Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BẢO LÃNH VÀ CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.08 KB, 14 trang )

BẢO LÃNH VÀ CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
I. Bảo lãnh của Ngân hàng thương mại
1. Dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại
1.1. Tổng quan về bảo lãnh ngân hàng
Bảo lãnh là một dich vụ tương đối mới so với các dịch vụ của ngân hàng thương
mại. Nghiệp vụ bảo lãnh được thực hiện lần đầu tiên ở Mỹ vào những năm 60 của thế
kỉ XX và cho tới đầu những năm của thập niên 70 thì bảo lãnh thực sự bắt đầu được sử
dụng trong các giao dịch thương mại quốc tế xuất phát từ yêu cầu của các nước trong
khu vực Trung Đông. Đây là nơi có nguồn dầu mỏ dồi dào, vì thế các nước nay giàu lên
nhanh chóng, và bắt đầu nảy sinh nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng, củng cố an ninh,
quốc phòng, nâng cao tiềm lực...Để thực hiện các nhu cầu này, các quốc gia ở Trung
Đông đã kí kết hợp đồng kinh tế với các nước Phương Tây để triển khai và xây dựng
các công trình cơ sở hạ tầng cho họ. Những hợp đồng kinh tế này có giá trị rất lớn và
thường đi kèm với đó là sự rủi ro cho các nước chủ nhà. Để đảm bảo an toàn, các nước
này đã đưa ra yêu cầu phải có sự đảm bảo vững chắc trong việc thực hiện các hợp đồng
của các nước phương Tây thông qua hình thức bảo lãnh của ngân hàng. Đó là nghiệp vụ
bảo lãnh thực hiện hợp đồng đầu tiên trên thế giới. Ngày nay, bảo lãnh ngân hàng đã trở
thành một nghiệp vụ phổ biến với doanh số gia tăng một cách đáng kinh ngạc ở hầu hết
các quốc gia trên thế giới. Trong giao dịch quốc tế, bảo lãnh ngân hàng được thực hiện
theo qui ước thống nhất do phòng thương mại quốc tế ICC ban hành.
Ở Việt Nam thì bảo lãnh Ngân hàng có mặt vào khoảng cuối thập kỷ 80. Trong
khi nền kinh tế xu hướng hội nhập ngày càng lớn, nhu cầu của hoạt động kinh doanh
trong các doanh nghiệp ngày càng trở lên rất phong phú và phát triển, điều này khiến
cho bản than chính các doanh nghiệp cảm nhận được một đòi hỏi mang tính tất yếu đó
là cần phải có một tổ chức chuyên môn có đủ năng lực, uy tín đứng ra đảm bảo quyền
lợi của các bên trong các quan hệ thương mại để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Từ
nhu cầu đó, dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã được ra đời.
Dịch vụ bảo lãnh từ đó mở rộng và phát triển song song với sự phát triển của nền kinh
tế và sự mở rộng của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của nó.
* Khái niệm về bảo lãnh:


Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của ngân hàng dưới hình thức thư
bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàng khi
khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như đã cam kết. Khách hàng sẽ bị ghi nợ
bắt buộc và bị tính lãi trên số tiền đó như một khoản vay thông thường.
Bên bảo lãnh là bên phát hành bảo lãnh, có trách nhiệm thanh toán thay cho bên
được bảo lãnh khi bên này không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng đã ký với bên
thứ ba. Bên bảo lãnh là các tổ chức tín dụng gồm: ngân hàng thương mại và các tổ chức
tín dụng phi Ngân hàng hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng.
Bên nhận bảo lãnh (bên thụ hưởng bảo lãnh) là các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước, được thụ hưởng các cam kết bảo lãnh của ngân hàng và có quyền yêu cầu
ngân hàng đứng ra thanh toán khi chứng minh được bên được bảo lãnh đã không thực
hiện hợp đồng như cam kết.
Bên được bảo lãnh: là các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài, có
trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của mình như trong hợp đồng cơ sở đã ký kết với
bên thụ hưởng bảo lãnh. Ngân hàng không được bảo lãnh đối với những người sau:
- Thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc (giám đốc), phó
tổng giám đốc (phó giám đốc) của ngân hàng.
- Cán bộ, nhân viên của chính ngân hàng đó thực hiện nhiệm vụ thẩm định,
quyết định bảo lãnh.
* Đặc điểm của bảo lãnh: Bảo lãnh có 3 đặc điểm chính là:
1. Đây là một hình thức mà tài trợ của ngân hàng cho khách hàng là thông qua
uy tín của ngân hàng và theo đó thì khách hàng có thể tự tìm nguồn tài trợ mới và có
thể mua được hàng hóa hay thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh để nhằm mục
đích đó là thu được lợi nhuận.
2. Bảo lãnh bản than đó là một hoạt phái sinh. Sở dĩ như vậy bởi vì quan hệ của
bảo lãnh được phát sinh chính từ quan hệ của bên nhận bảo lãnh với chính bên được
bảo lãnh.
Trong bảo lãnh bao gồm có 3 bên :
• Bên nhận bảo lãnh
• Bên được bảo lãnh

