Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

VŨ tài THẮNG KHẢO sát THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN lực dược tại các cơ sở y tế CÔNG lập TỈNH hòa BÌNH, năm 2018 LUẬN văn dược sĩ CHUYÊN KHOA cấp i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 65 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
***** *****

VŨ TÀI THẮNG

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
NGUỒN NHÂN LỰC DƯỢC
TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ CƠNG LẬP
TỈNH HỊA BÌNH, NĂM 2018

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
***** *****

VŨ TÀI THẮNG

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
NGUỒN NHÂN LỰC DƯỢC
TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ CƠNG LẬP
TỈNH HỊA BÌNH, NĂM 2018
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60 73 20

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Song Hà


Nơi thực hiện đề tại : Trường Đại học Dược Hà Nội
Thời gian thực hiện: từ tháng 08/2019 đến tháng 11/2019

HÀ NỘI, NĂM 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, trong quá trình nghiên cứu và thực hiện
đề tài, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo, gia đình,
đồng nghiệp và bạn bè.
Trước hết cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc
tới PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà - Trưởng Phòng Sau đại học, Trường Đại
học Dược Hà Nội đã luôn tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q
trình làm luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, Phịng Sau đại
học, Bộ mơn Quản lý kinh tế Dược, phòng ban, thư viện nhà trường, các
thầy giáo, cô giáo giảng dạy - Trường Đại học Dược Hà Nội, đã cung cấp
cho tôi những kiến thức hữu ích và tạo điều kiện tốt nhất để tơi hồn thành
luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Sở Y tế tỉnh Hịa Bình,
phịng Tổ chức cán bộ, các phịng chun mơn thuộc Sở Y tế, Lãnh đạo
các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở Y tế tỉnh Hịa Bình đã tạo điều kiện giúp
tơi trong suốt quá trình học tập và thu thập số liệu để hồn thành luận văn.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè và người thân,
những người luôn bên cạnh ủng hộ, chia sẻ và động viên tơi có thêm quyết
tâm trong suốt chặng đường học tập và thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2019
Học viên

Vũ Tài Thắn



MỤC LỤC
CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. Một số lý luận cơ bản về nguồn nhân lực ........................................... 3
1.1.1. Khái niệm nhân lực .......................................................................... 3
1.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực ............................................................... 3
1.1.3. Phân loại nguồn nhân lực ................................................................. 4
1.2. Nhân lực Y tế ......................................................................................... 6
1.2.1. Khái niệm nhân lực y tế ................................................................... 6
1.2.2. Đặc thù riêng của lao động ngành y tế ............................................. 6
1.2.3. Tầm quan trọng của NNL trong chăm sóc sức khỏe........................ 7
1.2.4. Các loại hình nhân lực y tế ............................................................... 7
1.2.5. Một số chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến NNL y tế.... 8
1.2.6. Nhân lực Dược ............................................................................... 10
1.3. Vài nét về sử dụng NNL dược ........................................................... 11
1.3.1. Nhân lực dược trên thế giới............................................................ 11
1.3.2. Nhân lực dược ở Việt Nam ............................................................ 12
1.3.3. Nhân lực dược ở Hịa Bình ............................................................ 14
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 21
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................... 21
2.1.1. Đối tượng........................................................................................ 21
2.1.2. Thời gian và địa điểm..................................................................... 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 21
2.2.1. Các biến số nghiên cứu .................................................................. 21
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 24



2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................... 24
2.2.4. Mẫu nghiên cứu .............................................................................. 25
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu............................................................... 26
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 28
3.1. Mô tả thực trạng phân bố nhân lực Dược tại các cơ sở y tế cơng lập
tại tỉnh Hịa Bình, năm 2018 ..................................................................... 28
3.1.1. Phân bố nhân lực Dược theo tuyến ................................................ 28
3.1.2. Phân bố nhân lực Dược theo số giường bệnh tại các đơn vị điều trị
.................................................................................................................. 33
3.1.3. Phân bố nhân lực dược theo tuổi và giới........................................ 35
3.2. Sự đáp ứng của nhân lực dược tại các cơ sở y tế cơng lập tỉnh Hịa
Bình, năm 2018........................................................................................... 38
3.2.1. Thực trạng về trình độ chun mơn của nhân lực dược................. 38
3.2.2. Khảo sát thực trạng đào tạo nâng cao bằng cấp và đào tạo liên tục
.................................................................................................................. 39
Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 47
4.1. Về phương pháp nghiên cứu .............................................................. 47
4.2. Về kết quả nghiên cứu ........................................................................ 47
4.2.1. Sự phân bố nhân lực Dược ............................................................. 47
4.2.2. Sự đáp ứng về số lượng và chất lượng nhân lực Dược .................. 48
4.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng nhân lực dược tại tỉnh
Hịa Bình ..................................................................................................... 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 52


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Khối khám chữa bệnh ...................................................................... 9
Bảng 1.2. Hệ số điều chỉnh theo vùng địa lý .................................................... 9

