Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Tương quan giữa nhận thức về sức khỏe tâm thần và hành vi tìm kiếm trợ giúp cho vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông luận văn ths tâm lý học 603104

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.87 KB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐẶNG THỊ THU TRANG

TƢƠNG QUAN GIỮA NHẬN THỨC VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN
VÀ HÀNH VI TÌM KIẾM SỰ TRỢ GIÚP VẤN ĐỀ SỨC KHỎE
TÂM THẦN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐẶNG THỊ THU TRANG

TƢƠNG QUAN GIỮA NHẬN THỨC VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN
VÀ HÀNH VI TÌM KIẾM SỰ TRỢ GIÚP VẤN ĐỀ SỨC KHỎE
TÂM THẦN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên
Mã số: Thí điểm

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Hoàng Minh

Hà Nội – 2017



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được chương trình Cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại Học
Giáo dục – ĐHQGHN.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, Cán bộ quản lý,
quý thầy cô trường Đại Học Giáo Dục – ĐHQGHN, đặc biệt là quý thầy cô đã
tận tình truyền thụ kiến thức cho tôi trong suốt thời gian hoạc tập tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Phó Giáo sư – Tiến sĩ Đặng Hoàng Minh
đã dành rất nhiều thời gian, công sức và tâm huyết hướng dẫn tôi nghiên cứu và
giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn những lời động viên, khích lệ từ phía
gia đình, cùng sự chia sẻ, học hỏi từ đồng nghiệp, bạn bè đã góp phần rất nhiều
cho luận văn của tôi được hoàn thành tốt hơn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình,
tâm huyết và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu
sót.Vì thế tôi rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và
các bạn để luận văn này hoàn thiện và có chất lượng tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Tác giả
(Ký, ghi rõ họ tên)

Đặng Thị Thu Trang

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn
(Ký, ghi rõ họ tên)

Đặng Thị Thu Trang

ii


Chữ viết tắt
SKTT
TKTG
HV
THPT
HS
VTN
BTT

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Chữ viết tắt
DSM-IV

ICD-10
WHO

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo nhận thức về SKTT của học sinh THPT 32

Bảng 2.2. Các nhân tố của bảng hỏi hành vi tìm kiếm trợ giúp của học sinh THPT
................................................................................................................................ 37

Bảng 2.3. Phân phối mẫu thu thập được trên thực tế..........................................40
Bảng 3.1 Giá trị trung bình của tổng thang đo nhận thức về SKTT...................43
Bảng 3.2. Mức độ nhận thức về Sức khỏe tâm thần của học sinh Trung học phổ
thông....................................................................................................................43
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học đến điểm trung bình thang đo MHL 44

Bảng 3.4 Mức độ nhận thức của tiểu thang đo «Nhận diện các rối loạn tâm thần»
.............................................................................................................................46
Bảng 3.5 Ảnh hưởng của các biến nhân khẩu học lên tiểu thang «Nhận diện rối
loạn tâm thần».....................................................................................................47
Bảng 3.6. Mức độ nhận thức của tiểu thang đo «kiến thức tìm kiếm thông tin» 47
Bảng 3.7 Ảnh hưởng của các biến nhân khẩu học đến điểm trung bình của nhân
tố «Kiến thức tìm kiếm thông tin»......................................................................48
Bảng 3.8. Mức độ nhận thức của tiểu thang đo “thái độ tiêu cực về SKTT”.....50
Bảng 3.9 Ảnh hưởng của các biến nhân khẩu học đến điểm trung bình của nhân
tố «Thái độ tiêu cực về bệnh tâm thần».............................................................. 51
Bảng 3.10. Mức độ nhận thức của tiểu thang đo “thái độ tích cực đối với SKTT”
.............................................................................................................................52
Bảng 3.11 Ảnh hưởng của các biến nhân khẩu học đến điểm trung bình của nhân
tố “Thái độ tích cực về bệnh”............................................................................. 53
Bảng 3.12 Giá trị trung bình của bảng hỏi hành vi tìm kiếm trợ giúp cho vấn đề SKTT
.................................................................................................................................... 55

Biểu đồ 3.4. Hành vi tìm kiếm sự trợ giúp khi có vấn đề về SKTT của.............55
học sinh THPT.................................................................................................... 55
Bảng 3.13. Điểm trung bình thang đo hành vi tìm kiếm trợ giúp của................56
học sinh THPT.................................................................................................... 56

Bảng 3.14. Điểm trung bình 2 nhân tố hành vi tìm kiếm trợ giúp cho vấn đề SKTT
................................................................................................................................ 57

Bảng 3.15. Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tìm kiếm nguồn trợ giúp của
học sinh THPT.................................................................................................... 59
Bảng 3.16. Tương quan giữa nhận thức và hành vi tìm kiếm trợ giúp của học
sinh THPT...........................................................................................................61


Bảng 3.17. Tương quan các tiểu thang đo nhận thức và hành vi tìm kiếm trợ giúp62
iv


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biều đồ 3.1 Hàm phân phối tổng điểm thô thang đo nhận thức về SKTT..........42
Biểu đồ 3.2 Mức độ nhận thức về SKTT của học sinh THPT............................ 43
Biểu đồ 3.3. Hàm phân phối tổng điểm thô bảng hỏi hành vi tìm kiếm trợ giúp
.............................................................................................................................54

v


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT.................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH..................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.............................................................................v
MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1

