Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Một số vấn đề chung về suy thoái kinh tế và chính sách kích cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.52 KB, 9 trang )

Một số vấn đề chung về suy thoái kinh tế và chính sách kích cầu.
I. Suy thoái kinh tế.
1. Định nghĩa:
Suy thoái kinh tế: (recession/economic downturn) là giai đoạn thu hẹp
quy mô của nền kinh tế trong chu kỳ kinh doanh.
Hình 1: Chu kỳ của nền kinh tế
Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta quy định rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP
thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp thì gọi là suy thoái.
2. Một số đặc điểm thường gặp của suy thoái.
- Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong
các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt
giảm sản lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết
quả là GDP thực tế giảm sút.
- Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động
giảm xuống tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng
cao.
- Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất
giảm bởi nguyên nhân cầu sút kém. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng
không nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái.
- Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoán thường
giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh
doanh. Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ suy
thoái.
3. Nguyên nhân suy giảm kinh tế theo quan điểm Keynes.
Theo lý thuyết Keynes, trong ngắn hạn sản lượng thực tế có thể thấp hơn
so với mức sản lượng tự nhiên của nền kinh tế. Và nguyên nhân của hiện tượng
này là do sự suy giảm tổng cầu của nền kinh tế.
Trong một nền kinh tế mở tổng cầu bao gồm các yếu tố sau: (i) tiêu dùng
của các hộ gia đình (C); (ii) đầu tư tư nhân (I); (iii) chi tiêu của Chính phủ (G);
(iv) và xuất khẩu ròng (NX) là chênh lệch giữa xuất khẩu(X) và nhập khẩu (M).
Hình 2: Sự dịch chuyển của đường tổng cầu


AD = C + I + G + NX
Sự suy giảm của tổng cầu được biểu diễn bằng sự dịch trái của đường AD
(AD0=>AD1). Khi đó nền kinh tế sẽ di chuyển theo đường tổng cung (AS) từ
trạng thái cân bằng E0 đến trạng thái cân bằng mới E1.Tại trạng thái cân bằng
mới, sản lượng của nền kinh tế giảm từ Y0 xuống Y1 và mức giá giảm từ P0 đến
P1. Như vậy là sự suy giảm của tổng cầu dẫn đến giảm sản lượng của nền kinh
tế và giảm giá cả.
Chính vì lẽ đó mà Keynes chủ trương cần có sự can thiệp của nhà nước
làm cho đường tổng cầu dịch chuyển trở về vị trí ban đầu hay còn gọi là chính
sách kích cầu khi nền kinh tế lâm vào trạng thái suy giảm.
II. Chính sách kích cầu.
1. Khái niệm.
Kích cầu là sử dụng các công cụ chính sách để làm tăng các thành phần
của tổng cầu của nền kinh tế, kích thích tăng trưởng kinh tế.
2. Mục tiêu.
Trong suy thoái, việc tăng tổng cầu thường được thực hiện nhằm ngăn
chặn tổng cầu sụt giảm sẽ dẫn đến đổ vỡ nền kinh tế qua tác động dây chuyền:
suy giảm kinh tế ->thất nghiệp-> giảm thu nhập-> giảm tiêu dùng -> giảm tổng
cầu-> doanh nghiệp không có đầu ra -> doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, sa thải
nhân công và thất nghiệp tăng. Như vậy, mục đích của chính sách kinh tế vĩ mô
là giảm thiểu khó khăn nhất thời của nền kinh tế để đưa nền kinh tế về trạng thái
ban đầu trước khủng hoảng. Cụ thể là tạo sức cầu cho nền kinh tế, giữ thị trường
cho doanh nghiệp, hỗ trợ họ duy trì sản xuất nhằm đảm bảo duy trì được các
công việc có sẵn.
3. Các biện pháp kích cầu cơ bản.
Để nhằm kích cầu Chính phủ có thể nhắm vào các thành phần của tổng
cầu đó là C, I, G và cả X, M. Cụ thể:
- Để tăng tiêu dùng hộ gia đình (tăng C), có thể giảm thuế thu nhập cá nhân, tăng
các khoản thu nhập của các hộ gia đình từ chuyển nhượng của chính phủ, từ trợ
cấp thất nghiệp. Các khoản giảm thuế gián thu, thuế trực thu của doanh nghiệp