Bảng 1.3. Thống kê lượng DSĐH tại các địa phương ................................... 12
Bảng 1.4. Phân bố nhân lực Dược theo trình độ và loại cơ sở y tế ................ 13
Bảng 1.5. Phân bố nhân lực Dược theo vùng năm 2013 ................................ 13
Bảng 3.6. Phân bố nhân lực Dược theo tuyến................................................. 28
Bảng 3.7. Phân bố nhân lực Dược tại tuyến tỉnh ............................................ 29
Bảng 3.8. Phân bố NLD theo khối chuyên ngành tại tuyến tỉnh .................... 30
Bảng 3.9. Phân bố nhân lực dược theo trình độ tại tuyến huyện .................... 31
Bảng 3.10. Phân bố nhân lực dược theo trình độ tại tuyến xã ........................ 31
Bảng 3.11. Phân bố nhân lực DSĐH trở lên theo số giường bệnh ................. 33
Bảng 3.12. Phân bố nhân lực CĐD, TCD và DT theo số giường bệnh .......... 33
Bảng 3.13. Tuổi và giới của DSSĐH & DSĐH tại các cơ sở y tế công lập
thuộc Sở Y tế tỉnh Hịa Bình. .......................................................................... 36
Bảng 3.14. Cơ cấu tuổi và giới của CĐD & TCD tại các cơ sở y tế cơng lập
thuộc Sở Y tế tỉnh Hịa Bình. .......................................................................... 37
Bảng 3.15. Cơ cấu nhân lực dược toàn tỉnh theo trình độ .............................. 38
Bảng 3.16. Số lượng nhân lực dược đang tham gia các lớp đào tạo nâng cao
bằng cấp chuyên môn theo tuyến .................................................................... 39
Bảng 3.17. Số lượng nhân lực dược đã tham gia đào tạo liên tục năm 2018
theo tuyến và theo trình độ .............................................................................. 40
Bảng 3.18. Kết quả phân loại đánh giá công chức năm 2018 theo trình độ ... 41
Bảng 3.19. Kết quả phân loại đánh giá viên chức năm 2018 theo trình độ .... 41
Bảng 3.20. Sự đáp ứng về số lượng DS tại các cơ sở y tế có giường bệnh .... 41
Bảng 3.21. Sự đáp ứng về số lượng và trình độ NLD tại các cơ sở y tế cơng
lập tỉnh Hịa Bình theo đề án VTVL ............................................................... 42


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố nhân lực theo tuyến ...................................................... 28
Biểu đồ 3.2: Phân bố nhân lực theo lĩnh vực công tác tại tuyến tỉnh ............. 31
Biểu đồ 3.3: Phân bố số lượng nhân lực Dược tại tuyến huyện ..................... 32

Biểu đồ 3.4: Phân bố DSSĐH & DSĐH theo độ tuổi ..................................... 36
Biểu đồ 3.5: Phân bố CĐD & TCD theo độ tuổi ............................................ 36
Biểu đồ 3.6: Phân bố nhân lực theo trình độ ................................................... 38
Biểu đồ 3.7: Phân bố nhân lực được cử đi đào tạo theo tuyến ....................... 40


KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

BS

: Bác sỹ

BV

: Bệnh viện

DS

: Dược sĩ

GB

: Giường bệnh

DSCK1

: Dược sĩ chuyên khoa cấp 1

DSCK2


: Dược sĩ chuyên khoa cấp 2

DSSĐH

: Dược sỹ sau đại học

DSĐH

: Dược sỹ đại học

CĐD

: Cao đẳng dược

TCD

: Trung cấp dược

DT

: Dược tá

ĐH

: Đại học



: Cao đẳng


TC

: Trung cấp

SC

: Sơ cấp

SL

: Số lượng

TL

: Tỷ lệ

NNL

: Nguồn nhân lực

BVĐK

: Bệnh viện đa khoa

QLHNYDTN: Quản lý hành nghề Y Dược tư nhân
KNDPMP : Kiểm nghiệm Dược phẩm, Mỹ phẩm
TTYT

: Trung tâm Y tế


ĐTLT

: Đào tạo liên tục

VTVL

: Vị trí việc làm

UBND

: Ủy ban nhân dân


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nguồn lực con người trở thành nguồn tài sản quý giá, là nhân tố quyết
định sự tăng trưởng và phát triển của mọi quốc gia, vùng lãnh thổ. Do đó các
quốc gia đều đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển và đề ra các
chính sách, chiến lược phát triển con người nhằm phục vụ yêu cầu của hiện
tại và tương lai. Điều này đã được minh chứng qua mơ hình tăng trưởng kinh
tế của Nhật, Singapore và một số nước khác...cũng như thực tế của Việt Nam
qua những năm đổi mới.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội trong tình hình
mới, Đảng và Nhà nước ta đã xác định “lấy việc phát huy nguồn lực con
người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” [6]. Điều đó địi
hỏi các cấp, các ngành phải gắn việc khai thác, sử dụng với việc đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao nguồn nhân lực; đồng thời phải xác định được nhu cầu của
nguồn nhân lực không những đủ về số lượng mà phải đảm bảo về chất lượng
[1].
Ngày nay, vai trò và trách nhiệm của đội ngũ nhân lực dược, đặc biệt là
dược sĩ, không chỉ làm nhiệm vụ phân phát thuốc mà còn thực hiện việc cung

cấp dịch vụ chăm sóc, lấy bệnh nhân làm trung tâm như: cung cấp thông tin
thuốc, tư vấn và khuyến cáo phương pháp điều trị bằng thuốc, tức là dược sĩ
cũng là những chuyên gia sức khỏe ban đầu. Trong chiến lược Quốc gia phát
triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030,
Thủ tướng Chính phủ đã đề ra một số mục tiêu cụ thể, trong đó mục tiêu đến
năm 2020 đạt tỷ lệ 2,5 dược sĩ/1 vạn dân, trong đó dược sĩ lâm sàng chiếm
30% [27].
Hịa Bình là một tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội, đời sống, y tế
cịn nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí cịn hạn chế. Hệ thống giao thơng chưa
hồn thiện, mật độ dân cư thưa, địa hình dễ bị chia cắt vào mùa mưa lũ, đặc
biệt là các xã vùng sâu, vùng xa do đó, điều kiện tiếp cận đến các dịch vụ y tế

