Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Văn bản pháp luật về an toàn bức xạ, hạt nhân ban hành trong 6 tháng đầu năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 8 trang )

PHỔ BIẾN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN BỨC XẠ, HẠT NHÂN
BAN HÀNH TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2016

V

ăn bản pháp luật về an toàn bức xạ, hạt nhân là
phương tiện thể chế hoá quan điểm, đường lối,
chính sách của Đảng về phát triển và ứng dụng năng
lượng nguyên tử; là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng
cường tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước. Bộ
Khoa học và Công nghệ là cơ quan thực hiện chức năng
quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
đang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Trong 6 tháng
đầu năm 2016, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã
ký ban hành 4 Thông tư như sau:

Nội dung cơ bản của Thông tư gồm 2 phần, đó là phần
Thông tư và phần Quy chuẩn kỹ thuật ban hành kèm theo.
Trong đó, nội dung chủ yếu tập trung tại phần Quy chuẩn
kỹ thuật quy định về các yêu cầu đối với hoạt động kiểm
định, tiêu chí chấp nhận cho kiểm định thiết bị chụp cắt
lớp vi tính; điều kiện sử dụng thiết bị chụp cắt lớp vi tính
dùng trong y tế. Tại phụ lục của kèm theo quy chuẩn quy
định các phép kiểm tra, dụng cụ đo kiểm tra và quy trình
đo kiểm tra, phương pháp đánh giá kết quả.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm
2016. Kể từ thời điểm Thông tư này có hiệu lực, các quy


(1) Thông tư số 02/2016/TT-BKHCN ngày 25 tháng 3 định tại Quyết định số 32/2007/QĐ-BKHCN ngày 31
năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công
ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị nghệ sẽ không áp dụng cho việc kiểm định thiết bị chụp
chụp cắt lớp vi tính dùng trong y tế.
cắt lớp vi tính dùng trong y tế.
(2) Thông tư số 04/2016/TT-BKHCN ngày 04 tháng 4
năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
quy định về thẩm định báo cáo đánh giá an toàn bức xạ
trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng phóng xạ.

2. Thông tư số 04/2016/TT-BKHCN ngày 04
tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và
Công nghệ quy định về thẩm định báo cáo đánh giá
an toàn bức xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác
(3) Thông tư số 06/2016/TT-BKHCN ngày 22 tháng quặng phóng xạ.
4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
quy định về việc cấp Giấy đăng ký và cấp Chứng chỉ
hành nghề đối với một số hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng
dụng năng lượng nguyên tử.

Điều 58 Luật năng lượng nguyên tử năm 2008 (NLNT)
quy định cơ sở thăm dò, khai thác quặng phóng xạ phải lập
báo cáo đánh giá an toàn bức xạ trình cơ quan an toàn bức
xạ và hạt nhân thẩm định. Điểm c Khoản 1 Điều 77 của
Luật này cũng quy định, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp
(4) Thông tư số 10/2016/TT-BKHCN ngày 13 tháng 6 giấy phép thăm dò, khai thác trên cơ sở kết quả thẩm định
năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ an toàn của cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân.
quy định nội dung Báo cáo phân tích an toàn trong hồ sơ
cấp phép xây dựng Nhà máy điện hạt nhân.
Thực hiện quy định của Luật NLNT, ngày 04 tháng 4

năm 2016 Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ký ban
1. Thông tư số 02/2016/TT-BKHCN ngày 25 tháng hành Thông tư số 04/2016/TT-BKHCN quy định về
3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công thẩm định báo cáo đánh giá an toàn bức xạ trong hoạt
nghệ ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với động thăm dò, khai thác quặng phóng xạ. Nội dung quy
định của Thông tư gồm 03 Chương,09 Điều và 02 Phụ
thiết bị chụp cắt lớp vi tính dùng trong y tế.
lục kèm theo, trong đó, Chương I về các vấn đề quy định
Ngày 25 tháng 3 năm 2016, Bộ trưởng Bộ Khoa học chung, gồm 04 điều quy định về đối tượng, phạm vi áp
và Công nghệ ký ban hành Thông tư số 02/2016/TT- dụng; giải thích từ ngữ và phân loại cơ sở thăm dò, khai
BKHCN trong đó kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc thác quặng phóng xạ; Chương II quy định về hồ sơ, trình
gia QCVN 12:2016/BKHCN quy định về các yêu cầu tự, thủ tục và nội thẩm định báo cáo đánh giá an toàn;
kỹ thuật, quy trình để kiểm định và các yêu cầu quản lý Chương III quy định về điều khoản thi hành; Phụ lục
đối với thiết bị chụp cắt lớp vi tính dùng trong y tế.
Số 2 năm 2016

