những khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lợng thẩm định
tại Ngân hàng đầu t và phát triển hà tây
I. Những khuyến nghị đối với Nhà nớc:
1- Về quy hoạch tổng thể nền kinh tế:
Nhà nớc cần phải công bố quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội
theo ngành, vùng lãnh thổ và theo từng thời kỳ. quy hoạch tổng thể này sẽ tạo
điều kiện cho các NHTM có cơ sở lập kế hoạch tín dụng trung dài hạn sao cho
phù hợp với yêu cầu của từng ngành kinh tế vừa đảm bảo đợc nhu cầu về vốn đầu
t của các doanh nghiệp, phục vụ đợc mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đồng thời
tránh đợc những rủi ro đầu t sai hớng của NHTM.
2- Về vấn đề thực hiện chế độ kế toán thống kê:
Nhà nớc cần chỉ đạo và có những biện pháp bắt buộc các doanh nghiệp thực
hiện nghiêm túc chế độ kế toán thông kê và thông tin báo cáo theo đúng quy định.
Bên cạnh đó, ban hành quy chế kiểm toán bắt buộc và công khai tình hình tài
chính của doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện giúp NHTM trong việc phân tích thực
trạng hoạt động của doanh nghiệp, qua đó có cơ sở phòng ngừa rủi ro tín dụng.
3- Củng cố các cơ quan t vấn và hoạt động t vấn:
Nhà nớc cần củng cố các cơ quan, công ty t vấn hiện có để đáp úng đợc nhu
cầu thuê thẩm định, thuê kiểm định thông tin về dự án. Cần có những văn bản
pháp lý quy định rõ trách nhiệm, phạm vi hoạt động của các công ty này nh Luật
t vấn, Hớng dẫn thi hành Luật t vấn ...Bởi trong nền kinh tế thị trờng, nhu cầu
đợc t vấn là rất lớn, các nhà doanh nghiệp cần đợc t vấn để tiến hành các hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình đúng pháp luật Nhà nớc, để giải quyết các
khó khăn vớng mắc về kỹ thuật về hành chính... Đối với các NHTM, công tác t
vấn cũng đặc biệt cần thiết nhất là đối với những lĩnh vực mà ngân hàng còn ít đợc
tiếp cận nh t vấn về thị trờng, về kỹ thuật về pháp lý trong hoạt động tín dụng
ngân hàng. Thực hiện tốt điều này không những giúp cho NHTM hoạt động tín
dụng có hiệu quả hơn mà còn hạn chế đợc tình trạng đổ vỡ tín dụng, phân định đ-
ợc một cách rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ tín dụng, của cấp lãnh
đạo... tránh đợc tình trạng hình sự hoá các sai sót trong hoạt động tín dụng
ngân hàng, gây tâm lý hoang mang trong các cán bộ tín dụng, làm ảnh hởng
không nhỏ đến doanh số cho vay của các NHTM Việt nam nh trong thời gian vừa
qua.
4- Bố trí sắp xếp và tổ chức lại các doanh nghiệp nhà n ớc:
Đối với những doanh nghiệp nhà nớc hoạt động kém hiệu quả, kinh doanh
thua lỗ kéo dài, nên tìm giải pháp cho tiến hành cổ phần hoá hoặc ngừng hoạt
động. Chỉ nên duy trì và phát triển những doanh nghiệp làm ăn thực sự có lãi,
những danh nghiệp có vai trò thực sự quan trọng đối với nền kinh tế. Từ đó, tạo
điều kiện cho kinh doanh tín dụng của NHTM nâng đợc hiệu quả và hạn chế bớt
những rủi ro.
II. Những khuyến nghị đối với NHNN Việt nam:
1- Vấn đề nắm bắt thông tin kinh tế xã hội và định h ớng cho các NHTM.
Ngân hàng Nhà nớc trên địa bàn Tỉnh, Thành phố cần nắm vững phơng hớng,
nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế của địa phơng mình. Qua đó t vấn cho các
NHTM trên địa bàn đầu t vốn cho các dự án của các doanh nghiệp sao cho đúng
hớng, phát huy đợc hiệu quả của vốn đầu t và thu hồi vốn đúng hạn.
