Tải bản đầy đủ (.docx) (151 trang)

Nhận thức về rối loạn trầm cảm của học sinh trung học phổ thông tỉnh thái bình (chương trình đào tạo thí điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.78 KB, 151 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
---oOo---

VŨ THỊ DUYÊN

NHẬN THỨC VỀ RỐI LOẠN TRẦM CẢM CỦA HỌC
SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
---oOo---

VŨ THỊ DUYÊN

NHẬN THỨC VỀ RỐI LOẠN TRẦM CẢM CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH THÁI BÌNH
Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀVỊ THÀNH NIÊN
Mã số: THÍ ĐIỂM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Cán bộ hƣớng dẫn: TS. TRẦN VĂN TÍNH

Hà Nội – 2017



LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, quý thầy, cô giáo, các
cán bộ quản lý chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên Trường
Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi học
tập và nghiên cứu tại trường.
Tiếp theo, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến người hướng dẫn nghiên cứu khoa
học – giảng viênPGS.TS. Đặng Hoàng Minh – người đã định hướng nghiên cứu ban
đầu cho tôi và TS. Trần Văn Tính lời biết ơn sâu sắc về sự nhiệt tâm trong quá trình
chỉ dạy và định hướng cho tôi những hướng đi quan trọng đúng đắn trong quá trình
nghiên cứu và đặc biệt là đạo đức trong nghiên cứu thật nghiêm túc để tôi hoàn
thành đề tài này một cách tốt nhất.
Tôi cũng không quên gửi lời cảm ơn tới BGH hai trường thuộc tỉnh Thái
Bình cùng các thầy cô, cũng như các em học sinh trường THPT Thái Ninh và
trường THPT Chuyên Thái Bình đã tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ cho tôi rất nhiều
trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn bên tôi,
động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu chương trình thạc sĩ này.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2017
Tác giả

Vũ Thị Duyên

i


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...................................................................................................i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................v
DANH MỤC THUẬT NGỮ ANH VIỆT......................................................vi
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ...............................................................................viii
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƢƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC RỐI LOẠN TRẦM
CẢM........................................................................................................................................................ 5
1.1. Nghiên cứu về nhận thức sức khỏe tâm thần và rối loạn trầm cảm...........5
1.1.1. Nghiên cứu về nhận thức sức khỏe tâm thần trong và ngoài nước.........5
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu nhận thức về rối loạn trầm cảm trong và
ngoài nước.......................................................................................................10
1.2. Những vấn đề lý luận về nhận thức......................................................... 14
1.2.1. Khái niệm về nhận thức........................................................................ 14
1.2.2. Các mức độ của nhận thức....................................................................16
1.2.3. Mối liên hệ giữa nhận thức và các hiện tượng tâm lý khác..................19
1.3. Những vấn đề lý luận về rối loạn trầm cảm.............................................20
1.3.1. Khái niệm về rối loạn trầm cảm............................................................20
1.3.2. Các yếu tố nhân khẩu và dịch tễ học.....................................................22
1.3.3. Biểu hiện lâm sàng của rối loạn trầm cảm............................................23
1.3.4. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm............................................................25
1.3.5. Hậu quả của rối loạn trầm cảm............................................................. 27
1.3.6. Một số liệu pháp điều trị rối loạn trầm cảm..........................................29
1.4. Nhận thức của học sinh trung học phổ thông về rối loạn trầm cảm.........34

ii


1.5. Các yếu tố nguy cơ và một số phương pháp phòng chống trầm cảm ở học
sinh trung học phổ thông.................................................................................35
1.6. Một số đặc điểm tâm – sinh lý ở học sinh trung học phổ thông..............38

1.6.1. Đặc điểm sinh lý................................................................................... 38
1.6.2. Đặc điểm tâm lý.................................................................................... 38
1.7. Nghiên cứu nhận thức của học sinh trung học phổ thông về rối loạn
trầm cảm..........................................................................................................41
CHƢƠNG 2TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............42
2.1. Tổ chức nghiên cứu..................................................................................42
2.1.1. Tiến trình nghiên cứu............................................................................42
2.1.2. Thời gian thực hiện nội dung nghiên cứu............................................. 42
2.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................43
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận...........................................................43
2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.....................................................43
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu học sinh...................................................46
2.2.4. Phương pháp thống kê toán học............................................................46
2.3. Chọn mẫu điều tra....................................................................................47
2.4. Sơ lược địa bàn nghiên cứu vàmẫu nghiên cứu.......................................48
2.4.1. Địa bàn nghiên cứu............................................................................... 48
2.4.2. Mẫu nghiên cứu.................................................................................... 49
CHƢƠNG 3KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................51
3.1. Nhận thức của học sinh THPT về rối loạn trầm cảm...............................51
3.1.1. Nhận thức của học sinh về triệu chứng của rối loạn trầm cảm.............51
3.1.2. Nhận thức của học sinh về hướng điều trị rối loạn trầm cảm...............54
3.1.3. Nhận thức của học sinh về các yếu tố nguy cơ gây nên rối loạn trầm cảm
............................................................................................................................ 56

3.1.4. Nhận thức của học sinh về hậu quả rối loạn trầm cảm......................... 59

iii


3.1.5. Nhận thức của học sinh THPT về các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ rối

loạn trầm cảm..................................................................................................62
3.1.6. Nhận thức của học sinh trong việc tìm kiếm sự trợ giúp người mắc rối
loạn trầm cảm..................................................................................................66
3.1.7. Nguồn thông tin học sinh sử dụng để nâng cao hiểu biết về rối loạn
trầm cảm..........................................................................................................68
3.1.8. Những yếu tố khiến học sinh thiếu hiểu biết đầy đủ về rối loạn
trầm cảm..........................................................................................................69
3.1.9. Ý kiến đề xuất của học sinh giúp bản thân phòng chống rối loạn trầm cảm
............................................................................................................................ 75