Chƣơng 1CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU...........................8
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu........................................................................ 8
1.1.1 Tổng quan những nghiên cứu về “nhận thức về Sức khỏe tâm thần”..........8
1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu về hành vi TKTG và sử dụng nguồn trợ giúp ở
học sinh THPT.....................................................................................................11
1.1.3 Tổng quan những nghiên cứu về tương quan giữa nhận thức về Sức khỏe
tâm thần và hành vi tìm kiếm trợ giúp của học sinh THPT.................................16
1.2Các khái niệm công cụ của đề tài...................................................................17
1.2.1. Nhận thức.................................................................................................. 17
1.2.2. Sức khỏe tâm thần..................................................................................... 19
1.2.3. Hành vi...................................................................................................... 26
Kết luận chƣơng 1.............................................................................................29
Chƣơng 2TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................30
2.1. Xác định biến nghiên cứu.............................................................................30
2.2. Các phương pháp nghiên cứu.......................................................................30
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận...............................................................30
2.2.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi..................................................................30
2.3. Mẫu nghiên cứu............................................................................................38
2.3.1. Xác định địa bàn nghiên cứu.....................................................................38
2.3.2. Quy trình thu thập số liệu..........................................................................39
2.3.3. Mẫu nghiên cứu thu thập được trên thực tế:............................................. 40
Kết luận chƣơng 2.............................................................................................41
vi


CHƢƠNG 3KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................... 42
3.1. Thực trạng mức độ nhận thức về SKTT của học sinh THPT.......................42
3.1.1. Nhận thức về Sức khỏe tâm thần của học sinh THPT...............................42
3.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến thang đo nhận thức về SKTT.....................44
3.1.3 Mức độ nhận thức của bốn tiểu thang đo về SKTT của học sinh THPT....46

3.2. Thực trạng hành vi tìm kiếm trợ giúp cho vấn đề SKTT của học sinh THPT
.............................................................................................................................54
3.2.1. Thực trạng chung về thang đo hành vi tìm kiếm trợ giúp của học sinh THPT
................................................................................................................................. 54

3.2.2. Mức độ tìm kiếm trợ giúp của các nhân tố trong nguồn tìm kiếm trợ giúp
của học sinh THPT..............................................................................................57
3.2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tìm kiếm trợ giúp của học sinh THPT......59
3.3. Tương quan giữa nhận thức về SKTT và hành vi tìm kiếm trợ giúp cho vấn
đề SKTT của học sinh THPT.............................................................................. 61
3.3.1. Tương quan giữa nhận thức và hành vi tìm kiếm trợ giúp của học sinh THPT
................................................................................................................................. 61

3.3.2. Tương quan giữa các tiểu thang đo nhận thức về SKTT và tiểu thang đo
hành vi tìm kiếm trợ giúp của học sinh THPT.................................................... 62
Kết luận chƣơng 3.............................................................................................64
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................... 66
1. Kết luận........................................................................................................... 66
2. Khuyến nghị.................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 70
PHỤ LỤC...........................................................................................................76


vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trước tuổi vị thành niên (VTN), có sự phát triển cân bằng về thể chất và
tâm sinh lý, nhưng giai đoạn vị thành niên có sự tăng trưởng mạnh mẽ về thể

chất, tâm thần và xã hội, chính những sự thay đổi này dễ làm xuất hiện các vấn
đề về sức khoẻ tâm thần. Vị thành niên có sự khủng hoảng lớn về tâm lý trong
quá trình phát triển, cảm xúc giao động dễ bị tổn thương, là giai đoạn sự phát
triển mang tính kịch tính cao, được thể hiện qua những biểu hiện mới về hành vi
và tự ý thức về bản thân.
Các rối loạn sức khoẻ tâm thần ở trẻ em và vị thành niên có tỷ lệ khá cao
[3] khảo sát ở 1525 trẻ 4-18 tuổi ở hai phường Kim Liên và Trung Tự (Hà Nội),
cho thấy 18,56% trẻ trai và 17,22% trẻ gái tuổi 4-18 có các rối loạn hành vi và
cảm xúc; 22,40% trẻ trai và 20,94% trẻ gái tuổi 12 – 18 có các rối loạn hành vi
và cảm xúc nói chung (trung bình là 19,67%).
Theo khảo sát về sức khỏe tâm thần ở học sinh trên địa bàn Hà Nội được
tiến hành giữa Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương với Đại học
Melbourne (Australia) về “Chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh trường học tại
Hà Nội” là dự án hợp tác quốc tế giữa Sở Y tế Hà Nội, bằng bộ công cụ SDQ
của Tổ chức Y tế Thế giới ở 1.202 học sinh tiểu học và trung học cơ sở (10-16
tuổi) cho thấy tỷ lệ học sinh có các vấn đề về sức khỏe tâm thần chung là
19,46%, không khác biệt về nam, nữ, học sinh tiểu học hay trung học cơ sở,
trong đó lạm dụng chất gây nghiện đang tăng nhanh chóng. Nghiên cứu trên
21.960 thanh thiếu niên Hà Nội phát hiện 3,7% em có rối loạn hành vi. Tỷ lệ này
giữa nội thành, ngoại thành không có gì khác biệt.Theo khảo sát của dự án, quận
Hai Bà Trưng có tỷ lệ học sinh gặp khó khăn về ứng xử cao nhất, với 44,2% so
với các quận còn lại là Hoàng Mai (28,8%), Từ Liêm (26,9%). Điều này cho
thấy ảnh hưởng của điều kiện sống, môi trường sống tác động hành vi ứng xử
của các em
1