2- Thu thập và xử lý các thông tin tín dụng, thông tin về doanh nghiệp
Ngân hàng Nhà nớc cần mở rộng phạm vi và nội dung của thông tin tín dụng
trên địa bàn mình quản lý nhằm cung cấp thông tin theo yêu cầu của các NHTM
về các doanh nghiệp, giúp cho các NHTM có những thông tin cần thiết để thẩm
định và phân tích rủi ro trớc khi đầu t vốn cho doanh nghiệp. Cần tạo lập cơ chế
để các NHTM cung cấp đầy đủ chính xác , kịp thời các thông tin số liệu cho
Trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN Việt nam. Từng bớc thu thập và xử
lý các thông tin về doanh nghiệp, tiến hành sắp xếp, cho điểm và phân loại đối với
các doanh nghiệp để lấy đó làm cơ sở cho các NHTM tham khảo khi triển khai
hoạt động thẩm định, phân tích rủi ro dự án trớc khi tiến hành tài trợ. Đối với bộ
phận thông tin phòng ngừa rủi ro của các NHTM cũng cần đợc củng cố và thờng
xuyên cung cấp các thông tin cần thiết cho các chi nhánh của mình.
3- H ớng dẫn thống nhất về nội dung các chỉ tiêu thẩm định cho các
NHTM và tổng kết kinh nghiệm.
Ngân hàng Nhà nớc Việt nam cần sớm ban hành một tài liệu hớng dẫn chung
cho các NHTM về nội dung và quy trình thẩm định một DAĐT...Trên cơ sở sự kết
hợp với Bộ kế hoạch và đầu t, Bộ Xây dựng, Bộ khoa học công nghệ và môi tr-
ờng... Sao cho phù hợp với thực tiễn của Việt nam hiện nay đồng thời, đảm bảo đ-
ợc đúng thông lệ quốc tế.
Sau từng thời kỳ, NHNN Việt nam cần tổ chức những hội nghị tổng kết việc
đầu t của các NHTM vào từng lĩnh vực, từng nghành nghề trong nền kinh tế, từ đó
rút ra những bài học kinh nghiệm và góp phần định hớng đầu t trong thời gian tiếp
theo. Tránh hiện tợng đầu t tràn lan theo phong trào hoặc theo ý chí chủ quan của
một số ngời mà không tính đến các yếu tố khách quan của thị trờng, đến quan hệ
cung cầu...Dẫn đến tình trạng sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ đợc trong thời
gian vừa qua nh một số các dự án nh, vật liệu xây dựng, đờng mía....làm cho vốn
vay NH khó hoặc không thể hoàn trả đợc, đó chính là một trong những nguyên
nhân sâu xa gây rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng.
III. Những khuyến nghị đối với NHĐT&PT Việt nam:
1- Tập trung nâng cao chất l ợng công tác thẩm định trong toàn hệ thống,
bắt đầu từ công tác bồi d ỡng cán bộ.
Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam cần đặc biệt chú ý vấn đề nâng cao
chất lợng cán bộ thẩm định và phân tích rủi ro dự án. Muốn vậy, cần mở các lớp
đào tạo ngắn ngày hoặc dài ngày về chuyên môn, tin học, ngoại ngữ...để cán bộ
nâng cao trình độ, đồng thời mời các chuyên gia giỏi đến để truyền đạt các kịnh
nghiệm thẩm định.
2- Tăng c ờng hợp tác trong n ớc và quốc tế.
Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam cần tăng cờng và mở rộng các quan
hệ hợp tác trong nớc và quốc tế nh các cơ quan các viện nghiên cứu, dự báo về
chiến lợc kinh tế, về thị trờng giá cả...Qua đó tạo lập đợc các kênh cung cấp thông
tin ổn định có chất lợng và đợc cập nhật thờng xuyên, đảm bảo tính chính xác cho
các thông tin dùng cho công tác thẩm định và phân tích rủi ro của các DAĐT, đáp
ứng đợc yêu cầu đòi hỏi về thông tin tín dụng cho các ngân hàng trong cùng hệ
thống.
3- Tổ chức trang bị một cách đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ công tác thẩm
định:
Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam cần tạo điều kiện đầu t trang bị một
cách đồng bộ các hệ thống máy tính, các thiết bị tin học...Bên cạnh đó, tổ chức
việc phối hợp giữa các cán bộ tin học ngân hàng với các chuyên gia thẩm định để
cùng nhau xây dựng những phần mềm thẩm định bằng tiếng Việt để có thể mau
chóng đa ứng dụng thẩm định dự án đợc tin học hoá vào thực tiễn.
