Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING TẠI CÔNG TY THÀNH CÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.47 KB, 44 trang )

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ HOÀN THIỆN
CHIẾN LƯỢC MARKETING TẠI CÔNG
TY THÀNH CÔNG.
I/ MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY.
1. Mục tiêu kinh doanh của Công ty..
 Mục tiêu phát triển của Công ty Thành Công được thể hiện rõ trong báo
cáo hàng năm của công ty. Cụ thể các mục tiêu trong thời gian tới:
+ Mục tiêu phát triển: tiếp tục mở rộng và phát triển ngành sản xuất giấy
và bao bì carton, đồng thời mở rộng thêm một số lĩnh vực hoạt động khác như
cung cấp đồ dùng phục vụ cho gia đình như tủ, bàn ghế các loại, đa dạng hoá
sản phẩm để tăng nguồn thu.
+ Mục tiêu lợi nhuận: Chỉ tiêu lợi nhuận năm 2006 đặt trên 1, 5 tỷ đồng,
nộp ngân sách nhà nước dự tính 0,24 tỷ đồng và nguồn vốn tích luỹ tiếp tục
được đầu tư mới.
+ Mục tiêu nguồn nhân lực: Công ty đảm bảo mọi nhân viên của mình đều
được đào tạo thích hợp để có đủ năng lực cần thiết thực hiện công việc được
giao; Tập hợp và phát huy trí tuệ của cán bộ công nhân viên, tạo mọi cơ hội
trong các lĩnh vực để vươn lên trong thị tường hiện nay.
+ Công ty coi các nhà cung ứng vật tư, khách hàng là một bộ phận không
tách rời của công ty. Công ty có trách nhiệm duy trì mối quan hệ mật thiết,
thường xuyên trao đổi thông tin để sản phẩm đạt được chất lượng cao.
+ Đối với công nghệ: Kịp thời duy tu, bảo dưỡng, sữa chữa thay thế, bổ
sung thay thế để duy trì ổn định hoạt động của thiết bị hiện có, đảm bảo huy
động đạt và vượt 100% mức công suất thiết kế máy móc thiết bị.
+ Mục tiêu dài hạn: Trở thành một trong những Công ty hàng đầu Việt
Nam cung ứng sản phẩm và dịch vụ liên quan đến bao bì carton trong và ngoài
nước.
2. Mong muốn của ban lãnh đạo Công ty:
 Mong muốn của ban lãnh đạo: Ban lãnh đạo luôn mong muốn không
ngừng tăng tiêu thụ sản phẩm đảm bảo cho sản xuất liên tục, đạt doanh thu
trung bình trên 0,95 tỷ đồng trên một tháng, không để vốn ứ đọng. Thiết kế


một kênh phân phối tiêu thụ hoàn chỉnh, đem lại lợi nhuận cao cho Công ty.
+ Cải thiện được tình hình cạnh tranh, dành được 6 % thị phần trên thị
trường miền Bắc, nâng cao công suất sản xuất lên 17 tấn giấy/ 1 ngày.
 Mong muốn của cán bộ công nhân viên: Họ luôn có đủ việc làm
thường xuyên ổn định và hưởng các chế độ khác, được sự quan tâm của ban
lãnh đạo và sản phẩm được tiêu thụ hết.
II/ PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
KHÁCH HÀNG.
1. Cơ sở để phân khúc thị trường.
 Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị
trường, ưu đãi không còn nữa đã làm cho cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đặc
biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào ngành với
thiết bị công nghệ hiện đại hơn, khả năng tài chính mạnh hơn đã chiếm lĩnh
hầu hết các phân khúc thị trường khá và tốt có tỷ suất lợi nhuận cao, càng làm
cho cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn. Điều này đã đẩy các doanh nghiệp trong
nghành vừa hoạt động tự phát vừa phải cạnh tranh gay gắt với nhau ở các
khúc thị trường còn lại. Trước thực trạng này Công ty cần nghiên cứu thị
trường và đề ra chiến lược và chính sách kinh doanh phù hợp để ổn định phát
triển sản xuất kinh doanh của mình trong điều kiện mới.
2. Phân đoạn thị trường theo chu kỳ sống của sản phẩm.
 Để phân đoạn thị trường tiêu thụ sản phẩm bao bì carton, hiểu rõ thị
trường bao bì carton một cách kỹ càng, chính xác về nhu cầu, cơ hội cũng như
thách thức trên thị trường, ta tiến hành nghiên phân đoạn thị trường thông
qua nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm. .
Biểu đồ 19: Chu kỳ sống sản phẩm
2.1. Phân đoạn thị trường chất lượng cao.
 Bao gồm những nhóm khách hàng có nhu cầu về bao bì carton với chất
lượng cao như: Nguyên vật liệu tốt, kết cấu phức tạp, in ấn kỹ thuật cao. Khách
hàng chủ yếu là các doanh nghiệp trong ngành sản xuất như bia, rượu, điện tử
điện lạnh, hoá mỹ phẩm cao cấp.

