Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CANH TRANH TRONG ĐẤU THẦU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.3 KB, 8 trang )

MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CANH TRANH
TRONG ĐẤU THẦU.
1.1 Những nét chung về đấu thầu.
1.1.1 Khái niệm về đấu thầu.
“Đấu thầu”: thuật ngữ này đã được xuất hiện trên thế giới từ rất lâu
nhưng nó mới tồn tại ở nước ta hơn hai chục năm nay bởi nó chỉ xuất hiện trong
nền kinh tế thị trường. Theo quy chế đấu thầu hiện nay của nước ta: “Đấu thầu
đó là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu. Bên
mời thầu là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự
án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu. Nhà thầu là
tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu. Nhà thầu là nhà xây
dựng trong đấu thầu xây lắp, là nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn,
nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư, nhà cung cấp trong đấu thầu
mua sắm hàng hóa”.
Bên cạnh đó đấu thầu còn được hiểu là quá trình thực hiện một hoạt động
mua bán đặc biệt nào đó mà bên mua yêu cầu bên bán cung cấp những bản chào
hàng cho một công trình, dịch vụ hoặc một hàng hóa cần mua nào đó trên cơ sở
những bản chào hàng, bên mua sẽ lựa chọn cho mình một hoặc nhiều bên bán
tốt nhất và phù hợp với mình nhất. Đấu thầu giúp cho bên mua mua được dịch
vụ, công trình hay hàng hóa mình cần một cách tốt nhất, sử dụng ngân quỹ của
mình một cách hiệu quả nhất.
1.1.2 Đặc điểm của đấu thầu.
Đấu thầu là một quá trình mà chủ đầu tư lựa chọn được một nhà thầu đáp
ứng các yêu cầu của mình vì vậy trong đấu thầu có các đặc điểm sau:
Thứ nhất xét về bản chất sâu xa thì đấu thầu đó là một hoạt động mua bán
rất đặc biệt vì trong hoạt động đấu thầu người mua tức bên mời thầu có quyền
lựa chọn cho mình những người bán hay chính là nhà thầu tốt nhất cho mình.
Thứ hai đấu thầu chỉ xuất hiện trong nền kinh tế thị trường, cũng như
những đặc tính không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường thì nó cũng mang
tính cạnh tranh gay gắt, người mua tổ chức đấu thầu để các nhà thầu (người
bán) ganh đua cạnh tranh với nhau, với mục tiêu của người mua là có được


những hàng hóa và dịch vụ tốt nhất thỏa mãn các yêu cầu của mình về kỹ thuật,
chất lượng cũng như chi phí thấp nhất.
1.1.3 Nguyên tắc trong đấu thầu.
Trong đấu thầu có các nguyên tắc mà các bên tham gia dự thầu đều phải
tuân thủ một cách nghiêm túc đó là: nguyên tắc hiệu quả, nguyên tắc cạnh
tranh, nguyên tắc công bằng và nguyên tắc minh bạch.
Nguyên tắc hiệu quả: Gồm hiệu quả về thời gian và hiệu quả về tài
chính. Trong đó hiệu quả về thời gian quan trọng hơn hiệu quả về tài chính, và
được xem xét trước hiệu quả về tài chính nếu như có yêu cầu về tính cấp thiết
trong tiến độ thi công các công trình xây dựng.
Nguyên tắc cạnh tranh: Đây là điểm đặc trưng trong hoạt động đấu thầu
bởi trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là điều không thể thiếu được, bất cứ
một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển thì nhất thiết phải trải qua sự
cạnh tranh vươn lên các doang nghiệp khác.
Nguyên tắc công bằng: Nguyên tắc này sự công bằng chỉ mang tính
tương đối, khi mà các bên tham gia dự thầu thì giữa các nhà thầu đều được đối
xử như nhau trong việc cung cấp thông tin về gói thầu, các điều kiện dự thầu,. . .
Tuy nhiên trên thực tế vẫn có một số nhà thầu được ưu tiên hơn về thông tin của
gói thầu, về điều kiện dự thầu, điều này dựa vào mối quan hệ của mỗi nhà thầu
với bên mời thầu chính là các chủ đầu tư.
Nguyên tắc minh bạch: Các thông tin về kết quả của hoạt động đấu thầu phải
được công khai minh bạch, và không có bất cứ sự mờ ám uẩn khúc nào làm nảy
sinh sự nghi ngờ của các bên tham gia dự thầu khiến các bên xảy ra xung đột
lẫn nhau.
1.1.4 Hình thức trong đấu thầu.
Trong đấu thầu xét về cơ bản có ba hình thức đấu thầu cơ bản sau:
Đấu thầu mở: trong hình thức này tất cả các nhà cung cấp trong và ngoài
nước đều có thể dự thầu.
Đấu thầu chọn lọc: trong hình thức này chỉ một số nhà cung cấp có đủ
điều kiện cần thiết mới được dự thầu. Các điều kiện này chỉ nhằm đảm bảo nhà