3.2. So sánh nhận thức của học sinh về rối loạn trầm cảm............................. 80
3.3. Kết quả phỏng vấn nghiên cứu................................................................ 81
3.4. Bàn luận về kết quả nghiên cứu...............................................................84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...............................................................89
1. Kết luận.......................................................................................................89
2. Khuyến nghị................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................... 94
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

v


DANH MỤC THUẬT NGỮ ANH VIỆT

DSM:

Mannual of Mental Disorders
DALYs: Disability adjusted life year
ECT: Electro Convulsive Therapy
ICD:
Classification of
Health Problems
IMAO: Monoamine Oxydase Inhibitors
SSRIs:
Inhibitors

Selective


vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Tiến trình thực hiện nghiên cứu......................................................42
Bảng 2.2. Nội dung nghiên cứu nhận thức rối loạn trầm cảm của học sinh
THPT trong bảng khảo sát.............................................................................. 44
Bảng 2.3. Thống kê mẫu nghiên cứu (HS) của hai trường............................. 50
Bảng 3.1. So sánh nhận thức của HS về triệu chứng trầm cảm...................... 53
Bảng 3.2. Nhận thức của HS về các yếu tố gây nên rối loạn trầm cảm..........56
Bảng 3.3. So sánh nhận thức của HS về các yếu tố nguy cơ gây nên RLTC..58
Bảng 3.4. Mức độ hiểu biết của HS về hậu quả của RLTC............................ 59
Bảng 3.5. So sánh mức độ hiểu biết của HS về hậu quả của RLTC giữa các biến
............................................................................................................................ 61
Bảng 3.6. Mức độ hiểu biết của HS về các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ RLTC
............................................................................................................................ 62


Bảng 3.7. So sánh nhận thức về các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ rối loạn
trầm cảm giữa các biến................................................................................... 65
Bảng 3.8. Nhận thức của HS về người trợ giúp RLTC................................... 66
Bảng 3.9. Nguồn thông tin HS sử dụng để nâng cao hiểu biết về RLTC........68
Bảng 3.10. Yếu tố khiến học sinh thiếu hiểu biết đầy đủ về RLTC................69
Bảng 3.11. Tương quan mức độ ảnh hưởng giữa các yếu tố khiến học sinh
thiếu hiểu biết về rối loạn trầm cảm................................................................74
Bảng 3.12. Hồi quy dự đoán về nhận thức của học sinh.................................74
Bảng 3.13. So sánh nhận thức của HS theo các biến trường, lớp, và giới......80


vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Nhận thức của học sinh THPT về các triệu chứng trầm cảm...............51
Biểu đồ 3.2. Nhận thức về hướng điều trị RLTC của HS THPT.............................. 54
Biểu đồ 3.3. Tần số học sinh đưa ra ý kiến đề xuất bản thân phòng chống rối loạn
trầm cảm theo ý kiến 1............................................................................................ 75
Biểu đồ 3.4. Tần số học sinh đưa ra ý kiến đề xuất bản thân phòng chống rối loạn
trầm cảm theo ý kiến 2............................................................................................ 76
Biểu đồ 3.5. Tần số học sinh đưa ra ý kiến đề xuất bản thân phòng chống rối loạn
trầm cảm theo ý kiến 3............................................................................................ 78

viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Sức khỏe tâm thần là một yếu tố quyết định quan trọng của chất lượng cuộc
sống và sức khỏe tổng thể. Trầm cảm là một trong số những căn bệnh nghiêm trọng
và thường đặc trưng bởi sự buồn chán, mất quan tâm trong các hoạt động, và giảm
năng lượng [111]. Bằng chứng cho thấy trầm cảm chủ yếu thể hiện trong giai đoạn
lứa tuổi vị thành niên. Hơn nữa nó ảnh hưởng rất lớn đến chức năng tâm lý, việc
hình thành và phát triển các mối quan hệ xã hội, sự hoàn thiện thể chất và tinh thần,
giao tiếp và học tập cũng như tính cách của các em. Do đó, các em sẽ có nguy cơ dễ
sa đà vào các hiện tượng xã hội không tốt như lạm dụng chất hoặc tự tử [24],[43].
Rối loạn trầm cảm ở các nước đang phát triển đại diện cho một yếu tố quyết
định quan trọng liên quan tới sức khỏe tâm thần. Trên toàn cầu, người ta ước tính
rằng gần 350 triệu người bị trầm cảm [78]. Ở Anh, được báo cáo rằng 60% thanh
thiếu niên trải qua các triệu chứng trầm cảm [44]. Trong khu vực Đông Địa Trung
Hải, tỉ lệ rối loạn tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên là 10% - 36%, đó là tương
đương hoặc cao hơn đáng kể so với ước tính toàn cầu [109].Trầm cảm là một trong
những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên thế giới ngày nay [111]
và đặt một gánh nặng kinh tế quan trọng đối với xã hội [41],[72]. Trong số trẻ vị
thành niên, trầm cảm tuổi từ 13 -16 chiếm 63,75%. Tỉ lệ nữ mắc nhiều hơn nam
(1,16/1). Phần lớn trẻ được phát hiện chẩn đoán muộn: sau 6 tháng phát bệnh là
62,5%, sau một năm phát bệnh là 45%. Các triệu chứng đặc trưng như giảm khí sắc,
mất quan tâm hứng thú, giảm năng lượng, dễ mệt mỏi 82%. Rối loạn giấc ngủ
93,75%, giảm tập trung chú ý và giảm tự tin chiếm 90% [8].
Trên thế giới cũng đã có một số công trình nghiên cứu về nhận thức trầm cảm
ở các lứa tuổi khác nhau nhưng tập trung vào tuổi vị thành niên và tuổi thanh niên.
Tuy nhiên họ cũng chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát nhận thức của đối tượng các biểu
hiện trầm cảm, nguyên nhân và tìm kiếm sự giúp đỡ, còn lại các chiều cạnh khác
như hiểu biết về hậu quả, về các yếu tố nguy cơ góp phần khởi phát và duy trì trầm
cảm, về các nguồn thông tin,… thì chưa thấy có nhiều đề tài nghiên cứu
1



