Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Thực thi pháp luật về kiểm soát, ngăn ngừa buôn lậu và gian lận thương mại thực tiễn tại cục quản lý thị trường tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

NGÔ HOÀNG THAO

THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT, NGĂN NGỪA BUÔN LẬU VÀ
GIAN LẬN THƯƠNG MẠI - THỰC TIỄN TẠI CỤC QUẢN LÝ THỊ
TRƯỜNG TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGÔ HOÀNG THAO

THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT, NGĂN NGỪA BUÔN LẬU VÀ
GIAN LẬN THƯƠNG MẠI - THỰC TIỄN TẠI CỤC QUẢN LÝ THỊ
TRƯỜNG CÀ MAU

Chuyên ngành
Hướng đào tạo
Mã số

: Luật Kinh tế
: Hướng ứng dụng
: 8380107


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VIÊN THẾ GIANG

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Thực thi pháp luật về
kiểm soát, ngăn ngừa buôn lậu và gian lận thương mại - Thực tiễn tại Cục
Quản lý thị trường Cà Mau” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Tất cả các nội dung được trình bày trong luận văn này là kết quả nghiên cứu
độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong
luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả
và được trích dẫn rõ ràng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong luận văn là
hoàn toàn khách quan và trung thực.
Cà Mau, ngày 10 tháng 8 năm 2020
Học viên thực hiện

Ngô Hoàng Thao


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

TÓM TẮT – ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI, NHẬN DIỆN DẤU
HIỆU, HẬU QUẢ VÀ CÔNG CỤ KIỂM SOÁT, NGĂN NGỪA................................................................ 5
1.1. SỰ TỒN TẠI CỦA BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI LÀ HIỆN TƯỢNG KHÁCH
QUAN TRONG NỀN KINH TẾ. .................................................................................................................... 5
1.1.1. KHÁI NIỆM BUÔN LẬU ........................................................................................................................ 5
1.1.2. KHÁI NIỆM GIAN LẬN THƯƠNG MẠI .................................................................................................. 7
1.1.3. NHẬN DIỆN HÀNH VI BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI........................................................... 10
1.2. ẢNH HƯỞNG CỦA BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI ĐẾN QUỐC GIA ................... 13
1.2.1. ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI ............................................................................. 13
1.2.2. ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN ................................................................................ 14
1.2.3. ẢNH HƯỞNG DỐI VỚI SỰ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ................................................................................ 16
1.3. CÔNG CỤ, BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT, NGĂN NGỪA BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG
MẠI ................................................................................................................................................................. 17
1.3.1. KIỂM SOÁT, NGĂN NGỪA BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI BẰNG CÔNG CỤ PHÁP LUẬT ....... 17
1.3.3. KIỂM SOÁT, NGĂN NGỪA BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI THÔNG QUA CƠ CHẾ PHỐI HỢP
GIỮA CÁC CƠ QUAN CHUYÊN TRÁCH ......................................................................................................... 23
1.3.4. KIỂM SOÁT, NGĂN NGỪA BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI BẰNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH. ............................................................................................................... 25
1.3.5. HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC XÃ HỘI TRONG KIỂM SOÁT, NGĂN NGỪA BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN
THƯƠNG MẠI .............................................................................................................................................. 26
1.3.6. BẢO ĐẢM SỰ THAM GIA HIỆU QUẢ NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HIỆP HỘI NGÀNH NGHỀ TRONG KIỂM
SOÁT, PHÒNG NGỪA CÁC HÀNH VI BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI ............................................... 27
1.4. KIỂM SOÁT, NGĂN NGỪA BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI THÔNG QUA VIỆC
HOÀN THIỆN KHUÔN KHỔ PHÁP LUẬT ............................................................................................. 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1. ............................................................................................................................. 31
CHƯƠNG 2 : THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT, NGĂN NGỪA BUÔN LẬU VÀ GIAN
LẬN TTHƯƠNG MẠI CỦA CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH CÀ MAU, KẾT LUẬN VÀ KIẾN
NGHỊ............................................................................................................................................................... 32

2.1. TỔNG QUAN VỀ CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH CÀ MAU. .............................................. 32
2.1.1. LỊCH SỬ RA ĐỜI ................................................................................................................................ 32
2.2. KẾT QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT, NGĂN NGỪA BUÔN LẬU VÀ GIAN
LẬN THƯƠNG MẠI CỦA CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH CÀ MAU ....................................... 38


2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC THI NHIỆM VỤ KIỂM SOÁT, NGĂN NGỪA BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN
THƯƠNG MẠI CỦA CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH CÀ MAU ................................................ 48
2.3.1. TƯ VẤN BAN HÀNH CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT TRONG PHẠM VI THẨM QUYỀN CỦA CỤC QUẢN LÝ
THỊ TRƯỜNG CÀ MAU ................................................................................................................................ 48
2.3.2. XÂY DỰNG BỘ MÁY QUẢN LÝ THỰC THI NHIỆM VỤ KIỂM SOÁT, NGĂN NGỪA BUÔN LẬU VÀ GIAN
LẬN THƯƠNG MẠI CỦA CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG CÀ MAU ................................................................. 50
2.3.3. THỰC HIỆN CƠ CHẾ PHỐI HỢP GIỮA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG KHI THỰC HIỆN TRÁCH
NHIỆM KIỂM SOÁT, NGĂN NGỪA BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI .................................................. 55
2.3.4. PHÁT HUY NGUỒN LỰC XÃ HỘI, NGƯỜI TIÊU DÙNG, HIỆP HỘI NGÀNH NGHỀ TRONG THỰC THI
TRÁCH NHIỆM KIỂM SOÁT, NGĂN NGỪA BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI CỦA CỤC QUẢN LÝ THỊ
TRƯỜNG CÀ MAU ...................................................................................................................................... 58
2.4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................................ 60
2.4.1. KẾT LUẬN ......................................................................................................................................... 60
2.4.2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................................................ 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCT

: Bộ Công thương

BLHS


: Bộ luật Hình sự

DN

: Doanh nghiệp

UBND

: Ủy ban nhân dân

NN

: Nhà nước

XNK

: Xuất nhập khẩu

GLTM

: Gian lận thương mại

QLTT

: Quản lý thị trường

KT - XH : Kinh tế - Xã hội
VPPL


: Vi phạm pháp luật

NN

: Nhà nước


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp kết quả chung về chống buôn lậu và GLTM năm
2015 - 2019.
Bảng 2.2: Bảng số liệu tổng hợp chống buôn lậu và GLTM của BCĐ
389/CM năm 2015 - 2019