1


là rất khó khăn. Với đặc điểm như vậy vai trò của các cán bộ y tế rất quan
trọng trong việc tiếp cận và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.
Trong những năm gần đây mặc dù ngành Y tế Hịa Bình đã được Bộ Y
tế và Ủy ban nhân dân tỉnh đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, song
việc phấn bố nhân lực dược giữa các đơn vị y tế chưa đều, đặc biệt là việc
thiếu dược sĩ có trình độ chun mơn cao đã gây ra một sức cản lớn trong việc
nâng cao chất lượng phòng bệnh, khám bệnh và chữa bệnh cũng như tư vấn
sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn và hợp lý cho người bệnh. Tuy nhiên hiện
chưa có nghiên cứu nào về vấn đề nhân lực dược tại các cơ sở y tế cơng lập
tỉnh Hịa Bình.
Nhân lực Dược tại các cơ sở y tế tỉnh Hịa Bình vừa thiếu, lại phân bố
không đều; số lượng con em là người trong tỉnh vào đại học khá cao, nhưng
số con em quay về để phục vụ tỉnh nhà lại rất khiêm tốn. Với mong muốn tìm
hiểu thực trạng nguồn nhân lực dược tại các cơ sở y tế công lập ở tỉnh Hịa
Bình, chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát thực trạng nguồn

nhân lực dược tại các cơ sở y tế cơng lập tỉnh Hịa Bình, năm 2018” với
các mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng phân bố nhân lực dược tại các cơ sở y tế công lập tỉnh
Hịa Bình, năm 2018.
2. Mơ tả về sự đáp ứng của nhân lực dược tại các cơ sở y tế cơng lập tỉnh
Hịa Bình, năm 2018.
Từ đó chúng tơi đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm phát triển
nguồn nhân lực Dược tỉnh Hịa Bình trong những năm tiếp theo.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Một số lý luận cơ bản về nguồn nhân lực
1.1.1. Khái niệm nhân lực
Nhân lực là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này bao gồm
thể lực và trí lực. Thể lực là sức khỏe của cơ thể, nó phụ thuộc và sức vóc,
tình trạng sức khỏe, mức sống, thu nhập, chế độ ăn, chế độ làm việc và nghỉ
ngơi, chế độ y tế của mỗi con người, thể lực còn phụ thuộc vào tuổi tác, thời
gian cơng tác và giới tính. Trí lực chỉ sức suy nghĩ, sự hiểu biết, sự tiếp thu
kiến thức, tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách…
của từng con người [10].
Trong sản xuất kinh doanh truyền thống, việc sử dụng các tiềm năng về
thể lực của con người có thể nói đã được khai thác gần như cạn kiệt khơng
cho họ có cơ hội tái tạo sức lao động. Tuy nhiên trong nhu cầu lao động hiện
nay đối tượng tham gia lao động không chỉ là cơ bắp, sức vóc mà địi hỏi cả
thể lực và trí lực. Nhưng tiềm năng của con người mới chỉ khai thác mức độ,
chưa bao giờ cạn kiệt vì đây là kho tàng cịn nhiều bí ẩn của con người.
1.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực
“Nguồn nhân lực” là khái niệm được hình thành trong quá trình nghiên

cứu, phát triển khi xem con người với tư cách là một nguồn lực, là động lực
đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác
nhau về nguồn nhân lực:
Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc: “Nguồn nhân lực là trình độ lành
nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực
tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng”.
Ở mỗi phạm vi và quy mô, khái niệm NNL được định nghĩa một cách
khác nhau. Tuy nhiên, khi xét ở phạm vi một tổ chức, một doanh nghiệp thì
khái niệm này có thể được hiểu như sau:

3


“Nguồn nhân lực của một tổ chức được hình thành trên cơ sở của các cá
nhân có vai trị khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất
định” [29].
Nguồn nhân lực là tổng hợp các cá nhân những con người cụ thể tham
gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được
huy động vào quá trình lao động. Với cách hiểu này nguồn lực bao gồm
những người từ giới hạn dưới độ tuổi lao động trở lên (ở nước ta là tròn 15
tuổi) [24].
Nguồn nhân lực được xem trên góc độ số lượng và chất lượng:
+ Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy
mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực.
+ Chất lượng nguồn nhân lực được xem trên các mặt: Sức khỏe, trình
độ văn hóa, trình độc chun mơn, năng lực phẩm chất.
Như vậy, nguồn nhân lực là tổng thể cả về chất lượng và số lượng của
con người với tổng hịa các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo
đức - tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người đã, đang và sẽ huy
động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ của xã hội.

