Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.75 KB, 27 trang )

TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY MAY
VIỆT TIẾN
1.1 – KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
1.1.1.1. Thông tin chung về Doanh nghiệp:
- Tên giao dịch bằng Tiếng Việt: Công ty May Việt Tiến
- Tên giao dịch quốc tế: Viet Tien Garment Export and Import Company
- Tên viết tắt: VTEC
- Trụ sở giao dịch: Số 7 Lê Minh Xuân, phường 7, quận Tân Bình, tp. Hồ
Chí Minh.
- Điện thoại: 08.38.640800
- Fax: 08.38.645085
- Website: www. Viettien.com.vn
- Các chi nhánh:
Chi nhánh Hà Nội: 79 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Chi nhánh Hải Phòng: 27 Hoàng Văn Thụ, tp. Hải Phòng
Chi nhánh Đà Nẵng: 102 Nguyễn Văn Linh, tp. Đà Nẵng
Chi nhánh Nha Trang: 204 Thống Nhất, tp. Nha Trang
1.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
Trước 30/4/1975, tiền thân của Công ty là một xí nghiệp may tư
nhân mang tên Thái Bình Dương Kỹ Nghệ Công ty – tên giao dịch là
Pacific Enterprise, xí nghiệp này do 8 cổ đông góp vốn với tổng số vốn là
80.000.000 đồng do ông Sầm Hào Tài, một thương nhân người Hoa là
Giám Đốc. Xí nghiệp hoạt động trên diện tích 1513 m
2
với 65 máy may
gia đình và khoảng 100 công nhân.
Ngày 29/11/1975, Xí nghiệp được Nhà Nước tiếp quản từ Ban
quân quản xí nghiệp may Thái Bình Dương.
Ngày 08/8/1977, Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh có
quyết định số 1066/QĐ/UB vê việc quốc hữu hóa rồi giao cho Bộ Công


Nghiệp Nhẹ ( nay là Bộ Công nghiệp) quản lý.
Đến ngày 05/9/1977 được Bộ Công nghiệp nhẹ công nhận xí
nghiệp quốc doanh và đổi tên là Xí nghiệp May Việt Tiến trực thuộc Liên
Hiệp các Xí nghiệp May.
Ngày 13/11/1979, do bất cẩn trong sản xuất, xí nghieepk bị hỏa
hoạn và bị hủy hoại hoàn toàn. Tuy thế, được sự giúp đỡ của các dơn vị
bạn cộng với lòng hăng say, gắn bó với xí nghiệp, toàn thể công nhân và
lãnh đạo xí nghiệp đã đưa đơn vị hoạt động trở lại và ngày càng khẳng
định vị trí trên thương trường.
Nhờ vào nỗ lực và cố gắng không ngừng, ngày 22/4/1990 theo
quyết định số 103/CNn/TCLĐ, xí nghiệp được chấp nhận nâng lên thành
Công ty May Việt Tiến gồm 1 xí nghiệp trung tâm và 8 xí nghiệp phụ
thuộc với 3388 công nhân.
Ngày 22/4/1993, Bộ Công nghiệp nhẹ ra quyết định số
214/Cnn/TCLĐ thành Doanh nghiệp Nhà nước Việt Tiến.
Theo quyết định số 102.01/GP ký ngày 08/02/1991, công ty được
Bộ Kinh Tế Dối Ngoại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp với tên
giao dịch quốc tế là VIET TIEN GARMENT EXPORT AND IMPORT
COMPANY, viết tắt là VTEC.CO
Ngày 20/6/2000, Công ty đã được tổ chức BVQI, Vương Quốc
Anh công nhận đạt ISO 9002.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban:
1.1.2.1.Lãnh đạo:
- HĐQT Công ty: là cơ quan quản lý có toàn quyền nhân danh
Công ty quyết định các vấn đề có liên quan đến quản lý, quyền lợi của
Công ty. Nghị quyết, quyết định của HĐQT được Giám Đốc Công ty
triển khai và thực hiện.
- Tổng Giám Đốc là người đại diện pháp nhân của Công ty, chịu
trách nhiệm và toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà Nước. Tổng Giám Đốc thực hiện việc