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Hình 2.2. Số liệu kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong công tác chống buôn
lậu, GLTM và hàng giả của QLTT tỉnh Cà Mau năm 2015 - 2019.
Hình 2.3. Số liệu kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của BCĐ 389/CM năm 2015
- 2019.
Hình 2.4: Số tiền thu xử phạt vi phạm hành chính trong công tác chống buôn lậu,
GLTM và hàng giả, từ năm 2015 - 2019.
Hình 2.5. Số liệu so sánh tiền thu ngân sách NN trong công tác chống buôn
lậu, GLTM và hàng giả, năm 2015 – 2019
Hình 2.6. Số vụ vi phạm đã xứ lý xong trong công tác phòng chống buôn lậu và
GLTM Cục QLTT tỉnh Cà Mau năm 2015 – 2019
Hình 2.7. Số vụ vi phạm đã xứ lý xong trong công tác phòng chống buôn lậu
và GLTM của BCH 389 năm 2015 - 2019


TÓM TẮT

Luận văn nghiên cứu vấn đề “Thực thi pháp luật về kiểm soát, ngăn ngừa
buôn lậu và gian lận thương mại - Thực tiễn tại Cục quản lý thị trường tỉnh Cà
Mau”.
Buôn lậu và GLTM đang từng ngày, từng giờ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế,
gây thiệt hại rất lớn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN cũng như làm
đình trệ, phá sản các cơ sở sản xuất, kinh doanh chân chính trong nước. Bên cạnh
đó, buôn lậu và GLTM còn làm giảm uy tín, hiệu lực quản lý Nhà nước, là nguyên
nhân gia tăng nhiều tiêu cực trong xã hội và các tội phạm khác. Do vậy, nghiên cứu
về các quy định pháp luật trong việc ngăn chặn, kiểm soát hành vi buôn lậu và
GLTM trên địa bàn tỉnh Cà Mau, là việc làm có ý nghĩa về mặt lý luận lẫn thực tiễn.
Thông qua các phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, giải thích làm rõ
các cơ sở lý luận về hành vi buôn lậu và GLTM và các cơ chế kiểm soát ngăn chặn.
Đồng thời thông qua số liệu phân tích đánh giá tác động đến pháp luật kiểm soát,
ngăn chặn buôn lậu và GLTM tại Cà Mau. Nêu lên những kết quả đã đạt được cũng
như những vướng mắc, bất cập cần hoàn thiện trong quy định và trong trách nhiệm
kiểm soát, ngăn ngừa của Cục QLTT tỉnh Cà Mau. Đồng thời dựa trên kinh nghiệm
công tác thực tiễn tác giả đưa ra một số kiến nghị, giải pháp thiết thực nhằm nâng cao
hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu và GLTM của Cục QLTT tỉnh
Cà Mau hiện nay và trong thời gian tới.
Đây là kết quả nghiên cứu có giá trị tham khảo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân
quan tâm về pháp luật kiểm soát, ngăn chặn buôn lậu và GLTM. Đặc biệt là Cục
QLTT tỉnh Cà Mau, các DN và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
Từ khóa: Buôn lậu, Gian lận thương mại, Quản lý thị trường, tỉnh Cà Mau.


ABSTRACT
The thesis is studied the issue of "Law implementation on control,
prevention of smuggling and commercial fraud - reality at the Market
Management Department of Ca Mau Province".
Smuggling and commercial fraud are destroying our economy in every

moment, causing huge losses to enterprises' production and business activities as
well

as

disrupting

and

bankrupting

domestic

production

and

business

establishments. . In addition, smuggling and commercial fraud also reduce the
reputation and effectiveness of government management, causing many negative
impacts on society and other crimes. Therefore, the study of legal provisions in
preventing and controlling smuggling and commercial fraud acts in Ca Mau
province is a significant work in both theoretical and practical
Based on statistical, summarize and explain methods the basis arguments
about smuggling commercial fraud and preventive controlling principle. At the
same time, through analysis and evaluation data affecting the law to control and
prevent smuggling and commercial fraud in Ca Mau. Stating the achievement as
well as the problems and shortcomings that need to be improved in the regulation
and responsibility for control and prevention of the Market Management

Department of Ca Mau Province. In the other hand, based on personal experience,
the writer made some recommendations and solutions to create real capacity,
improve the effectiveness of the fight against and prevention smuggling and
commercial fraud of the Market Management Department of Ca Mau province in
the present and during the next time.
This is a valuable reference for agencies, organizations and individuals
concerned about the laws that control smuggling and commercial fraud. Especially, Ca
Mau Market Management Department, enterprises and consumers in the local area.
Key words: Smuggling, Commercial fraud, Market Management Department,
Ca Mau province.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Toàn cầu hóa điễn ra ngày càng mạnh mẽ, là xu thế tất yếu khách quan mang
đến cho các quốc gia lợi ích thiết thực về mọi mặt của đời sống xã hội như kinh tế,
xã hội, văn hóa, chính trị,..vv. Nó tạo cơ hội mở rộng thị trường hàng hóa dịch vụ,
phát triển thị trường vốn, khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ, học hỏi được
kinh nghiệm quản lý, phát triển kết cấu hạ tầng, môi trường, tăng mức lương của
người lao động, tăng mức sống của xã hội. Hoạt động xuất nhập khẩu phát triển,
dòng chảy hàng hóa dịch vụ giữa các quốc gia diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh những
mặt ưu điểm của toàn cầu hóa, tồn tại những mặt hạn chế như phai mờ bản sắc văn
hóa dân tộc, các nước phát triển không tiêu thụ hàng hóa của các nước đang phát
triển, quá trình công nghiệp hóa xảy ra quá nhanh, các nước đang phát triển khai
thác tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, xuất khẩu sản phẩm sơ chế. Vấn đề buôn
lậu và gian lận thương mại ngày càng phổ biến, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của
các quốc gia, đòi hỏi các các gia phải đương đầu giải quyết.
Thực tế này yêu cầu đối với các cơ quan quản lý nhà nước nói chung và cơ

quan thực hiện chức năng quản lý thị trường nói riêng cần nghiên cứu, xây dựng các
giải pháp tăng cường công tác phát hiện và ngăn chặn hoạt động buôn lậu, GLTM
để phát hiện, ngăn ngừa từ sớm các hành vi làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư
kinh doanh và bảo vệ người sản xuất, cung ứng hàng hóa dịch vụ trên thị trường.
Những năm vừa qua Cục QLTT tỉnh Cà Mau đã không ngừng nâng cao
năng lực hoạt động quản lý và năng lực đấu tranh phòng, chống buôn lậu, GLTM
nói riêng. Từ khi Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, GLTM và hàng giả tỉnh Cà Mau
được thành lập, đã kết nối các lực lượng, ngành chức năng như: Thuế, Công an,
QLTT, Cảnh sát biển, Hải quan, Bộ đội biên phòng thành một khối thống nhất đầu
mối trong công tác đấu tranh chống buôn lậu và GLTM đã thu được nhiều kết quả
khả quan.


