Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Tác động của chương trình ESOP đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu tại thị trường việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ KHÁNH LY

TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH ESOP ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CỔ PHIẾU TẠI
THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ KHÁNH LY

TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH ESOP ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CỔ PHIẾU TẠI
THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Hướng đào tạo: Hướng ứng dụng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Trần Thị Hải Lý



TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan rằng:
-

Luận văn này do chính học viên đã tiến hành nghiên cứu và hoàn thiện.

-

Các số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập có nguồn gốc và trích dẫn rõ
ràng.

-

Các phân tích và lập luận dựa trên kiến thức và quan điểm cá nhân của học viên.

Đây là công trình nghiên cứu của cá nhân học viên, học viên hoàn toàn chịu trách
nhiệm về tính trung thực của đề tài.
TP HCM, Ngày….tháng….năm 2020

Phạm Thị Khánh Ly


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
TÓM TẮT - ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1
1.1 Lý do và mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 1
1.2 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.4 Mô tả dữ liệu ........................................................................................................... 3
1.5 Ý nghĩa và bố cục nghiên cứu của đề tài ................................................................ 4
CHƯƠNG 2: KHUÔN KHỔ LÝ THUYẾT- BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM ... 5
2.1 Khuôn khổ lý thuyết ............................................................................................... 5
2.1.1 Khái niệm ESOP .............................................................................................. 5
2.1.2 Đặc điểm của ESOP ......................................................................................... 6
2.1.2.1 Giá của các phát hành ESOP ..................................................................... 6
2.1.2.2 Điều kiện để được trao ESOP .................................................................... 6
2.1.2.3 Nguồn tài trợ trong chương trình ESOP .................................................... 6
2.1.3 Một số hình thức khác của ESOP ..................................................................... 7
2.1.3.1 Cổ phiếu thưởng - Bonus Stock ................................................................. 7
2.1.3.2 Quyền chọn mua cổ phần - Employee Stock Option ................................. 7
2.1.3.3 Chương trình cổ phiếu ảo - Phantom Stock Plan ....................................... 8
2.1.4 Động cơ ESOP ................................................................................................. 9
2.1.4.1 Tăng năng suất lao động và giữ chân người lao động ............................... 9
2.1.4.2 Giảm chi phí cho doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân ........................ 9
2.1.4.3 Huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu ESOP.................................. 9


2.1.4.4 Tránh các âm mưu thâu tóm hoặc mua lại ............................................... 10
2.1.5 Ưu điểm và nhược điểm của ESOP ................................................................ 10
2.1.5.1 Ưu điểm của ESOP .................................................................................. 10
2.1.5.2 Nhược điểm của ESOP ............................................................................ 10

2.1.5.3 So sánh hình thức phát hành cổ phiếu ESOP với hình thức thưởng bằng
tiền ........................................................................................................................ 12
2.1.6 Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ........................................................... 13
2.1.6.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động doanh nghiệp .......................................... 13
2.1.6.2 Phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ...................... 13
2.2 Bằng chứng thực nghiệm của các nghiên cứu trước đây ...................................... 15
2.2.1 Nghiên cứu tại nước ngoài ............................................................................. 15
2.2.1.1 Chương trình ESOP tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động doanh
nghiệp ................................................................................................................... 15
2.2.1.2 Chương trình ESOP tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động doanh
nghiệp ................................................................................................................... 19
2.2.2 Thực trạng phát hành ESOP và nghiên cứu tại Việt Nam ............................. 20
2.2.2.1 Thực trạng phát hành ESOP tại Việt Nam ............................................... 20
2.2.2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................... 22
2.2.2.3 Quy định pháp luật hiện hành tại Việt Nam về phát hành cổ phiếu ESOP
.............................................................................................................................. 25
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 30
3.1 Mô tả dữ liệu ......................................................................................................... 30
3.2 Phương pháp chọn mẫu ........................................................................................ 33
3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................................. 35
3.3.1 Phân tích đơn biến .......................................................................................... 35
3.3.2 Phân tích hồi quy đa biến ............................................................................... 35
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ .............................................................................................. 37
4.1 Kết quả kiểm định Mann Whitney và Paired Sample T-test ................................ 37
4.2 Kết quả kiểm định mô hình hồi quy đa biến......................................................... 38


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI......................................... 41
5.1 Kết luận ................................................................................................................. 41
5.2 Hạn chế của đề tài ................................................................................................. 44

CHƯƠNG 6: KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 45
6.1 Đối với doanh nghiệp ........................................................................................... 45
6.2 Đối với quy định pháp luật hiện hành................................................................... 47
6.3 Đối với nhà đầu tư ................................................................................................ 47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ESOP: Employee Stock Ownership Plan.
HĐQT: Hội đồng quản trị.
ROA: Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản.
ROE: Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.
RETURN: Tỷ suất sinh lợi cổ phiếu.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: So sánh chương trình cổ phần ESOP và thưởng bằng tiền.......................... 12
Bảng 2.2: Các công ty phát hành ESOP trong giai đoạn 2013-2018………………….24
Bảng 3.1: Phân loại doanh nghiệp ESOP theo ngành…………………………………34
Bảng 4.1: Mô tả thống kê dữ liệu cặp ........................................................................... 37
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định Mann Whitney ................................................................ 37
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định Paired Sample T- test ...................................................... 38
Bảng 4.4: Mô tả thống kê dữ liệu các công ty ESOP ..................................................... 38
Bảng 4.5: Kết quả phân tích hồi quy .............................................................................. 39
Bảng 4.6: Kết quả hệ số phân tích hồi quy .................................................................... 39


