Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY BỘ MÔN LỊCH SỬ: Tích hợp chủ đề "Sử dụng di sản" trong day học Lịc sử.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.93 KB, 10 trang )

GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY BỘ MÔN
Giải pháp: Tích hợp chủ đề "Sử dụng di sản" tong day học Lịc sử.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn giải pháp
“Dân ta phải biết sử ta,
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh hàm chứa một ý nghĩa vô cùng sâu
sắc về ý nghĩa, vai trò của lịch sử. Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Lịch
sử đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục học sinh tình yêu
quê hương đất nước, tự hào về truyền thống của dân tộc. Học Lịch sử để biết được cội
nguồn dân tộc, quá trình đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, quá trình lao
động sáng tạo của cha ông, để biết quý trọng những gì mình đang có, biết ơn những
thế hệ cha ông đã làm ra nó và ngày càng làm giàu thêm truyền thống dân tộc.
Thế nhưng trong những năm qua ngành giáo dục luôn báo động tình trạng học
sinh không thích học môn lịch sử; am hiểu Lịch sử và văn hóa dân tộc còn hạn chế
đang là một thực trạng đáng lưu tâm. Do đó việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch
sử không những có ý nghĩa nâng cao chất lượng học tập, hứng thú học tâp bộ môn mà
còn có ý nghĩa giáo dục ý thức trân trọng và bảo vệ những giá trị văn hóa tốt đẹp của
dân tộc cho học sinh. Qua thực tế dạy học bộ môn Lịch sử ở Trường trung học cơ sở
An Bình, tôi nhận thấy các giáo viên dạy Lịch sử cũng đã tích cực tìm kiếm, vận dụng
các phương pháp nhằm nâng hứng thú học tập bộ môn, phát huy tính tích cực học tập
của học sinh bước đầu có kết quả nhưng chưa thật sự chú trọng giáo dục ý thức ý thức
trân trọng và bảo vệ các giá trị văn hóa dân tộc cho học sinh. Trong quá trình giảng
dạy bộ môn Lịch sử, tôi thấy rằng việc tích hợp chủ đề “sử dụng di sản” trong dạy học
Lịch sử là một hướng đi nhằm khắc phục thực trạng trên. Do đó tôi chọn giải pháp là
tích hợp chủ đề “sử dụng di sản ” vào bài giảng.
2. Mục đích, ý nghĩa của của giải pháp
Việc tích hợp chủ đề “Sử dụng di sản” trong dạy học Lịch sử giúp học sinh
củng cố thêm những hiểu biết của mình ở về các di sản văn hóa nói chung và văn hóa
dân tộc nói riêng. Giúp khắc phục được tình trạng khô cứng, nặng nề, tản mạn, rời rạc




trong dạy học, làm cho học sinh hứng thú, say mê hơn với môn học Lịch sử qua đó từ
đó góp phần nâng cao ý thức trân trọng và giữ gìn di sản văn hóa cho học sinh.
Việc tích hợp chủ đề “Sử dụng di sản” trong dạy học lịch sử giúp giáo viên và
học sinh làm phong phú và sâu sắc thêm bài học lịch sử trên lớp. Sẽ cho phép cả thầy trò cùng tham gia tích cực vào hoạt động dạy và học. Giải pháp này cũng góp phần
thay đổi phương pháp dạy học theo hướng phương pháp dạy học tích cực của giáo
viên, thể hiện ở phương pháp làm việc nhóm, trao đổi thảo luận trong dạy học.
3. Đối tượng áp dụng giải pháp.
Tất cả học sinh trường THCS An Bình.
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP
1. Thực trạng
1.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm của các cấp và nhà trường, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
giáo viên và học sinh về cơ sở vật chất. Đồ dùng dạy học , trang bị dạy học tương đối
đầy đủ.
Trong chương trình, sách giáo khoa môn Lịch sử ở trường phổ thông nói chung
và Trung học cơ sở nói riêng, có nhiều nội dung kiến thức liên quan đến đến các di sản
văn hóa giúp học sinh hiểu sâu kiến thức, khắc phục được tình trạng khô cứng, nặng
nề, tản mạn, rời rạc trong dạy học; gắn kết việc dạy học với thực tiễn cuộc sống; làm
cho học sinh hứng thú và say mê hơn với môn học Lịch sử. Đặc biệt là qua đó giáo dục
cho học sinh ý thức trân trong và bảo vệ các giá trị văn hóa nói chung và văn hóa dân
tộc nói riêng.
Tại Trường trung học cơ sở An Bình, qua việc dự giờ thăm lớp, khảo sát trước
tác động, tôi nhận thấy nhiều giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học và đã
đạt được những kết quả khả quan trong việc nâng cao chất lượng bộ môn.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin như hiện nay giáo viên có
điều kiện để tham khảo các tài liệu, sử liệu trên internet, sách báo có liên quan, tự học
để nâng cao tay nghề và góp phần làm cho bài giảng thêm phong phú, sinh động hơn .
Chương trình Lịch sử Giáo viên được thực được bồi dưỡng đổi mới phương pháp

