Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.44 KB, 7 trang )


GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG
CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG GIAO THÔNG



NCS. PHẠM PHÚ CƯỜNG
Liên Bộ môn Vận tải - Kinh tế
Trường Đại học Giao thông Vận tải

Tóm tắt: Bài báo đề cập về thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của các doanh nghiệp xây dựng giao thông.
Summary: This paper mentions real situations and proposes solutions to improve competitive
capacity in construction bidding of transportation enterprises.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Do đặc điểm quá trình sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp xây dựng giao
thông (DNXDGT) được bắt đầu bằng hoạt
động tiêu thụ sản phẩm thông qua việc kí kết
hợp đồng xây dựng. Chính vì vậy, sự phát
triển của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào
khả năng thắng thầu và hợp đồng xây dựng
công trình. Thực tế hoạt động đấu thầu xây
dựng công trình giao thông nhiều năm trở lại
đây có sự cạnh tranh rất quyết liệt về giá bỏ
thầu, về chất lượng công trình, về tiến độ thi
công, … Chính sự cạnh tranh này tạo ra cho
các DNXDGT nhiều cơ hội, đồng thời cũng
có nhiều thách thức. Cơ hội đó là số lần được


dự thầu tăng lên, còn thách thức là việc có
trúng thầu hay không. Mặt khác, sự đòi hỏi
ngày càng cao của các chủ đầu tư về chất
lượng công trình, về tiến độ thi công, ... dẫn
tới các nhà thầu phải luôn nỗ lực để nâng cao
năng lực của mình.
Việc tìm giải pháp để nâng cao khả năng
cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng là vấn đề
thực sự bức xúc trong thực tiễn hoạt động sản
xuất kinh doanh của các DNXDGT, nó đặt ra
yêu cầu phải nâng cao khả năng cạnh tranh
trong đấu thầu xây dựng. Bài viết nhằm giải
quyết phần nào những vấn đề nêu trên.
II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH
TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY
DỰNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY
DỰNG GIAO THÔNG
Khả năng cạnh tranh của các DNXDGT
(tổng công ty, công ty, ...) là toàn bộ năng lực
về tài chính, thiết bị, công nghệ, lao động,
marketing, tổ chức quản lý, ... mà doanh
nghiệp có thể sử dụng để tạo ra lợi thế của
mình so với các doanh nghiệp khác.
Hiện nay, cả nước có rất nhiều doanh
nghiệp (DN) trung ương, địa phương và các
doanh nghiệp nước ngoài tham gia xây dựng
các công trình giao thông (CTGT). Trong đó
16 tổng công ty thuộc Bộ Giao thông Vận tải,
Bộ Xây dựng, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, các doanh

nghiệp của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
là những đơn vị mạnh. Hầu hết các
DNXDGT, mặc dù còn nhiều khó khăn về
vốn, công nghệ và đặc biệt là sự cạnh tranh
gay gắt trong nền kinh tế thị trường … nhưng


nhiều doanh nghiệp (DN) đã có những nỗ lực
trong quản lý sản xuất kinh doanh (SXKD),
mở rộng thị trường, kinh doanh có lãi, đã chú
trọng đầu tư đổi mới công nghệ, tăng khả
năng thắng thầu xây dựng các công trình giao
thông. Có khả năng hoàn thành các công trình
có kỹ thuật cao, được các chủ đầu tư trong
nước cũng như nước ngoài tín nhiệm. Chứng
tỏ được là đội quân chủ lực trong xây dựng
các công trình giao thông. Nhiều DNXDGT
đã thắng khi dự thầu các gói thầu xây dựng
công trình giao thông (XDCTGT) ở trong
nước và nước ngoài. Tuy nhiên, tỷ lệ thắng
thầu chưa cao, nhất là các gói thầu có yêu cầu
cao về kỹ thuật công nghệ. Nguyên nhân của
hiện tượng này thì có nhiều song chủ yếu là
do năng lực cạnh tranh của các DNXDGT
hiện nay còn thấp. Cụ thể:
Thứ nhất về năng lực tài chính, là vấn đề
nan giải nhất đối với các DNXDGT. Kết quả
kiểm toán cho thấy năng lực tài chính của các
DNXDGT còn rất hạn chế, tỷ trọng vốn chủ
sở hữu trên tổng nguồn vốn thấp, một số Tổng