ký kết hợp đồng, sắp xếp, phân bổ nhân sự, giám sát và sử dụng vốn có
hiệu quả, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện các chỉ tiêu
kế hoạch do Nhà nước giao, phối hợp và giám sát chặt chẽ các Công ty
liên doanh.
- Phó Tổng Giám Đốc Tài Chính – Kinh doanh: chịu trách nhiệm
tìm kiếm thị trường, khai thác mặt hàng, ký kết và thực hiện các hợp đồng
kinh doanh thông qua sự đồng ý của Tổng Giám Đốc. Ngoài ra, ông còn
giám sát, theo dõi các của hàng, đại lý bán lẻ sản phẩm, các Công ty liên
doanh trong nước và chi nhánh tại Hà Nội, xây dựng các kế hoạch phù
hợp với tình hình kinh doanh và các hợp đồng đã ký kết. Ông còn một
nhiệm vụ nữa là kiểm soát tài chính kế toán của Công ty, đanh giá hoạt
động kinh doanh của Công ty theo từng quý, từng năm.
- Phó Tổng Giám Đốc sản xuất: chịu trách nhiệm thực hiện kế
hoạch sản xuất, phân công và đốc thúc các xí nghiệp thực hiện tiến độ kế
hoạch sản xuất, điều phối vật tư, phân bổ nhân sự và giám sát về mặt lao
động tiền lương.
- Phó Tổng Giám Đốc Nội Chính: chịu trách nhiệm giám sát các
hoạt động của văn phòng Công ty, điều hành các hoạt động hành chính,
văn thư, an toàn lao động, y tế, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy và đời sống
của công nhân viên. Bên cạnh đó, ông còn phải theo dõi các hợp đồng
xuất nhập khẩu và các hoạt động pháp lý của công ty.
1.1.2.2. Khối phòng ban:
- Phòng tổ chức - lao động: có nhiệm vụ tuyển dụng lao động, sắp
xếp, bố trí lao động, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, xây dựng
các quy chế về tuyển dụng, phân bổ tiền lương, tiền thưởng, thực hiện các
chính sách đối với lao động, lập chiến lược dài hạn về quản lý cán bộ
cũng như về hành chính.
- Phòng kế toán: có chức năng quản lý toàn bộ nguồn tài chính của
công ty, cân đối các nguồn vốn, theo dõi các hạch toán kinh tế toàn bộ
hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích hoạt động kinh tế, tính toán hiệu

quả và thực hiện các chỉ tiêu giao nộp Ngân sách, chịu trách nhiệm trước
Phó Tổng Giám Đốc Tài Chính về toàn bộ Công tác kế toán, thống kê và
quản lý tài chính.
Để thực hiện các chức năng trên, đồng thời có thể chỉ đạo tập trung
toàn bộ công tác kế toán, phòng kế toán đã chuyên môn hóa hình thức kế
toán vừa tập trung vừa phân tích và sử dụng hình thức sổ nhật ký chung.
Theo hình thức này, tất cả công việc kế toán như phân loại chứng từ,
kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, ghi sổ tổng hợp và chi
tiết, tính giá thành, lập các báo cáo, thông tin kinh tế … đều được thực
hiện ở các xí nghiệp trực thuộc rồi được tập trung tại phòng kê toán của
công ty. Công ty sẽ tiến hành giao vốn ( cố định, lưu động) theo hình thức
khoán chi phí và báo cáo về công ty vào cuối kỳ ( mỗi tháng). Nghiệp vụ
này phản ánh trên hai tài khoản 1368 ( phải thu nội bộ) và 3368 ( phải trả
nội bộ).
- Phòng kinh doanh: Có chức năng đàm phán hợp đồng kinh
doanh, theo dõi việc thực hiện các hợp đồng dã ký kết, thực hiện việc
xuất khẩu ủy thác, đảm bảo việc đối ngoại và tìm thị trường ở nước
ngoài, hoạch định các chiến lược Marketing và tổ chức thực hiện các hoạt
động Marketing, quản lý việc tiêu thụ nội địa, theo dõi hoạt động tiêu thụ
của các cửa hàng và các đại lý.
- Phòng kỹ thuật công nghệ và cơ điện: có trách nhiệm kiểm soát
hệ thống kỹ thuật, thiết kế dây chuyền sản xuất, giải quyết các vấn đề về
kỹ thuật sản phẩm, tính toán và quyết định các thông số kỹ thuật sản
phẩm, giải quyết các thắc mắc kỹ thuật của công ty, kết hợp với phòng
kinh doanh đàm phán với khách hàng để nắm rõ yêu cầu về kỹ thuật và
đề ra hướng giải quyết, may mẫu cho khách hàng duyệt và thống kê
chương trình sản xuất, cân đối, kiểm tra nguyên phụ liệu, hướng dẫn kỹ
thuật cho công nhân khi có sự thay đổi mẫu mã sản phẩm.
- Phòng kế hoạch điều độ: có nhiệm vụ ký kết và theo dõi thực hiện
các hợp đồng gia công, xin giấy phép xuất nhập khẩu, lập định mức cho