và hình thức dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học của học sinh.


Học sinh đa số có ý thức hơn trong học tập, ham học hỏi, thích tìm tòi, khám phá
về Lịch sử.
1.2. Khó khăn
Tại Trường trung học cơ sở An Bình, qua việc dự giờ thăm lớp, khảo sát trước
tác động, tôi nhận thấy nhiều giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học và đã
đạt được những kết quả khả quan như đã phát huy tốt tính chủ động sáng tạo, hứng thú
học tập của học sinh; tuy nhiên vẫn còn hạn chế là chưa đi sâu vào giáo dục ý thức
trân trọng và bảo vệ các giá trị văn hóa dân tộc cho học sinh. Qua quá trình tìm hiểu,
nghiên cứu hiện trạng nêu trên, tôi rút ra nguyên nhân của hiện trạng trên là do:
Về nội dung chương trình Lịch sử,thì mỗi bài học là được tích hợp nhiều nội
dung, gồm một chuỗi sự kiện, hiện tượng hay nhân vật lịch sử tiêu biểu của một giai
đoạn lịch sử nhất định. Thời lượng dành cho mỗi bài học thường là 2 đến 3 tiết. Nội
dung bài khá dài và dàn trải.
Thiết bị dạy học phục vụ cho việc dạy học môn Lịch sử còn nhiều hạn chế, thiếu
tranh ảnh, mô hình, sa bàn,…
Một số giáo viên và cả học sinh còn quan niệm Lịch sử là môn học phụ chứ
không phải là môn học chính. Chính vì vậy nên không đầu tư vào chất lương dạy và
học cho môn Lịch sử. Dẫn đến tình trạng học sinh học Lịch sử chỉ để đối phó. Các em
chỉ học thuộc lòng, học vẹt để trả bài, chứ không thẩm thấu hiểu sâu kiến thức.
Phần lớn học sinh còn nhiều hạn chế về phương pháp học tập. Khả năng nắm bắt
kiến thức, kĩ năng quan sát, tưởng tượng, khái quát hóa còn yếu, khả năng ghi nhớ của
các em còn chậm mà các nhân vật, mốc lịch sử, sự kiện lịch sử lại nhiều nên các em
chỉ có thể ghi nhớ một cách máy móc (nhanh nhớ nhưng lại mau quên). Kĩ năng đọc,
kể, tường thuật của các em chưa lưu loát, do đó ảnh hưởng đến thời gian và tiến trình
chung của môn học. Tinh thần hợp tác học chưa cao, nhiều em chưa tự tin khi hợp tác
trong nhóm, một số em còn học thụ động.
Do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn lịch sử trong đời sống xã hội



