Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

NCKHSPUD TOÁN :Sử dụng phương pháp luyện tập thực hành giải bài toán tìm x nhằm nâng cao kết quả học tập cho nhóm học sinh yếu kém của lớp 6A2 Trường THCS An Bình.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.02 KB, 22 trang )

Đề tài:Sử dụng phương pháp luyện tập thực hành giải bài toán tìm x nhằm nâng cao kết quả học tập cho nhóm học sinh
yếu kém của lớp 6A2 Trường THCS An Bình.

MỤC LỤC
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI....................................................................................................1
II. GIỚI THIỆU.............................................................................................................2
1. Hiện trạng:............................................................................................................2
2. Giải pháp thay thế:................................................................................................3
3. Vấn đề nghiên cứu:...............................................................................................3
4. Giả thuyết nghiên cứu:.........................................................................................3
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:..........................................................................4
1. Khách thể nghiên cứu:..........................................................................................4
2. Thiết kế:................................................................................................................4
3. Quy trình nghiên cứu:...........................................................................................5
3.1 Chuẩn bị bài của giáo viên..............................................................................5
3.2 Chuẩn bị của học sinh......................................................................................5
3.3 Tiến trình dạy thực nghiệm..............................................................................6
4. Đo lường:..............................................................................................................6
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN...............................................................6
1. Phân tích dữ liệu...................................................................................................6
2. Bàn luận................................................................................................................8
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:..........................................................................9
1. Kết luận : Việc khắc phục học sinh yếu kém qua việc tổ chức ôn tập kiến thức
cũ và giúp học sinh lấy lại được những kiến thức căn bản vùa hình thành được kĩ
năng giải bài toán tìm x ở lớp 6A2 của trường THCS An Bình đã làm cho kết quả
học tập được nâng lên, số lượng học sinh yếu kém được giảm đáng kể. Học sinh tự
tin hơn trong học tập, thêm yêu thích môn học và ngày càng thân thiện với trường,
lớp hơn.......................................................................................................................9
2. Khuyến nghị:........................................................................................................9
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................10
PHỤ LỤC....................................................................................................................11


Phụ lục 1: XÁC ĐỊNH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU....................................................11
Phụ lục 2:KẾ HOẠCH NCKHSPƯD.....................................................................12
Phụ lục 3: KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG.....................................................................13
Phụ lục 4: ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG -HƯỚNG DẪN CHẤM................17
Phụ lục 5: BẢNG ĐIỂM VÀ BẢNG PHÂN TÍCH...............................................18

I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Trong quá trình giảng dạy đối với phân môn số học chất lượng môn Toán của
lớp 6A2 tại trường THCS An Bình chưa cao,một số học sinh còn làm bài thường lan

GV:

1


Đề tài:Sử dụng phương pháp luyện tập thực hành giải bài toán tìm x nhằm nâng cao kết quả học tập cho nhóm học sinh
yếu kém của lớp 6A2 Trường THCS An Bình.

man, sai yêu cầu đặc biệt là phần giải bài toán tìm x. Điều này đã ảnh hưởng nhiều
đến kết quả học tập của học sinh và chất lượng bộ môn.
Để khắc phục tình trạng trên, tôi nghiên cứu chọn giải pháp:Sử dụng phương
pháp luyện tập thực hành giải bài toán tìm x nhằm nâng cao kết quả học tập cho
nhóm học sinh yếu kém của lớp 6A2. Việc làm này có tác dụng giúp cho học sinh
củng cố lại các kiến thức đã học và rèn luyện theo kịp chương trình kiến thức mới
đang học. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm ngẫu nhiên gồm 10 học sinh lớp
6A1 và 10 học sinh của lớp 6A2 trường THCS An Bình (lớp 6A2 là nhóm thực
nghiệm, lớp 6A1 là nhóm đối chứng). Thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế
từ tuần thứ 4 đến hết tuần 6, năm học 2014 - 2015.
Qua nghiên cứu và thu thập số liệu, kết quả cho giá trị trung bình của nhóm
thực nghiệm là 5.30 và giá trị trung bình của nhóm đối chứng là 4.20 độ chênh lệch

điểm trung bình của hai nhóm ttest cho kết quả p=0.01 < 0.05 cho thấy tác động đã
có ảnh hưởng rõ rệt đến việc làm giảm số lượng học sinh yếu kém giúp nâng cao chất
lượng bộ môn Toán nói chung và phần bài tập giải bài toán tìm x của lớp 6A2 trường
THCS An Bình..