[71],[20],[48]. Đặc điểm nữa là các công trình nghiên cứu ở nước ngoài chỉ áp dụng
những chính sách, giáo dục phù hợp với điều kiện kinh tế, phong tục, tập quán và
văn hóa ở nước họ chứ chưa thể mang những chính sách đó áp dụng cho Việt Nam.
Do đó, thực hiện các công trình nghiên cứu ở Việt Nam để có những chính sách hỗ
trợ phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa,….là điều rất cần thiết. Ngoài ra, ở Việt
Nam cũng đã quan tâm đến vấn đề trầm cảm được thể hiện qua một số công trình
nghiên cứu. Tuy nhiên, đại đa số là nghiên cứu về mức độ, tỉ lệ trầm cảm ở các đối
tượng, còn vấn đề nhận thức về rối loạn trầm cảm thì có rất ít đề tài nghiên cứu. Mà
có nghiên cứu, thì mới tập trung nghiên cứu ở các vùng trực thuộc thành phố, thủ
đô, và đối tượng nhắm tới chủ yếu là sinh viên, người đi làm, người già, còn đối
tượng học sinh THPT và các vùng lân cận xa thành phố, vùng quê thì có rất ít đề tài
chọn đối tượng ở các địa bàn này.
Như đã nói ở trên, trầm cảm ở trẻ VTN ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
chức năng cuộc sống. Tuy nhiên, vấn đề này không phải ai cũng nhận thức một cách
đúng đắn và hiểu biết rõ cũng như áp dụng vào cuộc sống tốt.Nếu nhận thức sai
lầm, không đúng đắn về rối loạn trầm cảm có thể dẫn đến hậu quả tồi tệ. Học sinh
THPT có dấu hiệu trầm cảm nhưng không có hiểu biếthoặc có hiểu biết nhưng vẫn
còn mơ hồ, không rõ ràng về các biện pháp can thiệp mà e ngại, thờ ơ, hoặc tự mình
giải quyết hay cố tình lảng tránh đều dẫn đến hậu quả nghiêm trọng và có thể dẫn
tới tự tử do chính hành vi của mình gây ra. Nếu rối loạn trầm cảm mà không được
phát hiện kịp thời thì sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường, có thể là gánh nặng cho gia
đình và xã hội. Do đó nghiên cứu về nhận thức của VTN về rối loạn trầm cảm là rất
cần thiết giúp định hướng giáo dục, y tế, các chính sách xã hội cho các em có một
cuộc sống cân bằng trong các hoạt động sinh hoạt cá nhân, vui chơi và học tập.
Tóm lại (1) từ thực trạng tỉ lệ mắc trầm cảm trong xã hội và gánh nặng do trầm
cảm gây ra; (2) từ xu hướng và kết hợp các nghiên cứu đi trước về hiểu biết của cộng
đồng trong và ngoài nước về trầm cảm; (3) từ thực tiễn thiếu vắng các nghiên cứu về
nhận thức của trầm cảm ở các biểu hiện, nguyên nhân, cách điều trị, các yếu tố nguy
cơ, các nguồn thông tin,… chúng tôi tiến hành thực hiện luận văn với đề tài: ― Nhận
thức về rối loạn trầm cảm của học sinh THPT tỉnh Thái Bình‖.


2


Tôi hi vọng rằng, qua đề tài nghiên cứu này có thể phát hiện được thực trạng mức
độ nhận thức rối loạn trầm cảm, đồng thời đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao
nhận thức của học sinh THPT về rối loạn trầm cảm; qua đó hỗ trợ học sinh ngăn
ngừa và phòng tránh rối loạn trầm cảm được tốt nhất có thể.
2.

Mục đích nghiên cứu của đề tài
Thông qua phát hiện thực trạng nhận thức của học sinh về rối loạn trầm cảm,

từ đó đưa ra các khuyến nghị giúp học sinh có những biện pháp phòng ngừa nguy
cơ mắc phải rối loạn trầm cảm, nâng cao sức khỏe tâm thần học đường, giúp cho
học sinh có một đời sống tâm lý tích cực.
3.

Từ mục đích nghiên cứu, một số câu hỏi đƣợc đặt ra cho đề tài gồm:
Câu hỏi 1: Thực trạng nhận thức của học sinh THPT về rối loạn trầm cảm

như thế nào?
Câu hỏi 2: Nhận thức của học sinh THPT về trầm cảm có khác biệt giữa các
biến khối lớp (tuổi), giới tính và biến trường (vùng miền) hay không?
Câu hỏi 3: Có những yếu tố nào khiến học sinh thiếu hiểu biết về rối loạn
trầm cảm?
Câu hỏi 4: Học sinh tìm hiểu về rối loạn trầm cảm qua nguồn thông tin nào?
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu


4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Mức độ và đặc điểm nhận thức của học sinh THPT về rối loạn trầm cảm.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Tiến hành nghiên cứu 560 học sinh thuộc hai trường: trường THPT Thái

Ninh thuộc huyện Thái Thụy, trường THPT Chuyên Thái Bình trực thuộc
Thành phố
Thái Bình.
-

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 11/2016 đến tháng 11/2017.