Tại hội thảo quốc gia “Sức khỏe tâm thần trong trường học” do Quỹ Tài
năng Trẻ tâm lý học - giáo dục học (Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam)
tổ chức tại Đồng Nai, nhiều chuyên gia tâm lý, sức khỏe tâm thần đã lên tiếng

cảnh báo về tình trạng ngày càng sa sút của học sinh. Tâm lý lo sợ không hoàn
thành bài vở mới là nỗi ám ảnh với các học sinh lứa tuổi THPT, nhất là các em
lớp 12.Từ đó, học sinh cảm thấy căng thẳng trong việc học. Chiếm 13,6% học
sinh khá cảm thấy ăn không ngon, 17,6% chỉ muốn uống nước hoặc sữa và gần
20% thường xuyên bỏ bữa. Thậm chí, một số em tâm sự đang đối mặt với kỳ thi
quan trọng, sợ làm bài không tốt, sợ gia đình thất vọng và khi nghĩ đến những
điều đó thì các em chỉ muốn... 'nổ tung'.
Nghiên cứu dịch tễ học về SKTT của trẻ em Việt Nam ở 10 tỉnh đại diện ở Việt
Nam của Đặng Hoàng Minh, Weiss, Cao Minh Nguyễn (2013) chỉ ra có từ 1213% trẻ em Việt Nam (trong độ tuổi 6-16) gặp phải những vấn đề SKTT một
cách rõ rệt. Điều này có nghĩa là có khoảng 2.7 triệu trẻ em và vị thành niên trên
toàn quốc gặp phải vấn đề SKTT [1].
Trước những con số nhiều nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng về vấn đề sức
khỏe tâm thần của học sinh luôn biến động và ngày càng tăng. Điều đó cho thấy
thực trạng vấn đề SKTT ở trẻ VTN đang trong tình trạng đáng báo động. Tuy
nhiên, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào chỉ ra thực trạng hiểu biết của trẻ
VTN về các vấn đề Sức khỏe tâm thần cũng như chưa tìm được nghiên cứu nào
chỉ ra thực trạng hành vi tìm kiếm trợ giúp cho vấn đề SKTT ở trẻ VTN. Trong
khi tuổi VTN là giai đoạn phát triển tâm lý, với những nét nhân cách còn chưa
định hình rõ rệt, dễ thay đổi tâm tánh.Ở giai đoạn này khả năng tự khẳng định
bản thân rất lớn, tò mò và ham tìm kiếm khá phá những điều mới lạ nhưng tự
kiềm chế cảm xúc và khả năng làm chủ hành động của bản thân chưa cao.Mặt
khác các em chưa có cái nhìn độc lập, khả năng phân định đúng sai và hậu quả
trước mỗi hành động của các hoạt động tham gia. Do đó các em dễ bị lôi cuốn
vào các hoạt động mới lạ và muốn tự trải nghiệm, phần lớn các em muốn độc lập
trên quyết định của mình mà không có sự tham gia cùng của người lớn, đặc biệt
ở học sinh Trung Học Phổ Thông. Điều đó khiến các em say mê với hoạt
2


động hoặc tự ý ra quyết định khi ở tuổi suy nghĩ còn chưa chín muồi, nhận thức còn

nhiều hạn chế khi đối mặt với những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống và các
mối quan hệ các em loay hoay giải quyết, có nhiều em vướng mắc vào những căng
thẳng, lo âu và những vấn đề về sức khỏe tâm thần ở các mức độ nặng nhẹ khác
nhau. Điều đáng lo ngại hơn là phần lớn các em học sinh không ý thức được tầm
nghiêm trọng của sức khỏe tâm thần nên không thực hiện hành vi tìm kiếm trợ giúp
từ những người xung quanh hoặc tìm kiếm sự trợ giúp không phù hợp dẫn đến
những hệ lụy nghiêm trọng: tự ý sử dụng thuốc ngủ không theo chỉ dẫn của bác sĩ;
hút thuốc lá hoặc chơi games để giảm căng thẳng; tự ý nạo phá thai tại các cơ sở y
tế không đảm bảo; lạm dụng cafe trong những ngày thi cử…