TÓM TẮT

Chương trình quyền mua cổ phần ưu đãi dành cho cán bộ công nhân viên, kế hoạch
người lao động sở hữu cổ phần hay kế hoạch phát hành cổ phần theo chương trình lựa
chọn cho người lao động (Employee Stock Ownership Plan - viết tắt là ESOP) đã và
đang được nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng. Người lao động có những đóng góp
cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ được cân nhắc quyền mua cổ phần phát
hành của chính doanh nghiệp đó với giá ưu đãi. Chương trình ESOP là một hình thức
khen thưởng cho những cống hiến của người lao động, khích lệ, động viên và giúp giữ
chân nhân tài. Tuy nhiên, những hiệu quả mang lại cho doanh nghiệp vẫn chưa được đo
lường một cách rõ rệt. Trong luận văn này, tác giả thu thập thông tin phát hành cổ phiếu
ESOP của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường Việt Nam trong thời gian từ năm
2011 đến năm 2019, hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp, giá thị trường, tổng tài sản
và tỷ lệ nợ của các cổ phiếu này. Sử dụng phân tích đơn biến (Mann Whitney và Paired
Sample T-test) để so sánh hiệu quả hoạt động và tỷ suất sinh lợi ngắn hạn của các doanh
nghiệp có thực hiện ESOP và không thực hiện ESOP tương ứng cùng ngành nghề và quy
mô. Dùng phương pháp hồi quy để xây dựng mô hình nhằm xác định mối quan hệ của
các biến hiệu suất và tỷ suất sinh lợi ngắn hạn với quy mô công ty, tỷ lệ nợ, tỷ lệ cổ phiếu
ESOP phát hành. Kết quả cho thấy đối với hai doanh nghiệp có cùng ngành nghề, cùng
quy mô, thực hiện ESOP sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Chưa phát hiện
được tác động của tỷ lệ phát hành cổ phần ESOP so với số lượng cổ phiếu lưu hành trên
thị trường đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và tỷ suất sinh lợi ngắn hạn của cổ phiếu.
Điều này cho thấy có thể sự phù hợp của phương án phát hành mới tác động đến hiệu
quả hoạt động và làm tăng giá cổ phiếu chứ không phải tỷ lệ phát hành ESOP.
Từ khóa: Employee Stock Ownership Plan (ESOP), hiệu quả hoạt động, tỷ suất sinh lợi
ngắn hạn.


ABSTRACT
Employee Stock Ownership Plans (ESOPs) are applied by many enterprises in Viet Nam.
Employees who have a lot of dedications for the business’s successes and meeting some
conditions are considered for the rights of purchasing the company’s stocks they are

working on at low prices. ESOPs are a recompense that is commensurate with worker’s
efforts, this helps retain excellent employees and motivate them to reach higher results
in their job. Nevertheless, the effects of ESOP for organises have not measured clearly
yet. The author of this study collects the Viet Nam listed companies which already
carried out the Employee Stock Ownership Plans from 2011 to 2019. These information
need for this study includes company’s performance, asset, debt rate and stock’s market
price. By using univariate analysis (Mann Whitney and Paired Sample T-test) to compare
the difference of company’s performances and short-term returns between ESOP
company and non-ESOP company that have same industrial and size. By using
regression method to build the model with performance and short-term return as
dependent variables and company size, debt rate and ESOP rate as independent variables.
The results reveal that between two companies same industrial and same size then the
company implements ESOP has better performance than the other one. There is not any
relationships between ESOP rate and company performance as well as short-term return.
From this results, it also provides an idea that suitable employee stock option plan will
help enhance the performance and return but not ESOP rate.
Keywords: Employee Stock Ownership Plan (ESOP), performance, short-term rate.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do và mục tiêu nghiên cứu
Những năm gần đây tại Việt Nam, kế hoạch phát hành cổ phần theo chương trình lựa
chọn cho người lao động (ESOP) đã được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Tuy nhiên, động
cơ và kết quả mang lại của chương trình còn gây nhiều tranh cãi: Một mặt ủng hộ chương
trình vì tạo sự gắn bó, cống hiến lâu dài của nhân viên với doanh nghiệp, mặt khác lại
cho rằng ESOP ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích cổ đông. Vào ngày chương trình ESOP
thực hiện, ghi nhận giá cổ phiếu có nhiều biến động. Không chỉ những doanh nghiệp lớn
trên thị trường chứng khoán thực hiện thành công chương trình ESOP mà các doanh

nghiệp nhỏ hơn đã và đang quan tâm đến chương trình phúc lợi dành cho nhân viên với
hình thức cổ phiếu ESOP. Tuy nhiên, các nhà đầu tư, các chủ sở hữu của doanh nghiệp
vẫn còn khá mơ hồ về tính hiệu quả và bất lợi của loại hình phát hành cổ phần ESOP.
Hiện tại theo các quy định trong Luật chứng khoán Việt Nam, phát hành cổ phần theo
chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) không bị điều chỉnh giá cổ phiếu trên
sàn. Thay vào đó, biên độ dao động tại ngày phát hành được nới rộng ra. Nhiều trường
hợp giá cổ phiếu rớt mạnh sau khi công bố thông tin thực hiện chương trình phát hành
cổ phiếu lựa chọn cho người lao động. Trên thị trường tài chính Việt Nam, nhiều bài viết
bày tỏ quan ngại và nghi ngờ về tác dụng và tính minh bạch của chương trình ESOP,
điều này dấy lên một mối lo ngại cho cổ đông khi lựa chọn danh mục đầu tư. Phải chăng
nhà đầu tư luôn dè chừng với cổ phiếu của những doanh nghiệp có ESOP? Trên thực tế,
một khối lượng lớn cổ phiếu ESOP vẫn được đưa vào lưu thông mỗi năm. Không những
thế, các cổ phiếu hàng đầu thị trường chứng khoán như VNM (Công ty cổ phần sữa Việt
Nam), MWG (Công ty cổ phần Đầu tư thế giới di động) vẫn được nhiều nhà đầu tư lựa
chọn vì kết quả hoạt động nổi bật và tình hình tài chính lành mạnh mặc dù những công
ty này đi đầu trong việc thực hiện chương trình ESOP trên thị trường. Động lực nào
khiến các cổ đông vẫn tán thành thông qua chương trình ESOP tại đại hội đồng cổ đông
hàng năm và bằng cách nào các nhà quản lý có thể thuyết phục được cổ đông doanh


