PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM GIA CÔNG XUẤT
KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY MAY PHỐ HIẾN
2.1 Tổng quan về công ty may Phố Hiến
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty may Phố Hiến, Là một đơn vị liên doanh được thành lập theo
quyết định số 439/QĐUB ngày 10/5/1997 của UBND Tỉnh Hưng yên với 2 sáng
lập viên là Công ty May Hưng yên và Công ty Đay Hưng yên. Với nhiệm vụ
chính của đơn vị là sản xuất và gia công hàng may mặc xuất khẩu. Công ty hoạt
động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, vốn Nhà nước.
Tên Công ty: Công ty May Phố Hiến
Tên giao dich quốc tế: PHO HIEN GARMENT COMPANY
Giấy CNĐKKD số 054579 do Sở Kế hoạch đầu tư Tỉnh Hưng yên cấp ngày
30/6/1997.
Trụ sở giao dịch: 311 Lê Văn Lương- Thị xã Hưng yên ,Tỉnh Hưng Yên.
Điện thoại: 0321.862704 Fax: 0321.862704
Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng trong quá tình phát triển:
Từ ngày đầu được thành lập, Công ty chỉ có 2 tổ sản xuất với đội ngũ cán
bộ và công nhân viên hoàn toàn là mới còn non trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề
cũng như về trình độ quản lý. Được sự chỉ đạo sát sao của Hội đồng quản trị
Công ty may Phố Hiến, Chi bộ đảng Công ty. Với những nỗ lực điều hành của
Ban giám đốc Công ty, sự kết hợp của các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên,
Công ty đã chủ động vươn lên chuyển hướng từ gia công lại hàng cho Công ty
May Hưng yên và làm hàng nội địa sang tìm kiếm khách hàng và sản xuất gia
công hàng xuất khẩu mở rộng thị trường sang các nước Nhật bản, Tây Âu và
Mỹ…Chuyển dần sang sản xuất và gia công hàng xuất khẩu. Đến nay Công ty
1
GVHD: ThS. Phạm Mai Chi 1 SV: Phạm Minh Trâm
May Phố hiến đã có nhiều khách hàng và thị trường tiêu thụ rộng lớn với nhiều
Quốc gia như Nhật bản, Đức, Hà Lan, Pháp. Hoa Kỳ... Các khách hàng chủ yếu
của công ty là: Flexcon LTD- Hồng Kông, Gunyong- Hàn Quốc, ONGOOD Ind
– Hồng Kông, Amerex – USA. Đây là những khách hàng mang lại giá trị gia
công lớn của công ty.
Qua hơn 7 năm xây dựng và phát triển. Đến nay, công ty đã không ngừng mở
rộng và phát triển chủ yếu bằng sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhân viên
công ty, bằng nguồn vốn khấu hao, đã từng bước đầu tư mở rộng sản xuất mua
sắm thêm thiết bị, mở rộng sản xuất (Công ty không có nợ dài hạn). Qua đó
nâng cao năng suất, chất lương sản phẩm, thu hút và tạo được việc làm cho
nhiều lao động địa phương trong tỉnh.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty May phố hiến
Phòng
TCHC
Phòng
Kế toán
Phòng
Y tế
Phòng
XNK
Phòng
K.thuật
Phòng
KCS
Phân xưởng
P. Giám đốc
Các tổ May
Tổ cắt
Giám đốc Công ty
Hội Đồng Quản Trị
Công ty May Phố Hiến
2
GVHD: ThS. Phạm Mai Chi 2 SV: Phạm Minh Trâm
Công ty May Phố hiến là một đơn vị quản lý theo hình thức tập trung.
Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp là
Giám đốc công ty và Ban lãnh đạo Công ty. Bộ máy quản lý của Công ty bao
gồm:
- Về phía quản lý cấp trên của Công ty:
Hội đồng quản trị: + Đứng đầu là chủ tịch HĐQT
+ Phó chủ tịch HĐQT.
