Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn TX circa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ HỒNG CẨM

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA
CHỌN NHÀ CUNG CẤP NGUYÊN PHỤ LIỆU TẠI CÔNG
TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TX-CIRCA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – 2020

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ HỒNG CẨM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA
CHỌN NHÀ CUNG CẤP NGUYÊN PHỤ LIỆU TẠI CÔNG
TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TX-CIRCA VIỆT NAM

Chuyên ngành:

QUẢN TRỊ KINH DOANH
(HỆ ĐIỀU HÀNH CAO CẤP)
Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TỪ VĂN BÌNH

TP. HỒ CHÍ MINH – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Kính thưa Quý Thầy/Cô, tôi tên Lê Thị Hồng Cẩm, là học viên
chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh doanh hệ điều hành cao cấp,
trường Đại học Kinh tế TP.HCM, hiện tôi đang công tác tại Công ty TNHH
TX - Circa Việt Nam. Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sỹ “Các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu tại Công ty
trách nhiệm hữu hạn TX - Circa Việt Nam” là do bản thân tôi tự nghiên cứu
và thực hiện theo sự hướng dẫn của PGS. TS. Từ Văn Bình.
Những thông tin, số liệu, kết quả công bố trong nghiên cứu là trung
thực và có trích dẫn rõ ràng.
TP.HCM, ngày 14 tháng 07 năm 2020
Tác giả

LÊ THỊ HỒNG CẨM


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

ABSTRACT
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU .......................................................... 1
1.1. Bối cảnh nghiên cứu .......................................................................................... 1
1.2. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 4
1.3.1 Mục tiêu chung .................................................................................................. 4
1.3.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 4
1.4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 4
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 5
1.6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 5
1.6.1 Phương pháp nghiên cứu định tính ................................................................... 5
1.6.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................................... 6
1.7. Ý nghĩa và những đóng góp của nghiên cứu ..................................................... 7
1.8. Bố cục của đề tài ................................................................................................ 7
Kết luận chương 1 ...................................................................................................... 7
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................. 8
2.1. Cơ sở lý thuyết .................................................................................................... 8
2.1.1. Cơ sở lý thuyết về khách hàng tổ chức ............................................................ 8
2.1.2. Cơ sở lý thuyết về hành vi mua của khách hàng tổ chức ............................... 10
2.1.3. Cơ sở lý thuyết về nhà cung cấp và phương pháp lựa chọn nhà cung cấp .... 18
2.1.4. Cơ sở lý thuyết về nguyên phụ liệu................................................................ 21


2.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan................................................................. 21
2.2.1. S. Hossein Cheraghi và các cộng sự (2001)................................................... 21
2.2.2. Shin Chan Ting & Danny I. Cho (2008) ........................................................ 23
2.2.3. Trần Hữu Ái (2014) ....................................................................................... 23
2.2.4. Željko Stević (2017) ....................................................................................... 24
2.2.5. Dickson (2017) ............................................................................................... 25
2.2.6. Hamed Taherdoost, Aurélie Brard (2019) ..................................................... 26

2.3. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.................................................. 29
Kết luận chương 2 .................................................................................................... 30
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 32
3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 32
3.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 32
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ................................................................ 33
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................................. 38
3.3. Phương pháp chọn mẫu và cách thu thập mẫu nghiên cứu ............................... 39
Kết luận chương 3 .................................................................................................... 40
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 41
4.1. Tổng quan về công ty TNHH TX-Circa Việt Nam ........................................... 41
4.2. Thực trạng về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TXC .................... 41
4.3. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong việc lựa chọn NCC
NPL tại công ty TXC .............................................................................................. 44
4.4. Kết quả nghiên cứu. .......................................................................................... 48
4.4.1. Kết quả đánh giá năng lực NCC NPL tại công ty TXC ................................. 48
4.4.2. Kết quả về mức độ tác động của các yếu tố đến quyết định lựa chọn NCC
NPL tại công ty TXC ............................................................................................... 49
4.4.3. Kiểm định sự khác biệt về quyết định lựa chọn NCC NPL giữa các khảo sát
có đặc điểm nhân khẩu học khác nhau ..................................................................... 58
4.4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................ 61
Kết luận chương 4 .................................................................................................... 65


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ........................................... 66
5.1. Kết luận ............................................................................................................. 66
5.2. Hàm ý quản trị .................................................................................................. 67
5.2.1. Đối với yếu tố chi phí mua NPL .................................................................... 67
5.2.2. Đối với yếu tố chất lượng NPL ...................................................................... 68
5.2.3. Đối với yếu tố sự phân phối ........................................................................... 69

5.2.4. Đối với yếu tố sự tin cậy ................................................................................ 70
5.2.5. Đối với yếu tố độ linh hoạt............................................................................. 71
5.2.6. Đối với yếu tố hợp tác liên kết ....................................................................... 72
5.2.7. Các hàm ý quản trị chung............................................................................... 72
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT
Bộ NN&PTNT

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT
Bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn

