Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Khái quát chung về cửa hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.74 KB, 14 trang )

Khái quát chung về cửa hàng
1/ Quá trình hình thành và phát triển của cửa hàng
Công ty mậu dịch bách hoá Hà Nội thành lập ngày 28/09/1954 là một
doanh nghiệp lớn của nhà nước dưới sự chỉ đạo của Sở Thương Nghiệp Hà Nội,
có một hệ thống mạng lưới kinh doanh rộng nằm rải rác khắp 7 quận nội thành
với địa điểm kinh doanh đẹp, với địa lý tự nhiên thuận lợi. Trong suốt thời gian
hơn 40 năm qua, công ty không ngừng phấn đấu tự nâng cấp các cửa hàng quầy
hàng hiện đại , khang trang phù hợp với nền kinh tế thị trường. Đó là phát huy
hết khả năng ưu việt của đaị lý cho từng cửa hàng nhằm tăng cường sức cạnh
tranh mua bán trên thị trường, đồng thời làm cho công ty có uy tín, chỗ đứng
vững chắc trên thương trường hiện nay.
Ngày 07/11/1992 theo quyết định số 2883-QD/UB của uỷ ban nhân dân
thành phố Hà Nội, công ty mậu dịch bách hoá Hà Nội đổi tên thành công ty
bách hoá Hà Nội với 14 cửa hàng, 4 phòng ban, 2 trạm kinh doanh và một kho
lớn tại số 1E Cát Linh. Cửa hàng bách hoá Phố Huế là một trong những cửa
hàng được tách ra, có trụ sở đặt tại 362 Phố Huế, gồm ba điểm kinh doanh
chính: 98 Phố Huế; 96 Phố Huế và 362 Phố Huế. Việc thành lập cửa hàng bách
hoá Phố Huế nhằm thực hiện nhiệm vụ mở rộng thị trường, khai thác tiềm năng
kinh doanh trên địa bàn Hà Nội nhằm cung cấp sản phẩm hàng hoá thoả mãn
nhu cầu tiêu dùng, tạo uy tín và có vị thế trên thị trường. trong quá trình thành
lập và phát triển cửa hàng bách hoá Phố Huế đã đạt được nhiều thành quả tốt
đẹp trong hoạt động kinh doanh của công ty nói riêng cũng như lợi ích kinh tế
của toàn xã hội nói chung.
2/ Chức năng và nhiệm vụ của cửa hàng
Hoạt động kinh doanh chủ yếu của cửa hàng là bán buôn, bán lẻ các mặt
hàng thực phẩm công nghệ, hàng may mặc đồ dùng gia đình, văn hoá giáo
dục ,dụng cụ gia dụng....
Tuy là một đơn vị hạch toán riêng nhưng cửa hàng luôn hoạt động dưới
sự chỉ đạo trực tiếp của công ty bách hoá Hà Nội nên hàng tháng , hàng quý và
hàng năm cửa hàng vẫn phải xây dựng và báo cáo kế hoạch kinh doanh và kế
hoạch tài chính với công ty.


 Quản lý và sử dụng vốn đúng với chế độ hiện hành, lập kế hoạch và thực
hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh mà công ty giao để đảm bảo sao cho việc
kinh doanh luôn có lãi, bảo toàn và không ngừng tăng trưởng vốn.
 Nắm bắt khả năng sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng của thị trường
để có biện pháp kinh doanh hợp lý, có hiệu quả cao nhất. Luôn đáp ứng đầy
đủ và kịp thời mọi nhu cầu của thị trường và đạt được lợi nhuận tối đa .
 Áp dụng các phương pháp và triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp nổi
tiếng trong kinh doanh trên thế giới và trong nước vào lĩnh vực phục vụ
khách hàng . Các triết lý như : “Khách hàng là thượng đế” , “Uy tín, chất
lượng sản phẩm là hàng đầu”....
 Chấp hành và thực hiện đầy đủ mọi chính sách , chế độ với công ty và nhà
nước. Trong hoạt động kinh doanh luôn thực hiện các chức năng và nhiệm
vụ mà công ty đề ra.
Bên cạnh đó cửa hàng còn :
 Đa dạng hoá hình thức bán hàng : ngoài việc bán lẻ, cửa hàng còn nhận làm
đại lý, ký gửi, uỷ thác và phát truyển mở rộng phạm vi bán buôn , cửa hàng
đang cố gắng tận dụng ưu thế là một doanh nghiệp nhà nước để trở thành
trung tâm phân phối lớn .
 Cửa hàng xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hoá hợp lý để đáp ứng tốt nhu
cầu thị trường. Phát động ,đẩy mạnh tiêu thụ trong các dịp lễ ,tết bằng cách
mở thêm nhiều điểm bán, tham gia các hội trợ truyển lãm …và thường
xuyên chào bán hàng trực tiếp, quảng cáo trên phương tiện thông tin đại
chúng
3/ Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của cửa hàng :
Khi bước ra hạch toán độc lập, công ty giao cho cửa hàng với số vốn là
100 triệu đồng. Có 45 cán bộ nhân viên với 80% trình độ đại học và trung cấp.
Cửa hàng đã tổ chức lại đơn vị, rà soát lại nhân lực, bố trí người lao động vào
từng khâu phù hợp với khả năng từng người. tiến hành từng bước ổn định tổ
chức, bán các biện pháp tổ chức kinh doanh, xác định dự án chiến lược kinh
doanh phù hợp với tình hình thực tế.