2

nghiệp thực hiện chương trình này. Vậy so với các doanh nghiệp không thực hiện ESOP,
các doanh nghiệp thực hiện ESOP có kết quả kinh doanh tốt hơn không? Để rõ hơn hiệu
quả thực sự của chương trình ESOP, bài viết tập trung vào nghiên cứu việc phát hành
ESOP và tỷ lệ phát hành có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động và giá cổ
phiếu các doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam? Đề tài luận văn này tập trung vào trả
lời các câu hỏi như sau:
-


Doanh nghiệp thực hiện ESOP có hiệu quả hoạt động như thế nào so với doanh
nghiệp không thực hiện ESOP cùng ngành nghề và cùng quy mô?

-

Quyết định ESOP có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi ngắn hạn của cổ phiếu so với
doanh nghiệp không thực hiện ESOP cùng ngành nghề và cùng quy mô không?

-

Tỷ lệ phát hành cổ phiếu ESOP có mối quan hệ như thế nào đến hiệu quả hoạt
động và tỷ suất sinh lợi ngắn hạn của cổ phiếu?

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xem xét tác động của chương trình ESOP và tỷ lệ phát
hành ESOP đến các chỉ số về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và tỷ suất sinh lợi
của cổ phiếu, so sánh các hiệu quả hoạt động và tỷ suất sinh lợi ngắn hạn của doanh
nghiệp thực hiện ESOP với các doanh nghiệp tương ứng nhưng không thực hiện ESOP.
Từ việc so sánh các chỉ số hiệu quả hoạt động giữa hai doanh nghiệp để thấy được lợi
ích rõ ràng của chương trình ESOP. Phần nào xóa bỏ các nghi ngờ về chương trình ESOP
vẫn đang tồn tại bấy lâu nay trên thị trường tài chính. Bên cạnh đó, bài viết cũng chỉ ra
tầm quan trọng của việc lên phương án và kế hoạch ESOP hợp lý, minh bạch. Chứng
minh rằng kế hoạch phát hành cổ phần lựa chọn cho người lao động là một chương trình
phúc lợi đem lại hiệu quả thực sự cho doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu
tham khảo đáng giá cho các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư và các nhà quản lý
thực hiện các chiến lược quản trị tài chính đúng đắn đối với doanh nghiệp.
1.2 Đối tượng nghiên cứu
So sánh hiệu quả hoạt động trên tổng tài sản (ROA), hiệu quả hoạt động trên vốn chủ sở
hữu (ROE) và tỷ suất sinh lợi trong ngắn hạn (RETURN) của những doanh nghiệp có



3

thực hiện chương trình ESOP và doanh nghiệp cùng ngành nghề và cùng quy mô nhưng
không thực hiện chương trình ESOP. Xem xét tỷ lệ phát hành ESOP ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động và tỷ suất sinh lợi cổ phiếu như thế nào. Đối tượng nghiên cứu là các
doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2011 đến
2019.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Kiểm định Mann-Whitney và Paired Samples T-test để xem xét sự khác biệt về trung
bình lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất
sinh lợi ngắn hạn của cổ phiếu trong năm (RETURN) của các cặp doanh nghiệp có thực
hiện ESOP và không thực hiện ESOP tương ứng.
Phân tích hồi quy đa biến nhằm xác định mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp và tỷ suất sinh lợi cổ phiếu với tỷ lệ phát hành cổ phiếu ESOP, tổng tài sản của
doanh nghiệp, tỷ lệ nợ của doanh nghiệp. Phương trình hồi quy xác định mối quan hệ
giữa các biến có dạng như sau:
 Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) = f (tỷ lệ ESOP, quy mô, tỷ lệ nợ).
 Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) = f (tỷ lệ ESOP, quy mô, tỷ lệ nợ).
 Tỷ suất sinh lợi cổ phiếu (RETURN) = f (tỷ lệ ESOP, quy mô, tỷ lệ nợ).
1.4 Mô tả dữ liệu
Dựa trên thông tin các cổ phiếu giao dịch trên sàn chứng khoán Việt Nam (HOSE, HNX,
Upcom) trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2019, dữ liệu cần thu thập là các
doanh nghiệp có thực hiện ESOP và doanh nghiệp không thực hiện ESOP cùng ngành
nghề, cùng quy mô: Trong đó, thu thập và tính toán lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA),
lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), giá tham chiếu đầu năm, giá tham chiếu cuối năm
của các cặp doanh nghiệp tương ứng trong năm thực hiện ESOP để tính tỷ suất sinh lợi
cổ phiếu trong năm thực hiện ESOP.