CL

Chất lượng NPL

CP

Chi phí mua NPL

DN

Doanh nghiệp


DNSX

Doanh nghiệp sản xuất

EFA

Phân tích nhân tố khám phá

HT

Hợp tác liên kết

KMO

Hệ số KMO

LH

Độ linh hoạt

NCC

Nhà cung cấp

NPL

Nguyên phụ liệu

NTD


Người tiêu dùng

PP

Sự phân phối

QD

Quyết định

SX

Sản xuất

TC

Sự tin cậy

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TLSX

Tư liệu sản xuất

TXC

Công ty TNHH TX–Circa Việt

Nam


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1. Mô hình hành vi mua của khách hàng tổ chức ............................................. 16
Hình 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của khách hàng tổ chức ................. 16
Hình 2.3. Mô hình quyết định lựa chọn nhà cung cấp và quyết định mua hàng .......... 23
Hình 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NCC................................... 26
Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất.......................................................................... 30
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 32
Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh với hệ số chưa chuẩn hoá ........................... 55


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Mô hình ra quyết định mua của Robinson, 2017.......................................... 12
Bảng 2.2. So sánh xếp hạng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NCC
giai đoạn 1966 – 1990 và 1990 – 2001 ......................................................................... 21
Bảng 2.3. Tầm quan trọng của các tiêu chí ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NCC.24
Bảng 2.4. So sánh các nghiên cứu liên quan ................................................................. 27
Bảng 3.1. Kết quả thảo luận nhóm về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
NCC NPL ...................................................................................................................... 34
Bảng 3.2. Kết quả thảo luận chuyên gia về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn NCC NPL. ............................................................................................................ 34
Bảng 3.3. Kết quả thảo luận nhóm các thang đo........................................................... 35
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá sơ bộ các thang đo bằng Cronbach’s Alpha ..................... 37
Bảng 4.1. Kết quả kinh doanh của công ty TXC giai đoạn 2017 – 2019 ..................... 42
Bảng 4.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TXC từ năm 2017 - 2019 ...... 43
Bảng 4.3. Kết quả đánh giá năng lực các NCC NPL tại công ty TXC ......................... 48
Bảng 4.4. Thống kê mô tả mẫu khảo sát ....................................................................... 49

Bảng 4.5. Kết quả đánh giá các thang đo bằng Cronbach’s Alpha ............................... 50
Bảng 4.6. Các chỉ số phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập ...................... 51
Bảng 4.7. Kiểm định về sự phù hợp của mô hình hồi quy ............................................ 53
Bảng 4.8. Mô hình đầy đủ ............................................................................................. 53
Bảng 4.9. Hệ số hồi quy ................................................................................................ 54
Bảng 4.10. Kiểm định các giả định thống kê ................................................................ 55
Bảng 4.11. Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết ...................................................... 56
Bảng 4.12. Thảo luận các nghiên cứu liên quan ........................................................... 56
Bảng 4.13. Tổng hợp phân tích sự khác biệt về quyết định lựa chọn NCC NPL của
các khảo sát có đặc điểm nhân khẩu học khác nhau. .................................................... 59
Bảng 4.14. Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm có phương sai phòng chuyên trách
khác nhau bằng kiểm định Bonferroni .......................................................................... 59


Bảng 4.15. Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm có phương sai trình độ học vấn khác
nhau bằng kiểm định Bonferroni................................................................................... 60
Bảng 4.16. Giá trị trung bình các thang đo về chi phí mua NPL ................................. 61
Bảng 4.17. Giá trị trung bình các thang đo về chất lượng NPL ................................... 62
Bảng 4.18. Giá trị trung bình các thang đo về sự phân phối ........................................ 62
Bảng 4.19. Giá trị trung bình các thang đo về sự tin cậy .............................................. 63
Bảng 4.20. Giá trị trung bình các thang đo về độ linh hoạt .......................................... 64
Bảng 4.21. Giá trị trung bình các thang đo về hợp tác liên kết .................................... 65


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
lựa chọn NCC NPL nhằm đặt cơ sở khoa học cho lựa chọn NCC NPL phù hợp
thông qua các yếu tố đã phân tích.
Quá trình nghiên cứu đã diễn ra qua các giai đoạn là giai đoạn nghiên cứu
định tính và giai đoạn nghiên cứu định lượng:

Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương pháp thảo luận nhóm với
kích thước mẫu nghiên cứu là n=09.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng khảo sát trực tiếp và trực tuyến
các quản lý, nhân viên trong các bộ phận liên quan đến việc thu mua nguyên phụ
liệu tại công ty TXC và đại diện các công ty vệ tinh của công ty TXC với kích thước
mẫu là 204.
Kết quả phân tích cho thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
NCC NPL theo mức độ giảm dần là: (1) Chi phí mua NPL; (2) Chất lượng NPL; (3)
Sự phân phối; (4) Sự tin cậy; (5) Độ linh hoạt; (6) Hợp tác liên kết
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả rút ra được một số hàm ý quản trị trong việc
lựa chọn NCC NPL.
Từ khóa: Quyết định lựa chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu, công ty TXC.


ABSTRACT
The objective of the research is to identify the factors affecting the decision to select
the materials supplier in order to lay the scientific basis for choosing the appropriate
material supplier based on the analyzed factors.
The research process takes place through two stages: qualitative research and
quantitive research:
The qualitative research process is conducted by group discussion with a
sample size of n = 09.
The quantitive research process is conducted by surveying, either directly or
online managers, employees in the departments related to the purchase of
raw materials at TXC company and representatives in subcontractors of TXC
company. The sample size is n = 204.
Results show that six factors affect the decision to choose the material supplier. In
descending order, they are: (1) Purchasing costs, (2) Material quality, (3)
Distribution, (4) Reliability, (5) Flexibility, (6) Partnership.
Based on the results, the author proposes administrative implications in choosing

the appropriate materials supplier.
Keywords: Decision of choosing material supplier, TXC Company.