II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng:
Như chúng ta đã biết phần lớn học sinh đều không ham thích môn Toán vì đây là môn
học khó có tính tư duy cao.Nhiều công thức, phép toán để làm được một bài toán cần
vận vận nhiều phép toán mới làm được. Hiện tượng học sinh yếu kém bộ môn Toán ở
cấp học nào cũng có .Từ thực tế trên chất lượng môn Toán phần giải bài toán tìm x
của học sinh lớp 6A2 ở trường THCS An Bình chưa cao.
Hiện trạng trên là do các nguyên nhân sau:
- Phương pháp dạy học chưa phát huy tính tích cực của học sinh.
- Do khả năng hạn chế của bản thân ,lười học mất kĩ năng giải Toán
- Học sinh có nhiều lổ hổng về kiến thức và kĩ năng .
- Phần lớn học sinh chưa ham thích học tập bộ môn Toán dẫn đến việc tiếp thu
chưa tốt bài học vì đây là môn học khó đòi hỏi hỏi tính tư duy cao.
GV:

2


Đề tài:Sử dụng phương pháp luyện tập thực hành giải bài toán tìm x nhằm nâng cao kết quả học tập cho nhóm học sinh
yếu kém của lớp 6A2 Trường THCS An Bình.

- Phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình.
2. Giải pháp thay thế:
- Làm thế nào để học sinh vừa lấy lại được những kiến thức căn bản nhất vừa
hình thành kĩ năng giải Toán và cao hơn nữa đem lại sự tự tin trong học tập của các

em.Để khắc phục tình trạng trên tôi suy nghĩ đến giải pháp để làm giảm số lượng học
sinh yếu kém tôi nên quyết định chọn đề tài “Sử dụng phương pháp luyện tập thực
hành giải bài toán tìm x nhằm nâng cao kết quả học tập cho nhóm học sinh yếu kém
của lớp 6A2 Trường THCS An Bình".
- Giáo viên theo dõi sát sao cụ thể từng học sinh trong nhóm của lớp 6A2
trường THCS An Bình, qua đó đề ra những bài tập vừa sức với trình độ giúp các em
rèn luyện và củng cố lại kiến thức cũ, cũng như đặt các câu hỏi thật cụ thể, hướng dẫn
từng bước một giúp các em hình thành kĩ năng một cách tự động thành thục. Bên
cạnh đó hướng dẫn các em phương pháp học tập bộ môn : nắm được lí thuyết ,đọc kĩ
đề bài , hình vẽ sáng sủa ( đối với môn hình học), viết nháp phải rõ ràng.Qua đó giúp
các em yêu thích bộ môn đồng thời nâng cao chất lượng của bộ môn .Bên cạnh đó
giáo viên giao các bài tập về nhà phù hợp vói từng đối tượng học sinh .Kiểm tra việc
học tập ở nhà của các em qua việc nộp bài đúng thời gian.
- Ở đề tài này tôi đã tham khảo nhiều nguồn tuy nhiên tôi chưa tìm thấy một
nghiên cứu nào có liên quan đến phần tôi nghiên cứu nên tôi mạnh dạn đưa ra ý kiến
chủ quan cùa mình.
3. Vấn đề nghiên cứu:
- Việc sử dụng phương pháp luyện tập thực hành giải bài toán tìm x có nâng
cao kết quả học tập cho nhóm học sinh yếu kém của lơp 6A2 Trường THCS An Bình
hay không?
4. Giả thuyết nghiên cứu:
Có. Việc sử dụng phương pháp luyện tập thực hành bài toán tìm x sẽ nâng cao
kết quả học tập cho nhóm học sinh yếu kém của lớp 6A2 Trường THCS An Bình .

GV:

3


Đề tài:Sử dụng phương pháp luyện tập thực hành giải bài toán tìm x nhằm nâng cao kết quả học tập cho nhóm học sinh

yếu kém của lớp 6A2 Trường THCS An Bình.

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Khách thể nghiên cứu:
Khách thể được tôi chọn để nghiên cứu là 10 học sinh yếu kém của lớp 6A2 và 10
học sinh yếu kém của lớp 6A1 trường THCS An Bình .
-Về phía giáo viên: bản thân là giáo viên chuyên toán yêu nghề và có tinh thần
trách nhiệm trong công tác giảng dạy của mình.
-Về phía học sinh: Gồm
+ 10 học sinh của lớp 6A2 trường THCS An Bình (Nhóm thực nghiệm) .
+10 học sinh của lớp 6A1 trường THCS An Bình (Nhóm đối chứng).
- Hai nhóm học sinh được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau
về chất lượng môn toán.
- Cả hai nhóm đều có 7 nam 3 nữ cùng độ tuổi, ý thức học tập như nhau, việc tiếp thu
bài giảng của giáo viên rất chậm.
Bảng 1:

Giới tính thành phần dân tộc của HS nhóm 6A2, nhóm 6A1
Trường THCS An Bình
Số học sinh các nhóm