không làm tăng tức thời tiêu dùng của hộ gia đình mà phải đến vòng chu chuyển
kinh tế thứ hai mới có tác dụng.
- Để tăng đầu tư tư nhân (tăng I), có thể giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm
thuế đánh vào thu nhập từ vốn, giảm lãi xuất cho vay đối với các khoản đầu tư
tăng vốn, cho phép khấu hao nhanh. Ngoài ra đầu tư tư nhân còn có khoản xây
nhà của hộ gia đình. Do vậy, hỗ trợ vay vốn xây nhà cũng có tác dụng tăng
tổng cầu.
- Để tăng chi tiêu của chính phủ cho hàng hoá dịch vụ (tăng G), có thể tăng chi
tiêu cho tiêu dùng hoặc tăng chi tiêu cho đầu tư công.
- Để tăng xuất khẩu (tăng X), có thể sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái, các hoạt
động xúc tiến thương mại.
- Để giảm nhập khẩu (giảm M), có thể sử dụng chính sách thuế xuất nhập khẩu,
các hàng rào phi thuế quan khác hoặc khuyến khích sử dụng hàng trong nước
thay thế nhập khẩu.
4. Những nguyên tắc quan trọng khi kích cầu
Theo các nhà kinh tế học kích cầu không phải là việc mà các nhà hoạch
định chính sách thiết kế các phương án rồi cứ thế thực hiện mà điều quan trọng
hàng đầu là phải đảm bảo các nguyên tắc riêng của nó .Nhà kinh tế học
Lawrence Summers (giáo sư kinh tế, từng là hiệu trưởng trường đại học
Harvard và là cố vấn kinh tế cho tổng thống Mỹ Obama) cho rằng để một gói
kích cầu có hiệu quả (effective) thì phải đảm bảo ít nhất 3 tiêu chí (3T), đó là
kịp thời (timely), đúng đối tượng (targeted) và ngắn hạn hay nhất thời
(temporary).
4.1. Kích cầu phải kịp thời – Timely
Tính kịp thời của kích cầu thường được dựa vào việc chính phủ can thiệp
vào nền kinh tế ngay khi có nguy cơ suy thoái, đồng thời việc can thiệp của
chính phủ sẽ có tác động kích thích ngay tổng cầu.
Chính Phủ phải thực hiện kích cầu ngay khi các doanh nghiệp chưa thu
hẹp sản xuất và các hộ gia đình chưa thu hẹp tiêu dùng. Nếu thực hiện sớm quá,
kích cầu có thể làm cho nền kinh tế trở nên nóng và tăng áp lực lạm phát.

Nhưng nếu thực hiện chậm quá, thì hiệu quả của kích cầu sẽ giảm. Việc thực
hiện kích cầu đúng lúc càng phải được chú ý nếu các quá trình chính trị và hành
chính để cho một gói kích cầu được phê duyệt và triển khai là phức tạp. Thường
thì chính phủ phải đệ trình quốc hội kế hoạch kích cầu và phải được cơ quan lập
pháp tối cao này thông qua. Và, muốn nó diễn ra suôn sẻ thì cần có các bằng
chứng thuyết phục và kế hoạch rõ ràng. Do đó, thách thức lớn nhất chính là sự
thiếu chính xác trong xác định thời điểm chuyển pha của chu kỳ kinh tế. Có
trường hợp nền kinh tế đã chuyển hẳn sang pha suy thoái một thời gian rồi mà
công tác thu thập và phân tích số liệu thống kê không đủ khả năng phán đoán ra.
Một khi chính phủ thực hiện thì các biện pháp này sẽ có hiệu ứng kích
thích kinh tế ngay, tức là làm tăng chi tiêu ngay trong nền kinh tế. Nếu để tự
nền kinh tế phục hồi thì việc phục hồi sớm muộn cũng sẽ diễn ra, nhưng nó có
thể kéo dài và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, cho nên mục tiêu của kích cầu
là đẩy nhanh việc phục hồi của nền kinh tế. Do đó, việc kích cầu chỉ có thể
được thực hiện một cách có ý nghĩa trong một khoảng thời gian nhất định. Các
chính sách mất quá nhiều thời gian để thực hiện sẽ không có tác dụng, vì khi đó
nền kinh tế tự nó đã có thể phục hồi, và việc gói kích cầu lúc đó lại có thể có tác
dụng xấu do có khả năng làm hun nóng nền kinh tế dẫn đến lạm phát và những
mất cân đối vĩ mô lớn
Các chương trình đầu tư, dự án đầu tư có tốc độ giải ngân chậm không
phải là những công cụ kích cầu tốt. Điều này là bởi vì khi tổng cầu sụt giảm, thì
các biện pháp này lại không có tác động gì tới tổng cầu trong lúc cần phải tăng
tổng cầu lên nhiều nhất (để tránh các tác động tích cực của suy thoái như việc
các doanh nghiệp sa thải công nhân).
Rất khó lượng hoá để đánh giá tính kịp thời trong việc thực hiện kích cầu.
Nhưng chúng ta có thể đánh giá tính kịp thời dựa vào so sánh thời điểm suy
thoái kinh tế và thời điểm chính sách được ban hành; thời điểm ban hành và thời
điểm thực thi chính sách cùng với tốc độ giải ngân gói kích cầu.
4.2. Kích cầu phải đúng đối tượng – targeted
Gói kích cầu có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào xu hướng

chi tiêu và đầu tư của các đối tượng mà gói kích cầu nhắm đến. Để kích thích
được cầu đối với hàng hoá và dịch vụ thì gói kích cầu phải được nhắm tới đối
tượng sao cho gói kích cầu được sử dụng ngay (chi tiêu ngay), và qua đó làm

×