THÔNG TIN
PHÁP QUY HẠT NHÂN

67


PHỔ BIẾN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
kèm theo quy định về mẫu biểu đề nghị thẩm định và
mẫu báo cáo đánh giá an toàn đối với từng loại hình cơ sở.
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6
năm 2016.

3. Thông tư số 06/2016/TT-BKHCN ngày 22
tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và
Công nghệ quy định về việc cấp Giấy đăng ký và

cấp Chứng chỉ hành nghề đối với một số hoạt động
dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
Ngày 22 tháng 4 năm 2016Bộ trưởng Bộ Khoa học
và Công nghệ ký ban hành Thông tư số 06/2016/
TT-BKHCN quy định về việc cấp Giấy đăng ký và cấp
Chứng chỉ hành nghề đối với một số hoạt động dịch vụ
hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử và có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2016. Thông tư ban
hành nhằm hướng dẫn thực hiện quy định tại các Điều
68, 69 và 70 của Luật NLNT.
Nội dung Thông tư quy định về việc cấp Giấy đăng ký,
Chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng
lượng nguyên tử gồm 3 chương, 21 Điều và 03 Phụ lục
kèm theo.
Theo quy định của Thông tư, tổ chức, cá nhân thực hiện
hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên
tử với các loại hình dịch vụ quy định tại Điều 68 của Luật
NLNT phải có giấy đăng ký và Chứng chỉ hành nghề
dịch vụ. Trong đó quy định rõ thời hạn của Giấy đăng ký
là 03 năm, Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đối với cá nhân
không quy định thời hạn.
Thông tư cũng đã quy định rõ và đầy đủ yêu cầu về hồ
sơ, trình tự,thủ tục đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi, cấp lại
Giấy đăng ký và Chứng chỉ hành nghề được quy định tại
Chương II của Thông tư, kèm theo là các Biểu mẫu của
các phụ lục kèm theo Thông tư.

68

THÔNG TIN

Số 2 năm 2016
PHÁP QUY HẠT NHÂN

Để bảo đảm thực hiện đúng yêu cầu trong kiểm soát
hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên
tử, Thông tư đã quy định rõ trách nhiệm của tổ chức,
cá nhân đề nghị cấp Giấy đăng ký, cấp chứng chỉ; trách
nhiệm của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.

4. Thông tư số 10/2016/TT-BKHCN ngày 13
tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và
Công nghệ quy định nội dung Báo cáo phân tích an
toàn trong hồ sơ cấp phép xây dựng Nhà máy điện
hạt nhân.
Thông tư số 10/2016/TT-BKHCN được ban hành
nhằm hướng dẫn thực hiện quy định của Nghị định số
70/2010/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2010 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật năng lượng nguyên tử về nhà máy điện hạt
nhân. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8
năm 2016.
Nội dung Thông tư gồm 06 điều và 01 phụ lục kèm theo.
Từ điều 1 đến điều 3 quy định về phạm vi điều chỉnh,
đối tượng áp dụng và giải thích từ ngữ. Điều 5 và Điều 6
quy định nội dung Báo cáo phân tích an toàn trong hồ sơ
đề nghị cấp phép xây dựng nhà máy điện hạt nhânvà hồ
sơ, trình tự, thủ tục thẩm định Báo cáo. Nội dung trọng
tâm của Thông tư được quy định tại Phụ lục, trong đó
quy định Báo cáo phân tích an toàn Hồ sơ, trình tự, thủ
tục thẩm định các yêu cầu về đánh giá địa điểm, các khía