Thể lực là những yếu tố về sức vóc, thể trạng sức khỏe của con người phụ
thuộc vào các điều kiện sinh hoạt, nghỉ ngơi, y tế, giới tính, tuổi tác… Trí lực
là các yếu tố liên quan đến khả năng lao động, sáng tạo, tiếp thu… Phẩm chất
đạo đức – tinh thần như tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc, khả năng
thích nghi với các điều kiện lao động thay đổi… Nguồn lực của một tổ chức
được hình thành trên cơ sở của các cá nhân có vai trị khác nhau và được liên
kết với nhau theo những mục tiêu nhất định [24].
1.1.3. Phân loại nguồn nhân lực
* Căn cứ vào nguồn gốc hình thành
- NNL có sẵn trong dân số: theo thống kê của liên hợp quốc, khái niệm
này gọi là dân số hoạt động bao gồm toàn bộ những người nằm trong độ tuổi

4


lao động, có khả năng lao động, khơng kể đến trạng thái có việc làm hay
khơng làm việc [20]. Độ tuổi lao động ở Việt Nam:
+ Giới hạn dưới: tròn 15 tuổi
+ Giới hạn trên: Nữ tròn 55 tuổi; Nam tròn 60 tuổi
- NNL tham gia vào hoạt động kinh tế (dân số hoạt động kinh tế): số
người có cơng ăn việc làm, đang hoạt động trong các ngành kinh tế và văn
hóa của xã hội [20].
- NNL dự trữ: bao gồm những người nằm trong độ tuổi lao động nhưng
vì các lý do khác nhau, họ chưa có cơng việc làm ngồi xã hội.
Những người làm cơng việc nội trợ trong gia đình: khi điều kiện kinh tế
của xã hội thuận lợi, nếu bản thân họ muốn tham gia lao động ngồi xã hội,
họ có thể nhanh chóng rời bỏ hoạt động nội trợ để làm cơng việc thích hợp
ngoài xã hội, đây là NNL đáng kể. Những người tốt nghiệp ở các trường phổ
thông và các trường chuyên nghiệp được coi là NNL dự trữ quan trọng và có
chất lượng. Những người đã hồn thành nghĩa vụ qn sự có khả năng tham

gia vào hoạt động kinh tế. Những người trong độ tuổi lao động đang bị thất
nghiệp (có nghề hoặc khơng có nghề) muốn tìm việc làm, sẵn sàng tham gia
vào hoạt động kinh tế [20].
* Căn cứ vào vai trò của từng bộ phận NNL tham gia vào nền sản xuất xã
hội.
- Bộ phận nguồn lao động chính: bộ phận nhân lực nằm trong độ tuổi lao
động và có khả năng lao động (tương đương với NNL có sẵn trong dân số).
- Bộ phận nguồn lao động phụ: bộ phận dân cư nằm ngoài độ tuổi lao
động có thể và cần phải tham gia vào nền sản xuất.
- Các nguồn lao động khác: là bộ phận nhân lực hàng năm được bổ sung
thêm từ bộ phận xuất khẩu lao động, hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về [20].
* Căn cứ vào trạng thái có việc làm hay không

5


- Lực lượng lao động: bao gồm những người trong độ tuổi lao động có
khả năng lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân và những người
thất nghiệp song đang có nhu cầu tìm việc làm.
- Nguồn lao động: bao gồm những người thuộc lực lượng lao động và
những người thất nghiệp song khơng có nhu cầu tìm việc làm [20].
1.2. Nhân lực Y tế
1.2.1. Khái niệm nhân lực y tế
Năm 2006, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đưa ra định nghĩa về nhân lực
y tế (NLYT) bao gồm tất cả những người tham gia chủ yếu vào các hoạt động
nhằm nâng cao sức khỏe [33]. Theo đó, NNL y tế bao gồm những người cung
cấp dịch vụ y tế, người làm công tác quản lý và cả nhân viên giúp việc mà
không trực tiếp cung cấp các DVYT. Nó bao gồm cán bộ y tế chính thức và cán
bộ khơng chính thức (như tình nguyện viên xã hội, những người chăm sóc sức
khỏe gia đình, lang y…); kể cả những người làm việc trong ngành y tế và

những ngành khác (như quân đội, trường học hay các doanh nghiệp) [16],
[17]. Nguồn nhân lực này không chỉ là các cán bộ chuyên môn về y, dược mà
còn bao gồm cả đội ngũ kĩ sư, cử nhân, kỹ thuật viên, những người làm công
tác quản lý và nhân viên… đang tham gia hoạt động phụ vụ y tế từ trung ương
đến cơ sở.
Theo định nghĩa NLYT của WHO, ở Việt Nam các nhóm đối tượng
được coi là NLYT sẽ bao gồm các cán bộ, nhân viên y tế thuộc biên chế và
hợp đồng đang làm trong hệ thống y tế công lập (bao gồm cả quân y), các cơ
sở đào tạo và nghiên cứu khoa học y/dược và tất cả những người có tham gia
vào các hoạt động quản lý và cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân
(nhân lực y tế tư nhân, các cộng tác viên y tế, lang y và bà đỡ/mụ vườn)
[16], [17].
1.2.2. Đặc thù riêng của lao động ngành y tế