5. Giả thuyết cho đề tài nghiên cứu
Giả thuyết 1: Nhận thức của học sinh về rối loạn trầm cảm còn hạn chế.
Giả thuyết 2: Có sự khác biệt trong nhận thức về rối loạn trầm cảm của học sinh
THPT xét theo khối lớp, giới tính, trường học.
3


Giả thuyết 3: Có những yếu tố chủ quan và khách quan dẫn đến học sinh thiếu hiểu
biết về rối loạn trầm cảm hoặc nhận thức chưa đúng về vấn đề này.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Nghiên cứu cơ sở lý luận về trầm cảm và nhận thức của học sinh về rối

loạn trầm cảm ở trong và ngoài nước

-

Nghiên cứu thực trạng nhận thức của học sinh về rối loạn trầm cảm. Các

thực trạng nhận thức của học sinh được thể hiện ở các chiều cạnh sau: nhận
thức về các biểu hiện, cách điều trị, nguyên nhân, hậu quả của rối loạn trầm
cảm, các yếu tố nguy cơ và phòng ngừa, các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức,
các cách can thiệp của rối loạn trầm cảm và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự
hiểu biết của học sinh về rối loạn trầm cảm.
-

Nghiên cứu về các biện pháp giúp học sinh nhận thức đúng đắn đề phòng

ngừa việc mắc phải rối loạn trầm cảm trong học đường.
-

Đề xuất các biện pháp/ kiến nghị để nâng cao sức khỏe tâm thần học đường

cho học sinh Việt Nam nói chung và học sinh tại tỉnh Thái Bình nói riêng.
7.

Đạo đức nghiên cứu
- Thông tin mà người tham gia cung cấp được bảo mật
- Mọi số liệu được xử lý là số liệu thu thập được thực tế tại cơ sở nghiên cứu.
- Những số liệu sau khi phân tích hoàn toàn chính xác.
- Không trình bày nghiên cứu cũng như số liệu của các đề tài khác làm của
mình.

-


Học sinh tham gia vào việc khảo sát điền phiếu và phỏng vấn hoàn toàn

không có sự ép buộc nào.
8.

Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, mục lục, danh mục tài liệu

tham khảo thì luận văn dự kiến gồm 3 chương nội dung chính như sau: Chương 1:
Cơ sở lý luận.
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu thực tiễn.

4


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC RỐI LOẠN TRẦM CẢM
1.1. Nghiên cứu về nhận thức sức khỏe tâm thần và rối loạn trầm cảm
1.1.1. Nghiên cứu về nhận thức sức khỏe tâm thần trong và ngoài nước
1.1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Hiểu biết về những kiến thức sức khỏe tâm thần là một điều quan trọng cho
bản thân mỗi người và cộng đồng toàn thế giới [58],[90]. Bằng chứng cho thấy kiến
thức về sức khỏe tâm thần chính là cải thiện các rối loạn, nhận thức tốt hơn về cách
thức tìm kiếm sự giúp đỡ và điều trị, giảm sự kỳ thị đối với những người bị mắc
bệnh tâm thần, thúc đẩy sớm việc nhận diện ra các rối loạn tâm thần ở bản thân và
cải thiện sức khỏe tâm thần bằng cách sử dụng các dịch vụ y tế [94],[45]. Hiểu biết
về sức khỏe tâm thần trên 4 lĩnh vực: (1) làm thế nào để hiểu về rối loạn tâm thần và
duy trì sức khỏe tốt; (2) hiểu được các triệu chứng của rối loạn tâm thần và cách
điều trị chúng; (3) giảm sự kỳ thị đối với những người mắc bệnh tâm thần và (4)

tăng cường hiệu quả tìm kiếm sự trợ giúp [64],[108].
Trên thế giới, các nghiên cứu liên quan đến nhận thức và hiểu biết của cộng
đồng về sức khỏe tâm thần ngày càng được quan tâm nhiều hơn từ khoảng những
năm 1950. Đến năm 1997, tác giả Jorm giới thiệu về ―hiểu biết sức khỏe tâm thần‖
và đã xác định nó như là ―kiến thức và niềm tin về rối loạn tâm thần mà được xác
định, hỗ trợ và kiểm soát cũng như phòng ngừa‖. Hiểu biết về sức khỏe tâm thần
bao gồm các thành phần khác nhau như: (a) khả năng nhận ra các rối loạn cụ thể
hoặc các loại bệnh tâm lý khác nhau; (b) những kiến thức về các yếu tố có nguy cơ
và nguyên nhân; (c) kiến thức về sự can thiệp của chính bản thân; (d) kiến thức về
sự giúp đỡ chuyên nghiệp; (e) thái độ với loại hình giúp đỡ và (f) kiến thức về việc
tìm kiếm thông tin về sức khỏe tâm thần. Nhiều thành viên của công chúng không
thể nhận biết đúng rối loạn tâm thần và không hiểu ý nghĩa của thuật ngữ tâm thần.
Ví dụ: Theo một kết quả nghiên cứu tại Úc người bị trầm cảm nặng hoặc tâm thần
phân liệt có một số dấu hiệu về sức khỏe tâm thần trong đó hiểu biết về những dấu
5


hiệu của trầm cảm ở mức độ thấp nhất [55]. Bên cạnh đó có người cho rằng loại
bệnh này còn liên quan tới rối loạn về thể chất. Tương tự như vậy, các cuộc khảo sát