cạnh thiết kế chung; mô tả các hệ thống chính của nhà
máy điện hạt nhân; phân tích an toàn; chương trình hiệu
chỉnh và vận hành thử; các khía cạnh vận hành; các điều
kiện và giới hạn vận hành; bảo vệ bức xạ; ứng phó sự cố;
các khía cạnh môi trường; quản lý chất thải phóng xạ;
tháo dỡ và các vấn đề kết thúc vận hành./.
ThS. Nguyễn Thị Hoàn Tổng hợp


PHỔ BIẾN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

CÁC TÀI LIỆU
HƯỚNG DẪN PHÁP QUY CỦA IAEA
MỚI BAN HÀNH TRONG NĂM 2016
An toàn bức xạ đối với các sản phẩm tiêu dùng
(Radiation Safety for Consumer Products, IAEA Safety
Standards Series No. SSG-36)

T

rong các tiêu chuẩn an toàn của IAEA, “sản phẩm
tiêu dùng” được đinh nghĩa là một thiết bị hoặc
một mặt hàng được sản xuất với việc đưa vào trong
thành phần của chúng một cách có chủ định các hạt
nhân phóng xạ hoặc được sản xuất bằng cách kích hoạt
hoặc chúng phát ra bức xạ ion hóa. Các sản phẩm này
có thể được bán hoặc được lưu hành trong công chúng
không cần sự giám sát đặc biệt hay kiểm soát pháp quy
nào sau khi bán. Có nhiều sản phẩm như vậy, như đá quý
chiếu xạ, được bán trong các trung tâm thương mại và

trên Internet. Hướng dẫn an toàn này đưa ra phương
pháp quản lý để cho phép sản xuất và cung cấp các sản
phẩm đó tới người dân, bao gồm việc luận chứng, đánh
giá an toàn và áp dụng tiêu chuẩn miễn trừ. Hướng dẫn
cũng sẽ giúp các nhà sản xuất, các công ty vận chuyển
và các nhà cung cấp để tuân thủ các quy định pháp quy
trong suốt vòng đời của sản phẩm, bao gồm cả tái chế và
thải bỏ khi kết thúcđời sống hữu ích của nó.
Thiết kế hệ thống điện cho nhà máy điện hạt nhân

(Design of Electrical Power Systems for Nuclear Power
Plants, IAEA Safety Standards Series No. SSG-34)

H

ướng dẫn an toàn này đưa ra các khuyến cáo về các
đặc trưng kỹ thuật cần thiết của các hệ thống điện
cho các nhà máy điện hạt nhân và của các quá trình để
phát triển các hệ thống này nhằm đáp ứng các quy định về
an toàn trong Các tiêu chuẩn an toàn của IAEA No. SSR2/1 (Bản sửa đổi). Ấn phẩm phản ánh các thay đổi trong
SSR-2/1, cụ thể là quy định 68 về nguồn điện dự phòng.
Thiết kế hệ thống I&C cho nhà máy điện hạt nhân

và No. NS-G-1.3. Phần sửa đổi đã xem xét đến việc phát
triển của hệ thống I&C kể từ khi ban hành các Hướng
dẫn an toàn trước đây. Các thay đổi chính liên quan đến
sự phát triển liên tục của các ứng dụng máy tính và sự
phát triển của các phương pháp cần thiết cho việc sử
dụng thực hành, an toàn và an ninh của chúng. Bên cạnh
đó, các phát triển về kỹ thuật liên quan đến yếu tố con

người và các yêu cầu về đảm bảo an ninh máy tính cũng
đã được xem xét. Tiêu chuẩn hướng dẫn an toàn này
cũng đã tham khảo các Tiêu chuẩn an toàn khác và các
ấn phẩm về An ninh hạt nhân của IAEA đối với các nội
dung hướng dẫn liên quan đến thiết kế I&C.
Quản lý trước khi xử lý chất thải phóng xạ từ
các NMĐHN và các lò phản ứng nghiên cứu
(Predisposal Management of Radioactive Waste from
Nuclear Power Plants and Research Reactors, IAEA
Safety Standards Series No. SSG-40)