6


Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị đã nêu rõ
nguyên tắc chỉ đạo NNL y tế, cụ thể là “Nghề y là một nghề đặc biệt, cần
được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt...” [1].
Công chức, viên chức và nhân viên ngành y tế có nhiệm vụ chăm sóc
và bảo vệ sức khỏe con người, vốn quý nhất cả mỗi người và toàn xã hội.
Trước sức khỏe của con người nói chung và tính mạng của con người nói
riêng, lao động của ngành y tế địi hỏi phải có trách nhiệm cao, chun môn
giỏi, cường độ lao động lớn [1].
1.2.3. Tầm quan trọng của NNL trong chăm sóc sức khỏe
Thực hiện chăm sóc sức khỏe cần nhiều loại nguồn lực khác nhau
nhưng nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất trong các loại nguồn lực. NNL
quyết định toàn bộ số lượng cũng như chất lượng các hoạt động và dịch vụ
chăm sóc sức khỏe [12].

Các cơ sở y tế, các nhà quản lý nếu không chú ý đến quản lý và phát
triển nhân lực đúng mức sẽ khơng thể hồn thành được nhiệm vụ của cơ sở
mình, vì thế nhiệm vụ quản lý nhân lực cần được mọi cán bộ, đặc biệt là cán
bộ quản lý có nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đến công tác quản lý
nhân lực [15].
Quản lý nhân lực chặt chẽ góp phần thực hiện cơng tác quy hoạch và
phát triển bồi dưỡng cán bộ ngày càng hợp lý, góp phần đảm bảo số lượng,
chất lượng cán bộ, nâng cao chất lượng toàn diện mọi mặt cơng tác chăm sóc
sức khỏe nhân dân [15].
1.2.4. Các loại hình nhân lực y tế
Trước đây, cán bộ ngành y tế chủ yếu là BS, dược sĩ, y tá TH, sơ học
nhưng hiện nay các loại hình nhân lực y tế đa dạng hơn, chuyên sâu hơn.
Bậc sau đại học y, dược có thạc sĩ, tiến sĩ, chuyên khoa 1, chuyên khoa
2, bác sĩ nội trú [18].

7


Bậc đại học của ngành y tế có các đối tượng chính là BS đa khoa, BS
chuyên khoa, BS y học cổ truyền, DSĐH, cử nhân ĐD, hộ sinh, cử nhân kỹ
thuật y học các chuyên ngành, cử nhân y tế cơng cộng.
Bậc cao đẳng có các đối tượng chính là ĐD cao đẳng, DS cao đẳng, hộ
sinh cao đẳng, KTV y học cao đẳng các chuyên ngành khác nhau.
Bậc trung học và nghề có các y sĩ đa khoa và y sĩ y học cổ truyền,
DSTH, hộ sinh TH, các chun ngành chẩn đốn hình ảnh, phục hình răng,
sốt rét, y tế DP, xét nghiệm.
Dưới bậc trung học là bậc nghề, bao gồm các loại hình ĐD sơ học, hộ
sinh sơ học, dược tá, công nhân kỹ thuật y tế.
1.2.5. Một số chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến NNL y tế
Nghị quyết của Bộ chính trị số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 về cơng

tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới [1].
Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 [25].
Luật viên chức số 58/2012/QH12 ngày 15/11/2012 [26].
Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng chính
phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn
đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Trong đó, giải pháp về NNL là:
phát triển NNL y tế cân đối và hợp lý. Bảo đảm đạt được các chỉ tiêu cơ bản:
có trên 7 bác sĩ/10.000 dân vào năm 2010 và trên 8 bác sĩ/10.000 dân vào năm
2020; 1 dược sĩ đại học/10.000 dân vào năm 2010 và 2-2,5 dược sĩ đại
học/10.000 dân vào năm 2020, trong đó tuyến huyện có ít nhất từ 01-03 dược
sĩ đại học. Bảo đảm cơ cấu càn bộ y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh là 3,5
điều dưỡng/1 bác sĩ. Phát triển NNL y tế trình độ cao, cán bộ y tế trên đại học
để cung cấp cho các cơ sở y tế. Bổ sung biên chế dược tá cho trạm y tế xã bảo
đảm NNL phục vụ công tác cung ứng thuốc tại tuyến xã [17].

8


Ngày 05/6/2007, Liên Bộ Y tế - Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch
số 08/2007/TTLT-BYT-BNV hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong
các cơ sở y tế nhà nước [3]. Theo đó, cơ cấu chun mơn nhân lực quy định:
Bảng 1.1. Khối khám chữa bệnh
Cơ cấu chuyên môn

STT
1

Tỷ lệ

BS/chức danh chuyên môn y tế khác (ĐD, hộ

sinh, KTV)

1/3 - 1/3,5

2

DSĐH/BS

1/8 - 1/15

3

DSĐH/DSTH

1/2 - 1/2,5

Trạm y tế xã: tối thiểu 05 biên chế cho 01 trạm y tế xã, phường, thị trấn.
* Nguồn: Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV [17]
Bảng 1.2. Hệ số điều chỉnh theo vùng địa lý
Vùng

Đồng bằng,

Miền núi,

Vùng cao,

trung du

vùng sâu,


hải đảo

(Hệ số)

xa (Hệ số)

(Hệ số)

Các trung tâm hệ DP tỉnh

1

1,2

1,4

BVĐK huyện

1

1,1

1,2

Trung tâm y tế DP huyện

1

1,3


1,5

Trạm y tế xã

1

1,2

1,3

Cơ sở Y tế

* Nguồn: Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV [17]
Thông tư số 03/2018/TT-BNV của Bộ Nội vụ Quy định chế độ báo cáo
thống kê ngành Nội vụ [2].
Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh
giá và phân loại cán bộ, cơng chức, viên chức; [19].