Lớp 6A2

Chất lượng bộ

Dân
tộc
Kinh

Tổng


Nam

Nữ

môn
Yếu kém

số
10

7

3

10

10

10

7

3

10

10

(Nhóm thực

nghiệm)
Lớp 6A1
(Nhóm đối chứng)

2. Thiết kế:
Tôi dùng Thiết kế 4: Thiết kế kiểm tra sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên
của lớp 6A2 và lớp 6A2 trường THCS An Bình.
Tôi căn cứ vào kết quả kiểm tra 15 phúttrước tác động của hai lớp 6A1,6A2
chọn ra các nhóm ngẫu nhiên là các học sinh thuộc lớp 6A2 (nhóm thực nghiệm) và
GV:

4


Đề tài:Sử dụng phương pháp luyện tập thực hành giải bài toán tìm x nhằm nâng cao kết quả học tập cho nhóm học sinh
yếu kém của lớp 6A2 Trường THCS An Bình.

các học sinh thuộc lớp 6A1 (nhóm đối chứng) là ngang nhau. Tôi thực hiện tác động
bằng cách tổ chức ôn tập kiến thức cũ giúp học sinh củng cố kiến thức đã học kết
hợp với việc theo dõi học tập ở gia đình học sinh của nhóm thực nghiệm. Qua tác
động giải pháp thay thế 3 tuần, tôi tiến hành kiểm tra sau tác động đối với các học
sinh của nhóm thực nghiệm bằng kết quả điểm kiểm tra 15 phút của lớp 6A2 năm
học 2014- 2015. Sau đó, tôi dùng phép kiểm chứng T-test để phân tích dữ liệu.
Bảng thiết kế nghiên cứu:
Nhóm

Tác động

Kiểm tra sau tác
động


Lớp 6A2

Việc sử dụng phương pháp luyện tập thực hành

(Nhóm thực

bài toán tìm x sẽ nâng cao kết quả học tập cho

nghiệm)

nhóm học sinh yếu kém

Lớp 6A1

Dạy học bình thường không tác động

O3

O4

(Nhóm đối
chứng)
3. Quy trình nghiên cứu:
3.1 Chuẩn bị bài của giáo viên.
-Giáo viên dạy lớp 6A1 (nhóm đối chứng) tiến hành các hoạt động dạy học bình
thường
- Giáo viên dạy lớp 6A2 (nhóm thực nghiệm) biên soạn đề cương các dạng bài tìm x
cơ bản .Ra bài vừa sức với đối tượng học sinh.Các phép toán cộng, trừ, nhân, chia và
nhân chia hai lũy thừa cùng cơ số .Thiết kế bài giảng có sử dụng phương pháp luyện

tập thực hành .Ngoài ra tôi còn tham khảo tài liệu trên internet,tham khảo thêm ý kiến
đồng nghiệp.
3.2 Chuẩn bị của học sinh.
-Hs nhóm thực nghiệm ôn tập các phép toán cộng, trừ, nhân, chia và nhân chia hai
lũy thừa cùng cơ số.

GV:

5


Đề tài:Sử dụng phương pháp luyện tập thực hành giải bài toán tìm x nhằm nâng cao kết quả học tập cho nhóm học sinh
yếu kém của lớp 6A2 Trường THCS An Bình.

3.3 Tiến trình dạy thực nghiệm
-Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm theo kế hoạch giảng dạy của nhà trường ,tiết
phân phối chương trình để bảo đảm tính khách quan.
• Quy trình thực hiện.
Bước 1: Tài liệu cho luyện tập thực hành
- Các dạng bài toán tìm x cơ bản
- Các phép toán trong tập hợp số tự nhiên
- Các bài toán sử dụng nhiều phép toán để thực hiện.
Bước 2: Luyện tập thực hành .
Gv nêu bài tập và cho hs suy nghĩ tìm cách giải quyết bài tập .Giáo viên
hướng dẫn từng bước cụ thể cho tới khi học sinh nhận rõ mức độ mà các em phải
hoàn thành .
4. Đo lường:
-Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 15 phút thực hiện ngay sau khi học xong
tiết 17 luyện tập 2 cho cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng gồm 4 câu tự
luận,mỗi nhóm một đề .