Tuy nhiên, đoạn thị trường này còn nhỏ, nhưng theo dự báo đoạn thị
trường này sẽ tăng trưởng rất mạnh trong tương lai, vì khách hàng ngày
càng có xu hướng nâng cao chất lượng bao bì. Vì thế sản phẩm bao bì chất
lượng cao đang ở giai đoạn tăng trưởng của chu kỳ sống và mức lợi nhuận
cũng rất cao.
2.2. Phân đoạn thị trường chất lượng khá:
 Bao gồm các khách hàng có nhu cầu về bao bì có kết cấu, chất lượng in
ấn không đòi hỏi quá cao, số lượng cho từng đơn đặt hàng là lớn, ngoài ra
phải đảm bảo cung ứng đủ số lượng và đúng thời gian. Nhu cầu về sản phẩm
bao bì carton ở đoạn thị trường này là lớn nhất và có tốc độ tăng trưởng trong
những năm gần đây cũng như trong tương lai khá cao.
Khách hàng của đoạn thị trường này thường là các doanh nghiệp công
nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, chế biến hải sản, chế biến sữa, sản xuất
bánh kẹo, thuốc lá, bột giặt.…như một số công ty như Công ty sữa Vina Milk,
Công ty sữa Hà nội Milk, Công ty bánh kẹo Hải Hà, nhà phân phối và thiết kế
Unilever, Coca-cola, Pepsi- cola…v.v. Do đó sản phẩm thuộc đoạn thị trường này
đang thuộc vào giai đoạn tăng trưởng của chu kỳ sống.
2.3. Phân đoạn thị trường có chất lượng trung bình :
Các khách hàng thuộc đoạn thị trường này chủ yếu chỉ quan tâm đến
hình thức in ấn và chất lượng giấy bên ngoài để gây ấn tượng đối với người
tiêu dùng và thường là các công ty sản xuất sản phẩm may mặc, giày dép, hàng
tiêu dùng loại trung bình…v.v. Điển hình những công ty như: Công ty may
Thăng Long, Công ty may 10, Công ty giày Thượng Đình.
Do đó nhu cầu về sản phẩm bao bì thường không lớn và nhiều chủng loại
kích cỡ, thời gian đặt hàng ngắn do đó rất khó cho việc triển khai sản xuất
hàng loạt của các doanh nghiệp lớn nhưng lại phù hợp với các doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Hiện nay nhu cầu về sản phẩm bao bì loại này đang có xu hướng
chững lại và xu hướng giảm dần để chuyển qua loại có chất lượng khá. Vì thế,
sản phẩm loại này đang ở giai đoạn bão hoà trong chu kỳ sống và mức độ hấp
dẫn ở mức trung bình.

2.4. Phân đoạn thị trường chất lượng thấp:
 Đoạn thị trường này bao gồm các đơn vị sản xuất các sản phẩm có giá
trị thấp và thuộc loại thiết bị yếu cho đời sống tiêu dùng hoặc với công nghệ
giản đơn, vốn đầu tư thấp, rất dễ bị cạnh tranh. Khách hàng chủ yếu là các
doanh nghiệp sản xuất như mì ăn liền, bột giặt thông thường, bánh kẹo…v.v.
Như Công ty Micoem, Công ty bột giặt Vì Dân.
+ Trong đoạn thị trường này điều mà khách hàng quan tâm nhất đối với
sản phẩm bao bì carton đó là giá cả, chất lượng chỉ là yếu tố tham khảo. Vì vậy,
sản phẩm này đang đi vào giai đoạn suy thoái do các nhà sản xuất có xu hướng
nâng cao chất lượng bao bì cho hàng hoá của mình nhằm nâng cao chất bao bì
hàng hóa.
3. Lựa chọn thị trường.
 Theo như kết quả phân khúc thị trường bao bì carton dựa vào chu kỳ
sống của sản phẩm và căn cứ kết quả phân tích tình hình tài chính, nguồn lực,
cơ sở vật chất hạ tầng trang thiết bị sản xuất của Thành Công, Công ty được
xếp vào nhóm thị trường khá và một phần đoạn thị trường trung bình. Kết quả
phân tích đó phản ánh đúng thực lực của Công ty hiện nay.