Châu Âu đã tìm thấy sự thiếu hiểu biết về các dấu hiệu tâm thần phân liệt
và hưng
cảm là phổ biến [26],[47].
Phương Tây cho thấy các rối loạn trầm cảm và tâm thần phân liệt thường
được công chúng xem như là do môi trường xã hội, do các căng thẳng xảy ra trong
thời gian gần đây gây nên [77],[74].Trong một nghiên cứu của Mỹ về điều trị tâm lý
cho bệnh trầm cảm, họ tin rằng trị liệu bằng liệu pháp nhận thức - hành vi có hiệu
quả[18]. Bên cạnh đó nghiên cứu của Jorm (2000) lại cho rằng, cộng đồng những
nước đang phát triển chưa có sự hiểu biết đầy đủ về sức khỏe tâm thần. Họ thường
điều trị bằng phương pháp truyền thống là tâm linh, họ cho rằng nguyên nhân gây

nên bệnh tâm thần là do các tà thần, ma quỷ[56]. Họ tin rằng nguyên nhân nào dẫn
đến rối loạn trầm cảm và các bệnh tâm thần thì điều trị bằng các hướng theo nguyên
nhân đó sẽ có hiệu quả tốt. Ví dụ ở Malaysia niềm tin của bệnh nhân tâm thần tin
vào các nguyên nhân siêu nhiên và được điều trị bởi các thầy lang nhiều hơn là điều
trị bằng thuốc [89].
Theo Levav (2004) nghiên cứu tại Israel thì những người tham gia nghiên
cứu chấp nhận nguyên nhân đa yếu tố của rối loạn tâm thần và cho rằng có thể chữa
trị được đối với bệnh tâm thần phân liệt và trầm cảm [68]. Theo hướng tiếp cận này,
kết quả của các nghiên cứu gần đây cho thấy cộng đồng nhận thức về các rối loạn
tâm thần và gọi đúng được các tên bệnh của mình vẫn còn hạn chế [71].
Công trình của Jorm (2006) cho rằng nhận thức về trầm cảm và tâm thần
phân liệt của người Úc cao hơn so với 8 năm trước được thể hiện qua sự lựa chọn
các chuyên gia hỗ trợ sức khỏe tâm thần, thuốc, tâm lý trị liệu và việc nhập viện
khoa tâm thần ngày một tăng [54]. Một nghiên cứu khác trên đối tượng khách thể là
thanh niên cho ra kết quả hầu như người tham gia đã xác định và gọi tên bệnh trầm
cảm một cách chính xác. Trong đó nữ giới nhận diện vấn đề đạt tỉ lệ cao hơn nam
giới. Nam giới đã đưa ra các ý kiến về việc tìm đến sự trợ giúp từ các nhà tâm lý
học, chuyên gia tư vấn để trị liệu bệnh tâm thần và họ cũng cho rằng rượu là một
6


cách để ứng phó với trầm cảm, giải tỏa được những cảm xúc buồn chán mỗi khi có
sự khó khăn trong cuộc sống. Nam giới cũng cho rằng thuốc kháng sinh có ích trong
việc hỗ trợ điều trị trầm cảm [104]. Deribew và Tamirat (2005) cũng phát hiện trong
một nghiên cứu tại Ethiopia và thấy rằng người ta chỉ nhận biết những tình trạng
loạn thần nặng là các rối loạn tâm thần. Họ nhận thấy điều trị y khoa hiện đại được
đa số người dân chuộng hơn. Một số đáng kể người dân đề nghị hỗ trợ gia đình và
chăm sóc tại nhà. Rõ ràng, người ta thích chăm sóc bệnh nhân bị tâm thần trong gia
đình hơn nhưng sẽ mang bệnh nhân đến bệnh viện tâm thần nếu tình trạng rất
nặng[1],[107].

Nghiên cứu ở cộng đồng Nam phi – những nước đang phát triển về sự hiểu
biết sức khỏe tâm thần chủ yếu đi vào tìm hiểu thái độ và nhận thức về các triệu
chứng cũng như nguyên nhân và cách điều trị những bệnh tâm thần như trầm cảm,
tâm thần phân liệt, rối loạn hoảng loạn hoặc lạm dụng chất gây nghiện cho thấy
rằng những người tham gia nghiên cứu đã có sự nhìn nhận những biểu hiện như
căng thẳng, thiếu ý chí, thất bại trong cuộc sống là những lý do họ mắc bệnh này.
Những liệu pháp được cộng đồng nơi đây cho rằng có hiệu quả chữa trị cho các
bệnh tâm thần như tư vấn tâm lý, trị liệu tâm lý [28]. Ở một số nước đang phát triển
khác thì có tới hơn nửa dân số chưa có hiểu biết về sức khỏe tâm thần [73].
Có ít công trình nghiên cứu nói về nhận thức, niềm tin và hiểu biết của cộng
đồng các nước Phương Đông vốn phần lớn là các nước đang phát triển hoặc có mức
thu nhập trung bình – thấp. Đặc biệt là các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam
thì càng ít các nghiên cứu về vấn đề này. Theo một số tác giả nghiên cứu thì tỉ lệ
mắc các rối loạn tâm thần ở các nước đang phát triển còn cao hơn phương Tây do
tác động của các vấn đề kinh tế xã hội như trình độ dân trí thấp, nền kinh tế thấp,
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe còn ít dẫn đến việc chăm sóc sức khỏe chưa cao
[38]. Ngay cả ở các em học sinh trung học mà kiến thức nhận biết về sức khỏe tâm
thần còn thấp cũng như có thái độ tiêu cực và có sự xa lánhvới những người mắc rối
loạn tâm thần [34]. Gần đây, Tổ chức Y tế thế giới đã quan tâm tới sự cải thiện,
nâng cao kiến thức về sức khỏe tâm thần ở các nước đang phát triển đang dần được
vạch ra [82].
7


1.1.1.2.