4


Đối với những doanh nghiệp thực hiện ESOP: Thu thập thêm về tỷ lệ số cổ phiếu ESOP
phát hành so với số cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, số liệu về tổng tài sản, tỷ lệ
nợ thời điểm cuối năm thực hiện ESOP.
1.5 Ý nghĩa và bố cục nghiên cứu của đề tài
Các doanh nghiệp thực hiện chương trình ESOP có trung bình lợi nhuận trên tổng tài sản
(ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) lớn hơn so với doanh nghiệp không ESOP
chứng tỏ chương trình ESOP có tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp nên xem xét đưa kế hoạch phát hành cổ phần theo
chương trình lựa chọn cho người lao động vào một trong những chương trình phúc lợi
quản trị nhân sự. Thay vì thưởng bằng tiền theo năng suất công việc cho người lao động,
chương trình ESOP là một hình thức tưởng thưởng khá hay và ý nghĩa để thay thế hoặc
bổ sung. Doanh nghiệp không phải chi thưởng bằng tiền nhưng vẫn trao cơ hội thu được
khoản thu nhập khác cho nhân viên. Việc tạo cơ hội cho cán bộ công nhân viên trở thành
người chủ sở hữu thực sự của doanh nghiệp góp phần thúc đẩy động lực làm việc, tăng
cường sự gắn bó của nhân viên, từ đó làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp,
tăng giá trị công ty.
Bố cục của bài nghiên cứu như sau: Chương 1 giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Chương 2 đi vào phân tích các khung lý thuyết quan trọng và bằng chứng thực nghiệm
của đề tài. Mô tả dữ liệu và phương pháp nghiên cứu trong chương 3. Các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong chương 4. Từ kết quả của đề tài và các kết quả nghiên cứu trước
đây rút ra kết luận và các hạn chế trong chương 5. Cuối cùng, chương 6 là các kiến nghị
mà tác giả muốn gửi tới các nhà đầu tư và nhà quản lý doanh nghiệp về các vấn đề xoay
quanh chương trình ESOP cũng như các lưu ý khi thực hiện chương trình ESOP sao cho
đạt được hiệu quả cao nhất.


5

CHƯƠNG 2: KHUÔN KHỔ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM

2.1 Khuôn khổ lý thuyết
2.1.1 Khái niệm ESOP
Theo Akhilesh Ganti (2020) định nghĩa: Chương trình người lao động sở hữu cổ phần
(ESOP) là một chương trình phúc lợi nhằm trao cho nhân viên quyền sở hữu của chính
doanh nghiệp mình đang làm việc. ESOP là một trong những nguồn tài trợ của công ty,
người tham gia nhận được nhiều lợi ích về thuế. Doanh nghiệp thường sử dụng ESOP
như một chiến lược tài chính doanh nghiệp để phân phối lợi ích giữa người lao động và
chủ sở hữu.
Theo Alison Doyle (2020): Chương trình ESOP là một chương trình phúc lợi, trao quyền
làm chủ cho nhân viên. Chủ doanh nghiệp phân phối lại một lượng cổ phiếu nhất định
của công ty cho các nhân viên thỏa mãn điều kiện. Sự phân phối này dựa trên các tiêu
chí nhất định như bảng lương hay các tiêu chí khác. ESOP mang lại nhiều lợi ích cho
người lao động và doanh nghiệp nhưng vẫn có một số tồn tại nhất định.
Lịch sử ra đời của ESOP: Louis Kelso (1913-1991), một luật sư người Mỹ đã lần đầu
tiên đề cập đến khái niệm ESOP vào đầu những năm 1950 với lập luận rằng nếu người
làm công có thể chia sẻ sở hữu với các cổ đông thì hệ thống tư bản sẽ mạnh mẽ hơn. Từ
năm 1972, ESOP đã chính thức được đưa vào một đạo luật khuyến khích phát triển.
Những năm về sau, ESOP đã có bước phát triển mạnh mẽ tại thị trường Mỹ, nhiều doanh
nghiệp Mỹ đã sử dụng ESOP như một kế hoạch quan trọng trong điều hành doanh nghiệp
của mình.
Trên thực tế, chương trình ESOP mang lại nhiều lợi ích cho người lao động cơ hội có
được nguồn thu nhập bên ngoài tiền lương khi sở hữu cổ phần với giá ưu đãi. Các doanh
nghiệp sử dụng ESOP để khích lệ, động viên đội ngũ nhân viên và nhằm gắn kết quyền
lợi của nhân viên với lợi ích của cổ đông.


6

2.1.2 Đặc điểm của ESOP
2.1.2.1 Giá của các phát hành ESOP

Giá thực hiện ESOP thông thường là giá ưu đãi, thấp hơn nhiều lần so với giá giao dịch
trên thị trường. Gía thực hiện có thể bằng mệnh giá hoặc giá trị sổ sách của công ty trên
báo cáo tài chính tại thời điểm gần nhất. Việc giá bán thấp là một hình thức thưởng cho
những nhân viên đã góp phần vào sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp.
2.1.2.2 Điều kiện để được trao ESOP
Người lao động đủ điều kiện mua hoặc nhận cổ phiếu ESOP là những người có thâm
niên làm việc và có cống hiến nhiều cho doanh nghiệp như ban giám đốc, các trưởng bộ
phận, cán bộ chủ chốt. Các tiêu chuẩn này được quy định trong điều lệ hoạt động hoặc
ban giám đốc đề xuất tại mỗi lần phát hành.
Cổ phiếu ESOP thường được phát hành với giá thấp hơn giá đang giao dịch hiện tại. Tuy
nhiên, đi kèm quyền lợi là một số điều kiện ràng buộc về thời gian hạn chế chuyển
nhượng hoặc khi người lao động đang nắm giữ ESOP nghỉ việc mà chưa hết giới hạn
nắm giữ thì doanh nghiệp cam kết mua lại cổ phần ESOP với giá định trước, thường
bằng giá vốn bán ra ban đầu. Một số doanh nghiệp còn có chính sách thu hồi cổ phần
ESOP nếu cá nhân làm việc không hiệu quả, không đạt được chỉ tiêu kỳ vọng.
2.1.2.3 Nguồn tài trợ trong chương trình ESOP
Thông thường, mỗi cán bộ nhân viên sẽ được một tiêu chuẩn là quyền mua một số lượng
cổ phiếu ESOP nhất định, tùy theo vị trí, chức danh và thâm niên. Cán bộ nhân viên phải
dùng tiền tích lũy của cá nhân để mua cổ phiếu.
Trường hợp doanh nghiệp là một tập đoàn kinh doanh đa ngành hoặc có mối quan hệ với
các tổ chức tín dụng có thể có sản phẩm cho vay đầu tư chứng khoán hoặc cho vay mua
cổ phiếu ESOP của một số doanh nghiệp nhất định với tỷ lệ tài trợ xác định trước, lãi
suất ưu đãi để khuyến khích các cán bộ nhân viên mua cổ phiếu ESOP.