IV. Khuyến nghị với Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà Tây.
Xuất phát từ quá trình nghiên cứu thực tiễn hoạt động tín dụng trung dài hạn
của Ngân hàng Đầu t và Phát triển Hà Tây, tôi xin đa ra một số khuyến nghị và
giải pháp cụ thể nhằm từng bớc hoàn thiện và nâng cao chất lợng công tác thẩm
định dự án.
1- NHĐT&PT Hà Tây cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm dự án.
Ngân hàng có thể và cần chủ động cùng các chủ doanh nghiệp căn cứ vào
các thông tin định hớng về quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, thông tin về thị tr-
ờng... để cùng nhau xây dựng các phơng án đầu t phát triển sản xuất kinh doanh.
Bởi trong điều kiện kinh tế thị trờng ở nớc ta hiện nay, sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp với nhau cũng nh sự cạnh tranh giữa các NHTM là rất gay gắt. Việc
NHTM cùng doanh nghiệp tìm phơng án vay vốn sẽ tạo điều kiện cho doanh
nghiệp có vốn để sản xuất kinh doanh, đồng thời ngân hàng có đợc tính chủ động
trong việc nắm bắt các thông tin về dự án ngay từ những bớc đầu...Điều này sẽ tạo
cơ sở thuận lợi trong công tác thẩm định dự án cũng nh khả năng ngân hàng chủ
động về tạo lập các nguồn vốn tài trợ cho dự án.
2- Từng b ớc đổi mới và hoàn thiện ph ơng thức thẩm định theo h ớng đáp
ứng yêu cầu thẩm định một cách toàn diện các DAĐT.
Thực tế công tác thẩm định dự án đầu t ở Ngân hàng Đầu t Và Phát triển Hà
Tây cũng nh phần lớn các NHTM Việt nam hiện nay mới chỉ quan tâm chủ yếu
đến phần thẩm định nội dung tài chính của DAĐT mà cha tiến hành phân tích và
thẩm định một cách đầy đủ nội dung về thị trờng, về kỹ thuật của dự án. Trong
quá trình nghiên cứu chọn lọc và phân tích các thông tin để lập dự án, chủ đầu t
phải xuất phát từ các yêu cầu thực tế của thị trờng, từ các số liệu về giá bán cạnh
tranh trên thị trờng, đòi hỏi về chất lợng mẫu mã sản phẩm của khách hàng...Để từ
đó, xây dựng các phơng án công nghệ - kỹ thuật nhằm sản xuất ra sản phẩm với
chất lợng thoả mãn các yêu cầu thơng mại trên thị trờng. Đối với mỗi phơng án kỹ
thuật, sẽ có một phơng án về tài chính đi kèm, có thể nói các nội dung trong một
dự án đầu t có sự liên kết rất chặt chẽ, nội dung sau đợc xây dựng trên cơ sở của
nội dung trớc. Nh vậy, việc thẩm định một dự án đầu t mà chỉ tập trung vào phân
tích tài chính nh các NHTM Việt nam hiện nay đang làm là cha mang tính toàn
diện và tính hệ thống trong các yêu cầu của công tác thẩm định dự án. Để đảm
bảo các kết luận thẩm định thực sự có giá trị, có ý nghĩa tham mu cho cấp lãnh
đạo và cán bộ tín dụng trong việc ra quyết định đầu t đối với dự án, công tác thẩm
định cần đợc đổi mới theo nguyên tắc thẩm định toàn diện tất cả các nội dung
trong dự án xin vay mà khách hàng gửi đến ngân hàng. Tuy nhiên, để thực hiện đ-
ợc yêu cầu này nó đòi hỏi một quá trình làm quen nhất định, và trong quá trình
này chắc chắn các cán bộ thẩm định sẽ gặp phải một số khó khăn cơ bản, mà khó
khăn lớn nhất là vấn đề thu thập và cách thức xử lý các thông tin để có thể đa ra
các kết luận có giá trị tham mu cho cấp lãnh đạo. Một thực tế hiện nay là phần
lớn cán bộ làm công tác tín dụng và thẩm định ở Ngân hàng Đầu t và Phát triển
Hà Tây nói riêng và các NHTM Việt nam nói chung đều đợc đào tạo ở các trờng
thuộc khối kinh tế, do đó khả năng nắm bắt các vấn đề thị trờng, kỹ thuật sẽ gặp