Các nghiên cứu trong nước

Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam về nhận thức đối với các vấn đề sức
khỏe tâm thần chưa được quan tâm nhiều cũng như chưa được khảo sát bài bản và

có hệ thống. Một số ít các nghiên cứu đã được thực hiện với quy mô còn nhỏ dẫn
đến tính đại diện chưa cao và các công trình nghiên cứu thường tập trung vào các
phương diện hoặc các năng lực hiểu biết về các biểu hiện của vấn đề sức khỏe tâm
thần hoặc các nguyên nhân, yếu tố nguy cơ được nhận biết về các loại hình can
thiệp cũng như hiệu quả của can thiệp.
Các công trình nghiên cứu về năng lực nhận diện các biểu hiện của rối loạn
tâm thần như nghiên cứu của Mc Kenvey và David Sang (1999) tiến hành trên 283
phụ huynh người Việt Nam. Kết quả nghiên cứu về nhận thức các biểu hiện tổn
thương sức khỏe tâm thần ở trẻ được bố mẹ chọn các dấu hiệu nặng nề. Nghĩa là các
bậc cha mẹ cũng đã nhận diện về loại bệnh tâm thần. Đồng thời một số các bậc cha
mẹ tin vào những phương pháp không có bằng chứng khoa học như dùng thảo dược,
cúng bái, châm cứu, bấm huyệt [76].
Nghiên cứu của Van der Ham và cs (2011) đã sử dụng phương pháp điều tra
bằng bảng hỏi cho 200 cá nhân và thảo luận 8 nhóm khách thể sống tại Huế nhằm
đánh giá nhận thức của cộng đồng về các biểu hiện tổn thương sức khỏe tâm thần và
hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ. Kết quả cho thấy cha mẹ thường quan niệm biểu hiện
của rối loạn sức khỏe tâm thần là nói những điều vô lý, cười nói một mình, bỏ nhà
đi lang thang [65]. Ngoài ra, hơn một nửa khách thể tham gia không thể xác định rối
loạn tâm thần họ đang mắc; tâm thần phân liệt được mô tả là rối loạn tâm thần
thường gặp nhất và nặng nhất còn trầm cảm là nhẹ nhất; nguyên nhân gây ra rối
loạn tâm thần là stress, căng thẳng và học hành hoặc suy nghĩ quá nhiều; chỉ đề nghị
đi khám ở bệnh viện hoặc cơ sở điều trị tâm thần nếu người bệnh có những hành vi
kích động, đi lang thang. Còn những triệu chứng khác thì nên nhận hỗ trợ từ gia
đình hoặc bạn bè. Nhìn chung cho thấy người dân cộng đồng ở vùng ngoại ô miền
Trung Việt Nam hiểu biết về sức khỏe tâm thần chưa cao.
8


Trong những năm gần đây có một số luận văn thạc sĩ của các học viên ngành
tâm lý học bắt đầu có những công trình nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu

của mình đối với nhận thức về sức khỏe tâm thần. Đó là nghiên cứu của Đặng Thị
Thanh Tùng (2015) khi khảo sát trên 221 bậc phụ huynh về nhận thức của họ đối
với các biểu hiện tổn thương sức khỏe tâm thần ở trẻ. Kết quả nghiên cứu đã kết
luận một số điểm như sau: (a) Nhận thức về các dấu hiệu của loạn thần và rối loạn
tâm thần nặng, tuy nhiên đã có một tỉ lệ lớn hơn các bậc cha mẹ nhìn nhận biểu hiện
hành vi hung tính, không vâng lời cha mẹ như dấu hiệu tổn thương sức khỏe tâm
thần. Các biểu hiện phàn nàn đau cơ thể hay ăn quá nhiều hoặc quá ít chưa được
nhận diện là tổn thương sức khỏe tâm thần mà chỉ là biểu hiện của một thói quen
xấu; (b) Nhận thức về tên các bệnh tâm thần hay vấn đề sức khỏe tâm thần tập trung
vào những bệnh tâm thần nặng, những bệnh được truyền thông và xã hội đề cập
nhiều trong thời gian gần đây nhưng lại không cho rằng những biểu hiện hành vi vi
phạm pháp luật, chống đối xã hội, nghiện game, béo phì là các bệnh hay vấn đề sức
khỏe tâm thần; (c) Nhận thức về nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần phù hợp với
việc nhận diện các biểu hiện tổn thương sức khỏe tâm thần và gọi tên bệnh tâm thần
là do yếu tố sinh học, không xác định do các yếu tố động cơ cá nhân, xã hội hay
tương tác liên cá nhân. Bên cạnh đó, hành vi ứng xử của các bậc cha mẹ khi con có
các biểu hiện tổn thương sức khỏe tâm thần cũng tương xứng với mức độ nhận thức
về dấu hiệu bệnh và nhận thức về nguyên nhân. Điều này có nghĩa là phần lớn cha
mẹ mới chỉ có những chiến lược chung là tìm sự trợ giúp từ ngoài gia đình hoặc trực
tiếp nói chuyện với con trẻ để trẻ cảm thấy khá hơn chứ chưa có những hành vi ứng
xử cụ thể phù hợp với khuyến nghị của các nhà trị liệu để giảm thiểu các vấn đề
hành vi cảm xúc như ―khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc ra bên ngoài‖ hay ―dạy
cho trẻ kỹ năng‖, ―thưởng cho trẻ khi trẻ làm những hành vi tốt để củng cố‖ hoặc
―phạt tước quyền lợi để loại trừ những hành vi không mong muốn‖[10].
Trần Ngọc Ly (2015) tiến hành nghiên cứu nhận thức trên 235 giáo viên tiểu
học về sức khỏe tâm thần học sinh. Kết quả nghiên cứu khẳng định với những
trường hợp trẻ có rối loạn về cảm xúc như lo âu, trầm cảm, rối loạn stress sau sang
9