7

2.1.3 Một số hình thức khác của ESOP
Cùng chung mục đích là trao cơ hội cho nhân viên sở hữu cổ phần của chính doanh
nghiệp họ đang làm việc, bên cạnh hình thức ESOP được đề cập ở trên còn có một số

hình thức khác như: Cổ phiếu thưởng - Bonus Stock, Quyền chọn mua cổ phần Employee Stock Option và chương trình cổ phiếu ảo - Phantom Stock Plan.
2.1.3.1 Cổ phiếu thưởng - Bonus Stock
Để ghi nhận các đóng góp của nhân viên, doanh nghiệp sẽ dùng cổ phiếu để thưởng cho
người lao động thay vì thưởng bằng tiền. Nguồn cổ phiếu để thưởng có thể lấy từ cổ
phiếu quỹ của doanh nghiệp. Tỷ lệ sở hữu của các cổ đông hiện hữu giảm xuống do chia
sẻ tỷ lệ sở hữu với các nhân viên được nhận cổ phiếu thưởng.
Đây là hình thức khuyến khích nhân viên ít rủi ro hơn về phía người nhận cổ phiếu vì
trong trường hợp này người lao động không phải bỏ tiền để mua cổ phiếu giá ưu đãi mà
nhận cổ phiếu dưới dạng thưởng.
2.1.3.2 Quyền chọn mua cổ phần - Employee Stock Option
Employee Stock Option (ESO) là chương trình công ty phát hành quyền chọn mua cổ
phần cho người lao động trong tương lai với các điều khoản quyền chọn đã định trước ở
hiện tại. Quyền chọn mua bao gồm mức giá quyền chọn định trước và thời gian thực
hiện quyền chọn trong tương lai. Hình thức này thường áp dụng cho các doanh nghiệp
muốn tạo điều kiện sở hữu cổ phần cho một đối tượng hạn chế và nổi bật như ban giám
đốc, các nhà quản lý cao cấp.
Vì ESO là quyền chọn mua, người mua quyền chọn là người có dự đoán giá thị trường
trong tương lai sẽ tăng cao hơn so với giá thực hiện, chênh lệch này càng lớn thì người
nắm giữ quyền mua càng có lời. Do đó, người lao động nắm giữ quyền chọn mua sẽ nỗ
lực cống hiến cho công việc với mục tiêu nâng cao giá trị của công ty, làm tăng giá cổ
phiếu và cũng là tăng lợi nhuận của cá nhân. Thời gian đáo hạn của quyền chọn thường
là khoảng từ một đến vài năm, khoảng thời gian này cũng như quá trình thử thách năng


8

suất lao động của nhân viên. Tại Việt Nam, rất ít công ty sử dụng quyền chọn mua cổ
phần (ESO) như trên, vì lý do thiếu luật lệ và các vấn đề về hạch toán kế toán liên quan.
2.1.3.3 Chương trình cổ phiếu ảo - Phantom Stock Plan
Chương trình cổ phiếu ảo (hay chương trình cổ phiếu ma) hay cổ phiếu bóng (Shadow

stock) là một chương trình mang lại cho người lao động các lợi ích của một quyền sở
hữu cổ phiếu trong khi thực sự họ không nắm giữ một cổ phiếu nào của công ty cả.
Các nhân viên thỏa mãn điều kiện tham gia chương trình thường là các nhà quản lý cấp
cao, họ sẽ nhận cổ phiếu giả trong chương trình này thay vì thực sự nhận cổ phiếu. Cổ
phiếu ảo sẽ biến động giá theo cổ phiếu thực biến động trên thị trường và được nhận các
quyền lợi liên quan như cổ tức. Sau một thời gian, giá trị bằng tiền của cổ phiếu ảo sẽ
được phân phối cho các cá nhân tham gia chương trình. Có hai loại chương trình cổ phiếu
ảo chính như sau:
 Chương trình “chỉ tăng giá”: Người nắm giữ cổ phiếu ảo chỉ được thanh toán giá
trị chênh lệch của khoản tăng giá cổ phiếu trong thời gian tham gia chương trình.
 Chương trình “đầy đủ giá trị”: Người nắm giữ cổ phiếu ảo sẽ được thanh toán với
giá cổ phiếu vào ngày kết thúc chương trình bao gồm giá trị cổ phiếu ban đầu và
bất kỳ khoản tăng giá nào.
Chương trình cổ phiếu ảo được sử dụng làm động lực điều hành cho các nhà quản lý cấp
cao, cam kết một phần thưởng gắn liền với sự tăng giá trị của công ty và cổ đông.
Lợi nhuận từ chương trình cổ phiếu ảo có thể còn liên kết với các chỉ số hiệu suất tài
chính và hiệu quả hoạt động. Chương trình này nhằm cung cấp cho nhân viên dưới dạng
phần thưởng hoặc lương bổ sung khi nhân viên đạt được các tiêu chí về hiệu quả công
việc, cũng như có thể thay đổi hoặc biến chuyển cho phù hợp với mục đích thưởng của
công ty, hiệu suất và thâm niên làm việc của cán bộ lao động. Quyền tăng giá cổ phiếu
cũng là một hình thức tương tự, cung cấp cho nhân viên được lợi ích khi giá cổ phiếu gia
tăng trong tương lai.