H

ướng dẫn an toàn này cung cấp cho các tổ chức
vận hành phát sinh và quản lý chất thải phóng xạ
cũng như cơ quan pháp quy và các cơ quan chính phủ
các khuyến cáo làm thế nào để đáp ứng các yêu cầu về
quản lý trước khi thải bỏ chất thải phóng xạ sinh ra từ
các NMĐHN và các lò phản ứng nghiên cứu (bao gồm
cả các bó nhiên liệu dưới tới hạn và tới hạn). Tài liệu
cũng đề cập tất cả các giai đoạn trong vòng đời của cơ
sở quản lý chất thải, bao gồm lựa chọn địa điểm, thiết
kế, xây dựng, nghiệm thu bàn giao,vận hành, ngừng hoạt
động và tháo dỡ. Tài liệu đề cập đến tất cả các bước thực
hiện trong quản lý chất thải phóng xạ kể từ khi phát sinh
chất thải đến (nhưng không bao gồm) thải bỏ, bao gồm
việc xử lý (tiền xử lý, xử lý và điều kiện hóa). Chất thải
phóng xạ sinh ra trong điều kiện hoạt động bình thường
và trong trường hợp sự cố cũng được xem xét.


(Design of Instrumentation and Control Systems for
Nuclear Power Plants, IAEA Safety Standards Series
No. SSG-39)

LA tổng hợp

T

ài liệu này là bản sửa đổi và kết hợp 2 Hướng dẫn an
toàn, IAEA Safety Standards Series No. NS-G-1.1
Số 2 năm 2016

THÔNG TIN
PHÁP QUY HẠT NHÂN

69


TRANG ĐỊA PHƯƠNG

CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN BỨC XẠ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

T

hành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế,
tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt
nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong
ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước. Trong thời

gian qua cùng với sự phát triển của Thành phố, các kỹ
thuật bức xạ ngày càng được ứng dụng rộng rãi và phổ
biến trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp, y tế, nông
nghiệp, nghiên cứu, đào tạo. Các thiết bị bức xạ tiên tiến
và nguồn phóng xạ đã góp phần tăng năng suất, chất
lượng sản phẩm; nâng cao năng lực chẩn đoán và điều
trị bệnh, phục vụ có hiệu quả cho người dân;đồng thời,
những yêu cầu về quản lý nhà nước về an toàn và an ninh
nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ cũng được đặt ra ngày
càng cao nhằm đảm bảo an toàn bức xạ cho con người và
môi trường xung quanh.
Đây cũng là địa phương có số lượng thiết bị X-quang y
tế nhiều nhất trong cả nước và là một trong những địa
phương có số lượng nguồn phóng xạ được sử dụng nhiều
nhất. Theo thống kê, thành phố hiện có khoảng 650 cơ
sở sử dụng hơn 1.350 thiết bị X-quang chẩn đoán y tế
và 83 cơ sở bức xạ, sử dụng và lưu giữ 489 nguồn phóng
xạ, tập trung vào các lĩnh vực xạ trị, y học hạt nhân, dầu
khí, chụp ảnh phóng xạ công nghiệp và đo đạc trong xây
dựng.

Sau 11 năm hoạt động (2005-2015), công tác quản lý
nhà nước về ATBX tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt
được những kết quả đánh ghi nhận: từ năm 2006 Sở
Khoa học và Công nghệ đã thực hiện quy trình cấp phép
theo tiêu chuẩn ISO nên thời gian cấp phép chỉ còn từ
5-7 ngày làm việc, nhanh hơn so với thời gian quy định
giúp giảm bớt thời gian đi lại, đáp ứng được yêu cầu cải
cách hành chính. Số cơ sở y tế đã có Giấy phép tiến hành
công việc bức xạ đạt 94,8%.