• Bên bảo lãnh
Vì vậy mà trong nghiệp vụ bảo lãnh thì thường có sự kết hợp của 3 hợp đồng kinh tế đó
là:
1. Hợp đồng kinh tế giữa bên được bảo lãnh và bên bảo lãnh
2. Hợp đồng cơ sở kí kết giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh
3. Hợp đồng bảo lãnh của bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh
Bảo lãnh bản than nó cũng là một nghiệp vụ thuộc loại nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
nên nó không thể tránh được rủi ro như một khoản tín dụng.Trong quá trình cấp bảo
lãnh thì bắt buộc ngân hàng cũng phải tiến hành việc thẩm định như khi ngân hàng cấp
một khoản tín dụng.
-Nghiệp vụ bảo lãnh trước hết nó tạo được mối liên kết trách nhiệm về tài chính
và sự san sẻ rủi ro. Tuy nhiên thì trách nhiệm tài chính trước hết phải thuộc về chính
khách hàng, trách nhiệm của ngân hàng sẽ chỉ phát sinh khi khách hàng không thực
hiện với bên thứ ba. Ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bên thứ ba khi
khách hàng của chính ngân hàng không thực hiện cam kết, điều đó đồng nghĩa rằng
ngân hàng đã gánh chịu một phần rủi ro cho bên thứ ba. Chính vì điều này mà ngân
hàng bảo lãnh cho bên được bảo lãnh khi mà ngân hàng nhận được mức lợi nhuận
tương ứng cho phần rủi ro của mình. Phí bảo lãnh sẽ được ngân hàng tính dựa trên mức
độ rủi ro của từng khoản bảo lãnh.
1.2 Vai trò của bảo lãnh
a.Đối với nền kinh tế
Kinh tế ngày nay càng ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ, các hoạt động tài
chính ở trên thế giới diễn ra sôi động và gia tăng rất nhanh chóng. Vieech người vay
bán chứng khoán trực tiếp cho nhà đầu tư dường như được ưa thích hơn hẳn so với việc
vay tiền ngân hàng.
Nhưng có một điều gây trở ngại đó là việc tài chính trực tiếp làm tăng mối lo
ngại về rủi ro vỡ nợ của người vay, chỉ có bảo lãnh của một ngân hàng uy tín mới có thể
giải quyết được vấn đề này.
Nhờ có sự hỗ trợ của bảo lãnh ngân hàng mà giờ đây các doanh nghiệp và các cơ
sở kinh doanh có thể tiếp cận được với nguồn vốn một cách phù hợp hoặc cũng có thể