Bên cạnh những nghiên cứu về SKTT của giới trẻ, đã có nhiều nghiên cứu
chỉ ra có khoảng 18-34% thanh niên với mức độ cao của những triệu chứng trầm
cảm hoặc lo âu tìm sự giúp đỡ chuyên nghiệp. Những người bị bệnh tâm thần và
đặc biệt là những người bị trầm cảm có xu hướng trì hoãn điều trị vì nhiều lý do
khác nhau. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra kết luận rằng có một sự phụ
thuộc cao vào “tự để giải quyết vấn đề, giới trẻ thiếu thẩm quyền tình cảm và có
thái độ tiêu cực về việc tìm kiếm trợ giúp chuyên nghiệp” đó là những rào cản
khiến giới trẻ và thanh niên ít tìm kiếm giúp đỡ từ các chuyên gia trên Thế giới.
Bên cạnh đó, kết quả cũng chỉ ra, ở những người trẻ tuổi và thiếu niên, họ chỉ
tìm sự giúp đỡ chuyên nghiệp khi nó là cần thiết, thường bạn bè và gia đình là
những nguồn tìm kiếm giúp đỡ ưa thích của họ [39].
Một nghiên cứu về Trầm cảm, Tìm kiếm Sự trợ giúp và Tự nhận thức về
Trầm cảm giữa người nhập cư Dominican, Ecuador và Colombian ở Đông Bắc
Hoa Kỳ, nghiên cứu được thực hiện trên 177 người Mỹ Latino, kết quả nghiên
cứu chỉ ra có 25% người có biểu hiện của rối loạn trầm cảm theo Bảng hỏi Điều
tra Y tế Bệnh nhân (PHQ-9). Các yếu tố có thể có liên quan đến rối loạn này là:
nghèo đói; Khó khăn trong hoạt động; Các triệu chứng soma lớn hơn, cảm giác
căng thẳng và kỳ thị; Số bệnh mãn tính. Năm mươi bốn người đã xác nhận sự
giúp đỡ tìm kiếm và nghiên cứu chỉ ra các yếu tố liên quan đến việc tìm kiếm trợ
giúp là: giới tính nữ, khó vận động, mức độ nặng nhẹ của trầm cảm [47].Điều đó

3


cho thấy, các yếu tố liên quan đến rối loạn tâm thần liên quan đến vấn đề tinh
thần và sự nghèo đói về vật chất là những yếu tố góp phần thúc đẩy hình thành
rối loạn tâm thần và hành vi tìm kiếm trợ giúp chịu ảnh hưởng của một số yếu tố
liên quan đến tình trạng rối loạn, giới tính cũng ảnh hưởng đến hành vi tìm kiếm
trợ giúp.
Nhìn nhận thực trạng sức khỏe tâm thần của giới trẻ Việt Nam nói riêng và
trên thế giới nói chung qua tổng quan một số nghiên cứu, cho thấy tỉ lệ trẻ VTN
có vấn đề về SKTT đang trong tình trạng báo động là rất rõ rệt. Tuy nhiên, thực
tế giới trẻ, đặc biệt là trẻ VTN có vấn đề về SKTT tại Việt Nam đã thực hiện
hành vi tìm kiếm trợ giúp như thế nào?, bằng cách nào? Hành vi tìm kiếm các
dịch vụ chăm sóc SKTT chuyên nghiệp như thế nào? vẫn là điều chưa được biết
đến. Trong khi đó, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu báo cáo về hành vi
TKTG vấn đề SKTT ở cộng đồng và giới trẻ. Do đó, với mong muốn hiểu và
nắm bắt được nhận thức của học sinh THPT về SKTT và xu hướng thực hiện
hành vi TKTG khi có vấn đề SKTT chúng tôi quan tâm và hướng đến chủ điểm
nghiên cứu này, với tên đề tài “Tương quan giữa nhận thức về Sức khỏe tâm
thần và hành vi tìm kiếm sự trợ giúp vấn đề Sức khỏe tâm thần ở Học sinh
Trung học Phổ thông”, với mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi kỳ vọng
sẽ đem lại những ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra con số thể hiện sự hiểu
biết của học sinh THPT về SKTT và thực trạng hành vi tìm kiếm trợ giúp cho
vấn đề SKTT qua đó chỉ ra mối tương quan giữa nhận thức về SKTT và hành vi
TKTG cho vấn đề SKTT của học sinh THPT.Vì khả năng nghiên cứu có hạn nên
chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu và khách thể nghiên cứu tại một số
Trường trên địa bàn Hà Nội và tỉnh Hưng Yên.
2. Câu hỏi nghiên cứu
- Có hay không mối tương quan giữa nhận thức về SKTT và hành vi tìm kiếm
sự trợ giúp cho vấn đề SKTT ở học sinh THPT?

3.

Mục đích nghiên cứu

- Chỉ ra mối tương quan có thể có giữa nhận thức và hành vi tìm kiếm trợ giúp
cho vấn đề SKTT của học sinh THPT. Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến mối
4


tương quan này? Từ đó đưa ra các giải pháp và các kiến nghị đối với nhóm
nghiên cứu; trường học và cha mẹ.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1.1. Khách thể nghiên cứu:
- Học sinh trong độ tuổi từ 16 – 18 tuổi đang theo học tại 2 trường
THPT
trên địa bàn Hà Nội (THPT FPT, THPT Nhân Chính), 2 trường tại tỉnh Hưng
Yên (THPT Yên Mĩ, THPT Hồng Bàng).
- Số lượng khách thể nghiên cứu 271 Học sinh THPT.
4.1.2. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu mối tương quan giữa nhận thức về SKTT và hành vi tìm kiếm
sự trợ giúp vấn đề SKTT ở học sinh THPT.
5.

Giả thuyết nghiên cứu
-

-

Mức độ nhận thức của học sinh THPT về SKTT ở mức trung bình.


