Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tây sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Bích Hạnh

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Bích Hạnh

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Hướng đào tạo: Hướng ứng dụng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. Trương Thị Hồng

TP. Hồ Chí Minh - 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung trong bài luận văn này là do tôi nghiên cứu dưới
sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học PGS. TS. Trương Thị Hồng. Các nội
dung được đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứu trong thực tiễn. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2020
Người thực hiện

Lê Thị Bích Hạnh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................... 1
1.1

Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 3

1.2.1

Mục tiêu chung ....................................................................................... 3

1.2.2

Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 3

1.3

Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.5

1.4.1

Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 3

1.4.2

Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 3

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4
1.5.1

Nghiên cứu định tính .............................................................................. 4


1.5.2

Thiết kế bảng hướng dẫn thảo luận phỏng vấn ...................................... 4

1.5.3

Phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu ............................................ 4

1.6

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu ........................................................... 5

1.7

Kết cấu của luận văn......................................................................................... 5

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VIETINBANK TÂY SÀI GÒN VÀ VẤN ĐỀ CHO
VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ........................................................................... 6


2.1

Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh Tây Sài

Gòn .......................................................................................................................... 6
2.1.1

Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương


Việt Nam .............................................................................................................. 6

2.2

2.1.2

Quá trình hình thành và phát triển của VietinBank Tây Sài Gòn .......... 8

2.1.3

Cơ cấu tổ chức và hoạt động của VietinBank Tây Sài Gòn ................... 8

Vấn đề cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank Tây Sài Gòn ................... 9
2.2.1

Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank Tây Sài Gòn .............. 9

2.2.2

Vấn đề cho vay KHCN......................................................................... 11

2.2.3

Lợi nhuận và nợ xấu ............................................................................. 12

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 13
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NHTM ........................................................... 14
3.1


3.2

Hoạt động cho vay của NHTM ...................................................................... 14
3.1.1

Khái niệm về hoạt động cho vay .......................................................... 14

3.1.2

Đặc điểm của hoạt động cho vay ......................................................... 15

Hoạt động cho vay KHCN tại NHTM ............................................................ 17
3.2.1

Khái niệm về hoạt động cho vay KHCN.............................................. 17

3.2.2

Đặc điểm của hoạt động cho vay KHCN ............................................. 17

3.2.3

Vai trò của hoạt động cho vay KHCN ................................................. 18

3.2.3.1 Đối với KHCN .................................................................................. 18
3.2.3.2 Đối với Ngân hàng ............................................................................ 18
3.2.3.3 Đối với nền kinh tế............................................................................ 19
3.3

Phát triển cho vay KHCN của NHTM ........................................................... 19

3.3.1

Nội dung về phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân

hàng thương mại ................................................................................................ 19
3.3.2

Chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay KHCN ........................................ 19


3.3.2.1 Doanh số cho vay .............................................................................. 19
3.3.2.2 Dư nợ cho vay ................................................................................... 20
3.3.2.3 Tỷ lệ nợ xấu ...................................................................................... 20
3.3.2.4 Thu nhập cho vay .............................................................................. 20
3.4

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động cho vay KHCN ................... 21
3.4.1 Yếu tố thuộc về phía Ngân hàng ............................................................... 21
3.4.1.1 Nguồn vốn của Ngân hàng ................................................................ 21
3.4.1.2 Chính sách cho vay ........................................................................... 21
3.4.1.3 Quy trình cho vay.............................................................................. 21
3.4.1.4 Cán bộ nhân viên cho vay ................................................................. 22
3.4.1.5 Các yếu tố khác thuộc về Ngân hàng ................................................ 22
3.4.2

Yếu tố khách quan ................................................................................ 23

3.4.2.1 Từ khách hàng................................................................................... 23
3.4.2.2 Các yếu tố khách quan khác.............................................................. 23
3.5


Lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến phát triển hoạt

động cho vay KHCN ................................................................................................ 24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 26
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN .......................................................... 27
4.1

Thực trạng thát triển hoạt động cho vay KHCN của Vietinbank Tây Sài Gòn
........................................................................................................................ 27
4.1.1

Dư nợ cho vay KHCN .......................................................................... 27

4.1.2

Đa dạng hóa danh mục sản phẩm cho vay KHCN ............................... 29

4.1.3

Tỷ lệ nợ xấu .......................................................................................... 30

4.1.4

Thu nhập cho vay ................................................................................. 31


4.2.


Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN của Vietinbank Tây Sài

Gòn ........................................................................................................................ 31

4.3

4.2.1

Nguồn vốn của Ngân hàng ................................................................... 31

4.2.2

Chính sách cho vay .............................................................................. 32

4.2.3

Quy trình cho vay ................................................................................. 33

4.2.4

Cán bộ nhân viên cho vay .................................................................... 34

4.2.5

Năng lực cạnh tranh trong cho vay ...................................................... 35

Đánh giá chung về hoạt động cho vay KHCN tại Vietinbank Tây Sài Gòn .. 35
4.3.1


Những mặt đạt được ............................................................................. 35

4.3.2

Một số hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế ............................ 37

4.3.2.1 Hạn chế ............................................................................................. 37
4.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế ...................................................... 38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................................... 40
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN................................................................................ 41
5.1.

Định hướng hoạt động cho vay KHCN của VietinBank Tây Sài Gòn ........... 41

5.2.

Giải pháp phát triển hoạt động cho vay KHCN tại VietinBank Tây Sài Gòn 41
5.2.1.

Đẩy mạnh doanh số và dư nợ cho vay ................................................. 41

5.2.2.

Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng ........................................................... 42

5.2.3.

Cải tiến chính sách, quy trình cho vay ................................................. 44


5.2.4.

Nghiệp vụ, chuyên môn của cán bộ tín dụng KHCN ........................... 45

5.2.5.

Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay KHCN .................... 46

5.2.6.

Kiến nghị sự hỗ trợ từ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ..... 48

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ......................................................................................... 50
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 51


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH KHÁCH HÀNG THAM GIA PHỎNG VẤN
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN KHÁCH HÀNG


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT Ký hiệu viết tắt

Tên đầy đủ

1

BTT


Bao thanh toán

2

CIC

Credit Information Center (Trung tâm thông tin tín dụng)

3

CK

Chiếc khấu

4

CKBL

Cam kết bảo lãnh

5

DNCV

Dư nợ cho vay

6

DNNVV


Doanh nghiệp nhỏ và vừa

7

DNTD

Dư nợ tín dụng

8

DNTDH

Dư nợ trung dài hạn

9

DSCV

Doanh số cho vay

10

DSTN

Doanh số thu nợ

11

ĐVT


Đơn vị tiền

12

L/C

Thư tín dụng

13

HĐCV

Hoạt động cho vay

14

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

15

KHCN

Khách hàng cá nhân

16

HĐTD


Hợp đồng tín dụng

17

NHNN

Ngân hàng nhà nước

18

NHTM

Ngân hàng thương mại

19

PGD

Phòng Giao dịch

20

ROA

Return On Asset

21

ROE


Return On Equity

22

RRTD

Rủi ro tín dụng

23

TMCP

Thương mại Cổ phần

24

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

25

TSBĐ

Tài sản bảo đảm


26
27


VietinBank

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

VietinBank Tây

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Tây

Sài Gòn

Sài Gòn


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu của VietinBank qua các năm 2017 - 2019 ........................ 7
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của VietinBank Tây Sài Gòn năm 2017 - 2019 ......... 9
Bảng 4.1: Dư nợ cho vay KHCN tại VietinBank Tây Sài Gòn 2017 - 2019............ 27
Bảng 4.2: Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo TSBĐ tại VietinBank Tây Sài Gòn
2017 - 2019 ............................................................................................................... 28
Bảng 4.3: Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo thời hạn vay tại VietinBank Tây Sài
Gòn 2017 - 2019 ....................................................................................................... 29
Bảng 4.4: Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo sản phẩm vay tại VietinBank Tây Sài
Gòn 2017 - 2019 ....................................................................................................... 29
Bảng 4.5: Lợi nhuận cho vay KHCN tại VietinBank Tây Sài Gòn 2017 - 2019 ..... 31
Bảng 4.6: Cơ cấu nguồn vốn và dư nợ tại VietinBank Tây Sài Gòn năm 2017 - 2019
.................................................................................................................................. 31