+ Nhu cầu về sản phẩm ở đoạn thị trường này vẫn ở mức cao, số lượng lớn
về sản phẩm. Khách hàng không đòi hỏi quá cao về khả năng in ấn, kiểu dáng,
mẫu mã; nhưng yêu cầu về chất lượng, số lượng và thời gian giao hàng phải
kịp thời.
+ Để đứng vững và chiếm lĩnh tốt khúc thị trường này, Công ty cần đưa ra
các biệt báp cải tiến chất lượng, giao hàng đúng hạn và đủ, tăng cường công
tác chăm sóc khách hàng.
4. Đo lường và dự báo thi trường.
 Theo như kết quả điều tra thì sản phẩm bao bì carton đang ở giai đoạn
tăng trưởng do một số đặc trưng sau đây:
+ Sản lượng tăng nhanh liên tục trong vòng khoản 7 , 8 năm gần đây và
đạt mức tăng bình quân từ 15 % đến 20 % mỗi năm, cao hơn mức tăng trưởng

bình quân của ngành công nghiệp ( ngành công nghiệp tăng khoảng 12 % mỗi
năm).
+ Sản phẩm bao bì carton ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều
ngành, do đặc tính về độ bền, không gây hại sức khoẻ, dễ in ấn, tạo kiểu dáng
và nhu cầu lớn….v.v. và đặc biệt là sản phẩm bao bì dễ xử lý, tái sản xuất và chi
phí vận chuyển thấp.
+ Do đó, tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp này cũng phản ánh một
phần nào xu hướng chuyển dịch của các đoạn thị trường. Tuy nhiên, tác động
lớn nhất đó là sự thay đổi theo xu hướng của người tiêu dùng đòi hỏi chất
lượng bao bì ngày càng cao.
Biểu đồ 20: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản phẩm bao bi carton trên
thị trường miền Bắc.
Phân khúc
chất lượng
Cơ cấu chuyển dịch Nhận xét
Năm
1998
Năm
2000
Năm
2005
Năm
2010
Cao 11,5 % 14 % 20 % 30 % Tăng
Khá 19 % 21 % 29 % 35 % Tăng
Trung bình 38,5 % 38 % 36 % 30 % Giảm nhẹ
kém 31 % 27 % 15 % 5 % Xu hướng
giảm
Cộng 100 % 100 % 100 % 100 %
Nguồn: Theo cục thống kê Thành phố Hà Nội – năm 2005.

+ Qua phân tích số liệu ở trên ta thấy, Công ty đang phải đương đầu với
sức ép cạnh tranh là rất lớn, đặc biệt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài.
+ Tuy nhiên, thị trường bao bì của miền Bắc nói riêng và của cả nước nói
chung lại hứa hẹn nhiều hấp dẫn với tốc độ tăng trưởng về cầu hàng năm cao,
được coi là một thị trường mới có nhiều tiềm năng.
+ Chính điều này đòi hỏi công ty cần phải có chuyển biến mạnh mẽ cả về
chất lượng lẫn số lượng sản phẩm. Muốn vậy, Công ty cần có những định
hướng và mục tiêu phát triển trong dài hạn, cũng như cần phải có những chiến
lược tối ưu nhất để thực hiện thành công các định hướng và mục tiêu đó.
5. Đánh giá kết quả phân đoạn thị trường.
 Đánh giá tổng quát: việc phân chia thị trường theo nhóm khách hàng,
đã đáng giá tương đối chính xác về thị trường bao bì carton. Qua việc đánh
giá, công ty đã trả lời được những câu hỏi:
- Khách hàng chính của mình là ai .
- Đối tượng khách hàng tương lai của Công ty là ai.
- Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp là đối thủ nào..
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của công ty.
 Kết quả của phân đoạn thị trường: Việc phân đoạn đã xác định được
đúng đối thị trường của Công ty, làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược phát
triển của Công ty.
+ Theo như sự phân đoạn thị trường thì: Đoạn thị trường có chất lượng
khá và cao chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,
một phần đoạn thị trường có chất lượng khá và đoạn thị trường có chất lượng
trung bình tập trung ở các doanh nghiệp nhà nước, còn đoạn thị trường có
chất lượng kém và một phần chất lượng trung bình tập trung vào doanh
nghiệp nhỏ, thuộc quyền quản lý của địa phương.
6. Phiếu điều tra và kết quả điều tra khách hàng.
6.1. Mẫu phiếu điều tra.
PHIẾU ĐIỀU TRA KHÁCH HÀNG