+ Các thành viên trong HĐQT.
-Về phía công ty:
Giám đốc Công ty: Là người đứng đầu bộ máy quản lý của Công ty chịu
trách nhiệm trước Nhà nước và HĐQT về toàn bộ hoạt động của Công ty đồng
thời điều hành chung mọi hoạt động của bộ máy quản lý các phòng ban.
2.1.3 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
- Giám đốc : Là người chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của công ty.
- Phó giám đốc : Có chức năng điều hành, quản lý toàn bộ hệ thống các
tổ sản xuất, kinh doanh, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về số lượng, chất
lượng sản phẩm, tiến độ sản xuất và tiến độ giao hàng.
- Các phòng chức năng bao gồm:
+ Phòng tổ chức hành chính : Có trách nhiệm giúp giám đốc xây dựng
các nội quy, quy chế hạch toán tiền lương, ngày, giờ, công lao động của Công ty,
lập phương pháp đánh giá thực hiện các chỉ tiêu hạch toán kinh tế nội bộ của
Công ty, tham mưu cho Giám đốc về các chế độ khuyến khích vật chất, tiền
lương, tiền thưởng.
+ Phòng Tài chính - Kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện toàn bộ
công tác Tài chính- Kế toán của Công ty, ghi chép , phản ánh, giám sát mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty cả về mặt hiện vật và giá trị, đánh giá kết
quả hoạt động của Công ty, cung cấp thông tin và giúp Giám đốc trong việc ra
các quyết định về hoạt động kinh tế - tài chính.
+ Phòng Xuất Nhập Khẩu: Là bộ phận giúp việc cho Giám đốc về công
tác kế hoạch và xuất nhập khẩu. Trực tiếp giao dịch với khách hàng giúp Giám
3
đốc đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế. Lập chứng từ thanh toán, hoàn tất các
thủ tục thanh toán với khách hàng trong và ngoài nước. Chịu trách nhiệm cung
ứng vật tư nguyên phụ liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất bằng nguồn
nhập khẩu hoặc mua tại thị trường trong nước, dưới sự điều hành của Giám đốc..
Quản lý công tác xuất nhập khẩu, dịch các tài liệu kỹ thuật, thương mại phục vụ
cho hoạt động sản xuất và chịu trách nhiệm đôn đốc sản xuất để kịp thời giao
hàng theo đúng tiến độ đã ký với khách hàng. Theo dõi, cân đối nguyên phụ liệu
đảm bảo tính đồng bộ và đầy đủ cho sản xuất. Quản lý kho và cấp phát đúng
chủng loại đủ số lượng theo tiến độ sản xuất, hạn chế sự hao hụt quá định mức
do tồn đọng quá mức cần thiết trong quá trình sản xuất.
+ Phòng Kỹ thuật: quản lý về quy trình công nghệ, nghiên cứu sản phẩm
mới, thiết kế và cải tiến mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, lập tiêu chuẩn kỹ thuật,
thiết kế giác sơ đồ cắt và ban hành mẫu chuẩn cho sản xuất hàng loạt.... và chịu
trách nhiệm về toàn bộ các yếu tố kỹ thuật phục vụ cho quá trình sản xuất.
+ Phòng KCS: Có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm,
phát hiện sản phẩm hỏng, sản phẩm mắc lỗi trước khi đi vào nhập kho hay xuất
cho khách hàng, có quyền chỉ thị cho cán bộ kiểm hàng từ chối nhận hàng khi
chất lượng hàng nhập không đảm bảo.
+ Phòng Y Tế: Có nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân
viên Công ty.