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Chi
nhánh Tây Sài Gòn ..................................................................................................... 9
Biểu đồ 4.1: Dư nợ cho vay KHCN tại VietinBank Tây Sài Gòn 2017 - 2019 ....... 28


TÓM TẮT
Tiêu đề: Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Tây Sài Gòn.
Tóm tắt: Mục đích của đề tài là phân tính tình hình kinh doanh và những nhân tố tác
động đến hoạt động cho vay KHCN hiện tại của VietinBank Tây Sài Gòn, từ đó đưa
ra những giải pháp nhằm giúp Chi nhánh phát triển hoạt động cho vay KHCN. Dựa
trên cơ sở lý thuyết về cho vay KHCN, tác giả tiến hành phân tích hoạt động kinh
doanh, sau đó cùng với kết quả nghiên cứu định tính để đưa ra bảy yếu tố tác động
đến hoạt động cho vay KHCN của Chi nhánh. Từ đó đề tài đã đề xuất sáu nhóm giải
pháp để VietinBank Tây Sài Gòn phát triển hoạt động cho vay KHCN, bao gồm: đẩy
mạnh doanh số và dư nợ cho vay; đa dạng hoá sản phẩm tín dụng; cải tiến chính sách
quy trình cho vay; nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ tín dụng; quản trị rủi
ro tín dụng; và kiến nghị hỗ trợ từ VietinBank. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với
VietinBank Tây Sài Gòn trong việc điều chỉnh chiến lược kế hoạch phù hợp để phát
triển hoạt động cho vay KHCN. Ngoài ra, đề tài cũng mở ra cơ hội để tiếp tục nghiên
cứu sâu hơn thông qua việc kiểm chứng lại bảy nhân tố đã nêu thông qua nghiên cứu
định lượng.
Từ khoá: Cho vay; cá nhân; tín dụng tiêu dùng; Ngân hàng thương mại.


ABSTRACT
Title: Developing banking credit activities for personal customers at Tay Sai Gon
Branch, Vietnam Joint Stock Commercial Bank For Industry And Trade.
Abstract: The objective of the topic is to analyze the business status and the affecting
factors to banking credit activities for personal customers of VietinBank Tay Sai Gon

Branch, thereby proposing appropriate solutions to develop its banking credit
activities for personal customers. Based on the banking credit activities for personal
customer theories, the author analyzes business activities, then to combine with the
results from qualitative research to propose seven affecting factors to banking credit
activities for personal customers for VietinBank Tay Sai Gon Branch. The topic
proposes six solution groups which includes: boosting sales and loan outstanding
balance; diversifying a loan portfolio; improving the lending process and policy;
developing the professional skills of credit officers; banking credit risk management;
supporting from VietinBank. The proposed solutions would be meant for VietinBank
Tay Sai Gon Branch in adjusting the appropriate strategy and business plan in order
to continually develop the banking credit activities for personal customers. Besides,
the topic also offers the deeper research opportunities that using quantitative research
methods to validate seven affecting factors that is mentioned on this topic.
Keywords: Loans; personal; consumer credits; commercial bank.


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, bên cạnh sự bất ổn ở nhiều khu vực, quốc gia,
nhưng nhiều nền kinh tế có dấu hiệu khôi phục mạnh mẽ như Mỹ, Nhật Bản, Liên
minh Châu âu. Riêng tại Việt Nam, “nền kinh tế Việt Nam cũng đạt được sự tăng
trưởng ngoạn mục nhất trong 10 năm gần đây với GDP năm 2018 tăng 7,08%.” (Tổng
cục thống kê, 2018).
Trong những năm qua, nền kinh tế trong nước cũng như trong khu vực và trên
thế giới có nhiều diễn biến phức tạp và bất ổn. Các vấn đề về lạm phát, nợ xấu luôn
là những thách thức chung bên cạnh các mục tiêu phát triển trong chính sách tín dụng
và tài khóa của quốc gia.
Từ yêu cầu chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô, thông qua hoạt động cho
vay, NHTM góp phần tạo động lực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân, hộ gia
đình và các doanh nghiệp từ vừa và nhỏ cho đến doanh nghiệp lớn, đa quốc gia. Nhiều