9


Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của
Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức [20].
Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế Quy định tổ
chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện [14].
1.2.6. Nhân lực Dược
Nhân lực Dược là một bộ phận của nhân lực Y tế, là những người được
đào tạo kiến thức cơ bản về dược, làm việc trong các cơ sở liên quan đến sản

xuất, đảm bảo chất lượng, cung ứng, tư vấn sử dụng thuốc, mỹ phẩm và thực
phẩm chức năng.
Ở Việt Nam, trình độ nhân lực Dược bao gồm: Tiến sĩ Dược, Thạc sĩ
Dược, Dược sĩ chuyên khoa cấp II, Dược sĩ chuyên khoa cấp I, Dược sĩ đại
học, Dược sĩ cao đẳng, Dược sĩ trung cấp, Dược tá, Công nhân kỹ thuật dược,
Kỹ thuật viên dược [7] [8] [9].
Phạm vị làm việc của nhân lực dược:
Các cơ quan quản lý nhà nước: Cán bộ quản lý, chuyên viên của Bộ Y
tế, các cơ quan thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố hoặc các cơ quan,
đơn vị có cơng tác liên quan đến y dược.
Các đơn vị đào tạo, nghiên cứu: Cán bộ quản lý, giảng viên hoặc các
nghiên cứu viên tại các cơ sở đào tạo y dược, các viện nghiên cứu liên quan
đến y dược.
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe: Cán bộ quản
lý hoặc viên chức tại các bộ phận sinh hóa, dược tại các cơ sở khám chữa
bệnh cả trong khối tư nhân và nhà nước. Các đơn vị y tế từ xã đến tỉnh.
Các cơ sở sản xuất kinh doanh: Cán bộ quản lý hoặc chuyên viên tại
các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng, các
chuyên gia trong lĩnh vực marketing, kinh doanh thuốc.

10


Tỷ lệ DTC luôn chiếm tỷ lệ cao ở tất cả các khu vực trong cả nước, tỷ lệ
DTC cao nhất thuộc khu vực ĐBSCL (74,2%). Tỷ số DS/DTC tại tuyến tỉnh
là 1/3,6, tỷ số này chưa đáp ứng được tiêu chuẩn theo quy định của TT08
1/2-2,5 [3]. Tính theo khu vực, tỷ số DS/TCD dao động từ 1/4,7-1/2,4.
Theo Bộ Y tế đánh giá, một trong những bất cập trong phân bổ NNL
theo địa lí hiện nay là số lượng CBYT tập trung nhiều ở tuyến trung ương,
tỉnh, chủ yếu ở khu vực thành thị và sự phân bố bất cập thể hiện rõ nhất ở

nhóm nhân lực y tế trình độ cao [9]. Tuy nhiên, ngay cả tại 5 thành phố lớn
trực thuộc trung ương, cũng khơng có BVĐK tuyến tỉnh nào có tỷ số DS/BS
đạt theo quy định của TT08, thậm chí tại TPHCM, tỷ lệ này chỉ có 1/42,1. Ở
Hà Nội, tỷ số này cao nhất cũng chỉ có 1/20,4. Tính theo số GB, trong 5
thành phố lớn, chỉ có Hà Nội tỷ số DS/GB là thấp hơn 1/71, cao nhất là thành
phố Đà Nẵng, 1 DS phải phục vụ tới 122,2GB.
1.3. Vài nét về sử dụng NNL dược
1.3.1. Nhân lực dược trên thế giới
Theo khảo sát năm 2012 của Liên đoàn Dược phẩm Quốc tế về mật độ
nhân lực Dược và hiệu thuốc dựa trên phân loại của ngân hàng thế giới cho
thấy ở các Quốc gia có kinh tế thu nhập cao thì mật độ Dược sĩ và hiệu thuốc
cao. Cơ hội và vai trò của các Dược sĩ trong các Quốc gia có thu nhập cao lớn
hơn so với các Quốc gia có thu nhập thấp [21].
Khảo sát nhân lực Dược cụ thể ở gần 90 Quốc gia và vùng lãnh thổ cho
thấy mật độ DSĐH/10.000 dân có sự khác nhau đáng kể giữa các Quốc gia và
vùng lãnh thổ , từ 0,02 (somalis) đến 25,07 (Malta), trung bình là 6,02 [21].
Nhân lực Dược có sự phân bố khác nhau trong các lĩnh vực và từng
khu vực lãnh thổ khác nhau. Ở châu Âu, Dược sĩ làm việc ở các hiệu thuốc
chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 70%) cịn ở Đơng Nam Á, Dược sĩ làm việc
trong lĩnh vực Công nghiệp dược chiếm tỷ lệ cao (khoảng 30%). [31].