Quy trình kiểm tra và chấm bài kiểm tra.
-Ra đề kiểm tra: Giáo viên ra một đề kiểm tra 15 phút sau tác động gồm 4 câu tự
luận (theo thang điểm 10) sau đó tham khảo ý kiến tổ chuyên môn bổ sung chỉnh
sửa cho phù hợp.
-Tổ chức kiểm tra hai nhóm cùng một thời điểm và chấm bài theo hướng dẫn đã
xây dựng

IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN
1. Phân tích dữ liệu.
Bảng 2:Bảng kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu
STT Họ và
1 Lê

Thị Bình
2 Hà Trung

GV:

Tên

Bình
Dũng

Q1

Q2

Q3

Q4


Lẻ

Chẵn

Tổng

2,5

1

0

1,5

2,5

2,5

5

1,5

1

0

1,5

1,5


2,5

4

6


Đề tài:Sử dụng phương pháp luyện tập thực hành giải bài toán tìm x nhằm nâng cao kết quả học tập cho nhóm học sinh
yếu kém của lớp 6A2 Trường THCS An Bình.
3 Đỗ

Văn
Học
1,5 1,5
1
1
Hùng
4 Hoàng Phi
2 1,5
2
2,5
Kiên 1,5
5 Hà Trung
1
1,5
1
6 Nguyễn Thị Trúc Nhi
1,5
1

1
2,5

7 Hoàng Văn
1,5
1
1
1,5
Thái
8 Huỳnh Anh
1
2
1
0
Thọ
9 Dương Ngọc
1
1
1,5
1,5
10 Nguyễn Linh Yến Tiên
1,5
1
1,5
2
Hệ số tương quan chẵn -lẻ 0,613825
Độ tin cậy Spearman-Brown 0,760708
Bảng 3 :So sánh bài kiểm tra sau tác động

2,5


2,5

5

4

4

8

3

2

5

2,5

3,5

6

2,5

2,5

5

2


2

4

2,5

2,5

5

3

3

6

BẢNG ĐIỂM
LỚP 6A2 (THỰC NGHIỆM)

LỚP 6A1 (ĐỐI CHỨNG)
Điểm

STT

kiểm tra

Họ và Tên

sau tác


Điểm
STT

kiểm tra

Họ và Tên

sau tác

động

động

1 Lê Thị Bình

Bình

5

1 Bùi Thị

Hoa

3

2 Hà Trung

Dũng


4

2 Chu Tống

Kiệt

5

3 Đỗ Văn

Học

5

3 Đặng Thị Phương

Linh

5

4 Hoàng Phi

Hùng

8

4 Cao Đức

Phong


4

5 Hà Trung

Kiên

5

5 Cao Đức

Thế

4

6 Nguyễn Thị Trúc

Nhi

6

6 Chu Thành

Trung

5

7 Hoàng Văn




5

7 Đỗ Thị

Thu

3

8 Huỳnh Anh

Thái

4

8 Nguyễn Minh

Lộc

4

9 Dương Ngọc

Thọ

5

9 Đỗ Hữu

Trí


4

10 Nguyễn Linh Yến

Tiên

6
10 Đỗ Thiên
Kết quả kiểm tra sau

Mốt
Trung vị

GV:

Bảo
5
Kết quả kiểm tra sau

tác động của nhóm

tác động của nhóm

thực nghiệm
5.00
5.00

đối chứng
5.00
4.00


7


Đề tài:Sử dụng phương pháp luyện tập thực hành giải bài toán tìm x nhằm nâng cao kết quả học tập cho nhóm học sinh
yếu kém của lớp 6A2 Trường THCS An Bình.

Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn
Phép kiểm chứng T- test độc lập p =
Chênh lệch giá trị Tb chuẩn MSD

5.30
1.16

4.20
0.79
0.01
1.39

Bảng 4:Bảng so sánh xếp loại điểm kiểm tra sau tác động
Số HS
Nhóm thực nghiệm 6A2
Nhóm đối chứng 6A1

10
10

Xếp loại kiểm tra sau tác động
Yếu

2
6

TB
7
4

Khá
1
0

Giỏi
0
0

Biểu đồ so sánh điểm trung bình sau tác động của hai nhóm

2. Bàn luận
Ưu điểm: Như vậy :Dựa vào bảng kiểm chứng độ tin cậy Spearnam-Brown của dữ
liệu ta có

rsb = 0.760708 >0.7 chứng tỏ dữ liệu đáng tin cậy

Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm trong hai lớp:
ĐTB lớp 6A2 – ĐTB lớp 6A1 = 5.30 – 4.20=1.1 . Có sự khác biệt rõ rệt.
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 5.30, kết
quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 4.20 Độ chênh lệch điểm số
giữa hai nhóm là 1.1; Điều đó cho thấy điểm TBC của hai nhóm đối chứng và thực
nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có điểm TBC cao hơn điểm TBC
của nhóm đối chứng.