Ngân hàng trong nước như Vietcombank đã quyết định chia sẻ lãi suất đối với các
doanh nghiệp để đồng hành cùng các doanh nghiệp theo những tập trung vào những
lĩnh vực ưu tiên mà chính phủ đã đề xuất.
Trong nền kinh tế thị trường, NHTM cũng là một thành phần của hệ thống
doanh nghiệp. Hoạt động cho vay cơ bản sẽ đem lại lợi nhuận chính cho NHTM đồng
thời đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh trong hệ thống Ngân hàng của quốc gia. Điều
này cũng là thách thức chung cho các NHTM trong môi trường cạnh tranh và có sự
bất ổn.
VietinBank là một trong những Ngân hàng TMCP có những sự phát triển mạnh
mẽ trong những năm qua với những sự thay đổi về công nghệ. “VietinBank luôn duy
trì mức tăng trưởng ổn định, với những kết quả đạt được trong những năm qua, đặc
biệt là 6 tháng đầu năm 2018, VietinBank tiếp tục duy trì và cải thiện mức xếp hạng
tín nhiệm cũng như triển vọng phát triển theo đánh giá của tổ chức xếp hạng tín nhiệm
quốc tế. Trong năm 2018 VietinBank nhận được danh hiệu lần thứ 6 trong top 2000


2

Doanh nghiệp lớn nhất thế giới với giá trị thương hiệu đạt 381 triệu USD, tăng 51,3%
so với năm 2017.” (Báo cáo thường niên VietinBank, 2018). Bên cạnh đó, còn có
những thành tựu khác như sức mạnh thương hiệu AA; lần thứ 14 là Top dẫn đầu
Thương hiệu mạnh Việt Nam. Để có thể tiếp tục duy trì sự phát triển ổn định và mang
tính cạnh tranh cao trong hệ thống NHTM, VietinBank luôn phải đánh giá tốt tình
hình và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng là chìa khóa để tiếp tục vươn xa,
nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra cho giai đoạn tiếp theo 2018 – 2020, và đón đầu xu
hướng cách mạng công nghiệp 4.0.
Cho vay cá nhân là một trong những hoạt động then chốt bên cạnh với CVDN,
qua đó giúp VietinBank giữ sự cân bằng trong chiến lược phát triển vĩ mô. VietinBank
nói chung và VietinBank Tây Sài Gòn nói riêng đã không ngừng cải thiện chất lượng
dịch vụ để đem đến sự trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, đặc biệt là KHCN.

Trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019, VietinBank Tây Sài Gòn đã từng
bước đạt được những kết quả trong việc triển khai hoạt động cho vay KHCN, liên tục
có những sự tăng trưởng cả về doanh số lẫn lợi nhuận. Tuy nhiên, kết quả hoạt động
kinh doanh của Chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế so với nhu cầu và tiềm lực tại khu
vực xung quanh địa bàn, nhiều khách hàng vẫn chưa thể tiếp cận được vốn vay của
Chi nhánh bởi những rào cản khác nhau. Điều này phần nào thể hiện qua tỷ trọng dư
nợ cho vay KHCN trên tổng dư nợ vẫn chưa cao, tỷ lệ này chỉ đạt mức tối đa là 20%
vào năm 2019. Do đó, việc đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cho vay KHCN tại Chi
nhánh trở nên rất cấp thiết trong giai đoạn hiện tại và tương lai, nhằm tối đa hoá tiềm
lực của Chi nhánh, đồng thời tận dụng tốt những cơ hội phát triển từ những khách
hàng tiềm năng khác.
Bên cạnh đó, hàng loạt NHTM đều đẩy mạnh mảng bán lẻ, đặc biệt là cho vay
cá nhân, trong đó có các NHTM như VPBank, Vietcombank, BIDV, TPBank.
VietinBank Tây Sài Gòn cần vượt qua những sự cạnh tranh và thử thách này, đồng
thời cần nắm bắt tốt cơ hội, tiềm năng từ nền kinh tế năng động, dân số trẻ và đang
cải thiện thu nhập.