11


1.3.2. Nhân lực dược ở Việt Nam
Theo Báo cáo của Bộ Y tế, tính đến ngày 31/12/2013 tổng số nhân lực
dược trên cả nước có 19.083 DSĐH trở lên [29].
Bảng 1.3. Thống kê lượng DSĐH tại các địa phương
Năm
2009


2010

2011

2012

2013

15.176

15.150

16.875

17.360

19.083

38.136

43.090

48.598

43.090

44.328

Dược tá


29.353

22.805

21.329

22.805

22.561

Tổng (1+2+3)

82.665

81.045

86.802

83.255

85.972

0,18

0,18

0,19

0,20


0,21

Dược sĩ
Dược sĩ
Dược sĩ trung học và kỹ
thuật viên dược

Số DSĐH/1000 dân

Tuy nhiên, với đặc điểm hệ thống y tế được tổ chức rộng rãi từ tuyến
cơ sở đến tuyến tỉnh, tuyến trung ương ở nước ta. Mặc dù số lượng cán bộ
Dược đã tăng lên đáng kể nhưng lực lượng này phân bố không đều cả về số
lượng và cơ cấu mỗi tuyến.
Bảng 1.4. Phân bố nhân lực Dược theo trình độ và loại cơ sở y tế
Trình độ nhân lực
dược

Tiến sĩ
Chuyên khoa I,II
Dược sĩ đại học
Dược sĩ trung cấp
Dược tá

Trung
tâm y
tế

Phịng khám
đa khoa,

chun khoa

Trạm
Y tế

Loại
hình cơ
sở KCB
khác

61

7

3

0

0

71

634

156

241

16


4

1.051

2.839

562

253

89

28

3.771

12.318

3.980

640

6.594

2.217

613

645


1.787

Bệnh
viện

12

Tổng

108 23.640
62

5.324


Tổng

18.069

5.318

1.782

8.486

202

33.857

Thực tế phản ánh tình trạng mất cân đối phân bố nhân lực dược theo

trình độ được đào tạo rõ rệt giữa cơ sở y tế, Trình độ chun mơn cao tiến sĩ,
dược sĩ chuyên khoa cấp I,II chủ yếu làm việc ở tuyến trung ương, gồm các
bệnh viện, viên nghiên cứu và các Trường đại học. Nhiều cán bộ có chun
mơn cao làm việc tại Bộ Y tế và các Sở Y tế [29].
Bảng 1.5. Phân bố nhân lực Dược theo vùng năm 2013
Vùng/miền
Đồng bằng Sông
Hồng

Tiến


Thạc


5

79

Trung du và miến
núi phía Bắc
Bắc Trung bộ và
dun hải miền trung
Tây Ngun
Đơng Nam Bộ

7

Đồng bằng Sơng
Cửu Long

Tổng

12

DSĐH

776

TCD và
KTV
dược

DT

Tổng

3.152

270

4.282

21

635

3.203

256


4.115

28

715

3.602

364

4.709

3

237

1.110

110

1.406

43

653

2.970

300


3.973

31

890

5.410

199

6.530

205

3.906

19.447

1.499 25.069

Có thể thấy sự phân bố không đồng đều về của nhân lực dược giữa các
vùng miền, tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long và ít nhất ở

13


Tây Ngun. Về trình độ thì Đồng bằng Sơng Hồng là nơi tập trung đơng DS
có trình độ sau đại học nhất.
1.3.3. Nhân lực dược ở Hịa Bình
1.3.3.1. Đặc điểm địa lý, kinh tế xã hội của tỉnh Hịa Bình

Hịa Bình là một tỉnh miền núi, tiếp giáp với vùng đồng bằng Sơng
Hồng, có nhiều tuyến đường bộ, đường thủy nối liền với các tỉnh Phú Thọ, Hà
Nam, Ninh Bình, Hà Nội. Đây là tỉnh được coi là cửa ngõ của vùng núi Tây
Bắc, cách thủ đô Hà Nội 76km về phía Tây Nam. Tổng diện tích đất tự nhiên
của tỉnh Hịa Bình là 4.596 km2 bao gồm 10 huyện và 01 thành phố (trực
thuộc tỉnh) với 191 xã, 08 phường và 11 thị trấn. Trong đó có 63 xã vùng cao,
vùng sâu, vùng xa. Dân số trung bình năm 2018 là 846.199 người, tăng 7.276
người tương đương tăng 0,87% so với năm 2017, bao gồm dân số thành thị
124.757 người, chiếm 14,74%; dân số nông thôn 721.362 người chiếm
85,26%; tỷ lệ nam nữ gần bằng nhau, gồm 7 dân tộc chính: Mường, Kinh,
Thái, Dao, Tày, H’Mơng, Hoa, trong đó dân tộc Mường chiếm 60%, Kinh
chiếm 30%, còn lại là các dân tộc khác [18].
Tổng tỷ suất sinh năm 2018 đạt 2,39 con/phụ nữ, tiếp tục duy trì ở mức
sinh thay thế. Tỷ số giới tính của dân số là 100,02 nam/100 nữ; tỷ suất sinh
thô là 15,7 ‰; tỷ suất chết thô là 7,54‰. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi
là 16,54‰, Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi là 24,88‰. Tuổi thọ trung
bình của dân số toàn tỉnh năm 2018 là 72,6 năm, trong đó nam là 70,0 năm,
nữ là 75,4 năm [18].
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2018 (theo giá so sánh 2010)
đạt 28.776,5 tỷ đồng, tăng 8,36% so với năm trước. Quy mô GRDP năm 2018
theo giá hiện hành đạt 42.906,27 tỷ đồng; GDP bình quân đầu người đạt
51,149 triệu đồng tương đương 2.216 USD. Về cơ cấu kinh tế, khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 20,87%; khu vực công nghiệp và xây