1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Bối cảnh nghiên cứu
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ấn
tượng, ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam được đánh giá là một trong những
ngành năng động và thành công nhất. Tại hội nghị đánh giá tình hình chế biến, xuất
khẩu gỗ và lâm sản các tháng đầu năm 2019, theo báo cáo tại cuộc họp thì giá trị
xuất, nhập khẩu lâm sản 7 tháng đầu năm 2019 đạt 6,047 tỷ USD, tăng 17,9% so với
cùng kỳ 2018. Gỗ và lâm sản được xuất khẩu đến 128 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong đó Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc vẫn là thị trường xuất
khẩu chủ yếu, đạt 5,3 tỷ USD, chiếm 87,7% giá trị xuất khẩu lâm sản.
Tổng cục Lâm nghiệp đánh giá, trong thời gian tới, ngành gỗ sẽ có nhiều cơ
hội. Nhu cầu từ thị trường Mỹ với các mặt hàng gỗ từ các quốc gia khác trong đó có
Việt Nam có thể sẽ tăng lên để bù đắp vào phần thiếu hụt hàng hóa do thuế tăng cao
từ thị trường Trung Quốc. Mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ chủ yếu là sản
phẩm đồ gỗ, có giá trị gia tăng cao, điều này tạo nên cơ hội chuyển đổi cơ cấu sản
phẩm xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng xuất khẩu nhóm các mặt hàng có giá trị gia
tăng, giảm tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu gỗ. Ngoài ra, Việt Nam cũng
có nhiều cơ hội đón nhận nguồn vốn đầu tư FDI dịch chuyển khỏi Trung Quốc do
Việt Nam có các lợi thế về cơ chế, chính sách thông thoáng, nhân công giá rẻ, hệ
thống giao thông, cảng biển nước sâu thuận lợi. Cùng với đó, Hiệp định đối tác tự
nguyện giữa Việt Nam và EU về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương
mại lâm sản đã có hiệu lực từ tháng 6/2019 sẽ thúc đẩy các hoạt động thương mại gỗ
và sản phẩm gỗ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu lâm sản vào
EU cũng như các thị trường khác.
Đánh giá về những thách thức, lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp cho rằng gia

tăng các dự án FDI cũng sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng, nguy cơ
về tiếp nhận các dự án có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, không đảm bảo các yêu
cầu về môi trường. Tiềm ẩn nguy cơ gian lận thương mại, giả xuất xứ hàng hoá.
Thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Việt Nam ngày càng lớn trong ngành gỗ có thể
dẫn đến Chính phủ Mỹ áp đặt chính sách thương mại công bằng dẫn đến thua thiệt


2
cho ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu. Sự thay đổi thói quen, thị hiếu của
người tiêu dùng về các sản phẩm gỗ cũng là một thách thức đối với ngành chế biến
gỗ Việt Nam. Về mặt nguyên liệu, gỗ rừng trồng trong nước vẫn chủ yếu là gỗ nhỏ,
chúng ta vẫn phải nhập khẩu gỗ nguyên liệu, dẫn đến giá trị gia tăng của ngành công
nghiệp chế biến gỗ còn thấp. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng với những
diễn biến nguy cấp về an ninh môi trường trên thế giới, tốc độ đô thị hoá tăng nhanh,
xu hướng chấm dứt sử dụng năng lượng hoá thạch,… thì ngành lâm nghiệp nói
chung và ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản sẽ tiếp tục có lợi thế, dư địa,
tiềm năng lớn. Nhìn rộng ra toàn cảnh, đây là cơ hội lớn cho ngành gỗ và lâm sản
của Việt Nam bứt phá. Để tận dụng được điều này, Việt Nam cần xác định và hướng
tới một ngành lâm nghiệp thực sự, theo chuỗi khép kín với giá trị sâu. Ngoài gỗ còn
phải phát huy các đặc sản khác, đa dạng ngoài gỗ và nâng cao gía trị sản phẩm. Bên
cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần vào cuộc mạnh mẽ, chủ động thực hiện quản lý
rừng bền vững và chứng chỉ rừng, trồng rừng gỗ lớn, nhân rộng những mô hình điển
hình. Đây chính là cái gốc để thực hiện truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp và chủ
động thực hiện tốt VPA/FLEGT.
1.2.