từng sản phẩm, duyệt hàng mẫu, thanh lý hợp đồng. Dựa trên các hợp
đồng của phòng kinh doanh, phong này phân bổ cho các xí nghiệp sản
xuất sao cho đúng tiến độ giao hàng.
- Phòng cung tiêu: có nhiệm vụ cung cấp các nguyên phụ liệu,
nhiên liệu cho từng xí nghiệp theo kế hoạch của phòng kế hoạch điều độ.
Giám sát việc sử dụng nguyên phụ liệu, điều hành hệ thống kho, kết hợp
với phòng kinh doanh đưa sản phẩm đến cửa hàng, đại lý tiêu thụ, trực
tiếp vận hành trạm vận tải hơn 20 xe.
- Phòng đảm bảo chất lượng: báo cáo trực tiếp với Tổng Giám Đốc.
Phòng này có nhiệm vụ tổ chức xây dựng và duy trì hệ thống ISO 9002.
- Phòng đoàn thể: xây dựng và tổ chức các hoạt động đoàn thể cho
từng công ty
- Phòng đời sống: chăm lo việc ăn ở, cùng những sinh hoạt khác
cho công nhân viên.
- Phòng chăm lo sức khỏe cho công nhân viên
- Phòng KCS: có chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm, kịp thời
phát hiện và giải quyết các vướng mắc của sản phẩm để điều chỉnh sản
xuất, đảm bảo uy tín chất lượng của sản phẩm công ty.
- Bộ phận kế hoạch đầu tư – xây dựng: có nhiệm vụ theo dõi tình
hình hoạt động của các công ty liên doanh, xây dựng kế hoạch đầu tư
trang thiết bị, máy móc và xây dựng mới cho công ty.
- Văn phòng Công ty: tổ chức việc quản lý hành chính, văn thư, tổ
chức đội bảo vệ của công ty, giám định sức khỏe cho công tác tuyển
dụng, tổ chức bếp ăn tập thể cho cán bộ công nhân viên.
- Hệ thống kho gồm có: Kho nguyên liệu, Kho phụ liệu, Kho bao
bì, Kho phế liệu, Kho thành phẩm, Kho văn phòng
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty May Việt Tiến:
HÌNH 1
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
BAN KIỂM SOÁT
CÁC CÔNG TY CON
XÍ NGHIỆP TRỰC THUỘC VÀ HỢP TÁC KINH DOANH
CÁC CÔNG TY LIÊN KẾT
CÁC CÔNG TY LIÊN DOANH VỚI NƯỚC NGOÀI


KHỐI
PHÒNG
BAN TỔNG
CÔNG TY
Bộ máy quản lý của Công ty làm việc có hiệu quả, các phòng ban, bộ
phận có nhiệm vụ khác nhau, phục vụ tối đa Ban Giám Đốc đê điều hành công
việc chung của toàn Công ty.
Các xí nghiệp trực thuộc có nhiệm vụ thực hiện các chit tiêu sản xuất
kinh doanh do Công ty giao hàng năm và đều làm rất tốt.
Quan hơn 20 năm xây dựng và phát triển hiện nay Công ty có đội ngũ cán
bộ quản lý giỏi và lực lượng lao động đông đúc với hơn 8000 công nhân có
trình độ tay nghề cao, sản xuất giỏi, góp phần to lớn cho việc sản xuất kinh
doanh chung của Công ty.
Áp dụng ISO 9002 đã tạo nên sự thông suốt trong bộ máy, các thủ tục,
quy trình rõ ràng, chặt chẽ càng thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng
ban.
1.1.3. Đặc điểm nguồn lực của Công ty:
Khả năng hoạt động của Công ty
Với số vốn điều lệ là 230 tỷ đồng, Việt Tiến có tổng quy mô nhà xưởng là
55.709.32 m

2
, tổng các lạo thiết bị lên đến 5.668 bộ, số lao động thường xuyên
của Công ty lên đến 20.000 người. Chi tiết một số đơn vị sản xuất chính như
sau:
Nhận xét chung: Với khả năng hoạt động như bảng sau, Việt Tiến đảm bảo
những mặt hàng chính của Công ty luôn được sản xuất thường xuyên, đáp ứng
kịp thời nhu cầu của thị trường. Các đơn vị May 1, May 2, Việt Long, Vimiky
có năng lực sản xuất luôn cao nhất, luôn đảm bảo 3 triệu sản phẩm 1 năm.
Bảng 1: Nguồn lực tính đến năm 2009:
STT Đơn vị
Lao
Động
MMTBị
các loại
D. Tích nhà
xưởng
Mặt hàng
Năng lực
( sp/năm)
1 May 1 960 665 6.672 m
2
Shirt 3.000.000
2 May 2 990 655 6.672 m
2
Shirt 3.000.000
3 SIG – VTEC 1010 861 5.700 m
2
Jactket, sportwear 2.000.000
4 Duong Long 510 512 2.133 m
2