Nguồn tìm kiếm trợ giúp được lựa chọn nhiều nhất cho vấn đề SKTT của

học sinh THPT là nguồn trợ giúp không chính thức.
- Có tương quan thuận giữa nhận thức về SKTT và hành vi tìm kiếm sự
trợ
giúp cho vấn đề SKTT ở học sinh THPT.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận:
- Thu thập tài liệu đã được nghiên cứu và công bố trên tạp chí, bài báo, nghiên
cứu khoa học trong nước và thế giới nhằm làm rõ cơ sở lý luận cho đề tài nghiên
cứu nhằm làm rõ khái niệm nhận thức; SKTT; hành vi tìm kiếm trợ giúp.
- Tổng kết, khái quát tài liệu, điểm luận những tài liệu thu thập được để làm
sáng rõ ý định nghiên cứu.
6.1.

Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn:
-

Nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

-

Tìm hiểu thực trạng nhận thức về SKTT và hành vi TKTT cho vấn đề

SKTT của học sinh THPT.
- Chỉ ra tương quan giữa nhận thức về SKTT và hành vi TKTT cho vấn đề
SKTT của học sinh THPT.


5



-

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận nhức về SKTT và thực hiện

hành vi TKTG cho vấn đề SKTT ở học sinh THPT.
7.

Phạm vi nghiên cứu

7.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Nhận thức và hành vi tìm kiếm trợ giúp
vấn đề SKTT của học sinh THPT.
7.2. Phạm vi về thời gian nghiên cứu: 5 tháng kể từ thời điểm bắt đầu nghiên
cứu đến khi hoàn thành nghiên cứu (tháng 01 – tháng 05/2017).
7.3. Phạm vi về không gian nghiên cứu: 271 học sinh đang theo học tại 4 trường
THPT trên địa bàn Hà Nội (Trường THPT FPT; Trường THPT Nhân Chính) và tỉnh
Hưng Yên (Trường THPT Yên Mỹ; Trường THPT dân lập Hồng Bàng).

8.

Phƣơng pháp nghiên cứu

8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các báo cáo khoa học, tạp
được công bố có liên quan đến đề tài

trí, bài đăng trên Hội thảo khoa học đã
nghiên cứu.
8.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi:
-


Thang đo nhận thức về SKTT của Matt O’Conner: Đánh giá nhận thức

của học sinh về SKTT.
- Bảng hỏi tự xây dựng nhằm tìm hiểu hành vi tìm kiếm trợ giúp cho
vấn đề
SKTT của học sinh THPT.
-

Thang đo Likert: Đánh giá mức độ nhận thức và mức độ thực hiện hành vi

tìm kiếm trợ giúp vấn đề SKTT của học sinh THPT.
8.3.
9.

Phương pháp xử lý số liệu: Phần mềm xử lý số liệu SPSS.
Đóng góp mới của luận văn
Hiện nay tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu về mối tương quan giữa nhận

thức về SKTT và hành vi tìm kiếm trợ giúp cho vấn đề SKTT ở học sinh THPT.
Do vậy, đề tài nghiên cứu này sẽ đi sâu vào nghiên cứu thực trạng nhận thức về
SKTT và thực trạng tìm kiếm trợ giúp và mối tương quan giữa 2 biến nhằm chỉ
ra. Từ đó, đưa ra kiến nghị nhằm giúp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần
thúc đẩy những chiến lực nâng cao nhận thức về SKTT và hành vi TKTG ở học
sinh THPT.
6


10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính

của luận văn được trình bày thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Tổ chức nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu

7


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Tổng quan những nghiên cứu về “nhận thức về Sức khỏe tâm thần”
Trên thế giới, đặc biệt ở các nước Châu Âu đã thực hiện nhiều nghiên cứu
về vấn đề nhận thức của công dân, giới trẻ về SKTT hoặc những kỳ thị về
SKTT. Trong một nghiên cứu ở Úc về "Nhận thức về Sức khoẻ tâm thần trong
trường Đại học" của nhóm tác giả Nicola J. Reavley và cộng sự (2012), đã
nghiên cứu trên 774 (65%) là sinh viên và 422 (35%) là giảng viên. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra có hơn 70% sinh viên và nhân viên có thể xác định trầm cảm
với một số dấu hiệu nhận biết liên quan đến tuổi già, phụ nữ và tình dục dễ dàng
nhận biết hơn. Hơn 80% người được hỏi cho biết họ sẽ tìm kiếm sự trợ giúp nếu
họ gặp vấn đề tương tự. Tuy nhiên, tỷ lệ ý định giúp đỡ, tìm kiếm một cách cụ
thể của sinh viên là tương đối thấp, chỉ có 26% đề cử một chuyên gia thực hành
và chỉ có 10% là đề cử một cố vấn sinh viên. Những nhân tố liên quan đến sự kỳ
thị bao gồm nam giới, thanh thiếu niên, trình độ học vấn thấp, sinh ra ngoài
nước Úc và thiếu nhận thức về trầm cảm.[36].
Trong một nghiên cứu ở Úc trên nhóm nghiên cứu nằm trong độ tuổi từ
15 đến 24, rối loạn tâm thần được mẫu nghiên cứu nhìn nhận như một gánh nặng
bệnh tật [16] và một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng tần suất sinh viên đại học
mắc bệnh tâm thần cao hơn so với dân số nói chung [46].
Trong công cuộc xây dựng thang đo nhận thức về sức khỏe tâm thần