Lý do chọn đề tài
Hiện nay, các sản phẩm gỗ chế biến của Việt Nam ngày càng trở nên đa dạng

hơn, có mẫu mã và chất lượng sản phẩm ngày càng phù hợp hơn với cả thị trường

trong nước và xuất khẩu. Từ chỗ chỉ tập trung để tái xuất khẩu sang một nước thứ
ba, đến nay các sản phẩm gỗ chế biến của Việt Nam đã có mặt ổn định ở trên 120150 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới với nhiều doanh nghiệp trực tiếp xuất
khẩu sang các thị trường dành cho người tiêu dùng (Tô Xuân Phúc và cộng sự
2018). Ngay cả các thị trường khó tính nhất, đòi hỏi chất lượng cao như: Hoa Kỳ,
Nhật Bản, Hàn Quốc hiện cũng chiếm tỷ trọng hơn 50% kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ
của Việt Nam.
Cũng như các ngành công nghiệp sản xuất khác, khi doanh nghiệp tiến hành
sản xuất sản phẩm gỗ, nguyên phụ liệu thường chiếm một tỷ trọng rất lớn trong chi
phí sản xuất và giá thành sản phẩm nên việc đảm bảo về số lượng, chủng loại, chất
lượng NPL đầu vào, tiết kiệm NPL và sử dụng đúng mục đích, đúng kế hoạch có ý
nghĩa rất lớn. Như vậy để đảm bảo được nguồn NPL đầu vào tốt cho quá trình sản


3
xuất thì việc lựa chọn được những nhà cung cấp đáp ứng được yêu cầu của DN là
việc hết sức quan trọng. NCC NPL tốt được xem như là một tài nguyên vô giá bởi
chính họ sẽ góp phần trực tiếp vào thành công của DN. Một NCC NPL tốt không chỉ
giao hàng đúng chất lượng, đủ số lượng, kịp thời gian, với giá cả hợp lý mà còn hỗ
trợ khách hàng phát triển sản phẩm, phân tích giá trị, sẵn sàng hợp tác trong các
chương trình giảm chi phí, giúp người mua đạt được hiệu quả cao hơn. Vì vậy, việc
lựa chọn NCC tốt và quản lý được NCC là điều kiện tiên quyết giúp DN có được sản
phẩm, dịch vụ chất lượng như mong muốn với giá cả hợp lý, đủ sức cạnh tranh trên
thương trường.
Công ty trách nhiệm hữu hạn TX - Circa Việt Nam là công ty 100% vốn nước
ngoài, có trụ sở tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Ngành nghề chính của công ty là
sản xuất và kinh doanh sản phẩm gỗ để xuất khẩu trong đó sản phẩm nội thất chiếm
90% trong cơ cấu mặt hàng đồ gỗ. Thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty là thị
trường Châu Âu. Từ năm 2017, công ty phải đối diện với nhiều khó khăn thách thức
như: Vướng mắc trong truy xuất nguồn gốc gỗ và các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã
hội, trong đó, quy trình chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp còn phức tạp, kể cả các

nguyên liệu gỗ trồng như cao su, tràm. Bên cạnh khó khăn về nguyên liệu thì một số
phụ liệu chính cho sản xuất cũng phải nhập từ nước ngoài dẫn đến chi phí sản xuất
tăng cao. Ngoài ra, theo xu hướng hiện nay, người tiêu dùng Châu Âu mong muốn
sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường nhưng lại không sẵn sàng chi trả
nhiều tiền. Mặt khác, cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Châu
Âu, công ty TXC không chỉ đối mặt với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp từ các
nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ mà còn chịu sức ép từ các
khu vực sản xuất đồ gỗ mới nổi như Đông Âu, Châu Phi trong việc ứng dụng công
nghệ để tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng. Hậu quả là công ty TXC bị giảm gần 30%
đơn hàng so với những năm trước đây, giảm doanh thu và lợi nhuận. Vì thế, đứng
trước thách thức này, công ty phải nỗ lực tìm kiếm thêm khách hàng, đa dạng hoá
sản phẩm, mở rộng thị trường sang các nước đang có nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ nội thất
tăng như Mỹ, Nhật, tuy nhiên đây là những thị trường khó tính.
Để có thể duy trì, phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh
hiện tại, Ban Giám Đốc công ty TXC đã vạch ra những mục tiêu, nhiệm vụ quan


4
trọng trong đó có một nhiệm vụ cấp thiết là nâng cao việc đánh giá, lựa chọn những
nhà cung cấp nguyên phụ liệu có năng lực, phù hợp với nhu cầu của công ty, dần dần
chuyển sang sử dụng nhiều nguyên phụ liệu từ các NCC trong nước nhằm cắt giảm
chi phí trong quá trình sản xuất, giảm chi phí tồn kho, chi phí bảo quản, đảm bảo sản
xuất không bị ngưng trệ, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiến độ giao
hàng, giá cả phù hợp làm tăng doanh thu xuất khẩu và lợi nhuận.
Nhận thức được tầm quan trọng của những vấn đề trên, tác giả đã tiến hành
thực hiện nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung
cấp nguyên phụ liệu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn TX - Circa Việt Nam” từ
đó đề xuất các hàm ý quản trị để lựa chọn được những nhà cung cấp có năng lực, đáp
ứng được yêu cầu của công ty trong giai đoạn hiện tại cũng như tương lai.
1.3.


Mục tiêu nghiên cứu

1.3.1. Mục tiêu chung: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
NCC NPL và đề xuất các hàm ý quản trị nhằm tìm kiếm những NCC NPL phù hợp,
đảm bảo cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu tại công ty TXC.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NCC NPL tại công
ty TXC và các công ty vệ tinh của công ty TXC (Các công ty này chuyên cung cấp
sản phẩm là hàng thành phẩm hoặc bán thành phẩm cho công ty TXC).
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc lựa chọn NCC NPL.
- Đề xuất các hàm ý quản trị phù hợp với tình hình thực tế tại công ty TXC
trong việc quyết định lựa chọn NCC NPL.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
- Những nhân tố nào công ty TXC và các công ty vệ tinh dùng để đánh giá và
lựa chọn nhà cung cấp NPL cho hoạt động sản xuất? Nhân tố nào là then chốt?
- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến quyết định chọn lựa NCC NPL
tại công ty TXC?
- Những hàm ý quản trị nào giúp công ty TXC lựa chọn được các NCC NPL
đáp ứng đươc yêu cầu trong hiện tại và tương lai?