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 1.39. Điều
này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn
Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình sau tác động của hai nhóm là
GV:

8


Đề tài:Sử dụng phương pháp luyện tập thực hành giải bài toán tìm x nhằm nâng cao kết quả học tập cho nhóm học sinh
yếu kém của lớp 6A2 Trường THCS An Bình.

p = 0,01 < 0.05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm
không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng
của việc sử dụng phương pháp luyện tập thực hành cho học sinh yếu kém có ảnh
hưởng rất lớn.Giả thuyết đã được kiểm chứng " Sử dụng phương pháp luyện tập thực
hành giải bài toán tìm x nhằm nâng cao kết quả học tập cho nhóm học sinh yếu kém
của lớp 6A2 Trường THCS An Bình".Tác động có ý nghĩa rất lớn đối với đối tượng
học sinh yếu ,kém .Số học sinh có điểm yếu giảm đáng kể ,số học sinh có điểm TB
tăng lên rõ rệt .
Sau khi nghiên cứu đề tài này tôi thấy việc sử dụng phương pháp luyện tập
thực hành giúp học sinh nắm vững kiến thức đã học áp dụng vàogiải bài tập tìm x có
hiệu quả nên được áp dụng vào các lớp tôi đang dạy và các lớp khác tại trường THCS
An Bình để giúp cho việc học toán của các em ngày một tốt hơn.
Hạn chế : Nghiên cứu này giúp khắc phục học sinh yếu kém qua việc tổ chức
ôn tập kiến thức cũ và giúp học sinh nắm vững kiến thức mới để giải bài toán tìm x
của lớp 6A2 thuộc trường THCS An Bình.Tuy nhiên phương pháp này dễ khiến học
sin nhàm chán .do bản chất của việc nhắc đi nhắc lại nên học sinh khó có thể đạt
được sự lanh lợi và tập trung ,dễ tạo nên sự học vẹt .

V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:

1. Kết luận : Việc khắc phục học sinh yếu kém qua việc tổ chức ôn tập kiến thức cũ
và giúp học sinh lấy lại được những kiến thức căn bản vùa hình thành được kĩ năng
giải bài toán tìm x ở lớp 6A2 của trường THCS An Bình đã làm cho kết quả học tập
được nâng lên, số lượng học sinh yếu kém được giảm đáng kể. Học sinh tự tin hơn
trong học tập, thêm yêu thích môn học và ngày càng thân thiện với trường, lớp hơn.
2. Khuyến nghị:
- Đối với các cấp lãnh đạo: Cần khuyến khích giáo viên nghiên cứu chọn ra giải
pháp hữu hiệu nhằm khắc phục học sinh yếu kém của từng môn học. Động viên, giúp
đỡ và khen thưởng những giáo viên có thành tích trong việc nâng cao chất lượng dạy
và học ở nhà trường.
GV:

9


Đề tài:Sử dụng phương pháp luyện tập thực hành giải bài toán tìm x nhằm nâng cao kết quả học tập cho nhóm học sinh
yếu kém của lớp 6A2 Trường THCS An Bình.

-. Đối với giáo viên: Phải không ngừng đầu tư nghiên cứu tìm ra giải pháp nâng
cao chất lượng giáo dục. Phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của bản thân, tích lũy kinh nghiệm từ đồng nghiệp và bản thân, biết cách
áp dụng hợp lí với lớp mình giảng dạy.
Với kết quả của đề tài nghiên cứu, tôi rất mong muốn được sự quan tâm, giúp
đỡ của các cấp lãnh đạo giáo dục. Những ý kiến đóng góp quý báu, chân thành của
quý đồng nghiệp giúp cho tôi hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu này.

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Mạng Internet, giaoandientu.com.vn
-


Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng dự án Việt Bỉ - Bộ
GD&ĐT.

- Sách giáo khoa lớp 6 – Nhà xuất bản giáo dục – Bộ GD&ĐT.
- -Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn toán THCS.
- Một số tài liệu liên quan tới đề tài:
- Khắc phục tình trạng học sinh yếu kém môn toán trường THCS Trần Văn Côn
quận Tân Phú TP Hồ Chí Minh.
-

Để học tốt môn toán 6 NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh
An Bình, 10/1/2015
Người thực hiện
Nguyễn Minh Phương

GV:

10


Đề tài:Sử dụng phương pháp luyện tập thực hành giải bài toán tìm x nhằm nâng cao kết quả học tập cho nhóm học sinh
yếu kém của lớp 6A2 Trường THCS An Bình.

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: XÁC ĐỊNH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1/ Tìm và chọn nguyên nhân

GV:

11



Đề tài:Sử dụng phương pháp luyện tập thực hành giải bài toán tìm x nhằm nâng cao kết quả học tập cho nhóm học sinh
yếu kém của lớp 6A2 Trường THCS An Bình.