3

Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất những giải pháp để “Phát triển hoạt động
cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương
Việt Nam Chi nhánh Tây Sài Gòn” là thực sự cần thiết đối với VietinBank nói chung
và tại Chi nhánh Tây Sài Gòn nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu chung


Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là phân tích thực trạng hoạt động cho
vay khách hàng cá nhân, và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho
vay khách hàng cá nhân tại VietinBank Chi nhánh Tây Sài Gòn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, để làm rõ những vấn đề còn

vướng mắc và cần được cải thiện trong hoạt động cho vay đối tượng này tại
VietinBank Chi nhánh Tây Sài Gòn.
-

Đề xuất các giải pháp thực tiễn nhằm phát triển hoạt động cho vay khách hàng

cá nhân tại VietinBank Chi nhánh Tây Sài Gòn.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
-

Thực trạng hoạt động cho vay khách cá nhân tại VietinBank Chi nhánh Tây

Sài Gòn như thế nào?
-

Giải pháp nào để phát triển hoạt động cho vay khách cá nhân tại VietinBank

Chi nhánh Tây Sài Gòn?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VietinBank Chi nhánh Tây Sài Gòn.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu



4

Về mặt không gian: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VietinBank
Chi nhánh Tây Sài Gòn.
Về mặt thời gian: Từ năm 2017 đến năm 2019.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để giải quyết vấn đề. Cụ
thể, tiến hành phỏng vấn chuyên sâu một số lượng nhỏ đáp viên là KHCN của
VietinBank Tây Sài Gòn.
Căn cứ trên cơ sở hiểu biết về lý thuyết cũng như kết quả phỏng vấn khách
hàng, tác giả đề xuất những giải pháp nhằm “phát triển hoạt động cho vay khách hàng
cá nhân tại VietinBank Chi nhánh Tây Sài Gòn.”
1.5.1 Nghiên cứu định tính
Bài nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp định tính dựa trên ý kiến của
mỗi cá nhân được phỏng vấn chuyên sâu. Đối tượng được phỏng vấn là những khách
hàng đang sử dụng dịch vụ vay KHCN tại VietinBank Tây Sài Gòn. Số người tham
gia phỏng vấn được chọn mời bằng cách chọn mẫu không ngẫu nhiên.
1.5.2 Thiết kế bảng hướng dẫn thảo luận phỏng vấn
Các câu hỏi trong phần hướng dẫn thảo luận là những câu hỏi mở về những
yếu tố ảnh hưởng đến sự chọn lựa, quyết định vay KHCN của Khách hàng, đồng thời
đưa ra những gợi ý để giúp Chi nhánh phát triển hoạt động cho vay KHCN. Bảng câu
hỏi chi tiết được thể hiện ở chương 4.
1.5.3 Phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu thu thập sẽ được phân tích định tính mà không qua mã hoá. Qua đó,
dữ liệu sẽ được tổng hợp thành bảng tóm tắt, sau đó sẽ được tiếp tục tổng kết. Kết
quả cuối cùng sẽ đưa ra những khái niệm và câu trả lời ở mức độ tổng thể cho câu
hỏi nghiên cứu được đưa ra trước đó.



5

1.6

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng phát triển hoạt động cho vay khách hàng

cá nhân tại VietinBank Chi nhánh Tây Sài Gòn. Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề tài
đưa ra những đánh giá về thực trạng hiện tại về những điểm đạt được, những điểm
hạn chế, khả năng cạnh tranh và định hướng phát triển trong tương lai của Ngân hàng.
Từ đó đề tài đề ra một số giải pháp để phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá
nhân tại VietinBank Chi nhánh Tây Sài Gòn.
1.7

Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm các phần và nội dung sau đây:
Tóm tắt đề tài
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Giới thiệu Vietinbank Tây Sài Gòn và vấn đề cho vay khách hàng cá

nhân.
Chương 3: Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
của NHTM
Chương 4: Thực trạng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Tây Sài Gòn
Chương 5: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Tây Sài Gòn
Kết luận
Phụ lục

Tài liệu tham khảo


6

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VIETINBANK TÂY SÀI GÒN VÀ VẤN ĐỀ CHO
VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
2.1

Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh Tây Sài
Gòn

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam

“VietinBank là một trong bốn Ngân hàng Thương mại Quốc doanh lớn nhất
thị trường hiện nay với tổng tài sản chiếm hơn 10% tổng tài sản toàn hệ thống. Với
thương hiệu tốt, mối quan hệ chặt chẽ và nhiều khách hàng truyền thống, cùng nền
tảng tài chính vững mạnh, VietinBank luôn là một trong những Ngân hàng hàng đầu
tại Việt Nam. Vốn điều lệ của VietinBank là 37,234 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 67,456
tỷ đồng.” (VietinBank, 2018). Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam có tên giao
dịch quốc tế là VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR
INDUSTRY AND TRADE.
Quá trình 30 năm hình thành và phát triển của VietinBank có thể được chia
làm 4 giai đoạn như sau:
“Giai đoạn I (từ tháng 7/1988 - 2000): Xây dựng và chuyển đổi từ hệ thống
Ngân hàng một cấp thành hệ thống Ngân hàng hai cấp: Ngân hàng Công Thương Việt
Nam (NHCT) hình thành và đi vào hoạt động. Ngày 26/3/1988 NHCT được thành
lập trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT
của Hội đồng Bộ trưởng. NHCT phát triển mạng lưới, khai trương website đầu tiên

trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.” (VietinBank, 2018)
“Giai đoạn II (từ năm 2001 - 2008): Thực hiện thành công đề án tái cơ cấu
Ngân hàng Công Thương về xử lý nợ, mô hình tổ chức, cơ chế chính sách và hoạt
động kinh doanh. Triển khai Hệ thống CoreBanking INCAS do Ngân hàng Thế giới
tài trợ.” (VietinBank, 2018).
“Giai đoạn III (từ năm 2009 - 2013): Thực hiện thành công cổ phần hóa, đổi
mới mạnh mẽ, phát triển đột phá các mặt hoạt động Ngân hàng. Mở chi nhánh tại Thủ
đô Viêng Chăn, CHDCND Lào.” (VietinBank, 2018).


7

“Giai đoạn IV (từ năm 2014 đến nay): Tập trung xây dựng và thực thi quản trị
theo chiến lược, đột phá về công nghệ, tiếp tục đổi mới toàn diện hoạt động Ngân
hàng, thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh gắn với bảo đảm hiệu quả, an toàn, bền vững.
Chuyển đổi thành công hệ thống Core Banking (SunShine), đưa VietinBank trở thành
Ngân hàng sở hữu nền tảng công nghệ bậc nhất ngành Ngân hàng Việt Nam.”
(VietinBank, 2018).
“VietinBank có 155 chi nhánh trải dài trên 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, có
02 văn phòng đại diện ở Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng, 01 Trung
tâm Tài trợ thương mại, 05 Trung tâm Quản lý tiền mặt, 03 đơn vị sự nghiệp (Trung
tâm thẻ, Trung tâm công nghệ Thông tin, Trường Đào tạo & Phát triển Nguồn nhân
lực VietinBank) và 958 phòng giao dịch. Bên cạnh đó, VietinBank có 02 chi nhánh
tại CHLB Đức, 01 văn phòng đại diện tại Myanmar và 01 Ngân hàng con ở nước
CHDCND Lào (với 01 Trụ sở chính, 01 chi nhánh Champasak, 01 phòng giao dịch
Viêng Chăn). Ngoài ra, VietinBank còn có quan hệ với trên 1.000 Ngân hàng đại lý
tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.” (VietinBank, 2019).
“Tổng giá trị gia tăng VietinBank tạo ra ước đạt 27,3 nghìn tỷ đồng, tăng
14,2% so với năm 2017. Tăng trưởng bình quân quy mô tổng tài sản có ước đạt 6,3%
so với năm 2017. Dư nợ bình quân ước tăng 17,6% với cơ cấu dư nợ chuyển dịch rất

tích cực theo đồng tiền và kỳ hạn. Hoạt động của Công ty con và Chi nhánh nước
ngoài tăng trưởng mạnh với tổng lợi nhuận trước thuế tăng 27%.” (VietinBank, 2018).
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu của VietinBank qua các năm 2017 – 2019
Chỉ tiêu

ĐVT

31/12/2019 31/12/2018 31/12/2017

MỘT SỐ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Tổng tài sản

Tỷ đồng

1,240,711

1,164,290

1,095,061

Vốn chủ sở hữu

Tỷ đồng

77,355

67,316

63,765


Vốn điều lệ

Tỷ đồng

37,234

37,234

37,234

Tiền gửi khách hàng

Tỷ đồng

892,785

825,816

837,180

Tổng dư nợ tín dụng

Tỷ đồng

40,519

28,446

32,620



8

Tổng thu nhập HĐKD

Tỷ đồng

7,888

5,964

4,302

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ Tỷ đồng

(15,735)