công ty vốn chủ sở hữu chỉ chiếm từ
5% - 16%, thậm chí nhiều DN không bảo toàn
được vốn kinh doanh dẫn tới vốn chủ sở hữu
bị âm, DN hoạt động chủ yếu bằng vốn vay và
vốn chiếm dụng, trong khi đó, tỷ trọng này
của các công ty XDCTGT nước ngoài tại Việt
Nam từ 42 đến 77%. Hiện các DNXDGT
đang là “con nợ” lớn của ngân hàng, đồng
thời là “chủ nợ bắt buộc” đối với các chủ đầu
tư: nợ khối lượng đã nghiệm thu nhưng chưa
được thanh toán; nợ khối lượng đang thực
hiện dở dang; nợ khối lượng các hạng mục
điều chỉnh, bổ sung, phát sinh theo quy định;
nợ phí bảo hành công trình đã được đưa vào
sử dụng nhiều năm do việc quyết toán chưa
hoàn thành. Đương nhiên DN vẫn phải trả lãi
hàng tháng cho số nợ vay ngân hàng và luôn
có nguy cơ bị xiết nợ. Trong khi đó, các
khoản bị nợ thì lại không được trả lãi và cũng
không thể xiết nợ được đối với các chủ đầu tư.
Đó là sự bất lợi của các tổng công ty
XDCTGT Việt Nam trong việc chủ động huy
động nguồn vốn cạnh tranh đấu thầu.

Thứ năm, hiệu quả sử dụng vốn đặc biệt
vốn vay ở nhiều DNXDGT còn thấp. Việc vay
vốn đầu tư máy móc thiết bị, đầu tư góp vốn
liên doanh … của một số DN tính toán thiếu
thận trọng, sử dụng không hợp lý, tiến độ thực
hiện chậm, chi phí lãi vay lớn. Nhiều DN do

vốn bị chiếm dụng lớn, mặt khác việc quản lý,
sử dụng vốn chưa tốt dẫn đến phải vay vốn
lưu động lớn.
Thứ hai, máy móc thiết bị thi công đồng
bộ hiện đại của các tổng công ty XDGT còn
thấp, hầu hết chỉ đạt được từ 16,5% đến 29,4%.
Thứ ba, kinh nghiệm, trình độ tổ chức
quản lý của các DNXDGT còn nhiều hạn chế,
kể từ việc tổ chức hoạt động marketing tìm
kiếm trị trường, cũng như tìm nguồn nguyên,
vật liệu, trình độ đội ngũ cán bộ lập hồ sơ dự
thầu, quản lý tiến độ thi công, chất lượng công
trình xây dựng, khả năng liên doanh, liên kết, ...
Thứ tư, nguồn nhân lực kỹ thuật và quản
lý chất lượng cao đang thiếu hụt.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRONG ĐẤU THẦU
XÂY DỰNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
XÂY DỰNG GIAO THÔNG
Với thực trạng trên để nâng cao năng lực
cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của các
DNXDGT theo tác giả cần: tăng cường năng
lực thu thập và nắm bắt thông tin liên quan
đến dự án và gói thầu để giúp cho các nhà
thầu quyết định có tham gia hay không tham
gia đấu thầu; nâng cao trình độ kỹ thuật lập hồ
sơ dự thầu; đổi mới cơ cấu và hoàn thiện mô
hình tổ chức quản lý điều hành dự án để giảm