2/ Tìm giải pháp tác động

Phụ lục 2:KẾ HOẠCH NCKHSPƯD
Tên đề tài : Sử dụng phương pháp luyện tập thực hành giải bài toán tìm x nhằm
nâng cao kết quả học tập cho nhóm học sinh yếu kém của lớp 6A2 Trường
THCS An Bình
Các bước
Hoạt động
1. Hiện trạng Học sinh lớp 6A2 chất lượng bộ môn chưa cao
2. Giải pháp Sử dụng phương pháp luyện tập thực hành giải bài toán tìm x
thay thế
3. Vấn đề

nhằm nâng cao kết quả học tập cho nhóm học sinh yếu kém
của lớp 6A2 Trường THCS An Bình
- ViệcSử dụng phương pháp luyện tập thực hành giải bài toán

nghiên cứu tìm x có nâng cao kết quả học tập cho nhóm học sinh yếu
,giả thuyết

kém của lớp 6A2 Trường THCS An Bình ?

nghiên cứu - Có.Sử dụng phương pháp luyện tập thực hành giải bài toán
tìm x sẽ nâng cao kết quả học tập cho nhóm học sinh yếu
4. Thiết kế


GV:

kém của lớp 6A2 Trường THCS An Bình .
Thiết kế 4: kiểm tra sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên

12


Đề tài:Sử dụng phương pháp luyện tập thực hành giải bài toán tìm x nhằm nâng cao kết quả học tập cho nhóm học sinh
yếu kém của lớp 6A2 Trường THCS An Bình.

Nhóm
Nhóm thực

Tác động
X

nghiệm (6A2)
Nhóm đối chứng
5. Đo lường

Kiểm tra sau tác động
O3
O4

(6A1)
1. Bài kiểm tra học sinh.
2. Kiểm chứng độ tin cậy của bài kiểm tra .


6. Phân tích

3. Kiểm chứng độ giá trị của bài kiểm tra.
Sử dụng phép kiểm chứng t- test độc lập và mức độ ảnh

7. Kết quả

hửơng
- Kết quả đối với vấn đề nhiên cứu có ý nghĩa hay không?
- Nếu có ý nghĩa ,mức độ như thế nào?
Phụ lục 3: KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG

Tuần 6
LUYỆN TẬP

2

Tiết 17

Ngày dạy :Lớp: 6a1 …………….

6a2………………

A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Nhằm củng cố khắc sâu cho học sinh kiến thức về phép toán
cộng,trừ nhân chia ,nâng lên lũy thừa,nhân chia hai lũy thừa cùng cơ số để
thực hiện tốt dạng bài tìm x, .
2. Kĩ năng :Biết vận dụng một cách linh hoạt phép toán vào giải bài toán tìm x
3. Thái độ : Cẩn thận khi thực hiện các phép tính ,tích cực tự giác học tập.
B. CHUẨN BỊ:

1Gv :sgk,giáo án ,bài tập;thước ,các phép toán trong tập hợp số tự nhiên
2.HS: Ôn lại các phép toán trong tập hợp số tự nhiên, đồ dùng học tập
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
1. . Kiểm tra kiến thức cũ :
Nêu các phép toán trong tập hợp số tự nhiên ?
Hs : Các phép toán trong tập hợp số tự nhiên gồm: cộng,trừ ,nhân,chia,nâng lên lũy
thừa.
GV:

13


Đề tài:Sử dụng phương pháp luyện tập thực hành giải bài toán tìm x nhằm nâng cao kết quả học tập cho nhóm học sinh
yếu kém của lớp 6A2 Trường THCS An Bình.

2. Giảng kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
Gv Như ta đã biết trong tập hợp các số tự nhiên Bài tập : Tìm số tự nhiên x biết :
gồm có 5 phép toán cơ bản đó là: cộng,trừ

a/ 143 + ( x -29) = 317

,nhân,chia,nâng lên lũy thừa.Đối với dạng bài

x -29

= 317 - 143

toán tìm x ta phải vận dụng lồng ghép các


x -29

= 1 74

phép toán trên để giải được một bài toán tìm x
Gv : yêu cầu HS đọc đề bài
Gv:Số nào số chưa biết ? đóng vai trò gì trong
phép toán
Hs
Gv gợi ý : đối với biểu thức có dấu ngoặc ta
thực hiện như thế nào?
Hs : trong ngoặc trước
Gv như vậy : 143 + ? = 317
Hs Số chưa biết : x - 29 và là số hạng
Gv muốn tìm SHCB ta làm thế nào?
Hs : Tìm SHCB = Tổng - SHĐB
1Hs thực hiện bảng đến bước 2-HS cả lớp thực
hiện
Hs nhận xét bài làm của bạn
Gv chỉ vào phép tính x - 29 = 174
? x đóng vai trò gì trong phép toán .Tìm x như
thế nào
Hs x là SBT .Tìm SBT = H +ST
1Hs thực hiện tiếp
hs nhận xét
Gv nhận xét
Gv : yêu cầu HS đọc đề bài

GV:


14


Đề tài:Sử dụng phương pháp luyện tập thực hành giải bài toán tìm x nhằm nâng cao kết quả học tập cho nhóm học sinh
yếu kém của lớp 6A2 Trường THCS An Bình.