+ Phân xưởng: Có Quản đốc phân xưởng trực tiếp điều hành sản xuất
chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm ra chuyền ở từng tổ sản xuất, đồng
thời đảm bảo tiến độ giao hàng. Ngoài ra để giúp việc cho quản đốc còn có các
tổ trưởng sản xuất, nhân viên thống kê, nhân viên báo sổ
2.1.4 Chức năng nhiệm vụ của công ty
Công ty có nhiệm vụ kinh doanh hàng may mặc, dệt thảm len theo kế
hoạch, qui hoạch của tổng công ty và theo yêu cầu thị trường. Từ đầu tư sản xuất
đến cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập khẩu nguyên liệu phụ liệu thiết bị
phụ tùng, sản phẩm dệt, may mặc và các hàng hoá khác liên quan đến hàng dệt
và may mặc.Liên doanh, liên kết với các tổ chức trong nước và trên thế giới,
4
nghiên cứu ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
quản lý, công nhân kỹ thuật tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ngành
nghề khác theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ khác do tổng công ty
giao.Trong hoạt động kinh doanh công ty có nhiệm vụ cụ thể sau:
+Xây dựng kế hoạch phát triển, kế hoạch 5 năm và hàng năm phù hợp
với tổng công ty giao và nhu cầu thị trường, ký kết và tổ chức thực hiện các hợp
đồng đã ký với đối tác
+Đổi mới hiện đại hoá công nghệ và phương thức quản lý, tiền thu từ
chuyển nhượng phải được tái đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ của công ty
+Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của bộ
luật lao động và luật công đoàn
+Thực hiện các quy định của nhà nước về bảo vệ tài nguyên môi trường
quốc phòng và an ninh quốc gia
+Thực hiện chế độ báo cáo thống kê , kế toán theo định kỳ theo quy
định của tổng công ty và nhà nước,chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó
+Chịu sự kiểm tra của tổng công ty, tuân thủ các quy định về thanh tra
và của cơ quan tài chính và nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật
5
2.1.5 Sơ lược về thị trường gia công xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam
hiện nay
2.1.5.1 Thị trường trong nước
Thị trường nội địa quả là không nhỏ đối với các nhà sản xuất trong
nước.Với số dân khoảng 80 triệu người đã tạo sức cầu rất lớn. Sẽ là rất phiến
diện nếu như chỉ chú trọng thị trường nước ngoài trong khi thị trường trong
nước lại bỏ ngỏ cho sản phẩm nước ngoài tràn vào.Hiện nay, hàng Trung Quốc
với mẫu mã đẹp, giá rẻ hầu như đã hấp dẫn được người tiêu dùng nước ta. Đến
năm 2010, dân số nước ta sẽ vào khoảng 97 triệu người,sức mua hàng sẽ rất lớn.
Nếu chúng ta có chính sách bảo hộ sản xuất trong nước hợp lý thì đây sẽ là thị
trường tiềm năng rất lớn
2.1.5.2 Thị trường nước ngoài
Thị trường EU: là một trong những thị trường lớn của Việt Nam, hàng
năm EU nhập khoảng trên 80 tỷ USD quần áo. Hiện nay hạn ngạch mà EU cấp
cho Việt Nam hàng năm khoảng 27 nghìn tấn hàng dệt may,trị giá trên 800 triệu
USD. Việt nam và EU đã ký hiệp định về hàng may mặc từ tháng 12/1992, đến
năm 2000 chúng ta đã đàm phán gia hạn hiệp định về “ Buôn bán hàng dệt-may
mặc” đến năm 2002 thay vì đến năm 2000 . Trong hiệp định qui định rõ danh
mục hàng hoá và kim ngạch mà Việt Nam được đưa vào EU tổng cộng 151
nhóm hàng trong đó có 122 nhóm hàng theo hạn ngạch và 29 nhóm hàng phi
hạn ngạch. Đặc biệt, hiệp định còn qui định rõ Việt Nam và EU sẽ xem xét đến
khả năng tăng số lượng có tính đến nhu cầu của ngành công nghiệp dệt EU và
khả năng xuất khẩu của Việt nam . Đây là thị trường lớn, các doanh nghiệp Việt
nam cần tuân thủ các quy định để không làm tổn hại đến quan hệ giữa nước ta
và cộng đồng kinh tế Châu âu.