5
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NCC
NPL tại công ty TXC.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại công ty TXC từ tháng
11/2018 đến tháng 12/2019.
- Đối tượng khảo sát : Các quản lý, nhân viên trong các bộ phận liên quan đến
việc thu mua nguyên phụ liệu tại công ty TXC và đại diện các công ty vệ tinh của

công ty TXC. Các đại diện này là các quản lý cấp cao, cấp trung và nhân viên làm
việc trong các bộ phận liên quan đến việc thu mua NPL.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương
pháp nghiên cứu định lượng.
1.6.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp này được sử dụng với mục đích lấy ý kiến chuyên gia nhằm xác
định và khám phá thêm những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NCC
NPL, đồng thời đánh giá sơ bộ thang đo sử dụng trong nghiên cứu định lượng cho
phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
- Tác giả tiến hành thảo luận nhóm với 2 nhóm độc lập, cụ thể như sau:
Nhóm 1: Phỏng vấn những người quản lý cấp trung, cấp cao tại công ty TXC,
tại công ty vệ tinh và đại diện cho một số NCC NPL của công ty TXC. Cụ thể là:
Nhà cung cấp NPL: 05 người
Công ty vệ tinh: 03 người
Công ty TXC: 02 người
Nhóm 2: Phỏng vấn các nhóm trong các bộ phận liên quan đến việc lựa chọn
NCC NPL tại công ty TXC như:
+ Bộ phận thu mua: 01 nhóm gồm 02 thành viên
+ Bộ phận kinh doanh, XNK: 01 nhóm gồm 02 thành viên
+ Bộ phận kỹ thuật: 01 nhóm gồm 02 thành viên
+ Bộ phận kế toán: 01 nhóm gồm 02 thành viên
+ Bộ phận sản xuất (QC, KCS): 01 nhóm gồm 03 thành viên


6
- Tiến hành thảo luận với các chuyên gia là các quản lý cấp trung và cấp cao
tại công ty TCX để đề xuất các hàm ý quản trị nhằm giúp công ty TXC lựa chọn
những NCC NPL đáp ứng đươc yêu cầu của công ty.
1.6.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng.

- Nghiên cứu chính thức với kích thước mẫu phù hợp được thu thập bằng
bảng câu hỏi hoàn chỉnh sau khi nghiên cứu định lượng sơ bộ. Sử dụng phương pháp
thống kê, mô tả và phân tích để lượng hóa, đo lường, phản ánh và diễn giải mối quan
hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NCC NPL với nhau. Tác giả
tiến hành xử lý số liệu thứ tự như sau:
Kiểm định độ tin cậy thang đo thông qua chỉ số Cronbach’s Alpha
Phân tích nhân tố khám phá
Phân tích tương quan
Kiểm định hồi quy
Kiểm định các vi phạm giả định thống kê của mô hình.
- Đối tượng khảo sát: Các quản lý, nhân viên trong các bộ phận liên quan đến
việc thu mua NPL tại công ty TXC và đại diện các công ty vệ tinh của công ty TXC.
Các công ty vệ tinh này chuyên cung cấp sản phẩm (hàng thành phẩm hoặc bán
thành phẩm) cho công ty TXC. Các đại diện này là Giám đốc công ty, Giám đốc bộ
phận, trưởng phòng, nhân viên ở các bộ phận liên quan đến việc thu mua NPL như
bộ phận kỹ thuật, bộ phận kinh doanh, bộ phận thu mua, bộ phận kế toán, bộ phận
sản xuất.
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu theo phương pháp xác suất cụ thể là tác
giả đã tiến hành gửi bảng khảo sát đến các cấp quản lý, nhân viên trong các bộ phận
liên quan đến việc thu mua NPL tại công ty TXC và đại diện các công ty vệ tinh của
công ty TXC theo hình thức trực tuyến (Không sắp xếp được lịch hẹn) và trực tiếp
(đồng ý gặp).
- Hình thức khảo sát: Phỏng vấn trực tiếp hoặc thông qua điện thoại/email
/SurveyMonkey.
- Dữ liệu sơ cấp: Phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn nhóm và phỏng vấn các
nhân viên trong các bộ phận liên quan đến việc thu mua NPL tại công ty TXC và đại
diện NCC NPL, đại diện các công ty vệ tinh của công ty TXC.


7

- Dữ liệu thứ cấp: (i) Các báo cáo (kinh doanh, tài chính) và các số liệu khác
từ các phòng ban liên quan của công ty trong thời gian gần nhất với thời điểm thực
hiện đề tài; (ii) Các loại sách, báo, tạp chí, tài liệu chuyên khảo và truy cập Internet
từ các trang thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê, Hiệp hội
gỗ và lâm sản Việt Nam.
1.7.