(MHLS) của Matt O’Connor, Leanne Casey năm 2014, nghiên cứu tại Úc, với
mẫu nghiên cứu gồm 372 người từ 17 -55 tuổi, có 94 nam và 278 nữ chủ yếu là
người da trắng, trong đó tuổi trung bình là 21.5. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng,
điểm trung bình của thang đo là 127.38 với độ lệch chuẩn là 12.63, điểm thấp
nhất là 92 và cao nhất là 155 với kết luận là thang đo phân phối ở mức độ trung
bình. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra nhóm bác sĩ tâm thần có nhận thức về
SKTT cao hơn nhóm cộng đồng. Trong một nghiên cứu khác của Jorm và cộng
8


sự(2005),cho biết mức độ hiểu biết của cộng đồng về sức khỏe tâm thần là rất
thấp, trong đó có nhiều cá nhân không nhận biết được những triệu chứng của rối
loạn tâm thần, đặc biệt là trầm cảm, thái độ tích cực sẽ kéo theo khả năng nhận
thức về sức khỏetâm thần là tốt hơn. [35, tr.515].
Một cuộc khảo sát nhận thức về SKTT của hộ gia đình người Malaysia
được tiến hành từ cuối tháng 8 năm 2007 đến đầu tháng 10 năm 2007, sau khi
được sự đồng ý của Ủy ban Đạo đức trường Đại học Malaya Medical. Các hộ
gia đình được tiếp xúc chủ yếu vào cuối tuần và buổi trưa các ngày trong tuần
(từ 1500 đến 1930 giờ). Sau khi giải thích các mục tiêu của cuộc điều tra, người
trả lời cũng được đảm bảo rằng sự tham gia của họ vẫn còn ẩn danh. Một lá thư
đồng ý đã được ký bởi mỗi người trả lời trước buổi phỏng vấn. Người phỏng vấn
kiểm tra bằng tay bản câu hỏi sau mỗi cuộc phỏng vấn trước khi tiếp tục gia đình
kế tiếp. Cuộc khảo sát gồm tổng cộng 651 người trả lời phỏng vấn, 69 người
phiếu loại và chỉ còn 587 câu hỏi hoàn thành đã được trả lại, đạt tỷ lệ phản hồi
chung là 90,2%. Trong số 587 người trả lời, 321 (54,7%) là nam giới và 266
(45,3%) là nữ, tuổi từ 18 đến 60 (trung bình và độ lệch chuẩn [SD] 33,9
± 12,13) năm. Phần lớn người được hỏi là người Mã Lai (70,9%), trong khi 118
(20,1%) là người Trung Quốc và 51 (8,7%) là người Ấn Độ. Phần lớn người
được hỏi là người Hồi giáo (71,2%), tiếp theo là Phật tử (9,0%), Hindu (7,3%)
và Kitô hữu (11,1%). Có hơn một phần tư số người được hỏi đã hoàn thành giáo

dục sau trung học, trong khi 57,8% số người đã hoàn thành bậc trung học, 13,7%
chỉ có trình độ tiểu học và không có bằng cấp chính thức. Tuy nhiên kết quả chỉ
ra, có ít hơn 5% số người được hỏi (n = 29) cho biết bản thân họ, hoặc những
người mà họ biết có vấn đề về sức khoẻ tâm thần [53, tr.1171].
Đồng thời,kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra phần lớn những người trả lời
không có kiến thức về sức khoẻ tâm thần. Tuy nhiên, tất cả những người trả lời
đều có thái độ trung lập đối với các vấn đề về sức khoẻ tâm thần. Người ta nhận
thấy rằng dân tộc, tôn giáo, trình độ giáo dục và địa điểm cư trú là một vài đặc
điểm nhân khẩu học có liên quan đáng kể đến kiến thức hoặc thái độ của người
trả lời về các vấn đề sức khoẻ tâm thần [53].
9


Tại Việt Nam có nhiều nghiên cứu bàn về nhận thức của cộng đồng hay
một nhóm người, nhóm bệnh cụ thể về sức khỏe tâm thần. Một vài nghiên cứu
về sức khỏe tâm thần ở Việt Nam đã được công bố về sự phổ biến của rối loạn
tâm thần. Một nghiên cứu của nhóm tác giả Wright và cộng sự năm 2007 phát
hiện ra rằng vị thành niên và thanh thiếu niên (từ 12 đến 25 tuổi) có thể gãn nhãn
một rối loạn được miêu tả một cách châm biếm, cũng có nhiều khả năng họ đánh
giá các nguồn trợ giúp chuyên nghiệp thích hợp cho rối loạn đó là có ích. Nhưng
nó không cung cấp thông tin về ý định giúp đỡ của giới trẻ nếu họ phát triển một
vấn đề tương tự [49].
Qua phần tổng quan một số nghiên cứu về nhận thức về SKTT của cộng
đồng trên thế giới nói chung, phần lớn cộng đồng nhận thức còn hạn chế về các
rối loạn tâm thần [33], co nhiều nhận thức sai lệch về rối loạn tầm thần [49],
niềm tin vào khả năng của bản thân để thực hiện hành vi tìm kiến trợ giúp có
nhiều rào cản [36].
Tại Việt Nam nhận thức về SKTT cũng đã được nhiều nghiên cứu đề cập
đến. Hầu hết các nghiên cứu đều tập trung lý giải nhận thức về SKTT trên khía
cạnh nhận biết các rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu, tâm thần phân liệt…