Gv:Số nào số chưa biết ? đóng vai trò gì trong

b/ (112 + 3x) - 78 = 169

phép toán

112 + 3x

= 169 + 78

Hs : Số chưa biết : 112+ 3x và là số bị trừ

112 + 3x

= 247

Gv Tìm SBT ?

3x

= 247 -112

Hs: Tìm SBT = H +ST


3x = 135

Hs Thực hiện tìm SBT

x = 135 : 3

Hs nhận xét

x = 45

Gv Số nào số chưa biết ? đóng vai trò gì trong
phép toán
Hs : 3x và là số hạng
Hs nêu miệng cách thực hiện
Gv : ? x đóng vai trò gì trong phép toán .Tìm x
như thế nào
Hs :x là thừa số chưa biết .Tìm TSCB =
TÍCH :TSĐB
Hs thực hiện bảng
Hs nhận xét-Gv nhận xét
Gv Số nào số chưa biết ? đóng vai trò gì trong

c/ 80 - 5( x-3) = 55

phép toán

5 (x-3) = 80-55

Hs : 5(x-3) và là số trừ


5(x-3) = 25

Gv Tìm ST

x - 3 = 25 :5

Hs: ST = SBT-H

x -3 = 5

Hs thực hiện bảng

x = 5+3

Gv Số nào số chưa biết ? đóng vai trò gì trong

x =8

phép toán.Nêu cách thực hiện
Hs : x-3 và là thừa số chưa biết
Tìm TSCB = TÍCH :TSĐB
Hs thực hiện bảng
Hs nhận xét -Gv nhận xét

GV:

15



Đề tài:Sử dụng phương pháp luyện tập thực hành giải bài toán tìm x nhằm nâng cao kết quả học tập cho nhóm học sinh
yếu kém của lớp 6A2 Trường THCS An Bình.

Gv để giải được bài toán này trước tiên ta phải
d/ ( 276 - 2x ) : 2 = 32 .23

làm gì?
Hs :ta phải tìm tích bằng bao nhiêu

( 276 - 2x ) : 2 = 72

Gv Số nào số chưa biết ? đóng vai trò gì trong

276 - 2x

= 72 .2

phép toán.Nêu cách thực hiện

276 - 2x

= 144

Hs : 276-2x và là số bị chia

2x

= 276 -144

Tìm SCB = THƯƠNG.SC


2x

= 132

Hs thực hiện bảng

x

= 132 : 2

Hs nhận xét -Gv nhận xét

x

= 66

Gv Số nào số chưa biết ? đóng vai trò gì trong
e/189 : (x +18) = 37 : 35

phép toán.Nêu cách thực hiện
Hs : x +18 và là số chia

189 : (x +18) = 9

Tìm SC = SBC : THƯƠNG

x +18 = 189 :9

Gv Thương bằng bao nhiêu ?


x + 18 = 21

Gv :Muốn chia hai lũy thừa cùng cơ số ta làm

x =3

thế nào ?
Hs :Giữ nguyên cơ số -Trừ các số mũ
Hs thực hiện bảng
Hs nhận xét -Gv nhận xét
Gv nhấn mạnh để giải quyết tốt dạng bài toán
tìm x ta phải nắm vững các phép toán và biết
vận dụng linh hoạt khi thực hiện .
3/Củng cố bài giảng:
- Hs nhắc lại các phép toán trong tập hợp số tự nhiên ,cộng trừ ,nhân chia,nâng
lên lũy thừa .Nhân chia hai lũy thừa cùng cơ số .
- Thứ tự thực hiện các phép tính.
4/Hướng dẫn học tập ở nhà :
Ôn lại cac kiến thức từ bbài 1 đến bài 9.Tiết sau kiểm tra 1 tiết
GV:

16


Đề tài:Sử dụng phương pháp luyện tập thực hành giải bài toán tìm x nhằm nâng cao kết quả học tập cho nhóm học sinh
yếu kém của lớp 6A2 Trường THCS An Bình.

D. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………….........................…................................................

………………………………….........................…................................................
………………………………….........................…................................................