2

Tuy nhiên tình trạng buôn lậu, GLTM vẫn là vấn đề bức xúc và ngày càng
diễn biến theo chiều hướng phức tạp. Với lợi nhuận siêu ngạch, hàng hóa nhập lậu
và hàng hóa gian lận về thương mại đã tạo ra lượng tiền bất hợp pháp. Vì tiền mà
những người dân lương thiện đã tiếp tay cho những người buôn lậu, GLTM. Những
đối tượng hoạt động buôn lậu, GLTM dùng tiền để mua chuộc, tha hoá cán bộ công
chức nhà nước nhất là những người trực tiếp làm công tác quản lý xuất nhập khẩu,
hải quan, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, GLTM.
Buôn lậu, GLTM đã làm cho một bộ phận cán bộ bị tha hóa đạo đức, phá vỡ
các truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, làm mất ổn định về kinh tế - xã hội, bóp
nghẹt, kìm hãm nền sản xuất trong nước. Do đó, công tác đấu tranh chống buôn lậu
và GLTM phải được đẩy mạnh. Vì những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài
“Thực thi pháp luật về kiểm soát, ngăn ngừa buôn lậu và gian lận thương mại
– Thực tiễn tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau” để nghiên cứu làm luận
văn tốt nghiệp thạc sĩ Luật học.
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1. Mục đích
Việc thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn về “Thực thi pháp luật về kiểm
soát, ngăn ngừa buôn lậu và gian lận thương mại – Thực tiễn tại Cục Quản lý
thị trường tỉnh Cà Mau” với mục đích sau:
Thứ nhất, nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về chống buôn
lậu và GLTM.
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động vận chuyển, kinh doanh
hàng nhập lậu và các hành vi GLTM cũng như tăng cường công tác thực thi pháp
luật chống buôn lậu và GLTM của các sở, ngành chức năng trên địa bàn tỉnh Cà
Mau.
Thứ ba, nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp để công tác đấu tranh chống
buôn lậu và GLTM trên địa bàn tỉnh Cà Mau đạt hiệu quả cao hơn.
2.2 Đối tượng
Đối tượng nghiện cứu của luận văn là:
i) Các hành vi vận chuyển, kinh doanh hàng lậu và các hành vi GLTM ở


3

khía cạnh lý luận và thực tiển tại Cà Mau;
ii) Khuôn khổ pháp luật điều chỉnh hoạt động chống buôn lậu và GLTM;
iii) Thực tiễn áp dụng các biện pháp chống buôn lậu và GLTM ở tỉnh Cà
Mau.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn xác định phạm vi nghiên cứu các kết quả đã đạt được của lực
lượng QLTT trong công tác chống buôn lậu, GLTM cũng như những vấn đề còn tồn
tại trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2019.
Phạm vi về không gian: Trên địa bàn tỉnh Cà Mau
2.4. Câu hỏi nghiên cứu
Câu 1. Buôn lậu, GLTM là gì? Pháp luật đã có quy định như thế nào xử lý

hành vi buôn lậu và GLTM?
Câu 2. Thực trạng buôn lậu và GLTM trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh
Cà Mau nói riêng từ năm 2015-2019?
Câu 3. Vì sao vẫn còn tệ nạn buôn lậu và GLTM? Những nguyên nhân nào là
chủ yếu?
Câu 4. Cần những giải pháp gì để công tác chống buôn lậu, GLTM có hiệu
quả?
3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài “Thực thi pháp luật về kiểm soát, ngăn ngừa buôn lậu
và gian lận thương mại - Thực tiễn tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau”
trong luận văn tác giả đã sử dụng các phương pháp sau đây:
- Dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác –Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh;
đường lối, quan điểm của Đảng, nhà nước làm cơ sở lý luận để nghiên cứu.
- Sử dụng các phương pháp logic và lịch sử, phân tích, tổng hợp. Cụ thể:
Phương pháp luật học so sánh, phương pháp thống kê báo cáo từ ngành QLTT và
Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả quốc gia, Ban Chỉ
đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Cà Mau; phương pháp
điều tra gắn với lý luận và thực tiễn để chọn lọc có ý nghĩa khoa học cũng như kinh
nghiệm thực tiễn để thực hiện mục đích và nhiệm vụ luận văn đề ra.


4

- Phương pháp đánh giá tác động của pháp luật để đưa ra nhận xét thực trạng
công tác chống buôn lậu và GLTM tại tỉnh Cà Mau và đề ra các giải pháp và kiến
nghị hoàn thiện vấn đề nghiên cứu dưới góc nhìn pháp luật tác giả sử dụng trong
Chương 2 để nghiên cứu và đề ra giải pháp kiến nghị.
4. Những đóng góp khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần đổi mới tổ chức hoạt động của lực
lượng QLTT; đề ra phương án cụ thể, trước mắt và lâu dài nhằm tăng cường công

tác thực thi pháp luật về phòng, chống buôn lậu và GLTM trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Luận văn này góp phần xây dựng đề án vị trí việc làm trong lực lượng QLTT
tỉnh Cà Mau đồng thời làm cơ sở để công chức, kiểm soát viên thị trường ở các Đội
QLTT địa bàn vận dụng vào công tác đấu tranh phòng, chống các hành vi buôn lậu
và gian lận thương mại trên địa bàn mình phụ trách.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn “Thực thi pháp luật về kiểm
soát, ngăn ngừa buôn lậu và gian lận thương mại – Thực tiễn tại Cục Quản lý thị
trường tỉnh Cà Mau” được kết cấu thành hai chương, cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận về buôn lậu và gian lận thương mại, nhận diện dấu
hiệu, hậu quả và công cụ kiểm soát, ngăn ngừa.
Chương 2: Thực thi pháp luật về kiểm soát, ngăn ngừa buôn lậu và GLTM
của Cục QLTT tỉnh Cà Mau, Kết luận và Kiến nghị.
.