hoặc nhận thức về tìm kiếm thông tin về SKTT, những nguồn trợ giúp sẵn có,
các dịch vụ trợ giúp chuyên nghiệp…mẫu lựa chọn nghiên cứu là một nhóm
bệnh nhân, một nhóm tuổivà cộng đồng. Đông thời chỉ ra những yếu tố ảnh
hưởng đến nhận thức về SKTT tập trung chủ yếu vào nhóm yếu tố như niềm tin
vào nguồn trợ giúp và bản thân, khả năng nhận biết rối loạn, khả năng tiếp cận
các dịch vụ và thái độ đối với bệnh tâm thần.
Phần lớn nhận thức và hành vi TKTG về SKTT của người Việt Nam bị
ảnh hưởng bởi các khái niệm Việt về bệnh tâm thần và gắn với nhiều tên gọi
định kiến như: điên, thần kinh, dở… nên tâm lý miệt thị và mặc cảm có ảnh
hưởng nhiều đến việc cá nhân thực hiện tìm kiếm trợ giúp chủ động [28].
Qua đó những nghiên cứu trên thế giới và trong nước về nhận thức về
SKTT đã đánh giá phần nào thực trạng nhận thức của cộng đồng về SKTT, từ đó
cho thấy cộng đồng còn nhận thức thấp về SKTT[34, tr.515], đặc biệt còn nhiều
10


kỳ thị và định kiến đối với vấn đề SKTT[36]. Do đó, tại Việt Nam, việc thực
hiện nghiên cứu về nhận thức về SKTT của cộng đồng nói chung được nhiều
nghiên cứu đề cập. Tuy nhiên sự mới mẻ của đề tài ở chỗ, tập trung chỉ ra thực
trạng nhận thức về SKTT trên đối tượng là học sinh THPT, tức các em học sinh
nằm trong độ tuổi từ 15 – 18 tuổi. Bởi đây làgiai đoạn phát triển và thay đổi
mạnh mẽ về đặc điểm tâm sinh lý, nên tồn tại nhiều mâu thuẫn giữa hiện thực
khách quan và mong muốn chủ quan, cùng với nhiều áp lực trong học tập để
hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp và hướng nghiệp sắp tới (bước ngoặt lớn trong cuộc
đời). Chính vì thế, bản thân các em sẽ có nhiều trải nghiệm để cảm nhận rõ nét
về SKTT của bản thân và/hoặc quan sát từ những người xung quanh. Qua đó,
nghiên cứu sẽ tìm hiểu được nhiều điều có ý nghĩa khi nghiên cứu SKTT trong
độ tuổi này, góp phần đề xuất chiến lược phòng ngừa với những cơ sở đào tạo và
chăm sóc SKTT nhằm giúp các em dễ dàng vượt qua giai đoạn nhạy cảm này.
Do đó, với đề tài “Tương quan giữa nhận thức về Sức khỏe tâm thần và hành vi

tìm kiếm trợ giúp của học sinh THPT” là đề tài nghiên cứu khả mới mẻ tại Việt
nam và sẽ hướng đến làm rõ hơn thực trạng nhận thức về SKTT và hành vi tìm
kiếm trợ giúp của học sinh THPT và mối quan hệ giữa chúng.
1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu về hành vi TKTG và sử dụng nguồn trợ giúp
ở học sinh THPT
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về ý định, hành vi tìm
kiếm sự trợ giúp về sức khỏe tâm thần ở giới trẻ và cộng đồng. Tuy nhiên tại
Việt Nam những nghiên cứu tượng tự còn rất ít và chưa có nghiên cứu nào tìm
hiểu về ý định, hành vi TKTG của học sinh THPT về vấn đề SKTT.
Trong số những nghiên cứu đã được biết đến, cần kể đến một nghiên cứu
tại trường học thanh thiếu niên của Đức trong độ tuổi từ 12-17 tuổi chỉ ra có
18,2% những người bị rối loạn lo âu có thể chẩn đoán và chiếm 23% những
người bị rối loạn trầm cảm đã từng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần
[22].
Một nghiên cứu khác được thực hiện trên hơn 11.000 vị thành
niên từ 15
đến 16 tuổi ở trường học của Na Uy cho thấy, chỉ có 34% những người có mức
độ của các triệu chứng trầm cảm và lo âu đã tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp
11


so với những năm trước đó [17]. Tương tự như vậy, trong một điều tra Quốc gia
về sức khỏe tâm thần và An sinh điều tra tại Úc chỉ ra, chỉ có 29% trẻ em và
thanh thiếu niên với một vấn đề sức khỏe tâm thần đã liên lạc với dịch vụ
chuyên nghiệp trong khoảng thời gian 12 tháng, về vấn đề sức khỏe, sức khỏe
tâm thần và các dịch vụ giáo dục [42].
Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra có khoảng 18-34% thanh niên với mức
độ cao của những triệu chứng trầm cảm hoặc lo âu tìm sự giúp đỡ chuyên
nghiệp. Những người bị bệnh tâm thần và đặc biệt là những người bị trầm cảm
có xu hướng trì hoãn điều trị vì nhiều lý do khác nhau. Bên cạnh đó, nghiên cứu

