinh hoạt...........................................m3/ngày đêm
b. Nước thải từ chăn nuôi……………………….m3/ngày đêm

7. Ông(bà) cảm thấy thế nào về việc xả thải của các hộ sản xuất?
a. Bức xúc

b. Thông cảm

8. Ông (bà) có thấy đoàn kiểm tra về VSMT đến kiểm tra các cơ sở sản xuất không?
a. Có

b. Không

9. Các cơ sở sản xuất xả thải vào thời điểm nào trong ngày?(0-24h)
.......................................................................................................................................
10. Thời gian nào các cơ sở sản xuất hoạt động sản xuất nhiều?
......................................................................................................................................
11. Nước thải, chất thải từ các cơ sở sản xuất có ảnh hưởng tới khu vực xung quanh
không?
a. Có (Ghi cụ thể)

b. Không

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
12. Ông (bà) đánh giá mức độ ảnh hưởng của mùi từ nước thải, chất thải sau sản
xuất như thế nào?
a. Khó chịu

b. Bình thường

c. Không


13. Các cơ sở sản xuất có gây tiếng ồn không?
a. Có

b. Không

+ Mức độ ảnh hưởng tiếng ồn từ thiết bị sản xuất miến
a. Nhiều

b. Trung bình

c. Ít

d. Không


×