thầu có đủ năng lực kỹ thuật, tài chính để thực hiện hợp đồng chứ không được
nhằm dành ưu đãi cho một số nhà cung cấp nào đó.
Đấu thầu hạn chế: hình thức này có sự thương lượng trực tiếp với một số
nhà cung cấp được chỉ định, và chỉ áp dụng trong những trường hợp đặc biệt,
khi không có đơn bỏ thầu trong đấu thầu mở và đấu thầu chọn lọc, hoặc các đơn
đều không áp ứng đủ điều kiện, hoặc khi mua sắm các phụ kiện bổ sung, thay
thế từ một nhà thầu đã được chọn.
1.2 Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu.
1.2.1 Khái niệm.
“Năng lực cạnh tranh” là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có thể duy
trì tồn tại ở vị trí của nó một cách lâu dài và có cơ hội phát triển lớn mạnh lên
trên thị trường cạnh tranh, phải đảm bảo thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất
bằng tỷ lệ đòi hỏi tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra. Năng lực
cạnh tranh có thể chia thành ba cấp:
Năng lực cạnh tranh quốc gia: là năng lực của một nền kinh tế đạt được
tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo ổn định kinh tế, xã hội,
nâng cao đời sống của nhân dân.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: là khả năng duy trì và mở rộng thị
phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong và
ngoài nước. Năng lực của doanh nghiệp thể hiện qua hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp, lợi nhuận và thị phần mà doanh nghiệp đó có được.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ: được đo bằng thị phần của
sản phẩm dịch vụ thể hiện trên thị trường. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm,
dịch vụ phụ thuộc vào lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh của nó. Nó dựa vào chất
lượng, tính độc đáo của sản phẩm, dịch vụ, yếu tố công nghệ chứa trong sản
phẩm dịch vụ đó.
Như vậy năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp: là khả
năng, năng lực mà doanh nghiệp có thể thắng được nhiều gói thầu so với các
doanh nghiệp khác trên cùng thị trường cạnh tranh, đảm bảo đạt được một tỷ lệ
lợi nhuận tối thiểu mà doanh nghiệp đã đặt ra trong mục tiêu lợi nhuận của