9

2.1.4 Động cơ ESOP
2.1.4.1 Tăng năng suất lao động và giữ chân người lao động
Người lao động nắm giữ cổ phiếu ESOP của công ty sẽ có xu hướng tận tụy hơn trong
công việc với mục đích là phát triển công ty, làm tăng giá cổ phiếu cũng là tăng lợi nhuận

cho bản thân, ESOP là một hình thức gắn trực tiếp hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
lên lợi ích của nhân viên, giúp thu hút và giữ chân nhân tài. Hơn nữa, đa số chương trình
ESOP yêu cầu một khoảng thời gian hạn chế chuyển nhượng, cũng là một khoảng thời
gian thử thách và tạo sự gắn bó lâu dài của cán bộ nhân viên với doanh nghiệp.
Chương trình ESOP tạo ra sự hài hòa lợi ích giữa người lao động và chủ sở hữu. Người
lao động được hưởng chính thành quả lao động của mình với tư cách là cổ đông của công
ty, giúp tối đa hóa giá trị công ty.
2.1.4.2 Giảm chi phí cho doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân
Thay vì chi thưởng bằng tiền cho nhân viên, thông qua cổ phiếu ESOP, doanh nghiệp
vẫn có thể tưởng thưởng cho nhân viên mà không phải ghi nhận chi phí lương vào chi
phí quản lý doanh nghiệp, làm tăng lợi nhuận trước thuế tương ứng.
Hình thức khen thưởng này cũng giúp giảm đáng kể số thuế thu nhập cá nhân phải nộp
của người lao động so với hình thức nhận thưởng bằng tiền. Theo Thông tư 92/2015/TTBTC được ban hành có hiệu lực từ 01/07/2015: “Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với
chuyển nhượng chứng khoán của cá nhân cư trú, cụ thể cá nhân chuyển nhượng chứng
khoán nộp thuế thu nhập cá nhân theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng từng lần
và cuối năm không quyết toán lại”. Trong khi đó, biểu thuế suất đối với các thu nhập có
tính chất tiền lương, tiền công, tiền thưởng từ 5% và lên đến 35%. Điều này mang lại
nhiều lợi ích thuế cho người lao động khi sở hữu cổ phiếu ESOP.
2.1.4.3 Huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu ESOP
Đối với chương trình ESOP, giá phát hành thường sẽ thấp hơn giá giao dịch trên thị
trường (mệnh giá hoặc giá trị sổ sách) và người lao động phải tự bỏ tiền ra để mua cổ
phiếu ESOP với giá ưu đãi. Do đó, thực hiện chương trình ESOP, doanh nghiệp huy


10

động một nguồn vốn lớn để mở rộng đầu tư, phục vụ sản xuất kinh doanh. Phát hành cổ
phiếu với giá ưu đãi cũng là một kênh huy động vốn dài hạn bằng hình thức chứng khoán
vốn.
2.1.4.4 Tránh các âm mưu thâu tóm hoặc mua lại

Nguồn cổ phiếu sử dụng trong chương trình ESOP là cổ phiếu quỹ của công ty hoặc phát
hành mới. Như vậy, một khối lượng cổ phiếu mới sẽ được đưa vào lưu thông, làm pha
loãng cổ phiếu, điều này dẫn đến giảm tỷ lệ sở hữu của các cổ đông trước đó.
Do đó, phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên là một phương án gia tăng quyền kiểm
soát của ban điều hành công ty, trong một số trường hợp tránh được sự thôn tính thâu
tóm của các đối thủ cạnh tranh hoặc của các cổ đông khác đang âm mưu thu thập mua
lại cổ phiếu trên thị trường.
2.1.5 Ưu điểm và nhược điểm của ESOP
2.1.5.1 Ưu điểm của ESOP
Đối với cá nhân: Chương trình ESOP là một phần thưởng tương xứng với năng lực và
sự cống hiến của nhân viên đối với công ty. Mối quan hệ vừa là người lao động đồng
thời là người chủ sở hữu làm tăng trách nhiệm làm việc và nỗ lực hết mình cho doanh
nghiệp.
Đối với doanh nghiệp: Chương trình ESOP giúp doanh nghiệp giữ chân những nhân sự
tốt. Chương trình ESOP là một dạng thưởng nhưng không sử dụng tiền mặt, không làm
tăng chi phí của công ty. Bên cạnh đó, nguồn tiền thu được từ chương trình phát hành
còn làm tăng vốn điều lệ, tăng lượng tiền để đầu tư phát triển.
2.1.5.2 Nhược điểm của ESOP
Ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đông: Nhà quản lý tập trung vào các tiêu chí của việc
được chia ESOP, đánh đổi lợi ích trong dài hạn để đạt được cái lợi trước mắt. Giá phát
hành ESOP thấp hơn nhiều so với giá thị trường, ngay khi sở hữu cổ phiếu ESOP thì
người sở hữu đã có lợi, điều này có thể khiến các nhà quản lý phớt lờ đến sự phát triển
lâu dài của doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của chủ sở hữu.