Ý nghĩa và những đóng góp của nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ giúp cho Ban lãnh đạo công ty TXC có cách nhìn tổng thể, toàn

diện hơn về các NCC NPL và các yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
NCC NPL. Từ đó, đề xuất các hàm ý quản trị giúp công ty TXC lựa chọn được
những NCC NPL đáp ứng yêu cầu của công ty trong hiện tại và tương lai.
1.8.

Bố cục của đề tài
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5. Kết luận và hàm ý quản trị
Kết luận chương 1
Ở chương 1, tác giả đã trình bày lý do chọn đề tài, xác định rõ các mục tiêu

nghiên cứu cũng như câu hỏi nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã xác định đối
tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả cũng đã trình bày các
phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn đó là phương pháp nghiên cứu
định tính kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng. Cuối cùng, tác giả đã trình
bày ý nghĩa và những đóng góp của nghiên cứu này đối với công ty TNHH TX-Circa

Việt Nam.


8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Cơ sở lý thuyết về khách hàng tổ chức
Kotler. P (2008), định nghĩa “Thị trường các DN gồm tất cả những tổ chức
mua hàng và dịch vụ để sử dụng vào việc sản xuất ra các sản phẩm khác hay dịch vụ
để bán, cho thuê hay cung ứng cho người khác”.
Kotler. P và Armstrong (2012) định nghĩa, “Thị trường tổ chức bao gồm tất cả
các tổ chức mua hàng hóa và dịch vụ với mục đích sản xuất ra những sản phẩm và
dịch vụ khác hay để bán lại, cho thuê nhằm kiếm lời”. Các quyết định mua sắm của
tổ chức có thể mang tính chất thường nhật cho đến vô cùng phức tạp, có liên quan
đến chỉ một vài hay rất nhiều người ra quyết định cũng như những tác nhân ảnh
hưởng đến việc mua hàng.
Krishna. K. H (2010) định nghĩa “Khách hàng doanh nghiệp là các tổ chức tư
nhân, tìm kiếm lợi nhuận bao gồm các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ và được
phân thành 3 nhóm như sau: các nhà phân phối công nghiệp, nhà sản xuất thiết bị
gốc, những khách hàng, người sử dụng.”
Pride và Ferrel (2012) định nghĩa “Khách hàng tổ chức (còn gọi là khách
hàng công nghiệp) là những tổ chức, các công ty hay tổ chức chính phủ,…Các khách
hàng này mua hàng hóa và dịch vụ để sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình
sản xuất và kinh doanh của mình”. Theo đó, có thể chia khách hàng tổ chức thành
bốn loại:
- Các DNSX bao gồm những người mua hàng hóa và dịch vụ nhằm SX ra
những sản phẩm và dịch vụ khác để bán, cho thuê hoặc cung cấp cho những người
khác. Họ là các DNSX sản xuất từ nhiều loại hình như sản xuất - chế biến, xây dựng,
giao thông vận tải, truyền thông, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, dịch vụ, nông lâm
ngư nghiệp, khai khoáng và các ngành phục vụ công cộng. Thị trường DNSX là thị

trường tổ chức lớn nhất và đa dạng nhất.
- Các DN thương mại bao gồm tất cả các cá nhân và tổ chức mua hàng hóa để
bán lại hoặc cho thuê nhằm mục đích kiếm lời, hoặc là những người bán buôn (bán


9
sỉ) và bán lẻ các loại hàng hóa và dịch vụ. Khi họ mua, có thể xem họ đóng vai trò
giống như những người mua tư liệu sản xuất. Hàng hóa mà họ lựa chọn mua do
người mua lại của họ quyết định chứ không phải chính bản thân họ.
- Các tổ chức phi lợi nhuận (cơ quan đào tạo, công ty phục vụ công ích...)
- Các cơ quan Đảng, Nhà nước bao gồm các tổ chức chính quyền trung ương
và địa phương mua hoặc thuê mướn hàng hóa và dịch vụ để thực hiện những chức
năng chính của chính quyền.
Xét theo phương diện nào đó, các thị trường tổ chức cũng giống như các thị
trường tiêu dùng, cả hai thị trường đều bao gồm người đóng các vai trò mua và đưa
ra những quyết định mua để thỏa mãn các nhu cầu. Nhưng trên nhiều phương diện
khác, các thị trường tổ chức khác hẳn với những thị trường tiêu dùng. Những khác
biệt chủ yếu nằm trong cấu trúc thị trường và các đặc tính về nhu cầu, bản chất của
tổ chức mua và các loại quyết định mua cũng như tiến trình quyết định mua (Pride và
Ferrel, 2012). Sự khác biệt này được thể hiện qua một số khía cạnh sau:
- Trong thị trường tổ chức số lượng người mua ít hơn, nhưng khối lượng mua
lớn hơn so với thị trường tiêu dùng.
- Có tính tập trung về mặt địa lý hơn.
- Nhu cầu của thị trường tổ chức là nhu cầu có tính phát sinh, về cơ bản nó bắt
nguồn từ nhu cầu về sản phẩm tiêu dùng cho NTD cuối cùng. Nếu nhu cầu của
những NTD cuối cùng giảm xuống thì nhu cầu về TLSX cần thiết để làm ra chúng
cũng giảm theo.
- Trong các thị trường tổ chức, nhu cầu không có tính co dãn (hệ số co dãn
của cầu theo giá thấp).
- Trong các thị trường tổ chức, nhu cầu có tính biến động mạnh. Nhu cầu đối

với TLSX có xu hướng dễ biến động hơn so với nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ tiêu
dùng. Một tỉ lệ phần trăm nhỏ của sự gia tăng nhu cầu của người tiêu dùng có thể
dẫn đến một tỉ lệ gia tăng lớn trong nhu cầu TLSX.
- Người mua ở thị trường tổ chức có tính chuyên nghiệp hơn so với người tiêu
dùng, quyết định mua của họ liên quan đến nhiều bên tham gia hơn.