Dress pants 1.800.000
5 Viet Long 900 1.083 2.532 m
2
Khaki, dress pants 3.000.000
6 Vimiky 500 395 2.780 m
2
Suit 3.000.000
(Nguồn: Phòng Kinh Doanh)
1.1.3.1. Khả năng về vốn:
Với tiềm lực về vốn khá cao, Việt Tiến luôn tự tin trong sản xuất kinh doanh và
đảm bảo đủ năng lực để đối phó với những biến động của thị trường may mặc .
Điều đó được thể hiện cụ thể tại bảng sau:
Bảng 2: Nguồn vốn kinh doanh của Công ty:
Đơn vị tính: nghìn đồng
S
T
T
Tài sản 2006 2007 2008 2009
1
Tài sản lưu động
383.530.87
0
573.594.87
9
589.873.44
4
595.768.910
2
Tài sản cố định
168.537.50

1
194.999.913
205.453.91
3
211.452.789
3
Vốn kinh doanh
130.672.621
155.574.87
4
175.688.91
0
190.575.230
4
Tổng nguồn vốn
(cuối năm)
552.068.37
1
768.594.79
3
795.327.35
8
826.327.215
5
Nguồn vốn chủ
sở hữu
222.759.777
237.930.41
6
252.761.74

5
260.000.000
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy:
Tài sản cố định, tài sản lưu động và vốn kinh doanh của Công ty đều tăng
theo các năm. Nguồn vốn chủ sở hữu không ngừng tăng lên từ năm 2006 đến
năm 2009, cụ thể là: năm 2006 có 222 tỷ đồng, năm 2007 hơn 237 tỷ đồng, năm
2008 là 252 tỷ đồng và đến năm 2009 con số đã tăng lên 260 tỷ đồng. Như vậy,
ngoài nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, Công ty luôn cố gắng tích lũy nhằm
nâng cao hơn nữa nguồn vốn chủ sở hữu để có thể đứng vững, phát triển mở
rộng thị trường trong thời đại cạnh tranh đầy biến động này.
Có thể nói, các Công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực may mặc Việt Nam
đang đứng trước những khó khăn lớn thì Việt Tiến lại có tiềm lực về kinh tế khá
mạnh. Điều đó cho thấy Công ty có những năng lực tài chính vượt trội so với
các doanh nghiệp khác trên thương trường, tạo được lòng tin cho khách hàng và
các tổ chức tín dụng.
1.1.3.2. Nguồn nhân lực:
Tổng số lao động của toàn Công ty là 8.300 người, nếu tính cả đơn vị
kinh doanh trong nước – Liên doanh nước ngoài – Hợp tác kinh doanh thì tổng
số cán bộ công nhân viên là 16.000 người.
T ính đến tháng 9 năm 2009, cơ cấu nguồn nhân lực của Việt Tiến có số liệu
thống kê như trong bảng sau:
Bảng 3: Nguồn nhân lực gián tiếp của Công ty Việt Tiến như sau:
STT Trình độ
Số lượng
(người)
Tỷ lệ (%)
1 Trên đại học 3 0,5
2 Đại học 221 37,39

3 Cao đẳng 145 24,53
4 Trung cấp 80 13,54
5 Công nhân bậc cao 46 24,04
6 Tổng số nhân viên gián tiếp 591
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Lao động – Tiền Lương)
Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta có những nhận xét như sau:
Cán bộ có trình độ Đại học và trên đại học là 224 người chiếm 37,43%
lục lượng lao động. Đây là đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, có khả năng
tiếp thu các tiến bộ của khoa học Công nghệ vào trong sản xuất tiêu thụ sản
phẩm cách hiệu quả nhất. Họ là những nhân tố góp phần vào sự phát triển mang
tính đột phá của Công ty.
Cán bộ có trình độ Cao đẳng và Trung cấp là 225 người chiếm 38,07%
nguồn nhân lực. Họ có vai trò to lớn trong việc ứng dụng các thành tựu của
nghiên cứu kỹ thuật mới vào trong sản xuất. Đây là đội ngũ được đào tạo cơ
bản, có thể trực tiếp chỉ đạo và vận hành các loại máy móc hiện đại, thực hiện
các mẫu mã thiết kế đòi hỏi chất lượng cao tại các thị trường khó tính.
1.1.4. Đặc điểm sản phẩm của Công ty:
Các sản phẩm chủ lực của Công ty May Việt Tiến là: sơ mi, jacket, quần âu,
veston, thể thao... Thống kê số lượng và tỷ trọng từng loại sản phẩm được thống
kê trong bảng sau:
Bảng 3: Cơ cấu sản phẩm của Công ty t ính đến năm 2009:
Chủng loại Số lượng
( sản phẩm)
Giá trị gia
công thuần
túy tính theo
năng lực sản
Tỷ trọng
Số lượng Giá trị

×