6
Thị trường Nhật Bản là thị trường lớn lại không cần hạn ngạch.Năm 1997,
hàng dệt may của ta xuất khẩu sang Nhật xấp xỉ đạt 200 triệu USD, chủ yếu là
áo jacket,sơ mi nam,áo kimono... Đây là thị trường khó tính nhưng chứa đựng
rất nhiều tiềm năng.
Thị trường CANADA là thị trường cần có hạn ngạch, hàng dệt may của ta
vào thị trường này chủ yếu là quần áo thể thao, áo sơ mi, áo dài phụ nữ. Con
người Canada hiếu khách, lịch sự vừa phóng khoáng nên sản phẩm dệt may của
chúng ta xuất sang cũng có phần dễ dàng hơn các thị trường khác. Tuy nhiên , ở
thị trường này thì số lượng đối thủ cạnh tranh cũng rất nhiều. Theo số liệu thống
kê thì đây là thị trường lớn thứ ba của Việt nam
Thị trường Hoa kỳ và Bắc Mỹ: Hàng năm Mỹ phải nhập khoảng 34 tỷ
USD quần áo. Nguồn nhập chủ yếu từ các nước châu á như:
Trung Quốc :8,9 tỷ
Đài Loan :4 tỷ
Hàn Quốc :3 tỷ
Các nước ASEAN :2,5 tỷ
7
Năm 1998, Mỹ mới nhập của Việt nam khoảng 10 triệu USD, tuy nhiên
thị trường này có tiềm năng rất lớn, gấp đôi thị trường Châu Âu.
Thị trường Châu Á: Trong các nước Châu Á, Việt Nam có quan hệ làm ăn
với các đối tác ở các nước như: Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan,Hàn Quốc,
Singapore,Irăc...Các công ty ở các nước này vừa là người đặt gia công vừa là
người môi giới trung gian giữa Việt Nam và khách hàng Châu Âu, họ thường
mua hàng may mặc của Việt Nam để thực hiện tái xuất khẩu.
- Hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam có đặc điểm
chính sau: Hầu hết các hợp đồng gia công được ký kết theo hình thức đơn giản
là nhận nguyên vật liệu và giao lại thành phẩm. Và phần lớn các hợp đồng
nguyên vật liệu phụ cũng do bên đặt gia công cung cấp. Chúng ta ít có cơ hội sử
dụng được các nguyên vật liệu của mình. Gia công xuất khẩu là hình thức xuất
khẩu gián tiếp sức lao động. Chúng ta vẫn thường thực hiện giao thành phẩm
theo điều kiện FOB và nhận nguyên vật liệu theo điều kiện CIF cảng Việt Nam.
- Các hợp đồng gia công thường tập trung vào một số công ty của Hồng
Kông, Đài Loan, Hàn Quốc và một số công ty thuộc EU. Việc ký kết hợp đồng
với khách hàng EU thường vẫn phải qua các môi giới trung gian là các công ty
của Đài Loan, Hồng Kông...