Về thực thi các quy định bảo đảm an toàn bức xạ:
Kiểm định thiết bị: 100% các cơ sở khi cấp phép lần
đầu đều có kiểm định thiết bị, tuy nhiên chỉ có khoảng
80% cơ sở thực hiện kiểm định định kỳ theo quy định;

Diện tích phòng đặt thiết bị: 20% đạt tiêu chuẩn,
còn 80% không đạt (thường có diện tích nhỏ hơn quy
định);

Giới hạn liều chiếu tại vị trí nhân viên kỹ thuật, vị
trí ngồi chờ của bệnh nhân, khu vực công chúng qua lại:
100% đạt yêu cầu (có một số cơ sở đã phải sửa chữa sau
thẩm định để bảo đảm an toàn bức xạ theo tiêu chuẩn môi
trường);

Hình 1: Phân bố thiết bị X-quang theo loại hình họat động của cơ sở

70

THÔNG TIN
Số 2 năm 2016
PHÁP QUY HẠT NHÂN


TRANG ĐỊA PHƯƠNG

Hình 2: Thống kê số lượng nguồn phóng xạ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Quy trình vận hành thiết bị, Nội quy an toàn, …: đạt
90% (10% các cơ sở Nha khoa thường thiếu quy trình vận

hành, do bộ phận điều khiển chỉ là một phím bấm);
Đèn, biển cảnh báo: 90% đạt yêu cầu (10% các cơ sở
Nha khoa thường không có đèn cảnh báo, chỉ dán tín
hiệu cảnh báo);
Trang bị áo chì bảo vệ, liều kế cá nhân: 85% cơ sở được
trang bị (15% các cơ sở là Phòng X-quang tư nhân và Nha
khoa thiếu sử dụng loại trang thiết bị này);
Thực hiện các quy định khác như: chỉ có 1% thực hiện
khai báo, 10% thực hiện đánh giá ATBX và báo cáo định
kỳ hàng năm, 29% lập hồ sơ theo dõi sức khỏe NVBX,
27% lập sổ theo dõi vận hành thiết bị.
Qua khảo sát và đánh giá thực tế cho thấy ưu điểm công
tác quản lý hiện nay có sự đóng góp rất lớn của các văn
bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này, các văn bản
hiện khá đầy đủ, do đó việc chấp hành các quy định về
an toàn bức xạ của các cơ sở y tế đã triệt để hơn những
năm trước đây, nhất là các yêu cầu về an toàn bức xạ
trong y học hạt nhân tại một số bệnh viện lớn tại thành
phố. Mặc dù là một trong những địa phương có số lượng
nguồn bức xạ nhiều nhất, kể cả số lượng cơ sở có nguồn
phóng xạ; và là nơi trung chuyển các nguồn bức xạ đi

Hình 3: Kiểm tra ATBX tại cơ sở y tế

một số tỉnh khác. Tuy nhiên, tính đến nay các sự cố xảy
ra trên địa bàn vào năm 2013-2014 đều đã được ứng
phó kịp thời, chưa gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cộng
đồng, an toàn và an ninh xã hội. Ngoài ra việc chấp hành
các quy định về an toàn bức xạ đã được thực hiện nghiêm túc hơn, nhân viên bức xạ thường xuyên được cập
nhật các văn bản pháp luật mới có liên quan, bên cạnh

đó nhiều cơ sở đã đầu tư đổi mới thiết bị X-quang chẩn
đoán thế hệ mới, thay thế các thiết bị cũ bằng các thiết
bị chụp X-quang kỹ thuật số hiện đại hơn qua đó góp
phần nâng cao chất lượng chẩn đoán bệnh, an toàn cho
môi trường và cộng đồng. Vấn đề an ninh nguồn phóng
xạ và ứng phó sự cố được quan tâm nhiều hơn, đã nâng
cao ý thức chấp hành các quy định pháp luật của các cơ
sở bức xạ trong việc lưu giữ, sử dụng, vận chuyển, nhập
khẩu các nguồn phóng xạ.
Một số hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý an
toàn bức xạ như:
- Một số văn bản có nội dung chưa thống nhất;
- Công tác thống kê chất thải phóng xạ đã được triển
khai nhưng chưa đầy đủ;