5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG
MẠI, NHẬN DIỆN DẤU HIỆU, HẬU QUẢ VÀ CÔNG CỤ KIỂM SOÁT,
NGĂN NGỪA
1.1. Sự tồn tại của Buôn lậu và gian lận thương mại là hiện tượng khách
quan trong nền kinh tế.
1.1.1. Khái niệm buôn lậu
Hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa được hình thành khi kinh tế xã hội đạt
một trình độ nhất định, hàng hóa tạo ra không chỉ đủ đáp ứng nhu cầu cho xã hội
mà còn dư thừa và tích lũy, khi đó hàng hóa sẽ được mang ra trao đổi mua bán. Lúc
đầu hoạt động này chỉ trong phạm vi hẹp của quốc gia, về sau mở rộng ra ngoài
lãnh thổ và trở thành hoạt động thương mại toàn cầu. Tuy nhiên bên cạnh sự phát
triển của thương mại toàn cầu thì hoạt động buôn lậu cũng hình thành và phát triển

gây ảnh hưởng đến lợi ích của các quốc gia. Có thể nhìn nhận buôn lậu là hiện
tượng KT - XH tiêu cực, phức tạp, xuất hiện trong hoạt động lưu thông hàng hoá
cùng với sự ra đời hàng rào thuế quan quản lý việc kinh doanh buôn bán, XNK
hàng hoá.
Tuy nhiên, việc nhận diện về buôn lậu ở mỗi quốc gia và ở những giai đoạn
phát triển về lịch sử cũng có những quan niệm khác. Một số quốc gia trên thế giới
xem buôn lậu là hành vi gian lận trong hoạt động thương mại như Công ước Quốc
tế Nairobi khái niệm "Buôn lậu là GLTM nhằm che giấu sự kiểm tra, kiểm soát của
hải quan bằng mọi thủ đoạn, phương tiện trong việc đưa hàng hoá trái phép qua biên
giới"1 hoặc tại Điều 186 trong Bộ luật hình sự của Liên bang Nga thông qua ngày
24/11/1995 buôn lậu được khái niệm “Buôn là đưa hàng qua biên giới hải quan của
Liên bang Nga bằng thủ đoạn không khai báo hay trốn tránh sự kiểm soát hải quan
hoặc sử dụng các tài liệu giả mạo, khai báo gian dối hoặc không đầy đủ các chất ma
túy, chất hướng thần, chất có tác dụng mạnh, chất độc, chất nổ, chất phóng xạ hay
vũ khí, vật liệu nổ, loại súng, phương tiện chiến tranh, vũ khí hạt nhân, hóa học, vũ
khí vi trùng hoặc các loại vũ khí giết người hàng loạt khác mà khi đưa ra khỏi Liên

1

Lê Văn Tới, 2000. Buôn lậu và chống buôn lậu - Nhận diện và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


6

bang Nga phải tuân thủ các quy định đặc biệt”2
Ở nước ta khái niệm về buôn lậu cũng thống nhất tùy thuộc vào từng gốc
nhìn và khía cạnh khác nhau. Theo từ điển luật học, “Buôn lậu là hành vi buôn bán
hàng hóa trái phép qua biên giới mang bản chất là hành vi nguy hiểm cho xã hội,
xâm phạm chế độ ngoại thương của nhà nước”3. Các thủ đoạn bất hợp pháp trà trộn
hàng lậu với các hàng hóa hợp pháp khác để vận chuyển qua cửa khẩu được thể

hiện tinh vi, khó phát hiện. Buôn lậu mang bản chất của hoạt động kinh tế nhằm
mục đích tối đa hóa lợi nhuận cho đối tượng buôn lậu, nhưng mang lại nhiều nguy
cơ tiềm ẩn cho nền kinh tế.
Pháp luật Việt Nam tiếp cận khái niệm buôn lậu là hành vi VPPL và được
ghi nhận ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, với các biện pháp xử lý đa dạng từ
xử phạt hành chính đến được xem là hành vi phạm tội (tội buôn lậu). Tại “Điều 188
Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017”, bị coi là tội phạm buôn lậu
nếu có hành vi buôn bán hàng hóa trái phép qua biên giới “hàng hoá, tiền tệ Việt
Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới
100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này”. Trong Khoa học
luật hình sự “Buôn lậu là hành vi buôn bán hàng hóa, tiền tệ, kim khí quý, đá quý,
di vật, cổ vật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa Việt Nam hoặc
ngược lại là trái pháp luật”.4 Bản chất của buôn lậu là hành vi buôn bán trái phép
qua biên giới thể hiện dưới các dạng: Buôn bán các loại hàng hóa mà nhà nước cấm
nhập khẩu, xuất khẩu, nhưng đã tìm mọi cách để nhập khẩu, xuất khẩu, sử dụng
giấy tờ giả, giấy tờ không hợp lệ hoặc trái với quy định về xuất khẩu, nhập khẩu.
Tiếp cận dưới góc độ là hành vi thương mại, pháp luật Việt Nam có đề cập đến khái
niệm hàng nhập lậu đó là hành vi bị cấm. “Hàng hóa nhập lậu bao gồm: a) Hàng
hóa cấm nhập khẩu hoặc ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật; b) Hàng
hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện mà không có giấy
Bộ Tư pháp (1998) “Luật hình sự một số nước trên thế giới”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, Hà Nội, tr.100.
Bộ Tư pháp, Viện Khoa học pháp lý, Từ điển luật học, Nxb. Tư pháp và Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội,
2006, T.88.
4
Phùng Thế Vắc và các cộng sự, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015, Nxb. Công an nhân dân, Hà
Nội, 2018, tr.244.
2
3



7

phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy
định kèm theo hàng hóa khi lưu thông trên thị trường; c) Hàng hóa nhập khẩu
không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của
pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; d)
Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo
theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là
không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn; đ) Hàng hóa nhập
khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán
vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã
qua sử dụng”.5
Từ những phân tích trên có thể nhận thấy buôn lậu là hành vi trái pháp luật
nhằm mục đích buôn bán các loại hàng hóa qua biên giới nhằm lẫn tránh sự kiểm
soát của các cơ quan nhà nước và mang lại lợi nhuận bất hợp pháp cho đối tượng
buôn lậu.
Chống buôn lậu là các hành vi pháp lý được thực hiện không chỉ bởi cơ quan
nhà nước có thẩm quyền mà còn là của toàn xã hội. Điều này là do tác động tiêu cực
của hành vi buôn lậu tới môi trường kinh doanh, quyền lợi ích hợp pháp của người
sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị trường. Sự khác biệt cơ bản giữa chống
buôn lậu do cơ quan nhà nước thực hiện với chống buôn lậu được thực hiện bởi các
tổ chức, cá nhân phi nhà nước là chỗ chống buôn lậu do cơ quan nhà nước thực hiện
được tiến hành trên cơ sở pháp luật, các biện pháp xử lý, chế tài và hệ thống trình
tự, thủ tục luật định.
1.1.2. Khái niệm gian lận thương mại
Gian lận thương mại được xem là hiện tượng mang tính lịch sử lâu dài, từ
khi con người bắt đầu hoạt động sản xuất hàng hóa, các sản phẩm của người dân
đem ra trao đổi, mua bán trên thị trường, có người mua, có người bán nhằm thực
hiện các phần giá trị được hình thành trong hàng hóa thì bắt đầu xuất hiện hiện
Khoản 7, Điều 3 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm

hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng.
5


8

tượng GLTM. GLTM là những hành vi dối trá, mánh khóe, lừa lọc trong lĩnh vực
thương mại thông qua hoạt động kinh doanh bán, mua, XNK hàng hóa, dịch vụ
nhằm đem lại số lợi nhuận cao mà không phải sử dụng nhiều công sức, tri thức khoa
học. Mục đích của hành vi GLTM là nhằm thu lợi bất chính do thực hiện trót lọt các
hành vi dối trá, lừa đảo. Chủ thể tham gia hành vi GLTM bao gồm người bán, người
mua, hoặc có thể là cả người bán hàng lẫn người mua hàng thông qua một đối tượng
là hàng hóa.
Xã hội ngày càng phát triển, hàng hóa sản xuất ngày càng đa dạng, phong
phú về mẫu mã và đảm bảo về chất lượng, thị trường mở rộng, nhiều sản phẩm
được đưa ra thị trường để trao đổi, mua bán thì GLTM xuất hiện và có tính chất
phức tạp và tinh vi hơn. Toàn cầu hóa về kinh tế lại là một quá trình tất yếu khách
quan dẫn đến GLTM mang tính toàn cầu trên cơ sở sự khác biệt về sự phát triển
kinh tế của các nhà nước, các quốc gia ở các lục địa khác nhau.
GLTM ở Việt Nam không phải là vấn đề mới, mà nó mang tính lịch sử, hành
vi GLTM là hành vi “Buôn gian, bán lận” để chỉ ra mặt trái của việc mua bán gian
lận để mọi người cảnh giác với các thủ đoạn, mánh khóe lừa dối người mua hàng
của bọn gian thương. Hiện nay nước ta đang phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Chấp nhận cơ chế thị trường tất yếu là phải chấp nhận tính
cạnh tranh, là động lực phát triển kinh tế đất nước. Nguyên nhân và mục đích cuối
cùng của cạnh tranh là lợi nhuận. Trong cạnh tranh sẽ xuất hiện hình thức và thủ
đoạn GLTM để đem lại lợi nhuận không chính đáng ví dụ như trốn thuế, trốn tránh
sự kiểm soát của nhà nước, lừa đảo, buôn lậu, lấy cắp các bí mật sản xuất, làm giả
nhãn hiệu, thương hiệu…vv.

GLTM khai thác triệt để kẽ hở của chính sách pháp luật, chủ trương khuyến
khích phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước đề ra, lợi dụng sự thông thoáng trong
cải cách hành chính, các chế độ ưu đãi hải quan, các quy định về phân luồng để
nhập, xuất hàng hóa không khai báo hoặc khai báo nhưng không đúng tên, địa chỉ,
chủng loại, chất lượng, số lượng, không đúng giá giao dịch, không đúng mã số hàng
hóa, không đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định.


9

Thương mại toàn cầu hóa quốc tế ngày một phát triển, GLTM ngày càng
phức tạp và tinh vi hơn. Vì vậy, tổ chức Hải quan thế giới đã thống nhất đưa ra một
định nghĩa mới tại Hội nghị quốc tế lần thứ V về chống GLTM do WCO hợp tại Bỉ
nêu lên "GLTM trong lĩnh vực Hải quan là hành vi vi phạm các điều khoản pháp
quy hoặc pháp luật hàng hải của quốc gia nhằm trốn tránh hoặc cố ý trốn tránh nộp
thuế hải quan, phí và các khoản phí khác đối với việc di chuyển hàng hóa thương
mại ; Hoặc nhận và có ý định nhận việc hoàn trả trợ cấp hoặc phụ cấp cho hàng hoá
không thuộc đối tượng đó; Hoặc đạt được hoặc cố ý đạt được lợi thế thương mại bất
hợp pháp gây hại cho các nguyên tắc và tập tục, cạnh tranh thương mại chân
chính’’. Ngoài ra Hiệp hội DEP về bảo vệ người tiêu dùng của Dubai cũng có định
nghĩa về ‘GLTM được xác định là giả mạo hàng gốc, gian lận là có ý định lừa dối
hoặc gây nhầm lẫn một trong các bên trong giao dịch hợp đồng, liên quan đến các
đặc điểm kỹ thuật nguồn gốc, mô tả… của hàng hóa và dịch vụ bán ra, hoặc trình
bày thông tin sai lệch về hàng hóa liên quan đến nguồn gốc của hàng hóa, thông số
kỹ thuật, nội dung’.
Việt Nam chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào khái niệm đầy đủ về
GLTM mặc dù thuật ngữ GLTM được sử dụng trong các văn bản của các bộ, ngành
và các tổ chức khác nhau. Tuy nhiên trong một số văn bản, các nhà làm luật đã cố
gắng nhận diện các hành vi rất khác nhau của GLTM như trong lĩnh vực tài chính
Thông tư số 93/2010/TT-BTC hướng dẫn xác định các hành vi vi phạm hành chính

trong lĩnh vực tài chính là hành vi buôn lậu, GLTM và hàng giả; Nghị định
67/2017/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh
xăng dầu và khí; Kế hoạch số 11/KH-BCĐ 389 của Ban chỉ đạo chống buôn lậu,
gian lận thương mại và hàng giả quốc gia về tăng cường công tác phòng, chống
buôn lậu, sản xuất, kinh doanh thuộc nhóm hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng,
dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, dược phẩm… Nghĩa là, hiện nay đang còn
tình trạng, mỗi bộ ngành lĩnh vực có mỗi cách nhận diện hành vi GLTM khác nhau
dễ tạo nên sự chồng chéo, rất khó tập trung về một đầu mối để quyết liệt kiểm soát
và xử lý nạn GLTM. Tuy nhiên các khái niệm nêu trên đều có tính phù hợp, nhưng