11

Pha loãng cổ phiếu: Phát hành ESOP làm gia tăng lượng cổ phiếu đang lưu hành trên
thị trường, pha loãng tỷ lệ sở hữu của mỗi cổ đông hiện hữu. Tại thị trường Việt Nam
hiện nay, một số công ty thưởng ESOP với tần suất liên tục hàng năm, khối lượng cổ

phần lưu hành tăng liên tục trong khi tốc độ phát triển của công ty chưa tốt khiến tỷ số
lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) giảm.
Rủi ro về quản trị: Đối với việc thưởng bằng tiền mặt, doanh nghiệp phải hạch toán chi
phí, làm giảm lợi nhuận sau thuế. Thưởng bằng chương trình ESOP thì không đưa vào
chi phí, do vậy có thể làm méo mó báo cáo tài chính, ảnh hưởng đến việc phân tích lợi
nhuận và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hơn nữa, khi phát hành ESOP, các nhà
quản trị có thể vì mục đích đạt được các tiêu chuẩn phát hành ESOP trong thời gian ngắn
mà cố tình cắt giảm các chi phí khác hoặc thực hiện các dự án rủi ro cao nhằm tìm kiếm
nguồn lợi nhuận cao tương ứng.
Rủi ro về giá cổ phiếu biến động: Khi thời gian nắm giữ bắt buộc đến hạn, nhiều nhân
viên doanh nghiệp có hành động bán cổ phần để chốt lời, gây áp lực giảm giá cổ phiếu
trên thị trường.
Rủi ro đối với người nắm giữ cổ phiếu ESOP: Người lao động nắm giữ cổ phiếu bị
hạn chế chuyển nhượng. Trong trường hợp viễn cảnh tương lai xấu đi như gặp những cú
sốc của thị trường, tình hình kinh doanh chuyển biến xấu, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ
thì không những khoản thưởng bị giảm đi mà chính họ lại trở thành nạn nhân của chương
trình ESOP.
Bất cân xứng thông tin: Những nhà quản lý cấp cao, ban điều hành là những người có
được những thông tin tài chính và quản trị quan trọng và rõ ràng nhất, họ thường là người
được hưởng lợi nhiều nhất từ chương trình ESOP, có thể sẽ hành động vì lợi ích của bản
thân trước tình hình diễn biến xấu mà họ dự đoán trước.
Quy trình phức tạp: Để phát hành cổ phiếu ESOP, các doanh nghiệp phải đủ điều kiện
phát hành theo thông tư 162/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính, quy trình triển khai


12

chương trình ESOP khá phức tạp, quá trình này cũng tốn nhiều chi phí thực hiện và thẩm
định cũng như nhân sự theo dõi.
Do đó, có thể thấy rằng, chương trình ESOP luôn có hai mặt ưu và mặt tồn tại. Thực hiện

chương trình ESOP nên được thiết kế và lên phương án sao cho phù hợp với mục tiêu
của doanh nghiệp, có tiêu chuẩn lựa chọn lao động rõ ràng, đảm bảo lợi ích của cổ đông
và tốc độ phát triển của doanh nghiệp, tránh được các nhược điểm của chương trình
ESOP ảnh hưởng đến mục tiêu cuối cùng của chương trình.
2.1.5.3 So sánh hình thức phát hành cổ phiếu ESOP với hình thức thưởng bằng tiền
Bảng 2.1: So sánh chương trình cổ phần ESOP và thưởng bằng tiền
Cổ phiếu ESOP
Thưởng bằng tiền
Hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu ESOP: Tạo sự Không có hạn chế chuyển
gắn bó giữa doanh nghiệp và người lao động.

nhượng.

Tạo động lực cống hiến để tăng giá trị công ty Động lực cống hiến ít hơn vì tiền
nhằm tăng giá cổ phiếu.

thưởng không gắn liền đến cổ
phiếu công ty.

Giảm chi phí bằng tiền cho doanh nghiệp, tăng lợi Tăng chi phí lương thưởng cho
nhuận.

doanh nghiệp, giảm lợi nhuận.

Tăng vốn điều lệ từ người lao động để doanh Không tăng vốn điều lệ.
nghiệp tái đầu tư phát triển.
Pha loãng cổ phiếu.

Không pha loãng cổ phiếu.


Rủi ro đối với người nắm giữ cổ phiếu ESOP trong Không gây ra rủi ro cho người lao
trường hợp doanh nghiệp phá sản, rớt giá cổ phiếu. động.
Rủi ro biến động giá mạnh tại ngày hết hạn phong Không ảnh hưởng đến giá cổ
tỏa cổ phiếu, người lao động bán ra để chốt lời.

phiếu.

Luật có quy định về điều kiện phát hành cổ phần Không quy định cụ thể.
ESOP.
Nguồn: Học viên tổng hợp