mình.
1.2.2 Nhân tố ảnh hưởng.
1.2.2.1 Kinh nghiệm nhà thầu.
Đây là một trong các yếu tố quyết định loại bỏ hay chấp nhận hồ sơ sơ
tuyển với các dự án trong đấu thầu có yêu cầu đòi hỏi phải nộp hồ sơ sơ tuyển.
Mục đích của việc cần nộp hồ sơ để sơ tuyển là chọn ra các nhà thầu có đủ kinh
nghiệm và giá thầu thấp hơn trong số các nhà thầu tham gia sơ tuyển. Và chính
vì thế, kinh nghiệm là một trong số nhiều yếu tố rất quan trọng đối với các nhà
thầu xây dựng. Một nhà thầu mới bước chân vào thị trường, vốn liếng dù có
nhiều, nhưng kinh nghiệm còn non nớt thì cũng không thể giành thắng lợi trong
cuộc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác vừa có lợi thế hơn hẳn về kinh
nghiệm cũng như tài chính cũng không hề thua kém.
Trong kinh nghiệm thực tế của các nhà thầu thường được xác định đánh
giá dựa trên số năm kinh nghiệm và lĩnh vực kinh doanh cùng các dự án liên
quan cũng như các dự án khác đã từng thực hiện. Rõ ràng là một nhà thầu có
những kinh nghiệm và chuyên môn vững vàng thì sẽ có rất nhiều ưu thế trong
buổi đầu cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực cạnh tranh của
mình. Chính vì vậy mà hiện nay muốn nâng cao năng lực cạnh tranh với các
doanh nghiệp xây dựng trong lĩnh vực đấu thầu thì trước hết nhà thầu xây dựng
phải tạo cho mình có một hồ sơ kinh nghiệm vững chắc, đảm bảo đủ sức thuyết
phục các nhà đầu tư ngay từ buổi đầu, có như vậy mới có thể đường hoàng bước
vào “vòng trong” tiếp tục cuộc chiến đấu với các doanh nghiệp khác.
1.2.2.2 Số liệu tài chính.
Qua được vòng đánh giá hồ sơ sơ tuyển, lúc này các nhà thầu thực sự
bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt khi chủ đầu tư tiến hành đánh giá chi tiết hồ
sơ dự thầu, trong đó năng lực tài chính là yếu tố được đánh giá xem xét hàng
đầu và cũng là yếu tố chủ đạo tạo ra sự khác biệt giữa các nhà thầu, còn về năng
lực kỹ thuật khi đã vào đến vòng này thì hầu hết các nhà thầu đều đảm bảo rất
tốt về mặt kỹ thuật, vì vậy “tài chính” chính là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới
cuộc cạnh tranh trong lúc này.

Phần lớn các công trình xây dựng đều được tiến hành với số vốn rất lớn,
mà chủ đầu tư lại phải chi phần lớn số vốn đó cho việc tiến hành thi công công
trình, thường thì là chỉ tới khi hoàn thành được 80% công việc nhận thầu thì chủ
đầu tư mới thanh toán cho nhà thầu theo đợt hoặc theo thoả thuận từ trước.
Chính vì vậy mà chủ đầu tư xây dựng phải đảm bảo các điều kiện về năng lực
tài chính: “vốn tự có, lợi nhuận ba năm liên tiếp, vốn vay, thu nhập bình quân
của lao động trong doanh nghiệp…” theo đúng các yêu cầu mà chủ đầu tư đưa
ra. Đảm bảo được những điều này nhà thầu có thể tạo được niềm tin với các đối
tác là các chủ đầu tư, bên cạnh đó bên mời thầu cũng phải được đảm bảo về mặt
tiến độ, chất lượng, và chi phí để hoàn thành công trình. Nếu như nhà thầu nào
không thể đáp ứng những điều kiện mà chủ đầu tư đã yêu cầu trong hồ sơ mời
thầu thì sẽ không có tư cách tham gia đấu thầu. Và đó là điều đương nhiên và
những yêu cầu về năng lực tài chính chính là những tiêu chí cơ bản cho thấy khả
năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nhà đầu tư cần hợp tác với một
doanh nghiệp “đang sống” chứ không cần hợp tác với một doanh nghiệp đứng
trước nguy cơ phá sản, nợ nần chồng chất, đời sống công nhân viên người lao
động không được đảm bảo thì thử hỏi họ làm sao mà có thể yên tâm tận tâm tận
lực với công việc được giao.
Bản chất của đầu tư chính là bỏ vốn và sinh lợi nhuận, vốn ít mà lợi
nhuận cao, đồng vốn bỏ ra luôn an toàn luôn là mong muốn lớn nhất và là mối
quan tâm hàng đầu của chủ đầu tư . “Chọn mặt gửi vàng” nên chủ đầu tư tất

×