10
- Quyết định mua hàng thường phức tạp, quá trình quyết định lâu hơn.
- Trong tiến trình mua của khách hàng tổ chức, người mua và người bán
thường phụ thuộc khá nhiều vào nhau.
2.1.2. Cơ sở lý thuyết về hành vi mua của khách hàng tổ chức.
2.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm về hành vi mua của khách hàng tổ chức
Robbins và Timothy (2017), chỉ ra rằng “Hành vi mua hàng của khách hàng
DN là một quyết định theo đó DN thiết lập các yêu cầu cho các sản phẩm và dịch vụ
được mua và xác định, đánh giá, lựa chọn các nhà cung cấp khác nhau.” Bên cạnh
đó, ông cũng cho rằng “Mua là một quá trình ra quyết định được các cá nhân thực
hiện trong mối quan hệ tương tác với các cá nhân khác, trong khung cảnh của một tổ
chức hoạt động chính thức, và tổ chức lại chịu ảnh hưởng của một loạt các nhân tố
và lực lượng môi trường”. Định nghĩa này cho thấy việc mua của tổ chức như một
“tiến trình quyết định theo đó các tổ chức chính thức hình thành nhu cầu đối với
những sản phẩm và dịch vụ được mua và định dạng, đánh giá, lựa chọn trong số các
nhãn hiệu sản phẩm và các nhà cung cấp khác nhau”.
Pride và Ferrel (2012) định nghĩa “Hành vi mua của khách hàng tổ chức là
hành vi mua của nhà sản xuất, người bán lại, các cơ quan nhà nước, hoặc các hiệp
hội đoàn thể”.
Schmitz, Christian và Shankar. G (2014) định nghĩa “Hành vi mua của tổ
chức là quá trình quyết định theo đó các tổ chức hình thành nhu cầu đối với những
sản phẩm, dịch vụ, nhận biết, đánh giá và lựa chọn mua trong số những nhãn hiệu và
nhà cung cấp thế vị đang được chào hàng trên thị trường nhằm thỏa mãn những nhu

cầu và mong muốn của mình”.
Theo tác giả, “Hành vi mua của khách hàng tổ chức là toàn bộ quá trình và
diễn biến cũng như cân nhắc của tổ chức từ khi họ nhận biết có nhu cầu về hàng hóa
hay dịch vụ này”. Trong nghiên cứu hành vi mua của tổ chức cần xem xét kỹ không
chỉ những đặc trưng của tổ chức và môi trường hoạt động của nó mà còn phải nghiên
cứu hành vi của từng cá nhân và sự tương tác giữa các cá nhân này trong khung cảnh
của tổ chức.


11
Schmitz, Christian và Shankar. G (2014) chỉ ra đặc điểm của hành vi khách
hàng tổ chức:
- “Người mua ở thị trường tổ chức có tính chuyên nghiệp hơn so với người
tiêu dùng, quyết định mua của họ liên quan đến nhiều bên tham gia hơn”.
- “Quyết định mua hàng thường phức tạp, quá trình quyết định lâu hơn”.
- “Trong tiến trình mua của khách hàng tổ chức, người mua và người bán
thường phụ thuộc khá nhiều vào nhau”.
“Ngoài ra còn một số đặc điểm khác của hành vi khách hàng tổ chức, như xu
hướng mua trực tiếp từ người sản xuất nhiều hơn là qua trung gian; xu hướng thuê
mướn thay vì mua ngày càng tăng”...
Robinson và cộng sự (2017) chỉ ra các tình huống mua của khách hàng tổ
chức như sau:
Mua lại không có thay đổi: Trong việc mua lại không có sự thay đổi, người
mua đặt hàng lại những gì mà họ đã mua và không có bất kỳ sự điều chỉnh nào. Điều
này thường được bộ phận cung ứng đặt hàng lại như thường lệ. Người mua lựa chọn
các NCC trong “bảng danh sách” của mình, dựa trên mức độ hài lòng về các NCC
khác nhau trong những lần mua trước đây. Các NCC “được chọn” cố gắng duy trì
chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Họ đề xuất các hệ thống đặt hàng lại sao cho các đại
diện mua không mất nhiều thời gian trong việc đặt hàng lại. Những NCC “không
được chọn” thì cố gắng chào một mặt hàng mới hoặc khai thác sự không vừa lòng

của người mua đối với các NCC khác để họ xem xét đến việc mua một số lượng nào
đó của mình, để rồi sau đó mở rộng “phần được đặt mua” của mình lên theo thời
gian.
Mua lại có thay đổi: Trong việc mua lại có thay đổi, người mua muốn thay
đổi các chi tiết kỹ thuật của sản phẩm, giá cả và các điều kiện khác, hoặc thay đổi
các NCC. Việc mua lại có thay đổi thường có nhiều người tham gia hơn vào quyết
định mua. Các nhà cung cấp đã được chọn trước đây phải cố gắng giữ khách hàng
của mình. Các NCC chưa được chọn thì xem đây như một cơ hội để đề xuất những
đơn chào hàng có lợi hơn nhằm có được một khách hàng mới.