một số phụ huynh chưa thật sự coi trọng bộ môn Lịch sử; coi đó là môn học phụ, môn
học thuộc lòng, không cần đầu tư công sức nhiều, nên không định hướng con em mình
học tập tốt bộ môn dẫn đến hậu quả học sinh chưa nắm vững được những sự kiện lịch
sử cơ bản, nhớ sai, nhầm lẫn kiến thức lịch sử, ít hứng thú khi học tập bộ môn.
2. Biện pháp áp dụng cải tiến, nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử
II.1. Giải pháp
Từ thực trạng trên nêu trên, một vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để khuyến khích
giáo viên tổ chức sử dụng di sản trong dạy học Lịch sử hiệu quả, nâng cao chất lượng
của dạy học, bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về truyền thống dân tộc,
ý thức trân trọng bảo vệ, gìn giữ và phát triển di sản góp phần đổi mới và nâng cao
chất lượng dạy học nói chung và môn Lịch sử nói riêng?
Để giải quyết thực trạng nêu trên, với những kinh nghiêm tự học hỏi, tích luỹ
được trong quá trình giảng dạy bộ môn ở trường tôi đưa ra giải pháp là tích hợp chủ đề
“sử dụng di sản” trong dạy môn Lịch sử thông qua đề tài nghiên cứu khoa học sư
phạm ứng dụng: Tích hợp chủ đề "sử dụng di sản" khi dạy Bài 13: Đời sống vật chất
và tinh thần của cư dân Văn Lang ( môn Lịch sử 6) nhằm góp phần nâng cao chât
lượng dạy học Lịch sử và góp phần giáo dục ý thức trân trọng và bảo vệ di sản văn
hóa dân tộc cho nhóm học sinh lớp 6A5, Trường trung học cơ sở An Bình.
II.2. Mô tả giải pháp
Vận dụng tích hợp chủ đề “sử dụng di sản”, tích hợp kiến thức liên môn vào bài
học tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu rõ khái niệm di sản văn hóa là gì? Gồm mấy loại?
Từ đó liên hệ vào bài học cho học sinh hiểu di sản văn hóa Việt Nam hiện nay bao
gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể (di sản văn hóa vật chất và di
sản văn hóa tinh thần).
Những di sản hữu hình tồn tại dưới dạng vật chất nhìn thấy được như di tích lịch
sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, cổ vật… được gọi là di sản văn hóa vật thể. Văn hóa
vật thể thời Văn Lang như: Trống đồng, thạp đồng, các công cụ bằng đồng, đồ trang
sức bằng đồng…di sản loại này là bằng chứng vật chất của nền văn hóa văn minh chứa

đựng những hồi ức những truyền thống sống động của dân tộc thời dựng nước Văn


Lang. Còn di sản văn hóa phi vật thể là cái vô hình, chỉ được lưu truyền và biểu hiện
bằng hình thức trình diễn - truyền miệng như các làn điệu dân ca, các câu chuyện
truyền thuyết, các phong tục tập quán, tín ngưỡng… Nghe và thẩm thấu chứ không
nhìn thấy được. Nó là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, nên di sản
văn hóa phi vật thể thể hiện một bản sắc riêng không hòa lẫn vào đâu được. Văn hóa
phi vật thể thời Văn Lang như các lễ hội, trò chơi dân gian, tục ăn trầu, làm Bánh
chưng, Bánh giầy, tín ngưỡng thờ cúng các lức lương tự nhiên, chôn người chết kèm
theo công cụ và đồ trang sức... từ đó sẽ giúp học sinh có cái nhìn đúng đắn hơn về
những giá trị văn hóa dân tộc, hình thành và nâng cao ý thức trân trọng, giữ gìn và bảo
vệ các tài sản người xưa để lại.
II.3. Sử dụng công cụ tác động
- Sử dụng các phần mềm tiện ích để tác động nâng cao chất lượng dạy học: xây
dựng kế hoạch bài học tôi sử dụng phần mềm Power Point để soạn bài giảng, sử dụng
phần mềm cắt phim, chỉnh sửa hình ảnh được tích hợp trên máy tính: Movie Maker,
Photoshop, công cụ tìm kiếm Internet....
- Sử dụng, khai thác có hiệu quả trang thiết bị của trường: phòng ốc, máy tính,
máy chiếu...
- Khai thác tốt các đồ dùng hiện có.
II.4. Sử dụng phương pháp tác động
- Sử dụng phương pháp tác động trực tiếp: vận dụng các phương pháp dạy học
truyền thống (thuyết trình giải thích, tường thuật, miêu tả) kết hợp với phương pháp
dạy học tích cực (vấn đáp, làm việc nhóm, nêu vấn đề...) phù hợp với với đặc trưng bộ
môn, kiểu bài lên lớp, phù hợp với các đối tượng học sinh.
- Sử dụng phương pháp tác động gián tiếp: Hướng dẫn học sinh phương pháp
tự học: sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu liên quan đến nội dung bài học, tự tìm hiểu học
qua bạn bè, người thân, internet...
3. Các minh chứng về việc nâng cao chất lượng bộ môn.