• Cửa hàng trưởng : Đứng đầu cửa hàng, là người chịu trách nhiệm trước
công ty về quản lý và sử dụng nguồn vốn và hoạt động kinh doanh của cửa
hàng cũng như việc bố trí nhân sự trong cửa hàng.
• Cửa hàng phó : Có nhiệm vụ tham mưu và giúp việc cho cửa hàng trưởng
trong công tác kinh doanh cũng như trong công tác nhân sự của cửa hàng.
Cùng với các anh chị em khác làm việc tìm hiểu thị trường, thị hiếu khách
hàng, tìm nguồn hàng, kiểm tra đôn đốc khâu bán hàng.
• Tổ bán hàng : Có ba tổ bán hàng nằm dưới sự chỉ đạo kinh doanh trực tiếp
của ban phụ trách. Mỗi tổ có một tổ trưởng , mọi công việc trong tổ như sắp
xếp nhân lực, tổ chức đẩy mạnh bán hàng , quản lý tốt tiền hàng thông qua
việc kiểm kê hàng ngày. Cùng mọi người phấn đấu hoàn thành kế hoạch
được giao.
• Tổ kế toán : Có nhiệm vụ giúp cửa hàng trưởng trong việc theo dõi tổng
hợp và cân đối trên sổ sách các nguồn tiền và hàng giữa mua và bán để thấy
được kết quả công việc kinh doanh của cửa hàng.
• Tổ kho hàng : Có nhiệm vụ xuất nhập và bảo quản hàng hoá của cửa
hàng.
• Tổ bảo vệ : Tổ chức mạng lưới bảo vệ hàng hoá, cơ sở vật chất và an
ninh trật tự của cửa hàng.
CỬA HÀNG TRƯỞNG
CƯA HÀNG PHÓ
TỔ BÁN HÀNG TỔ BẢO VỆTỔKẾ TOÁN TỔ KHO
Để đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch sản xuất kinh doanh của cửa hàng,
các tổ chức phải thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình. Tuy cùng trực thuộc cửa
hàng nhưng các tổ chức vẫn độc lập trong công việc, khi thực hiện nhiệm vụ các
tổ chức phải nên phương án với cửa hàng và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cửa
hàng trưởng.
Căn cứ vào khả năng mua bán của cửa hàng, các tổ chức phải tìm ra
những nguồn hàng và chào bán những mặt hàng sao cho phải đem được lợi
nhuận và uy tín cho cửa hàng.

Việc điều hành công tác quản lý kinh doanh của cửa hàng được tiến hành
theo chế độ một thủ trưởng và theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nó được thể
hiện qua sơ đồ sau :
Mô hình tổ chức của công ty là mô hình trực tuyến chức năng,có ưu
điểm thực hiện tốt nguyên tắc một thủ trưởng , bộ gián tiếp tinh giảm gọn và tập
trung để chỉ đạo mỗi bộ phận, trực tiếp lãnh đạo từng bộ phận độc lập, do đó tận
dụng được hết năng lực của mỗi cán bộ công nhân viên, lại có thời gian nghiên
cứu chiến lược hoạt động kinh doanh cho từng đơn vị độc lập.
4/ Đặc thù kinh doanh của cửa hàng bách hoá phố huế :
Công ty bách hoá Hà Nội kinh doanh các mặt hàng bách hoá , công nghệ
phẩm, hàng may mặc, đồ dùng gia đình... Nguồn hàng này chủ yếu được sản
xuất trong nước và chỉ số ít được nhập khẩu từ nước ngoài như hàng điện máy,
máy văn phòng...sản xuất thông qua con đường kinh doanh. Vì thế nó phụ
thuộc rất nhiều vào tình hình biến động của thị trường .Do đặc thù của công ty
như vậy ,là một thành viên trực thuộc Công ty nên cửa hàng bách hoá Phố Huế
được giao nhiệm vụ kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau ,đa dang về chủng
loại , đảm bảo về chất lượng .
Với tổng số lao động của cửa hàng là 60 người bao gồm :cửa hàng
trưởng ,cửa hàng phó, các tổ và các phòng ban . Trong đò tổ bán hàng tại quầy
198 Lò Đúc có 9 người vời 8 nhân viên bán hàng và một tổ trưởng quản lý việc
sắp xếp lịch làm việc cho các nhân viên bán hàng ,chấm công ,đảo ca. Cửa
hàng có bốn quầy nên mỗi quầy có hai người đứng một sáng một chiều để quản
lý hàng cho tốt . Cửa hàng mở cửa 14 giờ một ngày chia làm hai ca :
Ca sáng : từ 7 giờ 30 phút đền 14giờ .
Ca chiều : từ 13 giờ 30 phút đến 21giờ .
Khoảng thời gian 30 phút từ 13 giờ 30 phút đền 14 giờ là khoảng thời gian giao
ca giữa hai ca để bàn giao công việc và sổ sách bán hàng. Do mỗi quầy có hai
người đứng nên việcđảo ca được sắp xềp mỗi người làm một ca sáng và một ca
chiều cứ thế luôn phiên đổi ca cho nhau.
 Phương thức kinh doanh : bán buôn bán lẻ

 Hình thức kinh doanh : kinh doanh và phuc vụ
 Lĩnh vực hoạt động : trong nước

×