Hình 4: Các nguồn phóng xạ đã phát hiện và xử lý trong các sự cố bức xạ
Số 2 năm 2016

THÔNG TIN
PHÁP QUY HẠT NHÂN

71


TRANG ĐỊA PHƯƠNG

- Tổ chức kiểm tra các cơ sở bức xạ để nắm bắt tình
hình thực tế tại các cơ sở bức xạ trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh;
- Giải đáp thắc mắc liên quan đến văn bản pháp luật,

quy định về cấp phép, hướng dẫn thực hiện các quy
định về an toàn bức xạ thông qua điện thoại, email,
trang web Sở KH&CN.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến các
kiến thức về an toàn bức xạ cho người dân tại các
quận, huyện để ghi nhận những ý kiến đóng góp và
đề xuất của người dân hoặc hướng dẫn người dân
một số biện pháp về an toàn khi đến khám chữa
bệnh tại các cơ sở y tế.
Hình 5: Cho nhiều người vào phòng X-quang,
không che chắn các cơ quan nhạy cảm với bức
xạ cho bệnh nhân và người thân

- Chưa có quy định của ngành y tế về việc giới hạn
chỉ định chụp X-quang dẫn đến lạm dụng chụp
X-quang và CT cho bệnh nhân đang xảy ra tại một
số bệnh viện, điều này có thể vô tình mang lại các rủi
ro về bức xạ cho bệnh nhân;
- Việc tuân thủ một số quy định về an toàn bức xạ
cụ thể là che chắn các bộ phận nhạy cảm với bức xạ
cho bệnh nhân trong quá trình chụp chưa được thực
hiện một cách nghiêm túc, 98% các cơ sở không
thực hiện việc che chắn cho bệnh nhân.
- Các quy định về an toàn bức xạ trong công nghiệp
và một số lĩnh vực khác chưa được cụ thể và đầy đủ.
Để giải quyết tình trạng trên Sở Khoa học và Công nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh (Sở KH&CN) đã đề ra một số
giải pháp như:
- Đôn đốc, nhắc nhở bằng văn bản để các đơn vị thực
hiện tốt công tác báo cáo định kỳ hàng năm về thực

trạng an toàn bức xạ tại đơn vị;
- Phối hợp với Sở Y tế, Cục An toàn bức xạ và hạt
nhân rà soát danh sách của các cơ sở bức xạ trên địa
bàn thành phố;

72

THÔNG TIN
Số 2 năm 2016
PHÁP QUY HẠT NHÂN

- Đối với công tác ứng phó sự cố, Sở KH&CN cũng
đã liên thông với số điện thoại khẩn cấp 114 để tiếp
nhận các thông báo của người dân liên quan đến
nguồn phóng xạ. Trong năm 2015, để tăng cường
năng lực và cơ sở vật chất cho đội ngũ quản lý an
toàn bức xạ, Sở KH&CN đã cử cán bộ tham gia
các lớp tập huấn về ứng phó sự cố bức xạ, an toàn
và an ninh nguồn phóng xạ đồng thời trang bị thêm
02 thiết bị quét quang phổ Atomtex phục vụ công
tác rà tìm và phát hiện nguồn phóng xạ. Hiện tại Sở
KH&CN đang phối hợp với các chuyên gia và đơn vị
chuyên môn triển khai việc rà soát các nguồn phóng
xạ vô chủ tại các cơ sở phế liệu trên địa bàn thành
phố nhằm tăng cường kiểm soát các rủi ro tiềm ẩn
của nguồn phóng xạ vô chủ.
Công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ là hoạt động
mang tính trách nhiệm cộng đồng cao nhằm đảm bảo an
toàn cho người sử dụng, người bệnh trong khám chữa
bệnh cũng như bảo vệ môi trường khỏi các tác động có

hại từ bức xạ ion hóa. Việc sử dụng kỹ thuật hạt nhân
và bức xạ ion hóa trong cuộc sống chỉ thực sự là vấn đề
nhân đạo khi chúng ta quan tâm đầy đủ đến công tác
đảm bảo an toàn./.



RESPONSE



×