thực hiện giao dịch dễ dàng.
Bão lãnh đối với nền kinh tế đã góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát
triển, điều này chính là thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
b.Đối với ngân hàng
Ngân hàng hàng đồng ý chấp thuận bảo lãnh cũng chính là tạo điều kiện cho
ngân hàng có thêm được khoản thu nhập bổ sung đáng kể trên mỗi hợp đồng dựa trên
các khả năng đánh giá tín dụng đối với khách hàng mà không cần cam kết trực tiếp
cung cấp vốn. Đồng thời Ngân hàng sẽ nhận được một khoản phí cho việc cung cấp
dịch vụ bảo lãnh (Phí sẽ tính trên % số tiền bảo lãnh )…
Khách hàng đến Ngân hàng yêu cầu bảo lãnh sẽ được ngân hàng yêu cầu phi có
ký quỹ một khoản tiền nhất định mà cơ sở ký quỹ tùy thuộc theo tỷ lệ % dựa trên số
tiền yêu cầu bảo lãnh. Cũng phải tùy theo từng loại rủi ro của các khoản bão lãnh và
loại khách hàng mà có thể có tỷ lệ ký quỹ thay đổi linh động từ 0 đến 100% (những
khách hàng mới giao dịch với ngân hàng lần đầu hoặc có tình hình tài chính không lành
mạnh ngân hàng thường bắt ký quỹ 100%). Khoản tiền này mang lại nguồn vốn kinh
doanh cho ngân hàng với chi phí rất thấp.
c.Đối với bên được bảo lãnh
Thông qua uy tín của ngân hàng thì bảo lãnh đã giúp cho doanh nghiệp có thể
thuận lợi trong thanh toán của mình. Trường hợp doanh nghiệp bị thiếu vốn kinh doanh,
hay doanh nghiệp chưa đủ tin cậy và uy tín đối với bạn hàng của mình thì bảo lãnh ngân
hàng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm được nguồn vốn trong nước cũng như nước
ngoài với chi phí thấp hơn so với phải đi vay ngân hàng.
Qua việc thực hiện bảo lãnh ngân hàng mang lại sự tin tưởng cho các bạn hàng của
doanh nghiệp có mối quan hệ kinh tế, việc bảo lãnh sẽ khiến cho các doanh nghiệp gặp
nhiều thuận lợi tronh khi tham gia đấu thầu hay thực hiện giao dịch hay ký kết hợp
đồng.
d. Đối với bên nhận bảo lãnh
Trong bảo lãnh ngân hàng thì chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh đó là khả
năng được thanh toán cho bên nhận bảo lãnh trong trường hợp bên yêu cầu bảo lãnh
không thực hiện đúng các cam kết với bên nhận bảo lãnh.

Việc bảo lãnh của ngân hàng đã góp phần mang lại cho bên thứ ba sự tin tưởng
hơn, đồng thời hạn chế được những tổn thất mà bên thứ ba có thể gặp phải do việc
thông tin không cân xứng hay là rủi ro trong đạo đức. Bảo lãnh ngân hàng thực tế đã
mang lại rất nhiều lợi ích cho bên nhận bảo lãnh.
1.3 Phân loại bảo lãnh
a.Căn cứ vào bản chất bảo lãnh
- Bảo lãnh trực tiếp
Đây là loại hình bảo lãnh mà theo đó thì ngân hàng phát hành bảo lãnh chịu trách
nhiệm trực tiếp cho bên được bảo lãnh.
Bảo lãnh trực tiếp thường có ba bên đó là bên tham gia là ngân hàng bảo lãnh,
bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh.
- Bảo lãnh gián tiếp
Loại hình này thì trong đó ngân hàng phát hành bảo lãnh theo chỉ thị của một
ngân hàng trung gian phục vụ cho người được bảo lãnh dựa trên một bảo lãnh khác là
bảo lãnh đối ứng. Và khi đó thì người được bảo lãnh không phải bồi hoàn trực tiếp cho
ngân hàng phát hành bảo lãnh, nghĩa vụ bồi hoàn thuộc về ngân hàng trung gian.
Bảo lãnh gián tiếp đòi hỏi phải có ít nhất 4 bên tham gia:
1. Bên được bảo lãnh
2. Bên hưởng bảo lãnh
3. Ngân hàng trung gian
4. Ngân hàng phát hành bảo lãnh
- Bảo lãnh đối ứng
Bảo lãnh đối ứng là bảo lãnh do tổ chức tín dụng (bên phát hành bảo lãnh đối
ứng) phát hành nhằm đề nghị một tổ chức tín dụng khác thực hiện bảo lãnh cho các
nghĩa vụ của khách hàng của bên phát hành bảo lãnh đối ứng với bên nhận bảo lãnh.
- Đồng bảo lãnh:

×