2.1.6 Sự cần thiết phải thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm gia công xuất
khẩu hàng may mặc của Việt Nam
8
Ngày nay, để phát triển nền kinh tế đất nước các nước đều đề chiến lược
phát triển kinh tế phù hợp. Đối với các nước có nền kinh tế đang phát triển như
Việt Nam hiện nay thì chiến lược phát triển kinh tế đất nước dựa vào các nguồn
lực sẵn có của đất nước là rất cần thiết.Việt Nam là một đất nước có dân số trên
80 triệu người, đây là nguồn lao động rất rồi dào cho nên nếu được khai thác tốt
thì đó sẽ là một nguồn lực để thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước. Với một nền công nghệ, kỹ thuật tương đối lạc hậu thì bên cạnh
việc đầu tư phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn hiện đại thì việc quan
tâm đúng mức đầu tư phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động
là rất cần thiết. Nó cho phép khai thác triệt để các lợi thế so sánh của đất nước
và thu hút được nguồn công nghệ kỹ thuật tiên tiến cho đất nước. Nền công
nghiệp dệt may sử số vốn không lớn nhưng lại sử dụng nhiều lao động và lực
lượng lao động này lại không cần đòi hỏi có trình độ học vấn cao đây là điều rất
phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay. Mặt khác ngành công nghiệp dệt
may sử dụng nhiều lao động sẽ giúp cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng thu
ngoại tệ cho đất nước. Trong tình hình đa số hàng hoá của Việt Nam nói chung
và mặt hàng may mặc nói riêng có các nhãn hiệu thương mại được người dân
trên thế giới biết đến và ưa chuộng không phải là nhiều cho nên cùng với việc
mở rộng các quan hệ quốc tế và tạo điều kiện cho hàng hoá thâm nhập vào thị
trường nước ngoài thì việc gia công xuất khẩu hàng may mặc là điều cần thiết.
Gia công xuất khẩu hàng may mặc sẽ tận dụng được mọi lợi thế so sánh của đất
nước, giúp cho việc nâng cao được trình độ quản lý và tiếp cận với các phương
thức kinh doanh hiện đại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thâm nhập dễ hơn
vào thị trường thế giới. Vì lý do đó và với điều kiện của nền kinh tế hiện nay với
vấn đề thiếu vốn, thiếu công nghệ thì việc gia công xuất khẩu hàng may mặc là
điều cần thiết.
9
Mặt khác, tuy số lượng lao động cao nhưng tỷ lệ lao động kỹ thuật có tay
nghề lại rất thấp, cho tới nay chỉ có khoảng 11% lực lượng lao động được đào
tạo chuyên môn kỹ thuật. Do đó vấn đề đặt ra là phải đầu tư vào các ngành sử
dụng nhiều lao động và không đòi hỏi chất lượng lao động quá cao. Gia công
may mặc xuất khẩu có thể đáp ứng được yêu cầu này.
Trình độ tiếp thị và kinh nghiệm kinh doanh quốc tế của chúng ta còn
thấp. Phát triển gia công xuất khẩu và sử dụng các trung gian là một bước để các
doanh nghiệp Việt Nam tích luỹ kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường quốc tế.
Trên đây là lý do cơ bản cho thấy rằng việc phát triển gia công xuất khẩu
hàng may mặc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết và tất yếu.
2.2 Phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng gia công xuất khẩu may
mặc tại công ty may Phố Hiến
2.2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua
Trong những năm qua mặc dù đã có sự biến động về kinh tế cả trong và
ngoài nước, công ty đã đạt được những thành tích đáng khích lệ trong hoạt động
sản xuất kinh doanh. Dưới đây là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty May Phố Hiến.
Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty may Phố Hiến
qua các năm
Stt Chỉ tiêu Đ. vị tính 2007 2008 2009
1 Doanh thu Tỷ VND 63.154 57.067 61.117
2 Lợi nhuận Triệu VND 319 405 478
3 Nộp NSNN Triệu VND 326 403 483
4 Tổng số lao động Người 645 690 703
5 TNBQ tháng/người 1000đ 756 797 859
(Nguồn: Phòng tài vụ)
Chỉ tiêu doanh thu cho biết tốc độ tiêu thụ của công ty qua các năm.
Năm 2007 đạt 63.154 tỷ đồng, năm 2008 đạt 57.067 tỷ đồng giảm9 % so với
10
năm 2007. Những Năm 2009 doanh số tăng lên đạt 61.117 tỷ đồng, năm 2008
đạt là 57.067 tỷ đồng tăng 9,3 % so với năm 2008. Như vậy, các số liệu thống kê
cho thấy mở rộng quy mô sản xuất, không những tăng về cả sản lượng của công
ty mà tốc độ tăng trưởng cũng tăng cao chứng tỏ hướng đầu tư vào dây truyền
sản xuất mới và mở rộng thị trường tiêu thụ là hướng đi đúng dắn của ban lãnh
đạo công ty.
Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất trong đánh giá kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào. Qua bảng trên ta thấy lợi
nhuận phát sinh của công ty luôn tăng từ năm 2007 đến năm 2009. Mức lợi
nhuận năm 2007 đạt 319 triệu đồng tăng
2.2.2 Giá trị tiêu thụ gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty may Phố
Hiến
Giá trị tiêu thụ gia công của công ty may Phố Hiến thời kỳ 2005-2009
được thể hiện qua biểu đồ sau:
Qua phân tích số liệu( ở hình 3) ta thấy giá trị gia công xuất khẩu hàng
may mặc của công ty may Phố Hiến luôn ổn định và đạt kim ngạch xuất khẩu
trên dưới 4 triệu USD một năm. Năm giá trị gia công xuất khẩu hàng may mặc
của công ty đạt giá trị thấp nhất do sự phát triển và cạnh tranh của các nước
trong khu vực như Trung quốc, Thái Lan ...Một nguyên nhân khác nữa la do ảnh
hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính nặng nề năm 2003 làm chậm lại sự phát
triển. Nhưng đến năm 2006 và 2007 kim ngạch của công ty đạt giá trị cao nhất,
11
Biểu đồ giá trị gia tăng của công ty may
Phố Hiến
do công ty mở rộng dây truyền và tăng thêm nhiều đôi tác mới, kim ngạch đạt
trên 4.532.340 USD.
Đến năm 2008 giá trị gia công giảm xuống chỉ đạt kim ngạch 3.822.923
USD do nền kinh tế phát triển mang tính chu kỳ và sự cạnh tranh mạnh mẽ trên
thị trường thế giới. Nhưng theo đánh giá của phòng xuất nhập khẩu thì kim
ngạch đạt được từ hoạt động gia công vẫn tăng cao. Đến năm 2009 giá trị gia
công xuất khẩu hàng may mặc của công ty tăng mạnh và đạt giá trị kim ngạch
4.077.976 USD, đây thực sự là điều đáng mừng đối với công ty. Với sự phát
triển này, dự đoán rằng năm 2011 giá trị gia công xuất khẩu hàng may mặc của
công ty sẽ đạt kim ngạch trên 4.3 triệu USD, do tình hình kinh tế trên thế giới có
dấu hiệu phát triển. Nhìn chung giá trị gia công của công ty may Phố Hiến đạt
kim ngạch không lớn và có mức tăng trưởng không cao, chưa tương xứng với
tiềm năng của công ty.
Giá trị gia công của công ty luôn luôn lớn hơn rất nhiều so với giá trị xuất
khẩu trực tiếp. Do khâu tiếp thị còn kém mặt khác công ty chưa có một phòng
marketing với đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ cao nên việc quảng bá sản phẩm
chưa được hiệu quả dẫn đến việc xuất khẩu trực tiếp còn kém và giá trị chưa lớn.