Phụ lục 4: ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG -HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ BÀI
Bài 1 :Tìm số tự nhiên x ,biết :
a/ 126 + (x -29) = 237

b/ ( 56 -x) :4 =12

c/ 5x - 34 = 176

d/ 2x + 14 = 28 : 23

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT SAU TÁC ĐỘNG
Nội dung
a/ 126 + (x -29) = 237

Thang điểm

x -29 = 237 - 126



x - 29 = 111

0,5đ

x




=

111 +29

x
= 140
b/ ( 56 -x) :4 =12

0,5đ


56 -x

= 12.4

0,5đ

56 -x

= 48



x

= 58 - 48

0,5đ


x
=8
c/ 5x - 34 = 176



5x

= 176 + 34

0,5đ

5x

= 210



GV:

17


Đề tài:Sử dụng phương pháp luyện tập thực hành giải bài toán tìm x nhằm nâng cao kết quả học tập cho nhóm học sinh
yếu kém của lớp 6A2 Trường THCS An Bình.

x

= 210 : 5


0,5đ

x
= 42
d/ 2x + 14 = 28 : 23



2x + 14 = 25

0,5đ

2x

= 32 -14



2x

= 18

0,5đ

x

= 18 :2

x


=9

Phụ lục 5: BẢNG ĐIỂM VÀ BẢNG PHÂN TÍCH
BẢNG ĐIỂM
LỚP 6A2 (THỰC NGHIỆM)

LỚP 6A1 (ĐỐI CHỨNG)

Điểm kiểm
STT

Họ và Tên

Điểm kiểm

tra sau tác STT

Họ và Tên

động

tra sau tác
động

1

Lê Thị Bình

Bình


5

1

Bùi Thị

Hoa

3

2

Hà Trung

Dũng

4

2

Chu Tống

Kiệt

5

Đặng Thị
3


Đỗ Văn

Học

5

3

Phương

Linh

5

4

Hoàng Phi

Hùng

8

4

Cao Đức

Phong

4


5

Hà Trung

Kiên

5

5

Cao Đức

Thế

4

Nguyễn Thị
6

Trúc

Nhi

6

6

Chu Thành

Trung


5

7

Hoàng Văn



5

7

Đỗ Thị

Thu

3

8

Huỳnh Anh

Thái

4

8

Nguyễn Minh


Lộc

4

9

Dương Ngọc

Thọ

5

9

Đỗ Hữu

Trí

4

Tiên

6

10 Đỗ Thiên

Bảo

5


Nguyễn Linh
10

GV:

Yến

18


Đề tài:Sử dụng phương pháp luyện tập thực hành giải bài toán tìm x nhằm nâng cao kết quả học tập cho nhóm học sinh
yếu kém của lớp 6A2 Trường THCS An Bình.

Mốt
Trung vị
Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn
Phép kiểm chứng T- test độc lập p =
Chênh lệch giá trị Tb chuẩn MSD

GV:

Kết quả kiểm tra sau

Kết quả kiểm tra sau

tác động của nhóm

tác động của nhóm


thực nghiệm
5.00
5.00
5.30
1.16
0.01
1.39

đối chứng
5.00
4.00
4.20
0.79

19


Đề tài:Sử dụng phương pháp luyện tập thực hành giải bài toán tìm x nhằm nâng cao kết quả học tập cho nhóm học sinh
yếu kém của lớp 6A2 Trường THCS An Bình.

GV:

20


Đề tài:Sử dụng phương pháp luyện tập thực hành giải bài toán tìm x nhằm nâng cao kết quả học tập cho nhóm học sinh
yếu kém của lớp 6A2 Trường THCS An Bình.

PHẦN ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

------------------1. Tên đề tài:
2. Người tham gia thực hiện:
Họ và tên
Nguyễn Minh Phương
3. Họ tên người đánh giá:

Cơ quan công tác

Trình độ

Môn học

THCS An Bình

chuyên môn
Đại học

phụ trách
Toán

3.1……………………………………………………………………………….
3.2……………………………………………………………………………….
3.3……………………………………………………………………………….
3.4……………………………………………………………………………….
3.5……………………………………………………………………………….
3.6……………………………………………………………………………….
4. Đơn vị công tác: ……………………………………………………………...
5. Ngày họp: ........................................................................................................
6. Địa điểm họp: ...................................................................................................
7. Ý kiến đánh giá :

……………………………………………………………………………………
8. Kết luận:
 Tốt (Từ 86–100 điểm)
 Khá (Từ 70-85 điểm)
 Đạt (50-69 điểm)
 Không đạt (< 50 điểm)
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

GV:

21


Đề tài:Sử dụng phương pháp luyện tập thực hành giải bài toán tìm x nhằm nâng cao kết quả học tập cho nhóm học sinh
yếu kém của lớp 6A2 Trường THCS An Bình.

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………................................
Duyệt của BGH

GV:

22



×