thiểu các chi phí chung, chi phí máy móc,
thiết bị đồng bộ hiện đại và đổi mới công
nghệ thi công; tăng cường khả năng liên
doanh, liên kết giữa các tổng công ty
XDCTGT trong nước khi liên doanh với các
nhà thầu nước ngoài; thực hiện chuyên môn
hoá cao kết hợp với đa dạng ngành nghề, đặc
biệt chú trọng đến việc khai thác, sản xuất vật
liệu và các cấu kiện xây dựng nhằm đẩy
nhanh tiến độ thi công, hạ thấp giá thành xây
lắp. Một số giải pháp cụ thể là:
3.1. Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực
hoạt động của doanh nghiệp xây dựng giao
thông
3.1.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Trong tất cả các nguồn lực, nguồn lực
con người là quan trọng nhất. Thời gian qua,
các DNXDGT đã tạo dựng được một đội ngũ
đông đảo thợ cầu, đường năng động, sáng tạo,
có tay nghề cao tâm huyết với nghề nghiệp.
Tuy nhiên, thực tế nguồn nhân lực trong các
DNXDGT hiện còn nhiều tồn tại. Vì vậy, để
có được đội ngũ cán bộ công nhân viên đủ đáp
ứng được yêu cầu kinh doanh trong môi
trường cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị
trường, tăng khả năng thắng thấu đòi hỏi các
DNXDGT cần thực hiện các biện pháp sau:
- Tiến hành sắp xếp bố trí hợp lý đội ngũ
cán bộ và nhân viên quản lý. Phát hiện người

có năng lực, bố trí họ đảm nhận những công
việc phù hợp. Bổ sung cán bộ, nhân viên quản
lý đủ tiêu chuẩn, có triển vọng phát triển,
đồng thời thay thế những cán bộ nhân viên
không đủ năng lực, không đủ tiêu chuẩn.
- Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề,
chuyên nghiệp có trình độ tay nghề cao.
- Tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách
nhiệm của người lao động với DN bằng các
chính sách như: đầu tư cho đào tạo; bảo đảm
công ăn việc làm ổn định kể cả khi có biến
động; xây dựng chế độ tiền lương và thưởng theo
hướng khuyến khích người lao động có những
đóng góp tích cực cho sự phát triển của DN.
- Chú trọng công tác đào tạo nâng cao tay
nghề cho đội ngũ công nhân xây dựng. Trình
độ tay nghề của đội ngũ này ảnh hưởng trực
tiếp đến tiến độ và chất lượng công trình mà
DN đảm nhận thi công.
Về lâu dài các DNXDGT cần có kế
hoạch dài hạn về nhân lực, bao gồm: Nhu cầu
về từng loại cán bộ quản lý; nhu cầu về kỹ sư,
công nhân, nhân viên bậc cao; kế hoạch tuyển
dụng hàng năm và tiêu chí cho từng loại; các
chính sách đối với người lao động (lương,
khuyến khích).
3.1.2. Hoàn thiện và nâng cao công tác quản
lý chất lượng công trình xây dựng
Chất lượng các công trình do doanh
nghiệp xây dựng là tiêu chí quan trọng và là

cơ sở để bên mời thầu (chủ đầu tư) đánh giá
khi lựa chọn nhà thầu. Vì vậy, nâng cao chất
lượng công trình xây dựng là giải pháp thiết
thực để tăng khả năng cạnh tranh trong đấu
thầu của DN. Để thực hiện giải pháp này các
DNXDGT cần thực hiện các biện pháp sau:
- Tuân thủ và chịu sự giám sát, kiểm tra
chất lượng của chủ đầu tư, tư vấn giám sát,
thiết kế và cơ quan giám định nhà nước về
chất lượng công trình xây dựng.
- Tổ chức hệ thống đảm bảo chất lượng
công trình theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000 để
thực hiện chế độ quản lý chất lượng công
trình trong quá trình thi công công trình. Đảm
bảo chất lượng của vật liệu xây dựng sử dụng
vào công trình. Làm đầy đủ công tác thí
nghiệm đối với sản phẩm xây dựng.
- Đào tạo và trang bị cho cán bộ chỉ đạo
và công nhân thi công những kiến thức cần


thiết về quy trình thi công, nghiệm thu, tiêu
chuẩn chất lượng cho phép, quy chế về chất
lượng ... Xây dựng quy chế thưởng, phạt, qui
định trách nhiệm cho các cá nhân, tổ đội trong
việc đảm bảo chất lượng công trình xây dựng.
- Chuẩn bị chu đáo, lập và kiểm tra biện
pháp thi công, tiến độ thi công.
- Thi công đúng hồ sơ thiết kế được duyệt,
đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và hợp đồng giao nhận