12
Mua mới: Mua mới của DN là mua sản phẩm hoặc dịch vụ lần đầu tiên để
phục vụ cho công việc mới. Giá cả và mức độ rủi ro càng lớn thì số lượng người
tham gia vào quyết định mua càng đông, khối lượng thông tin cần thu thập về càng
lớn và thời gian để hoàn tất quyết định càng dài hơn. Trong tình huống mua mới,
người mua phải xử lý thông tin về các sản phẩm và các NCC khác nhau. Họ phải xác
định những chi tiết kỹ thuật về sản phẩm, các mức giá cả, điều kiện và thời hạn giao
hàng, điều kiện thanh toán, khối lượng đặt hàng, các NCC nào có thể lựa chọn và
NCC nào được chọn. Tất cả những công việc đó được tiến hành theo tiến trình bao
gồm các giai đoạn: Biết đến, quan tâm, đánh giá, dùng thử và chấp nhận mua.
2.1.2.2. Sơ đồ hành vi mua của khách hàng tổ chức
Robinson và các cộng sự (2017) đưa ra mô hình hành vi mua hàng của khách
hàng tổ chức như sau:
Bảng 2.1. Mô hình ra quyết định mua của Robinson, 2017
HÌNH THỨC MUA
Nhiệm vụ
mua mới

Mua lại có thay đổi Mua lại trực tiếp


1. Nhận diện nhu cầu
Quan

TRÌNH TỰ MUA

2. Phác họa nhu cầu
tổng quát
3. Phát triển qui cách
chi tiết của sản phẩm
4. Tìm kiếm các nhà
cung cấp đạt yêu cầu
5. Phân tích các đề
xuất của nhà cung cấp
6. Đánh giá đề xuất và
chọn nhà cung cấp
7. Chọn phương pháp
đặt hàng thường xuyên
8. Thu thập thông tin
phản hồi và đánh giá

trọng
nhất
Tất cả
các
bước
đều
quan
trọng
Quan

trọng
nhất

Nguồn: Robbins. S. P, Timothy. A. J (2017)


13
❖ Giai đoạn 1: Nhận diện nhu cầu (Nhận thức vấn đề)
Tiến trình mua khởi đầu khi có ai đó trong DN nhận ra một vấn đề hoặc một
nhu cầu có thể giải quyết được bằng cách mua một sản phẩm hay một dịch vụ. Các
vấn đề có thể xảy ra như là kết quả của những tác nhân kích thích bên trong hay bên
ngoài DN. Các vấn đề bên trong DN như: Quyết định sản xuất một sản phẩm mới và
cần đến trang bị và nguyên liệu mới; cần thay thế máy hỏng, thay đổi nguyên liệu
cung cấp. Có thể vấn đề xảy ra do các tác nhân kích thích bên ngoài, như ý tưởng
mới về một cuộc triển lãm thương mại, quảng cáo hoặc một đơn chào hàng nào đó.
❖ Giai đoạn 2: Phác họa tổng quát nhu cầu (phác họa về loại sản phẩm cần)
Từ việc đã nhận biết một nhu cầu, người mua tiến tới việc xác định khối
lượng và đặc điểm về sản phẩm cần mua. Đối với những sản phẩm thông thường,
giai đoạn này không gặp phải trở ngại gì nhiều. Đối với những sản phẩm phức tạp,
người mua sẽ phải làm việc với các kỹ sư, người sử dụng, cố vấn chuyên môn để
định ra những đặc điểm cho những sản phẩm cần mua, căn cứ vào tầm quan trọng và
mức độ tin cậy, độ bền, giá cả và những đặc điểm khác cần phải có ở sản phẩm.
❖ Giai đoạn 3: Xác định qui cách của sản phẩm
Sau khi phác họa tổng quát nhu cầu, DN bắt đầu xác định qui cách của sản
phẩm, tức là các chi tiết kỹ thuật của sản phẩm. Để giải quyết vấn đề này, người ta
thường sử dụng phương pháp phân tích giá trị do hãng General Electric áp dụng lần
đầu vào cuối thập niên bốn mươi. Đây là phương pháp làm giảm chi phí trong đó các
bộ phận được nghiên cứu cẩn thận để xác định xem có thể thiết kế lại, tiêu chuẩn
hóa, hoặc chế tạo chúng bằng những cách thức sản xuất rẻ hơn hay không.
❖ Giai đoạn 4: Tìm kiếm nhà cung cấp đạt yêu cầu

Sau khi đã xác định qui cách của sản phẩm, người mua cần tìm chọn ra những
NCC phù hợp nhất. Người mua có thể xem xét các chỉ dẫn về DN, tham khảo thông
tin qua mạng internet hoặc điện thoại đến các DN khác để tham khảo. Một số NCC
qua xem xét sẽ bị loại khỏi danh sách lựa chọn này vì họ không đủ lớn để cung cấp
được khối lượng cần thiết, hoặc vì họ phục vụ và giao hàng chưa thật tốt. Cuối cùng,
người mua sẽ lựa chọn ra được một danh sách các NCC có khả năng cung ứng theo


×