(14,084)

(15,070)

Tỷ đồng

24,785

14,361

17,550

Lợi nhuận thuần từ HĐKD Tỷ đồng


(13,004)

(7,803)

(8,344)

Tổng chi phí hoạt động
trước chi phí dự phòng RRTD
Chi phí dự phòng RRTD

Tỷ đồng

11,781

6,559

9,206

Lợi nhuận trước thuế

Tỷ đồng

(2,304)

(1,281)

(1,747)

CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ

ROA

%

1.0

0.6

0.9

ROE

%

13.1

8.1

12.0

Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng

%

1.20

1.60

1.13


Tỷ lệ an toàn tốn (CAR)

%

>9

>9

>9

CHỈ TIÊU AN TOÀN

Nguồn: Báo cáo thường niên 2019, VietinBank
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của VietinBank Tây Sài Gòn
VietinBank Tây Sài Gòn kinh doanh trên địa bàn chính là quận Bình Tân (TP,
HCM). Trong bối cảnh khách hàng thường có sự so sánh tỉ mỉ về lãi suất, VietinBank
Tây Sài Gòn đã có những kế hoạch cụ thể và quy trình nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhu
cầu của khách hàng. Đặc biệt, VietinBank Tây Sài Gòn luôn quan tâm chăm sóc, cung
cấp đầy đủ và đa dạng các sản phẩm, dịch vụ cũng như có sự tư vấn phù hợp, đáp ứng
nhu cầu chính đáng của khách hàng.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của VietinBank Tây Sài Gòn
Hiện nay, VietinBank Tây Sài Gòn có trụ sở tại Lô 20, Đường Song Hành,
Khu Công nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân, Thành Phố Hồ Chí Minh. “Tổng số cán
bộ nhân viên của VietinBank Tây Sài Gòn đến thời điểm 30/09/2019 là 130 người
gồm Ban giám đốc (1 giám đốc và 2 phó giám đốc), 6 phòng nghiệp vụ (Phòng Tổ
chức Hành chính, Phòng Kế toán, Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng Bán lẻ,
Phòng Điện toán, Phòng hỗ trợ và Giám sát Tín dụng,) và 4 Phòng Giao dịch (PGD


9


Hậu Giang, PGD Cộng Hòa, PGD Bình Trị Đông, PGD Lạc Long Quân).”
(VietinBank Tây Sài Gòn, 2019).

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Chi
nhánh Tây Sài Gòn
2.2 Vấn đề cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank Tây Sài Gòn
2.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank Tây Sài Gòn
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của VietinBank Tây Sài Gòn năm 2017 - 2019
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu/Năm