thầu xây dựng. Đảm bảo đầy đủ các chứng chỉ
về chất lượng cho nghiệm thu công trình, phải
bảo hành công trình đúng theo quy định.
3.1.3. Đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng
máy móc thiết bị thi công
Đổi mới và sử dụng có hiệu quả máy móc
thiết bị thi công là một trong những nội dung
quan trong nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
trong đấu thầu, muốn vậy các DNXDGT cần
thực hiện một số biện pháp sau:
- Đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị hợp
lý và có hiệu quả:
Việc đầu tư mua mới thiết bị thi công,
nhất là các thiết bị chuyên dùng, thiết bị đặc
chủng là rất cần thiết. Vì có thiết bị thi công
hiện đại, các DNXDGT mới nhận và tiếp cận
được các gói thầu thi công công trình bằng
công nghệ tiên tiến, nâng cao khả năng cạnh
tranh trong đấu thầu và đáp ứng tốt nhất nhu
cầu thị trường. Việc đầu tư mua sắm cần được
tính toán kỹ từ khi chuẩn bị đầu tư đến việc sử
dụng các máy móc thiết bị (MMTB) này sau
khi đã hoàn thành xong DA như thế nào để
MMTB đầu tư mang lại hiệu quả
- Xây dựng phương án sử dụng máy móc
thiết bị hợp lý có hiệu quả: Sử dụng hợp lý, có
hiệu quả có nghĩa là máy móc thiết bị phải
được sử dụng với hiệu suất cao nhất, tận dụng
hết công suất với chi phí thấp nhất.
Do địa bàn hoạt động rộng, việc lập kế

hoạch điều động sử dụng MMTB phải dựa
trên tiến độ thi công chi tiết của từng công
trình và cân nhắc tới phương án sử dụng
MMTB tự có và thuê MMTB tại nơi xây
dựng. Lâu dài các DNXDGT cần có biện pháp
hợp đồng xây dựng theo khu vực nhất định để
giảm chi phí di chuyển MMTB tận dụng được
hết công suất. Trong quá trình sử dụng nhất
thiết phải lập nhật trình của máy để theo dõi
và tính khấu hao hợp lý.
- Thực hiện phân cấp quản lý sử dụng
MMTB, có kế hoạch đào tạo nâng cao tay
nghề công nhân điều khiển MMTB.
Cũng do hiện nay hầu hết các DNXDGT
thực hiện phương thức khoán cho các đội, các
xí nghiệp sản xuất. Vì vậy, cần phân cấp và
giao MMTB cho các đơn vị sử dụng, một mặt
tạo cho các đội chủ động trong việc sử dụng,
điều phối mặt khác nâng cao trách nhiệm của
các đơn vị trong việc sử dụng, bảo quản và
bảo toàn đồng vốn cố định. Đồng thời phải có
kế hoạch và thường xuyên đào tạo nâng cao
tay nghề cho đội ngũ công nhân điều khiển
MMTB.
3.1.4. Nâng cao năng lực tài chính của doanh
nghiệp
Trước hết là tăng khả năng tự chủ tài
chính của doanh nghiệp, bằng việc tăng tỷ
trọng vốn chủ sở hữu. Để giải quyết, theo tác
giả cần thực hiện theo hai hướng cơ bản, đó

là: giảm các khoản nợ phải trả và tăng vốn
chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
của doanh nghiệp.
Thứ ba, tích cực, chủ động thu hồi dứt
điểm công nợ.
Thứ tư, tổ chức hợp lý các mặt hoạt động
SXKD của doanh nghiệp sẽ giảm rất nhiều các
khoản chi phí nằm trong giá thành sản phẩm,
do đó, có ảnh hưởng tích cực đến việc hạ thấp