Để minh chứng cho giải pháp nâng cao chất lượng bộ môn, và , hiệu quả của giải
pháp mang lại, tôi xây dựng thang đo và tiến hành khảo sát ở hai nhóm lớp (nhóm thực
ngiệm và nhóm đối chưng). Sau khi thực nghiệm tôi tiến hành khảo sát, phân tích dữ
liệu bằng các công thức tính toán đo lường.
Kết quả cho thấy giá trị trung bình khảo sát sau tác động của lớp thực nghiệm là
110.4, kết quả khảo sát của nhóm đối chứng là 99.6; độ chênh lệch điểm số giữa hai


lớp là 10.8. Điều đó cho thấy điểm giá trị trung bình của hai nhóm đối chứng và thực
nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có điểm trung bình cao hơn
nhóm đối chứng.
Phép kiểm chứng T-test giá trị trung bình sau tác động của hai lớp là p=0.0005 <
0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai lớp không phải là
do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về lớp thực nghiệm.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài khảo sát là SMD = 1.99>1.00
điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.
Với những kết quả đạt được trong quá trình thực nghiệm, tôi nhận thấy rằng
việc sử dụng phương pháp dạy học tích hợp chủ đề “sử dụng di sản” giúp các em giải
quyết các vấn đề đặt ra trong bài học, qua đó giúp học sinh có thể liên hệ sinh động
kiến thức môn trong các hoạt động học tập; tạo sự hứng thú, say mê sáng tạo, gắn lý
thuyết với thực tiễn; giáo dục ý thức trân trọng và bảo vệ di sản văn hoá dân tộc cho
học sinh.
SO SÁNH VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Phân tích dữ liệu và kết quả:
Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng
Chênh lệch
Điểm TBC:
110.4
99.6
10.8

Độ lệch chuẩn:
7.366591251
5.4201271
Giá trị của T-test: p
0.000859788
Chênh lệch giá trị
1.9925732
TB chuẩn (SMD)
Kết luận: p = 0.00085< 0,05 cho thấy sự chênh lệch điểm TB sau tác động của 2
nhóm Thực nghiệm và Đối chứng rất có ý nghĩa do tác động. Chênh lệch giá trị
trung bình chuẩn (SMD) =1.9925732 cho thấy mức độ ảnh hưởng sau thực
nghiệm là rất lớn.


112
110
108
106
104
102
100
98
96
94

NHÓM T N

NHÓM ĐC

KHẢO SÁT TỰ NHẬN THỨC THÁI ĐỘ HÀNH VI CỦA HỌC SINH

SỐ
LƯỢNG
CÂU HỎI KHẢO SÁT

BÌNH THƯỜNG
NHÓM
NHÓM

HS

TN
TỈ

ĐC
TỈ

Ý KIẾN
ĐỒNG Ý
NHÓM
NHÓM ĐC
TN
TỈ
TỈ
SỐ
SỐ
LỆ
LỆ
HS
HS
%

%

RẤT ĐỒNG Ý
NHÓM
NHÓM TN
ĐC
TỈ
S
TỈ
SỐ
LỆ
Ố LỆ
HS
%
HS %

MỖI

SỐ

NHÓM

HS

25

0

0%


2

8%

7

28%

16

64%

18

72%

7

28%

25

0

0%

2

8%


8

32%

20

80%

17

68%

3

12%

25

4

16%

14

56%

8

32%


8

32%

3

12%

3

12%

25

5

20%

8

32%

17

68%

16

64%


3

12%

1

4%

25

1

4%

6

24%

14

56%

12

48%

10

40%


7

28%

LỆ
%

SỐ
HS

LỆ
%

1. Bài học có nhiều nội
dung hấp dẫn về văn
hóa nước ta thời Văn
Lang.
2. Tìm hiểu di sản văn
hóa dân tộc thời Văn
Lang là cần thiết.
3. Tôi thường đọc các
sách để tìm hiểu về văn
hóa Việt Nam..
4. Tôi luôn chuẩn bị tài
liệu cho các bài học có
nội dung về văn hóa .
5. Tôi cố gắng ghi nhớ
các các kiến thức về văn
hóa khi thầy cô giảng
bài..