Giá trị gia công và giá trị xuất khẩu trực tiếp được thể hiện thông qua bảng sau
Bảng 2: Giá trị tiêu thụ gia công đơn thuần và giá trị tiêu thụ xuất khẩu
trực tiếp của công ty may Phố Hiến
Đơn vị : USD
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
Trị giá gia công 3.495.156 4.094.200 4.532.304 3.822.923 4.077.976
Trị giá xuất khẩu
trực tiếp
153.425 439.314 1.271.716 955.704 1.842.457
Tỷ lệ gia công (%) 95,8 90,3 78,08 80 68,87
Tổng 3.648.581 4.533.514 5.804.020 4.778.627 5.920.433
(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của công ty may Phố Hiến)
12
Qua số liệu của bảng 3 ta thấy giá trị tiêu thụ sản phẩm gia công xuất khẩu
của công ty luôn luôn chiếm vị trí rất lớn trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu
của công ty. Trong những năm đầu khi công ty đưa hàng hoá của mình thâm
nhập vào thị trường quốc tế thì tỷ trọng gia công chiếm hầu hết trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của công ty, còn tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu trực tiếp
chiếm không đáng kể. Trong những năm gần đây công ty đã đạt được thành tựu
đáng kể trong hoạt động marketing nghiên cứu và nắm bắt thị trường, quảng bá
nhãn hiệu sản phẩm để ký kết các hợp đồng xuất khẩu trực tiếp. Các hoạt động
nghiệp vụ tìm kiếm và ký kết hợp đồng đã dần dần được hoàn thiện mà bằng
chứng là tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp của công ty không ngừng tăng nên trong
tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, trong năm 2005 tỷ trọng xuất khẩu trực
tiếp chỉ đạt 4,2 % nhưng đến năm 2009 tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp đã tăng lên
31,13 %. Đây là thành tựu rất đáng khích lệ khẳng định được vị trí, uy tín của
công ty trên thương trường quốc tế.
Tuy hình thức xuất khẩu trực tiếp chứa đựng nhiều rủi ro hơn nhưng đây
là hình thức kinh doanh mà công ty cần vươn tới bởi vì hình thức xuất khẩu trực
tiếp giúp công ty thu được nhiều lợi nhuận hơn và nó giúp công ty chủ động hơn
trong việc tìm kiếm các nhà cung cấp có uy tín. Đặc biệt hình thức xuất khẩu
trực tiếp giúp đội ngũ cán bộ quản lý của công ty tiếp thu được các kinh nghiệm
quý báu trên thương trường đây là điều rất quan trọng thể hiện bản lĩnh của các
nhà kinh doanh trong thời đại mới thời đại mà các nhà kinh doanh luôn luôn
năng động sáng tạo trong các hoạt động kinh doanh doanh của mình.
2.2.3 Tình hình tiêu thụ mặt hàng gia công theo chủng loại sản phẩm
Qua số liệu( của bảng 3) về tiêu thụ mặt hàng gia công của công ty may
phố Hiến ta thấy mặt hàng áo Jacket luôn đạt số lượng lớn và trị giá gia công
cao, đây là sản phẩm may gia công chính của công ty. Số liệu được thể hiện ở
bảng sau:
13
Bảng 3: Kết quả tiêu thụ sản phẩm gia công theo chủng loại của công ty may Phố Hiến
Năm
Sản phẩm
2005 2006 2007 2008 2009
Giá trị
(USD)
Tỷ
trọng(%)
Giá trị
(USD)
Tỷ
trọng(%)
Giá trị (USD) Tỷ
trọng(%
)
Giá trị
(USD)
Tỷ trọng(%) Giá trị
(USD)
Tỷ
trọng
(%)
Áo Jacket 2.077.418 59,4 2.036.085 49,3 1.917.501 42,3 1.766.080 46,19 1.187.407 29,1
Áo sơ mi 20.866 0,6 164.826 4 130.630 2,9 38.204 0,99
Quần 29.448 0,7 29.816 0,66 24.968 0,6
Khăn tay 78.265 2,2 83.215 2 110.804 2,4 125.807 3,3 111.910 2,74
Áo váy 343.262 9,82 271.288 6,6 258.242 5,7 136.940 3,6
Quần đùi 8100 0,2 19.422 0,5 10.460 0,23
Khác 967.245 27,7 1.489.916 36,4 207.481 45,78 1.755.892 45,93 2.753.691 67,52
Tổng 3.495.156 100 4.094.200 100 4.532.304 100 382.293 100 4.077.976 100
(Nguồn : Báo cáo xuất khẩu của công ty may Phố Hiến)
14