chấn thì giáo viên cho rằng nguyên nhân là do trẻ gặp những sự kiện tiêu cực trong
cuộc sống. Giáo viên cũng không thể phân biệt được sự khác nhau giữa 5 nhóm rối
loạn này. Với rối loạn dạng cơ thể, hơn 50% giáo viên được hỏi cho rằng chắc là trẻ
có vấn đề về thể chất. Với những trẻ có rối loạn hành vi như rối loạn tăng động
giảm chú ý, rối loạn hành vi chống đối hoặc tự kỷ thì giáo viên lại cho rằng do các
em thiếu kỹ năng xã hội hoặc kiểm soát cảm xúc cũng như năng lực trí tuệ có vấn
đề. Cũng trong nghiên cứu này, giáo viên nhận định nguyên nhân gây ra các rối loạn
tâm thần ở học sinh bao gồm sang chấn tâm lý, nguyên nhân tâm lý, nguyên nhân về
nhận thức và về sinh học, thể chất. Nhận định về các hình thức hỗ trợ can thiệp phù
hợp cho rối loạn tâm thần ở học sinh bao gồm tư vấn gia đình và giáo dục tại
trường. Nghiên cứu cũng khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của giáo
viên bao gồm tuổi, trình độ học vấn, khối lớp, số năm kinh nghiệm, khu vực sống
của giáo viên [9].
Tóm lại, việc tìm hiểu nhận thức về sức khỏe tâm thần của cộng đồng đang
ngày càng được quan tâm nhiều hơn và nó có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ
sức khỏe của con người, nâng cao chất lượng cuộc sống. Việc nghiên cứu sâu về
nhận thức của từng rối loạn như trầm cảm thì cần được các nhà nghiên cứu đi vào
sâu và cụ thể hơn nữa.
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu nhận thức về rối loạn trầm cảm trong và ngoài nước

1.1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Theo Loureio và cộng sự (2013) đã công bố công trình nghiên cứu ở lứa vị
thành niên về hiểu biết rối loạn trầm cảm, những kiến thức về sự trợ giúp từ các
chuyên gia và phương pháp điều trị, hiểu biết về kiến thức cũng như kỹ năng ứng
phó và ngăn ngừa các rối loạn này của trẻ ở Bồ Đào Nha. Họ cho rằng sự trợ giúp từ
các chuyên gia sức khỏe tâm thần, người thân trong gia đình hoặc bạn bè là tốt.
Nhận diện về hướng điều trị thì họ nhận thấy rằng thuốc vitamin là có hiệu quả. Bên
cạnh đó họ cũng hiểu biết được các yếu tố có thể là nguy cơ gây là trầm cảm như
việc hút thuốc, uống rượu,…[71].
10



Một cuộc điều tra của Karasz năm 2005 cộng đồng người Mỹ chính gốc cho
rằng những nguyên nhân của trầm cảm đa dạng, từ sự mất cân bằng hormone đến
các vấn đề thần kinh, còn người Mỹ gốc Á thì cho rằng những căng thẳng và vấn đề
trong cuộc sống liên quan trầm cảm nhiều hơn và họ chọn việc tự quản lý để vượt
qua trầm cảm [57]. Ngoài ra, những người đã từng bị trầm cảm thường có kinh
nghiệm nhận diện các triệu chứng trầm cảm của bản thân cao hơn so với những
người chưa từng bị trầm cảm, những người bị trầm cảm nặng thường nhận ra việc
cần sự trợ giúp hơn là những người bị trầm cảm nhẹ hoặc không bị trầm cảm [92].
Nghiên cứu khác gồm 202 thanh thiếu niên Úc tuổi từ 15 – 17 tuổi về khả
năng của họ đối với các kiến thức cũng như tìm kiếm sự giúp đỡ đối với rối loạn
trầm cảm cho thấy rằng các em hiểu biết chưa tốt (có một sự nhầm lẫn) về trầm
cảm. Mặc dù, các em có thể phân biệt mức độ nghiêm trọng cũng như thời gian
phục hồi được các triệu chứng như chán nản và không chán nản [52]. Bên cạnh đó,
nghiên cứu ở Anh, người Anh bản xứ nhận định trầm cảm của họ liên quan đến vấn
đề y khoa hơn cũng như những thay đổi về hoàn cảnh xã hội. Họ xác định trầm cảm
là mang khí sắc trầm và cảm giác vô vọng; trong khi đó, người Anh gốc Nam Á
thường định nghĩa trầm cảm bằng sự lo lắng [67]. Một nghiên cứu khác trên lứa tuổi
học sinh trung học phổ thông ở Thụy Điển cũng đưa ra kết quả rằng, học sinh đã có
sự nhận diện được vấn đề trầm cảm tuy nhiên vẫn còn ở mức độ thấp, trong đó nữ
giới nhận diện vấn đề cao hơn nam giới. Nghiên cứu cũng chỉ ra các nguồn trợ giúp
cho trầm cảm và tâm thần phân liệt là các nhà chuyên môn về sức khỏe tâm thần
[86]. Kết quả khác cho rằng, học sinh trung học phổ thông thường chưa nhận ra
được đúng các biểu hiện của rối loạn trầm cảm, khả năng nhận ra những biểu hiện
của rối loạn trầm cảm còn bị lẫn lộn, chưa chính xác và năng lực nhận ra việc cần
tìm kiếm sự trợ giúp khi có nguy cơ mắc rối loạn trầm cảm chưa tốt [52]. Một
nghiên cứu khác về nhận thức rối loạn trầm cảm và lo âu của học sinh đưa ra kết
quả thanh thiếu niên có nhận thức tốt về trầm cảm hơn là về lo âu, cũng như việc
tìm kiếm sự giúp đỡ để giải quyết vấn đề trầm cảm nhiều hơn. Trong đó phần lớn