14


dựng chiếm 44,68%; khu vực dịch vụ chiếm 28,80%; thuế sản phẩm trừ trợ
cấp sản phẩm chiếm 5,65% [18].
Về đầu tư, Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tỉnh Hịa Bình năm

2018 theo giá hiện hành ước đạt 12.435,65 tỷ đồng. Thu hút đầu tư trực tiếp
từ nước ngồi, năm 2018 có 3 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt
200,24 triệu USD. Tính chung tổng vốn đăng ký của các dự án lũy kế còn
hiệu lực đến 31/12/2018 đạt 534,11 triệu USD [18].
1.3.3.2. Hệ thống tổ chức cơ sở y tế công lập tỉnh Hịa Bình
Sở Y tế tỉnh Hịa Bình là cơ quan chun mơn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về y tế,
bao gồm: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng; giám
định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; trang thiết bị y tế;
dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia
đình; sức khỏe sinh sản và cơng tác y tế khác trên địa bàn tỉnh theo quy định
của pháp luật.
Về hệ thống tổ chức của Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh
Hịa Bình, như sau:
Trước thời điểm 01/01/2017, Sở Y tế có 49 cơ quan, đơn vị trực thuộc
(37 trực thuộc Sở Y tế và 12 đơn vị trực thuộc Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa
gia đình). 210 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn trực thuộc UBND của 11 huyện,
thành phố, cụ thể:
- Khối Quản lý nhà nước: có 03 cơ quan, gồm:
+ Sở Y tế
+ Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
+ Chi cục An tồn vệ sinh thực phẩm
- Khối Đào tạo:
+ 01 Trường Trung cấp y tế
- Khối Đơn vị sự nghiệp công lập:

15


+ Tuyến tỉnh có 12 đơn vị, gồm: Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Y học

cổ truyền, Bệnh viện Nội tiết, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Chăm
sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm phịng chống HIV/AIDS, Trung tâm Phòng
chống Bệnh xã hội, Trung tâm Truyền thơng Giáo dực sức khỏe, Trung tâm
Phịng chống Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Giám định Y khoa,
Trung tâm Pháp Y, Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc - Mỹ phẩm - Thực phẩm.
+ Tuyến huyện có 34 đơn vị, gồm: 11 Bệnh viện đa khoa, 11 Trung tâm
Y tế dự phòng, và 11 Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình của 10 huyện
và 01 thành phố (Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy, Tân Lạc, Lạc
Sơn, Mai Châu, Kỳ Sơn, Đà Bắc, Lương Sơn và thành phố Hịa Bình). 01
Trung tâm Tư vấn Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Chi cục Dân số - Kế
hoạch hóa gia đình.
+ Tuyến xã có 210 xã, phương, thị trấn trực thuộc Ủy ban nhân dân 10
huyện và 01 thành phố.
Sau khi thực hiện việc sắp xếp lại hệ thông tổ chức theo hướng tinh gon
nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động theo Thông tư Liên tịch số
51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015 của liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ
hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế
thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Quyết
định số 31/2016/QĐ-UBND ngày 19/7/2016, của Ủy ban nhân dân tỉnh Ban
hành Quy định Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Sở Y tế tỉnh Hịa Bình, hiện nay hệ thống tổ chức của Sở Y tế tỉnh Hịa Bình
như sau:
- Khối Quản lý nhà nước: có 03 cơ quan, gồm:
+ Sở Y tế
+ Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
+ Chi cục An tồn vệ sinh thực phẩm

16



- Khối Đào tạo:
+ 01 Trường Trung cấp y tế
- Khối Đơn vị sự nghiệp cơng lập:
+ Tuyến tỉnh có 06 đơn vị, gồm: Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Y
học cổ truyền, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Giám định Y khoa,
Trung tâm Pháp Y, Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc - Mỹ phẩm - Thực phẩm.
+ Tuyến huyện có 11 đơn vị, gồm: Trung tâm Y tế của 10 huyện và 01
thành phố (Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy, Tân Lạc, Lạc Sơn,
Mai Châu, Kỳ Sơn, Đà Bắc, Lương Sơn và thành phố Hòa Bình).
+ Tuyến xã: có 210 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (trực thuộc 11
Trung tâm Y tế các huyện, thành phố).
1.3.3.3. Nhân lực ngành y tế và nhân lực Dược
- Tổng số cán bộ, công chức, viên chức hiện có Sở Y tế: 3.862 người (cơng
chức: 61; viên chức: 3.801), trong đó:
+ Tuyến tỉnh là:

1.118 người

+ Tuyến huyện là:

1.388 người

+ Tuyến xã là:

1.356 người

- Về trình độ đào tạo.
+ Sau đại học:


281 người.

+ Đại học:

1.161 người.

+ Cao đẳng:

406 người.

+ Trung cấp:

1.827 người.

+ Sơ cấp:

57 người.

Nhân lực ngành y tế tỉnh Hịa Bình hiện nay thiếu cả về số lượng lẫn chất
lượng.
Về trình độ: vẫn cịn nhiều trình độ Trung cấp (1.827 người), chủ yếu là Y
sĩ đa khoa, Điều dưỡng, Hộ sinh và Dược.

17


×