6. Tôi ghi chép đầy đủ
kiến thức mới.

25

1

4%

2

8%

9

36%

15

60%

15

60%

8

32%


25

1

4%

6

24%

7

28%

13

52%

17

68%

6

24%

25

3


12%

7

28%

10

40%

13

52%

12

48%

5

20%

25

0

0%

0


0%

8

32%

10

40%

17

68%

10

40%

25

2

8%

8

32%

14


56%

11

44%

9

36%

6

24%

7. Tôi thích được tìm
hiểu các phong tục, tập
quán, các công trình văn
hóa thời Văn Lang.
8. Tôi thích thú sưu tầm
những tài liệu liên quan
đến di sản văn hóa Việt
Nam.
9. Theo tôi, mỗi chúng
ta cần phải trân trọng,
bảo vệ, giữ gìn và phát
huy các giá trị văn hóa
dân tộc.
10. Tôi sẽ dành nhiều
thời gian hơn cho việc

tìm hiểu, học tập các di
sản văn hóa dân tộc.

III. KẾT LUẬN
Từ kết quả trên cho thấy việc tích hợp chủ đề “Sử dụng di sản” trong dạy học
Lịch sử mang lại hiệu quả tích cực trong việc góp phần nâng cao ý thức trân trọng và
vảo vệ di sản văn hóa dân tộc cho học sinh.
Việc tích hợp chủ đề “Sử dụng di sản” trong dạy học Lịch sử còn giúp học sinh
củng cố thêm những hiểu biết của mình ở về các di sản văn hóa nói chung và văn hóa
dân tộc nói riêng. Giúp khắc phục được tình trạng khô cứng, nặng nề, tản mạn, rời rạc
trong dạy học, làm cho học sinh hứng thú, say mê hơn với môn học Lịch sử qua đó từ
đó góp phần nâng cao ý thức trân trọng và giữ gìn di sản văn hóa cho học sinh.
Việc tích hợp chủ đề “Sử dụng di sản” trong dạy học lịch sử giúp giáo viên và
học sinh làm phong phú và sâu sắc thêm bài học lịch sử trên lớp. Sẽ cho phép cả thầy trò cùng tham gia tích cực vào hoạt động dạy và học. Nghiên cứu này cũng góp phần
thay đổi phương pháp dạy học theo hướng phương pháp dạy học tích cực của giáo
viên, thể hiện ở phương pháp làm việc nhóm, trao đổi thảo luận trong dạy học.


Để tích hợp chủ đề “Sử dụng di sản” trong dạy học Lịch sử sử một cách đồng
loạt, có hiệu quả cao góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học Lich sử, đồng
quan điểm với cô Nguyễn Thị Thái – Trường trung học co sở Cảnh Hóa, Quảng Trạch,
Quảng Bình tôi có một số khuyến nghị sau:
Để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử, người giáo viên phải luôn sử
dụng tốt các phương dạy học lịch sử một cách nhuần nhuyễn, trong những phương
pháp đó việc sử dụng các di sản có tác dụng rất lớn. Di sản chính là một đồ dùng trực
quan rất sinh động thể hiện sự sáng tạo cao khi lồng ghép trong quá trình giảng dạy
của người giáo viên.
Sử dụng và đưa di sản vào trong mỗi bài học giáo viên có thể phần nào tạo
hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao chất lượng học tập bộ môn lịch sử trong
tình hình hiện nay. Đặc biệt là giáo dục ý thức phát huy và bảo tồn các di sản cho học

sinh. Chính vì vậy mà việc đưa di sản lồng ghép vào quá trình giảng dạy là nhiệm vụ
rất quan trọng đặc biệt là trong chương trình giáo dục. Đây là nhiệm vụ không chỉ là
trách nhiệm của giáo viên dạy môn Lịch sử mà là trách nhiệm chung của mọi người.
Như thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển đã nói: “Nhà trường phổ
thông vừa có trách nhiệm giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh về di sản văn hoá,
vừa có trách nhiệm sử dụng di sản văn hoá để dạy học. Việc sử dụng di sản văn hoá để
dạy học sẽ mang lại những kết quả tích cực vừa có giá trị ở phương pháp giáo dục kiến
thức phổ thông theo quy định của chương trình, vừa nâng cao nhận thức và trách
nhiệm của học sinh đối với di sản văn hoá”.
Với kết quả đạt được của đề tài, tôi rất mong được sự ủng hộ, đóng góp, chia sẻ
của của quý thầy cô để đề tài hoàn thiện hơn; để góp phần tạo được hứng thú học tập
cho học sinh và từ đó nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử hiện nay.




×