2017

2018

2019

Nguồn vốn

4,734

4,970

6,552

Tiền gửi Tổ chức Kinh tế

1,219


1,491

1,699

Tiền gửi cá nhân

3,515

3,479

4,853


10

Dư nợ

3,292

3,580

4,843

Dư nợ doanh nghiệp

2,832

2,973

3,853


Dư nợ cá nhân

460

607

990

Tỉ lệ cho vay trung dài hạn

25%

23%

28%

Tỉ lệ cho vay không có bảo đảm bằng TS 9.30%

9.50%

9.10%

Doanh thu

269.1

332.2

413.8


Lợi nhuận

81

90

120

Nợ xấu

0.00%

0.00%

2.06%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của VietinBank Tây Sài Gòn năm 2017 - 2019
VietinBank Tây Sài Gòn bắt đầu triển khai thực hiện cho vay KHCN từ năm
2016 bên cạnh thế mạnh từ trước là cho vay khách hàng Doanh nghiệp. Xét trên toàn
hệ thống của VietinBank, doanh thu và lợi nhuận của năm 2018 thấp hơn năm 2017
và 2019. Nhưng kết quả kinh doanh của VietinBank Tây Sài Gòn có sự phát triển đều
đặn qua các năm 2017, 2018 và 2019.
Như vậy, khi trên toàn hệ thống của VietinBank năm 2019 có sự tăng trưởng
so với năm 2018, thì tại VietinBank Tây Sài Gòn, năm 2019 kết quả kinh doanh và
lợi nhuận cũng có sự tăng trưởng so với năm 2018 (tăng từ 90 tỷ đồng lên 120 tỷ
đồng). Đây là một kết quả khích lệ cho toàn thể cán bộ nhân viên của Chi nhánh sau
những nỗ lực không ngừng. Một trong những giải pháp mà Chi nhánh luôn duy trì
thực hiện đó là chủ động tìm kiếm khách hàng mới, tiềm năng, đồng thời chăm chút,
giữ chân khách hàng hiện hữu.

Kết quả này là sự đóng góp từ sự tăng trưởng dư nợ cả về mảng doanh nghiệp
lẫn dư nợ cá nhân. Mặc dù năm 2018, VietinBank Tây Sài Gòn có sự tăng trưởng tốt,
nhưng tỷ lệ cho vay trung và dài hạn lại thấp hơn năm 2017 và năm 2019 với mức
chênh lệch tỷ lệ lần lượt là 2% và 5%. Song song với sự phát triển ổn định, tỉ lệ nợ
xấu tại VietinBank Tây Sài Gòn được kiểm soát tuyệt đối ở mức 0.00% trong các
năm 2017, 2018, riêng năm 2019 tỷ lệ nợ xấu tăng lên đến 2.06% do duy nhất một


11

khoản nợ xấu từ một khách hàng Doanh nghiệp. Trong khi, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư
nợ của toàn bộ hệ thống VietinBank ở giai đoạn 2017 - 2019 dao động ở mức 1.13%
đến 1.60% (bảng 2.1).
Bên cạnh những kết quả tích cực, VietinBank Tây Sài Gòn vẫn còn những sự
hạn hết trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là cho vay KHCN. Điều này thể hiện
qua dư nợ cho vay KHCN chỉ đạt được kết quả khiêm tốn với mức 460 tỷ đến 990 tỷ
qua các năm 201 7 đến năm 2019. Do đó, việc đẩy mạnh hơn nữa dư nợ cho vay
KHCN của Chi nhánh trong giai đoạn tiếp theo là thật sự cần thiết, nhằm đem đến sự
phát triển bền vững, ổn định và cân đối cho Chi nhánh.
Tình hình huy động vốn
Nguồn vốn huy động của VietinBank Tây Sài Gòn có sự tăng trưởng tốt qua
các năm 2017 - 2019, với mức tăng trưởng lần lượt là 5% vào năm 2018 và 31.82%
vào năm 2019. Điều này cho thấy bên cạnh việc tăng trưởng dư nợ cho vay, sự tăng
trưởng về nguồn vốn luôn được đảm bảo vững chắc cho hoạt động kinh doanh của
Chi nhánh. Trong các năm 2017 - 2019 Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác huy động
vốn dựa trên tiềm lực sẵn có tại khu vực.
Tiền gửi cá nhân chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 74% trên tổng số nguồn
vốn huy động trong các năm 2017 - 2019. Mặc dù lãi suất huy động của VietinBank
không quá cạnh tranh so với các Ngân hàng khác, đặc biệt là các NHTM, nhưng khách
hàng vẫn chọn lựa VietinBank. Đây là một tín hiệu tốt cho thấy sức mạnh của thương

hiệu, sự uy tín, đặc biệt là tính an toàn cao của VietinBank nói chung và VietinBank
Tây Sài Gòn nói riêng.
2.2.2 Vấn đề cho vay KHCN
Thực hiện đúng theo định hướng ban đầu của hệ thống VietinBank, hoạt động
cho vay của VietinBank Tây Sài Gòn tập trung vào hoạt động bán buôn, với mục tiêu
là khách hàng doanh nghiệp trong khu vực. Do đó, hoạt động cho vay chính của Chi
nhánh tập trung vào khách hàng Doanh nghiệp. Đến đầu năm 2016, VietinBank Tây
Sài Gòn bắt đầu thực hiện hoạt động cho vay KHCN. Kể từ đó tỷ trọng cho vay
KHCN của Chi nhánh có sự tăng trưởng mặc dù vẫn còn thấp so với cho vay khách


×