10

lại chưa có khái niệm nào bao quát, thể hiện hết được nội dung, bản chất và các
hành vi của GLTM.
Qua nghiên cứu, tuy trong pháp luật chưa nêu rõ về khái niệm hành vi
GLTM mà chỉ nêu cụ thể về một số hành vi GLTM, như vậy có thể hiểu khái niệm
GLTM xét về phương diện pháp luật là hành vi có tính chất không trung thực, dối
trá, lừa lọc trong lĩnh vực thương mại nhằm mục đích thu lợi bất chính, trục lợi từ
hoạt động thương mại, gây ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợi ích của cá nhân, tổ
chức, nhà nước và toàn xã hội, được quy định trong các văn bản pháp luật.
1.1.3. Nhận diện hành vi buôn lậu và gian lận thương mại
* Mối quan hệ giữa buôn lậu và gian lận thương mại
Trong xã hội cả hai khái niệm này vẫn thường đi chung và gắn liền với nhau.
Theo quy định pháp luật Việt Nam, GLTM không được xem là một tội danh trong
luật hình sự nhưng các biểu hiện của nó lại trùng với tội buôn lậu. Buôn lậu có cả
GLTM còn GLTM là một bộ phận của buôn lậu, cả hai có phần nằm trong nhau
nhưng không bao hàm tất cả. Đối với hành vi GLTM ngoài buôn lậu còn những
hình thức khác như buôn bán hàng giả, khai báo không đúng về số lượng, chất
lượng hàng hoá,...vv.

Buôn lậu là một trong những hình thức của GLTM nhưng nó mang tính chất
phức tạp và có tính nghiêm trọng. Nó là trường hợp đặc biệt của GLTM. GLTM là
hành vi trái quy định pháp luật, chính sách hoặc lợi dụng kẽ hở, không rõ ràng đầy
đủ của Luật pháp và việc quản lý của cơ quan chức năng để thực hiện hành vi gian
dối, lừa gạt cơ quan hải quan để đưa hàng hóa qua cửa khẩu một cách công khai
nhằm thu lợi bất hợp pháp. Như vậy có thể thấy phạm vi của khái niệm GLTM có
phần rộng hơn khái niệm buôn lậu.6

Ngày 9/6/1977, các nước thành viên họp tại Nairobi (CH Kenya) đã đưa ra định nghĩa: “GLTM trong lĩnh
vực Hải quan là hành vi VPPL Hải quan, lừa dối Hải quan để lẩn tránh một phần hoặc toàn bộ việc nộp thuế
XNK, vi phạm các biện pháp cấm hoặc hạn chế do luật pháp Hải quan quy định, để thu được một khoản lợi
nào đó qua việc VPPL này”.
6


11

* Các hình thức buôn lậu và gian lận thương mại
Hành vi GLTM trong hoạt động thương mại đã phổ biến và là mối nguy hiểm
thực sự đối với sự phát triển KT - XH, văn hoá và an ninh chính trị của quốc gia.
Nó tác động nghiêm trọng và rõ rệt đến hầu hết các mặt của đời sống xã hội, đi
ngược lại lợi ích chung của toàn xã hội, làm tổn hại đến quyền lợi của nhân dân, phá
hủy môi trường cạnh tranh lành mạnh, đồng thời gây thất thoát ngân sách nhà nước.
Tại Hội nghị chống GLTM do Hải quan thế giới triệu tập tại Brussel (Bỉ) đã xác
định các hình thức GLTM bao gồm:
“Buôn lậu hàng hoá qua biên giới hoặc ra khỏi kho hải quan; Khai báo sai;
Khai tăng, giảm trị giá; Khai sai về số lượng, chất lượng hàng hoá; Lợi dụng chế độ
ưu đãi hàng gia công; Lợi dụng chế độ ưu đãi xuất xứ hàng hóa; Lợi dụng yêu cầu
về giấy phép XNK; Lợi dụng chế độ tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập; Lợi dụng
chế độ quá cảnh để nhập hàng hóa; Lợi dụng chế độ mục đích sử dụng, kể cả buôn

bán trái phép hàng được ưu đãi thuế, thuế nhập khẩu dành cho những đối tượng sử
dụng nhất định; Vi phạm đạo luật về diễn giải thương mại hoặc quy định bảo vệ
người tiêu dùng; Hàng hóa giao dịch buôn bán không có sổ sách; Yêu cầu giả,
khống việc hoàn hoặc hoàn thuế Hải quan kể cả các chứng từ hàng đã xuất khẩu;
Hàng hóa giả mạo, hàng hóa ăn cắp mẫu mã; Kinh doanh “ma”, đăng ký kinh
doanh lậu nhằm hưởng tín dụng trái phép và thanh lý có chủ đích hàng hóa vi
phạm.”7
Thực tế các hình thức GLTM thời gian qua ở nước ta cũng là các thủ đoạn
GLTM như tổ chức hải quan thế giới đã nêu trên. Đối với hành vi GLTM có tính
chất không nghiêm trọng, giá trị tài sản buôn bán sai phạm không lớn thì xử lý hành
chính theo Luật Hải quan và các nghị định của Chính phủ về quản lý XNK. Một số
hành vi về GLTM trong số đó vẫn chưa được quy định trong pháp luật Việt Nam
nên nó không xảy ra hoặc có thể xảy ra nhưng vẫn chưa bị xử lý. Còn tất cả các

Hội nghị chống GLTM do Hải quan thế giới triệu tập tại Brussel (Bỉ) với sự tham gia của đại diện Hải quan
từ hơn 50 nước và tổ chức quốc tế. Hội nghị đã xác định các hình thức GLTM và đề ra các biện pháp cụ thể
phòng chống tệ nạn này
7


12

hành vi có hậu quả lớn và tính chất nghiêm trọng đều bị xử lý dưới tội danh chung
của Điều 188 Bộ luật hình sự là buôn lậu.
* Sự khác nhau giữa buôn lậu và gian lận thương mại
Vấn đề đặt ra ở Việt Nam cũng như các quốc gia là việc phân định buôn lậu
và GLTM chưa rõ ràng. Tổ chức hải quan thế giới tại Hội nghị lần thứ 5 về chống
GLTM đã xếp buôn lậu vào một trong những hình thức GLTM nhưng coi đó là loại
hình GLTM đặc biệt nguy hiểm. Ở Việt Nam hiện nay, buôn lậu được coi là hành vi
VPPL và không đồng nhất với GLTM.