giá thành đồng thời doanh thu tiêu thụ sản
phẩm và lợi nhuận cũng được thực hiện nhanh
chóng khiến cho DN có đủ vốn để đảm bảo
thoả mãn các nhu cầu cho hoạt động SXKD.
Bằng cách lập thiết kế tổ chức thi công chi tiết
với tính toán cụ thể có tính đến ảnh hưởng của
điều kiện thời tiết, điều kiện cung cấp vật tư
và các yêu cầu bảo đảm môi trường sinh thái,
đảm bảo giao thông …
Thứ năm, tìm biện pháp để sử dụng vốn
hợp lý và tiết kiệm, do quá trình sản xuất trong
DNXDGT luôn di động, di động từ công trình
này sang công trình khác, di động ngay trong
chính công trình xây dựng. Vì vậy, phát sinh
nhiều chi phí khác cho khâu di chuyển lực
lượng thi công và chi phí để xây dựng các
công trình tạm phục vụ thi công. Đòi hỏi DN

phải chủ động lựa chọn hình thức tổ chức SX
linh hoạt, giảm chi phí di chuyển, sử dụng tối
đa lực lượng xây dựng, vật liệu xây dựng tại
nơi xây dựng công trình và tính đến phương
thức thuê MMTB thi công khi chi phí di
chuyển MMTB thi công tự có của DN quá lớn …
3.2. Một số giải pháp trong quá trình đấu
thầu
Hoàn thiện và nâng cao trình độ chuyên
môn, tiến tới chuyên nghiệp hoá cán bộ lập hồ
sơ dự thầu.
Theo qui định của Luật đấu thầu các
thành viên tổ chuyên gia là phải có chứng chỉ
tham gia khoá học đấu thầu, có trình độ
chuyên môn liên quan và am hiểu nội dung cụ
thể tương ứng của gói thầu. Do đó cần chú
trọng đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ và phải có sự phân
công, phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban,
các bộ phận có liên quan đến đấu thầu như:
thu thập thông tin, lập và quản lý hồ sơ dự
thầu, đảm bảo các yêu cầu của hồ sơ mời thầu
(đảm bảo dự thầu, đảm bảo thực hiện hợp
đồng), ...
Tăng cường năng lực thu thập và nắm
bắt thông tin liên quan đến dự án và gói thầu.
Công tác tìm kiếm các thông tin có liên
quan đến dự án và gói thầu có vai trò quan
trọng trong quá trình nghiên cứu cơ hội cũng
như xây dựng kế hoạch đấu thầu và đưa ra các

phương án thi công, phương án chọn giá của
từng gói thầu tham gia. Vì vậy doanh nghiệp
cần xây dựng được hệ thống thông tin hữu
hiệu đảm bảo có được dự báo hoặc thông tin
của gói thầu trước khi được thông báo rộng
rãi. Có thể phân ra hai nguồn thông tin chủ
yếu:
- Nguồn thông tin mang tính chiến lược:
ngoài các thông tin thu thập được qua bản tin
đấu thầu hay trang web về đấu thầu, công ty
có thể mở các văn phòng đại diện hay chi
nhánh ở các khu vực để phục vụ mục đích tìm
kiếm thông tin tiếp cận với chủ đầu tư. Nội
dung thông tin này bao gồm quy hoạch của
chính phủ trong các giai đoạn về phát triển hạ
tầng giao thông vận tải cũng như mục tiêu,
nhiệm vụ, kế hoạch của các bộ, ngành, các địa
phương trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng
trong năm, trong từng giai đoạn để từ đó nắm
bắt được thông tin liên quan đến các dự án,
các gói thầu với dữ liệu cụ thể như: điều kiện
tự nhiên xã hội, cơ sở hạ tầng giao thông, vật
tư lao động … trong vùng dự án làm cơ sở
cho việc xây dựng biện pháp tổ chức thi công
và tính toán giá cả xây dựng công trình.
- Nguồn thông tin cho từng dự án (gói
thầu) cụ thể: nội dung thông tin này một phần
tiếp nhận từ nguồn thông tin mang tính chiến
lược ở trên, phần còn lại có thể tìm hiểu từ các
nguồn như chủ đầu tư (thu thập qua hồ sơ mời

thầu gồm: địa điểm xây dựng, qui mô gói
thầu, nguồn vốn, thời gian thực hiện, các yêu

×