13

2.1.6 Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
2.1.6.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
Tại giáo trình Quản trị kinh doanh, nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân định nghĩa:
“Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được
các mục tiêu kinh doanh xác định. Các doanh nghiệp kinh doanh nhằm vào mục tiêu tối
đa hóa lợi nhuận và vì thế mới cần đánh giá hiệu quả kinh doanh”.
Theo Caroline Banton (2020) định nghĩa: Hiệu quả biểu thị mức hiệu suất cao nhất khi
sử dụng ít lượng đầu vào nhất để tạo ra lượng đầu ra lớn nhất. Hiệu quả đòi hỏi tối thiểu
các nguồn lực không cần thiết được sử dụng để tạo ra một lượng đầu ra nhất định bao
gồm thời gian và các nguồn năng lượng. Hiệu quả kinh tế là việc tối ưu hóa các nguồn
lực để phục vụ tốt nhất trong trạng thái nền kinh tế đó. Hiệu quả hoạt động đo lường mức
lợi nhuận thu được như một hàm của chi phí hoạt động. Hiệu quả hoạt động càng lớn thì
doanh nghiệp hoặc khoản đầu tư càng có lợi nhuận. Điều này do đơn vị có thể tạo ra thu
nhập hoặc lợi nhuận với khoản chi phí bằng hoặc thấp hơn các đơn vị thay thế khác.
Đối với một doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động liên quan đến việc sử dụng các tài nguyên
nhỏ nhất như nguồn vốn, tài sản, lao động để tạo ra sản phẩm cuối cùng là hàng hóa hoặc

cung cấp dịch vụ. Biểu thị cho giá trị hàng hóa hoặc dịch vụ, đầu ra của một doanh
nghiệp chính là doanh thu hoặc lợi nhuận (trong trường hợp muốn xem xét nguồn lợi
nhuận thu được sau khi đã trừ đi các chi phí). Như vậy, luôn phải xem xét với một nguồn
lực đầu vào nhất định mà doanh nghiệp đã bỏ ra đầu tư thì thu được lợi tức là bao nhiêu,
đây cũng chính là phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
2.1.6.2 Phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
Để đo lường hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp, thường sử dụng các tỷ số sinh
lời. Tỷ số sinh lời là một thước đo tài chính được sử dụng để đánh giá khả năng tạo ra
thu nhập hoặc lợi nhuận của một doanh nghiệp so với doanh thu, chi phí, tài sản hoặc
vốn chủ sở hữu của cổ đông tại một thời điểm báo cáo nhất định. Một doanh nghiệp có
tỷ suất sinh lời cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh hoặc so với các kỳ trước cho thấy


14

công ty hoạt động tốt hơn. Xem xét tỷ lệ sinh lời chính xác nhất khi so sánh với các công
ty trong cùng ngành, so sánh cùng chỉ số trong quá khứ hoặc so sánh với trung bình
ngành, từ đó có thể nhận ra hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp đang đứng ở vị
thế nào trên thị trường. Các chỉ số được sử dụng để so sánh như sau:
Đánh giá khả năng sinh lời: Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu, tỷ số lợi nhuận trên tài sản,
tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (PM) =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛

Tỷ số này cho biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cuối cùng. Tỷ
số này càng cao thể hiện doanh nghiệp càng hoạt động hiệu quả.
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) =


𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Tỷ số này cho biết một đơn vị tài sản trung bình đầu tư trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận cuối cùng. Tỷ số này càng cao thể hiện tài sản của doanh nghiệp hoạt động với
hiệu quả cao.
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢

Tỷ số này cho biết một đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
cuối cùng. Tỷ số này càng cao thể hiện nguồn vốn của chủ sở hữu hoạt động hiệu quả
cao hoặc doanh nghiệp đã tận dụng tốt lợi thế của đòn bẫy tài chính trong cơ cấu vốn.
Đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản: Vòng quay tổng tài sản, vòng quay tài sản cố định,
vòng quay tài sản ngắn hạn, vòng quay hàng tồn kho.
Các chỉ số về hiệu suất sử dụng tài sản cho thấy trong một kỳ kinh doanh, tài sản quay
được bao nhiêu vòng. Nếu tài sản xoay nhanh, chứng tỏ doanh nghiệp tiết kiệm được
vốn đầu tư vào tài sản, tài sản có tốc độ tái đầu tư vào chu kỳ kinh doanh càng cao càng
tốt. Bên cạnh đó, còn cho thấy một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong
kỳ.
Số vòng quay tổng tài sản =

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛


15

Số vòng quay tài sản cố định =


𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ố đị𝑛ℎ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

Số vòng quay tài sản ngắn hạn =
Số vòng quay hàng tồn kho =

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛

𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

Các tỷ số này thể hiện số vòng quay được của tài sản trong kỳ kinh doanh, tỷ số càng
cao chứng tỏ tài sản doanh nghiệp có tốc độ luân chuyển nhanh, hiệu suất sử dụng cao,
hiệu quả hoạt động doanh nghiệp tốt.
Hiệu quả sử dụng lao động: Lợi nhuận bình quân trên một lao động, doanh thu bình
quân trên một lao động.
Tỷ số hiệu quả sử dụng lao động xem xét khả năng tạo ra lợi nhuận và doanh thu của
một lao động trong một doanh nghiệp, xem xét doanh nghiệp đã sử dụng và khai thác tốt
sức lao động của cán bộ công nhân viên chưa.
Lợi nhuận bình quân trên một lao động =
Doanh thu bình quân trên một lao động =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝑆ố 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝑆ố 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ

Lực lượng lao động là một nguồn đầu vào quan trọng của bất cứ doanh nghiệp hoạt động

ở các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ. Do đó, chất lượng lao động ảnh hưởng trực
tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các tỷ số này càng cao chứng tỏ một lao
động tạo ra nhiều doanh thu hoặc lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2.2 Bằng chứng thực nghiệm của các nghiên cứu trước đây
2.2.1 Nghiên cứu tại nước ngoài
2.2.1.1 Chương trình ESOP tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động doanh
nghiệp
Ismiyanti và cộng sự (2017) nghiên cứu các công ty thực hiện chương trình ESOP tại
Indonesia giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2015. Kiểm định mô hình bằng phương pháp
PLS (Partial Least Square) xem xét mối quan hệ của việc thực hiện ESOP đến hiệu quả
hoạt động (Performance) - được đo lường bằng lợi nhuận trên tài sản (ROA), lợi nhuận


×