Trong bộ luật hình sự Việt Nam chỉ quy định tội buôn lậu nhưng hành vi
GLTM hầu như không được đề cập. Có thể nói GLTM có sự tách biệt với tội danh
buôn lậu. Xét về góc độ pháp luật có thể khởi tố hình sự tất cả các chủ thể có hành
vi vi phạm pháp luật mà thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội ‘vận chuyển trái phép
hàng hóa, tiền tệ qua biên giới’8. Một số dấu hiệu khác nhau để nhận biết buôn lậu
và GLTM:
Xét về bản chất, buôn lậu là lợi dụng sơ hở của công tác quản lý biên giới và
sử dụng các phương tiên tiện cần thiết để đưa hàng hóa biên giới. Ngược lại GLTM
là lợi dụng kẽ hở, thiếu rõ ràng, không chính xác và chưa đầy đủ của luật pháp,
chính sách của cơ quan quản lý nhà nước có chức năng để thực hiện hành vi gian
dối, lừa gạt cơ quan Hải quan để đưa hàng hóa qua cửa khẩu một cách công khai
nhằm thu lợi bất chính. Phạm vi khái niệm GLTM rộng hơn khái niệm buôn lậu.
Xét về tính chất phức tạp và nghiêm trọng thì hành vi buôn lậu thường ở mức
cao hơn hành vi GLTM, nó là trường hợp đặc biệt của GLTM.
Nếu xét dưới góc độ nhận biết thì buôn lậu sẽ dễ nhận thấy hơn còn GLTM
thông thường núp dưới những vỏ bọc hợp pháp.
Xét ở khía cạnh xử lý GLTM trong lĩnh vực QLTT thì khó khăn hơn và
khung hình xử phạt nhẹ hơn.
Nếu xếp ở mức độ nguy hiểm đến nền kinh tế thì hành vi buôn lậu ảnh
hưởng nghiêm trọng hơn hành vi GLTM.
8

Điều 189 bộ luật hình sự, năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)


13

Việc nhận diện tội phạm buôn lậu, GLTM với một số hành vi tương tự và tội
phạm khác có ý nghĩa thiết thực nhằm đưa ra các biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa
một cách có hiệu quả trong tình hình hiện nay.

1.2. Ảnh hưởng của Buôn lậu và Gian lận thương mại đến quốc gia
1.2.1. Ảnh hưởng đối với trật tự an toàn xã hội
Lợi nhuận là động cơ chính thúc đẩy các chủ thể kinh tế sản xuất kinh doanh
tham gia thị trường, vừa làm giàu chính đáng vừa thực hiện các nghĩa vụ đối với
nhà nước và xã hội. Nhưng cũng chính vì động cơ lợi nhuận, có không ít các đối
tượng sẵn sàng lợi dụng những “kẽ hở” của nhà nước về cơ chế, chính sách pháp
luật để buôn lậu, GLTM trái pháp luật để thu về lợi nhuận cao. Trong khi năng lực
quản lý kinh tế nước ta còn nhiều hạn chế, nhiều quy định pháp luật còn nhiều bất
cập tạo nên một khoảng trống để các đối tượng làm ăn phi pháp tận dụng để trục
lợi, vì lợi kinh tế trước mắt mà bỏ qua các yếu tố đạo đức, lương tâm đối với khách
hàng, người tiêu dùng. Hoạt động buôn lậu và GLTM đang từng ngày, từng giờ làm
phá hoại nền kinh tế nước ta, gây thiệt hại rất lớn cho hoạt động kinh doanh sản
xuất của các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Bên cạnh đó, buôn lậu, gian lận
thương mại còn làm giảm uy tín của thương hiệu hàng hóa Việt Nam trên thị trường
quốc tế, làm giảm hiệu lực quản lý của nhà nước, góp phần gia tăng tiêu cực trong
xã hội và tội phạm.
Các hành vi buôn lậu và GLTM hiện nay đã xuất hiện và hoạt động trong
phạm vi cả nước gây rối loạn và xáo trộn về trật tự an ninh và sự an toàn của xã hội.
Chúng tổ chức thực hiện buôn lậu thành đường dây, có tính chuyên nghiệp từ khâu
mua, vận chuyển qua biên giới đến khâu tiêu thụ với sự tham gia của nhiều đối
tượng khác nhau như: người dân ở khu vực biên giới, trong đất liền, người nước
ngoài, công chức Hải quan,... làm cho tình hình an ninh ở biên giới nhiều bất ổn,
khó khăn trong quá trình kiểm soát và xử lý. Đối tượng buôn lậu và GLTM lợi dụng
sự thiếu hiểu biết hoặc đánh vào tâm lý dùng đồng tiền để lôi kéo nhân dân khu vực
cửa khẩu biên giới cùng tham gia với họ và chống lại sự kiểm soát của lực lượng
Hải quan, cơ quan quản lý nhà nước, khi bị phát hiện thì người dân chống trả quyết


14


liệt bởi chính người dân thiếu hiểu biết về pháp luật, hoặc họ cố tình làm trái với
quy định pháp luật để mưu sinh kiếm sống. Bên cạnh các hoạt động kinh tế phần tử
gian thương và các lực lượng diễn biến hoà bình còn lợi dụng cơ hội này để tuyên
truyền tư tưởng cực đoan chủ nghĩa, văn hoá phẩm đồi trụy, xuyên tạc chính sách
của Đảng và nhà nước lôi kéo người dân chống lại nhà nước làm cho tình hình trật
tự an ninh chính trị ở khu vực biên giới diễn biến phức tạp, đe doạ nghiêm trọng
đến trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia.
Mặt khác một số hàng hóa pháp luật cấm như: pháo, thuốc nổ, thuốc phiện,
sản phẩm văn hoá phẩm mang tính đồi trụy,... được đưa vào trong nước không chỉ
làm ảnh hưởng đến tư tưởng đạo đức của người dân khu vực biên giới mà còn cả
nước, đặc biệt là giới trẻ hiện nay, điều đó tác động đến nhiều mặt khác của đời
sống xã hội như gia tăng các tội phạm, giết người cướp tài sản để bán lấy tiền mua
ma tuý, tuyên truyền tư tưởng chống chính quyền nhà nước, quan điểm chênh lệch
giữa kẻ giàu người nghèo,..ảnh hưởng đến an ninh, an toàn xã hội, văn hoá truyền
thống của dân tộc.
Một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước vì lợi ích kinh tế đã bỏ qua các quy
chuẩn đạo đức, nghề nghiệp, quy định của pháp luật để chạy theo đồng tiền, bất
chấp luật pháp của nhà nước để làm giàu cá nhân, làm suy đồi tư tưởng đạo đức sẵn
sàng bán lương tâm “gia nhập đội quân gian thương” gây mất lòng tin của nhân dân,
không đảm bảo về chính trị, an ninh và an toàn xã hội.
1.2.2. Ảnh hưởng đối với nền kinh tế quốc dân
Buôn lậu và GLTM được coi là một trong những nguyên nhân chính gây hại
nghiêm trọng đến nền kinh tế quốc dân. Nó làm suy yếu các ngành công nghiệp,
nền sản xuất địa phương, không khuyến khích hàng hóa nhập khẩu hợp pháp và
giảm nguồn thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, thực tế đang xảy ra ở phần lớn các
nước đang phát triển là tồn tại một nền kinh tế ngầm song hành với các hoạt động
kinh tế chính thức, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến sự quản lý vĩ mô của nhà
nước, gây cản trở và làm lệch hướng đối với chiến lược phát triển các ngành sản
xuất trong nước. Khi hàng hóa nhập lậu xuất hiện với một lượng đủ lớn tại một thị