cũng đưa ra kết luận rằng có một sự phụ thuộc cao vào “tự để giải quyết vấn đề,
giới trẻ thiếu thẩm quyền tình cảm và có thái độ tiêu cực về việc tìm kiếm trợ
giúp chuyên nghiệp” đó là những rào cản khiến giới trẻ và thanh niên ít tìm kiếm
giúp đỡ từ các chuyên gia trên Thế giới. Bên cạnh đó, kết quả cũng chỉ ra, ở
những người trẻ tuổi và thiếu niên, họ chỉ tìm sự giúp đỡ chuyên nghiệp khi nó
là cần thiết, thường bạn bè và gia đình là những nguồn tìm kiếm giúp đỡ ưa
thích của họ [40].
Trong nghiên cứu của Jang và cộng sự thực hiện năm 2007, đã đưa ra
nhiều lý do để giải thích tại sao người lớn trong dân số chung không tìm kiếm sự
trợ giúp chuyên nghiệp cho các rối loạn tâm thần phổ biến. Chúng bao gồm thái
độ tiêu cực đối với tìm kiếm sự giúp đỡ [29], những lo ngại về chi phí, sự di
chuyển bất tiện, bảo mật, lo lắng những người khác phát hiện ra vấn đề của họ,
cảm giác như họ có thể xử lý các vấn đề của riêng mình, niềm tin rằng việc điều
trị sẽ không giúp giải quyết được vấn đề của họ [37]. Mối quan tâm tương tự đã
được tìm thấy trong một dân số nông thôn, đã bổ sung thêm những lo lắng rằng
việc chăm sóc sẽ không có sẵn khi cần thiết và không biết đi đâu để tìm kiếm trợ
giúp [24].
Một trong những nghiên cứu được thực hiện mới đây của nhóm tác giả Ho
Dung và cộng sự thực hiện nghiên cứu định lượng bàn về những nhân tố ảnh
hưởng đến hành vi tìm kiếm trợ giúp trong dịch vụ sức khỏe tâm thần của người
bị trầm cảm tại Thừa Thiên Huế (11/2015), chỉ ra tỷ lệ thực hiện hành vi tìm
12


kiếm trợ giúp tại dịch vụ y tế địa phương chiếm 24%, thực hiện hành vi tìm
kiếm trợ giúp từ nguồn tôn giáo (thầy lang, thầy bói) chiếm 26%, trong khi đó
dịch vụ y tế chuyên sâu chiếm 28%. Đặc biệt, trong nhóm các bệnh nhân đang
được điều trị tại khoa tâm thần học của một bệnh viện đa khoa và bệnh viện tâm
thần tỉnh đã chỉ ra tỷ lệ người tìm cách giúp đỡ chữa bệnh tinh thần là 22,2% (8
trường hợp) và 38,5% (10 trường hợp). Điều này cho thấy rằng mô hình phổ

biến mà bệnh nhân tiếp cận để tìm kiếm sự giúp đỡ là nhiều nguồn lực hỗ trợ
khác trước khi điều trị chính thức (một bệnh nhân nam bệnh nhân nói, "... lần
đầu tiên tôi sử dụng y học cổ truyền với các loại thảo mộc như đồ uống ...) Phần
lớn hành vi tìm kiếm trợ giúp cho vấn đề SKTT của người Việt Nam bị ảnh
hưởng bởi các khái niệm Việt về bệnh tâm thần và gắn với nhiều tên gọi định
kiến như: điên, thần kinh, dở… nên tâm lý miệt thị và mặc cảm có ảnh hưởng
nhiều đến việc cá nhân thực hiện tìm kiếm trợ giúp chủ động [28, tr.34].
Nhìn chung, những nghiên cứu về hành vi tìm kiếm sự trợ giúp trên thế
giới chỉ ra hầu hết hành vi TKTG là chưa chủ động và chỉ có một tỷ lệ nhỏ có xu
hướng tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nguồn chuyên nghiệp [2, tr.790-791].
TKTG được nhìn nhận như một hành vi thích nghi, con người có rất nhiều
cách đương đầu với khó khăn và TKTG chỉ là một cách, theo dạng “tiếp cận” mà
ở đó, cá nhân nhận diện ra vấn đề và chủ động giải quyết vấn đề theo cách nào
đó [25].
Trong lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, Mô hình niềm tin sức khỏe (Health
Belief Model) của Rosenstock (1966) được sử dụng nhiều, như là nền tảng để
giải thích TKTG. Theo đó, TKTG là quá trình nhiều bước: (1) cá nhân nhận thức
được về các vấn đề của bản thân và nhận thức được sự nguy hiểm; (2) bộc lộ,
chia sẻ các triệu chứng và nhu cầu được trợ giúp; (3) sự sẵn có của các nguồn
lực; (4) sự tự nguyện của cá nhân vào việc tìm kiếm trợ giúp [40].
Cuối cùng, lý thuyết về hành vi lập kế hoạch (theory of planned behaviorTPA, Ajzen, 1991) hiện nay được sử dụng rộng rãi vì nó cho phép kết nối giữa
tâm lý học và các khoa học sức khỏe. Lý thuyết này chỉ ra rằng hành vi được
quyết định bởi dự định. Dự định lại chịu tác động của ba biến số: thái độ về hệ
13


×