11


học sinh đã nhận ra các triệu chứng của trầm cảm. Học sinh tìm ra được nguồn trợ
giúp là gia đình, bạn bè và cố vấn là có hiệu quả[79]. Trong nghiên cứu của
Niewsma (2009) thì hiểu biết về triệu chứng trầm cảm ở người Ấn bản địa và người
Ấn định cư tại Mỹ khá tương đồng nhau nhưng người Ấn bản địa không thể xác
định người nhà của mình có bị trầm cảm cũng như phần lớn cho rằng nguyên nhân
gây ra trầm cảm có liên quan khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân [85]. Một
nghiên cứu khác chỉ ra rằng giữa các vùng miền khác nhau có sự nhận thức về các
biểu hiện rối loạn trầm cảm khác nhau, giữa các lứa tuổi cũng có sự nhận thức khác
nhau về các biểu hiện và nguyên nhân cũng như tìm kiếm sự giúp đỡ rối loạn trầm
cảm [48].
Trong một bài báo phát triển khả năng hiểu biết rối loạn trầm của người Úc
của Ruth A Parslow và Anthony F Jorm cho thấy rằng, hiểu biết về các triệu chứng
trầm cảm mọi người trong cộng đồng không thể nhận thức đúng về trầm cảm. Như
việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia theo sự hiểu biết của họ còn kém. Nhiều
người Úc không biết rõ tên các nguồn hỗ trợ và họ không sử dụng nếu họ bị rối loạn
trầm cảm. Người Úc tin rằng môi trường xã hội có ảnh hưởng đến trầm cảm [95].
Một số thanh thiếu niên có nhận thức tốt hơn về trầm cảm và có nhiều khả
năng tìm kiếm đến sự giúp đỡ. Các nguồn hỗ trợ mà các em có sự lựa chọn nhiều
nhất cũng là những nhóm người thân cận như bạn bè, gia đình và những người tham
vấn. [79].
Công trình nghiên cứu của Jianli Wang và Daniel Lai trên dân số ở Alberrta,
Canada đưa ra kết quả gần nửa dân số tham gia nghiên cứu cho rằng những người bị
trầm cảm không thể tự mình nhận ra bản thân bị trầm cảm. Họ chưa nhận ra trầm
cảm là rất nguy hiểm tới tính mạng cũng những các hoạt động chức năng khác trong
cuộc sống của họ. Tuy nhiên họ cũng đồng ý với việc nhận sự điều trị từ các chuyên
gia về sức khỏe tâm thần là có hiệu quả cho rối loạn trầm cảm. [51]

Trong mỗi nền văn hóa, những niềm tin về trầm cảm họ thường nghĩ rằng có
một sự tác động nào đó gây nên và những hậu quả gây ra với xã hội, gia đình và bản
thân cần được xem xét cho những chính sách chăm sóc và hướng điều trị khác nhau.
12


Xét về yếu tố văn hóa, các nhà nghiên cứu và nhân viên y tế có thể tìm cách để tôn
trọng những niềm tin khác nhau mà không ép buộc, cũng như các cách sử dụng kiến
thức khoa học chính xác mà không phá vỡ hệ thống niềm tin thuộc về văn hóa [37],
[46].
1.1.2.2. Các nghiên cứu trong nước
Thông qua việc tìm kiếm tài liệu cũng như tổng hợp tài liều có liên quan tới đề
tài, chúng tối phát hiện ra một điều rằng, cho đến nay chưa có nhiều công trình đi sâu
vào nghiên cứu vấn đề nhận thức của cộng đồng về rối loạn trầm cảm. Gần đây, có báo
cáo của tỉnh Đà Nẵng trong việc khảo sát và can thiệp nhằm nâng cao nhận thức của
cộng đồng về trầm cảm (VVAF, 2012) cung cấp những số liệu liên quan những kiến
thức về triệu chứng, nguyên nhân và lựa chọn điều trị của người dân[11].

Ngoài ra, một số luận văn thạc sĩ của học viên chuyên ngành Tâm lý học
cũng đã có những báo cáo nhận thức về rối loạn trầm cảm này. Đó là nghiên cứu
của Nguyễn Thị Bình (2015) cho thấy rằng nhóm sinh viên đã có hiểu biết về khái
niệm trầm cảm. Còn nhận thức đúng bản chất của trầm cảm thì phần đông sinh viên
chưa nhận thức được một cách rõ ràng. Ngoài ra ở nhóm sinh viên còn hiểu biết về
một số biểu hiện triệu chứng cả về mặt tâm lý lẫn thực thể của rối loạn trầm cảm
như: vẻ mặt u sầu, buồn bã, vô cảm, giảm năng lượng, tự sát, đau dạ dày, mệt mỏi…
Họ cho rằng các nguyên nhân gây ra trầm cảm là do tâm lý gây ra. Về sự hiểu biết
hậu quả thì họ cho rằng hậu quả cho bản thân và gia đình là chủ yếu. Cách điều trị,
can thiệp cũng như yếu tố phòng ngừa rối loạn trầm cảm ở nhóm sinh viên họ cho
rằng can thiệp bằng tâm lý là có hiệu quả [2].
Nghiên cứu của Giang Ngọc Thụy Vy (2015) cho biết rằng nhóm bệnh nhân

nhận diện về các triệu chứng quan trọng của rối loạn trầm cảm ở nhóm các yếu tố
thực thể nhiều hơn là tâm lý. Nhóm bệnh nhân này cho rằng nguyên nhân gây ra
trầm cảm là do các yếu tố tâm linh như bùa phép, ma quỷ. Ngoài những vấn đề trên,
năng lực nhận diện về các yếu tố can thiệp và điều trị thì nhóm bệnh nhân này đa
phần chọn hướng tự quản lý để vượt lên và khi vượt quá ngưỡng chịu đựng của họ
thì họ lựa chọn tìm kiếm sự giúp đỡ [14].
13


×