15

trường nó sẽ phá vỡ sự bình ổn giá cả của thị trường.
Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, nguồn lực còn hạn hẹp
và nghèo nàn, thì vốn đầu tư từ nước ngoài là một nguồn lực vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên vấn nạn kinh doanh hàng hóa nhập lậu, GLTM sẽ bất ổn nền kinh tế làm
mất đi cơ hội thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và các tổ chức nước ngoài.
Các quốc gia tiêu thụ hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam có nguy cơ bị tẩy chay
trên thị trường, ảnh hưởng uy tín của nước ta trong việc thực hiện các Hiệp định
quốc tế liên quan đến kinh tế mà chúng ta là thành viên. Điều đó dẫn đến vấn đề
khó khăn về vốn trong việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển công nghệ dây
chuyền sản xuất, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
Sự ra đời hàng rào thuế quan nhằm mục đích bảo hộ nền sản xuất trong nước
và an ninh trật tự xã hội, thuần phong mỹ tục của dân tộc ta trong suốt thời gian
qua. Nhưng sự phát triển và ngày một gia tăng, cùng với các thủ đoạn tinh vi xảo
quyệt của phần tử buôn lậu, GLTM đã gây thiệt hại không nhỏ đối với nền kinh tế
đất nước. Chẳng hạn, tệ nạn buôn lậu hàng hóa trốn thuế qua cửa khẩu làm thất thu
ngân sách nhà nước, gây khó khăn trong công tác kiểm soát, kiểm tra và quản lý
hoạt động thu thuế, phá hoại nền kinh tế chính trị xã hội nước ta, làm giảm lòng tin
của nhân dân vào Đảng và nhà nước.
Buôn lậu và GLTM tràn lan như một bệnh dịch ở hầu khắp nơi trong cả
nước, nó có mặt ở các cửa khẩu từ Bắc vào Nam các khu vực biên giới với, Lào,
Trung Quốc và Campuchia, từ đồng bằng sang miền núi, từ nông thôn đến thành thị.
Từ hoạt động xuất khẩu và cả nhập khẩu, từ thương mại tiểu ngạch hay chính
ngạch, bất cứ nơi nào, ở đâu, lĩnh vực nào cũng tồn tại tệ nạn buôn lậu và GLTM.
Cư dân biên giới tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu và gian thương vì làm thuê cho
chúng có tiền, dẫn đến việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội ở các khu
vực này trở nên khó khăn hơn.
Việt Nam là thị trường có số lượng lớn người tiêu dùng tương đối dễ tính.

Tuy thu nhập người dân còn thấp, sức mua còn hạn chế nhưng gần 100 triệu dân, thị
trường Việt Nam có nhu cầu lớn về tiêu dùng, đặc biệt là đặc điểm người tiêu dùng


16

nước ta thích hàng hoá rẻ, hàng ngoại và cũng ít quan tâm nhiều đến nguồn gốc và
không cần chứng từ hoá đơn khi mua bán hàng. Mặt khác, nước ta những năm qua
tuy có mặt phát triển về nền sản xuất hàng hóa nhưng nhìn chung chưa thể cạnh
tranh được về chủng loại, mẫu mã, chất lượng với giá cả hàng hóa buôn lậu, GLTM.
Đây là một trong những nhân tố dẫn đến hàng lậu và GLTM lấn át, chiếm lĩnh thị
trường hàng hóa nước ta.
1.2.3. Ảnh hưởng đối với sự quản lý Nhà nước
Trên phương diện quản lý nhà nước về kinh tế, các DN cần được nhà nước
đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh công bằng hoạt động theo
khuôn khổ pháp luật, sản phẩm tạo ra cần phải được bảo vệ trước các yếu tố bất
lợi từ hoạt động phi pháp buôn lậu và GLTM hạn chế gây thiệt hại cho DN.
Việt Nam đang phát triển với một nền sản xuất ở mức còn độ thấp và nhiều
hạn chế, do đó Chính phủ phải thực hiện việc áp dụng các hàng rào thuế quan và phi
thuế quan để bảo hộ nền sản xuất trong nước, nhưng chỉ được một thời gian nhất
định theo cam kết song phương hoặc đa phương với mục đích chấp nhận thâm hụt
cán cân thương mại ở mức nhất định. Dần dần các DN sẽ lớn mạnh và đủ năng lực
cạnh tranh với các DN quốc tế và từng bước ổn định cán cân thương mại có lợi. Tuy
nhiên, hàng lậu đã phá vỡ nền sản xuất trong nước, hàng hóa trong nước không có
khả năng cạnh tranh trước hàng ngoại nhập. Do vậy, kể từ khi đổi mới chính sách
kinh tế đến nay, Việt Nam luôn có cán cân thương mại thâm hụt và nền sản xuất
chưa thể đảm bảo sự cân bằng trong cán cân thương mại.
Bản chất của hành vi buôn lậu và GLTM là việc trốn thuế, tìm kiếm lợi
nhuận tối đa với mức chi phí thấp nhất. Để hạn chế chi phí, cá nhân, doanh
nghiệp không loại trừ bất kỳ phương án nào, kể cả thực hiện hành vi trốn tránh

nghĩa vụ nộp thuế cho nhà. Hoạt động buôn lậu và GLTM thực chất hàm chứa
bên trong là các hành vi trốn thuế XNK, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế gây
thất thu ngân sách, làm cho tài nguyên của quốc gia, tiền của và sức lao động của
nhân dân bị bóc lột, làm mất cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, làm lệch hướng


×