Mã số:
Để có thể phục vụ quý khách tốt hơn, Công ty chúng tôi xin ông (bà) bớt chút
thời gian mà vui lòng cho biết ý kiến của mình về chất lượng bao bì carton của
Công ty Thành Công:
1. Xin ông (bà) cho biết quý danh: ..........................................................................
2. Số điện thoại: ...............................................................................................................
3. Địa chỉ: ........................................................................................................................
4. Nơi ông (bà) làm việc:..............................................................................................
5. Ông (bà) có dùng sản phẩm bao bì của Công ty chúng tôi hay không ?
Có  Không 
6. Nếu ông (bà) mua sản phẩm của Công ty chúng tôi, xin ông (bà) cho biết ý
kiến sau về các yếu sau ( đánh giá theo 5 mức; tốt nhất ( 1)………….xấu , kém
nhất (5)).
Thứ tự 1 2 3 4 5
6.1. Chất lượng sản phẩm
    
6.2. Kiểu dáng sản phẩm
    
6.3. Giá cả
    
6.4. Địa điểm bán
    
6.5. Thái độ nhân viên
    
6.6. Bảo hành sau bán
    

7. Nếu ông (bà) chưa mua, hoặc không mua sản phẩm bao bì carton của Công
ty chúng tôi, xin ông (bà) cho biết lý do:
- Không được giới thiệu về sản phẩm:


- Sản phẩm bao bì carton của công ty chưa tốt bằng sản phẩm
cùng loại của công ty khác.

- Giá bán đắt quá.

- Sự phục vụ nhân viên chưa tốt.

- Sản phẩm dùng không tốt.

- Thời gian giao hàng không đúng tiến độ:

Xin chân thành cảm ơn ông (bà) !
6.2. Kết quả điều tra.
Biểu 21: Kết quả điều tra khách hàng của Công ty.
Kết
quả
1.Chất
lượng
2. Kiểu
dáng
3. Giá
cả
4. Địa
điểm
bán
5. Thái độ
nhân viên
phục vụ
6. Chế

độ bảo
hành
Mức 1 39 35 41 22 35 40
Mức 2 0 1 0 13 0 0
Mức 3 9 8 6 15 8 4
Mức 4 0 6 2 0 7 6
Mức 5 2 0 0 0 0 0
Theo kết quả điều tra, khoảng 50 khách hàng đưa ra ý kiến của mình về
yếu tố sản phẩm bao bì.
Chất lượng sản phẩm: 78 % ý kiến đánh giá chất lượng tốt.
22 % ý kiến đánh giá khá, trung bình và kém.
Kiểu dáng thiết kế: 75 % ý kiến khách đánh giá kiểu dáng đẹp.
25 % ý kiến cho đánh giá yếu tố còn lại.
Giá cả sản phẩm: 82 % ý kiến khách hàng cho rằng giá cả rẻ.
18 % ý kiến cho rằng giá cả là tương đối cao và cao.
Địa điểm bán hàng: 45 % ý kiến khàng hàng cho địa điểm bán tốt.
55 % ý kiến đánh giá địa điểm không thuật tiện
Thái độ phục vụ nhân viên: 70 % có ý kiến tốt với thái độ nhân viên.
30 % có ý kiến trung bình và không tốt.
Chế độ bảo hành: 80 % ý kiến khách hàng cho là tốt
20 % ý kiến phàn nàn về chế độ bảo hành.
6.3 Nhận xét:
 Qua bảng điều tra khách hàng đối với sản phẩm bao bì carton của Công
ty Thành Công trên thị trường miền Bắc, ta thấy ý kiến khách hàng đánh giá về
chất lượng và kiểu dáng tốt ở mức khá. Chỉ có chế độ bảo hành và giá cả sản
phẩm được đánh giá cao. Trong khi đó còn nhiều ý kiến về địa điểm bán hàng
chưa thuận tiện cho khách hàng mua hàng.
 Công ty cần có nhiều biện pháp để cải thiện tình hình chất lượng và
kiểu dáng mẫu mã mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đặc
biệt là kênh phân phối còn nhiều hạn chế, khó khăn cho công tác bán hàng.

III. THIẾN KẾ LẠI CHIẾN LƯỢC MARKETING VÀ MỘT SỐ CHIẾN
LƯỢC CẠNH TRANH KHÁC.
Để duy trì được mức lợi nhuận bình quần trên vốn đầu tư như hiện tại là
12% đến 13 % trong tương lai và tạo tín nhiệm đối với bạn hàng, chuyển dịch
cơ cấu sản xuất theo hướng thị trường, tham gia vào hiệp hội bao bì trong
nước, đầu tư mới thiết bị công nghệ và giữ được thị phần như hiện tại. Qua
nghiên cứu cũng như tìm hiểu thực tế Công ty, sinh viên mạnh dạn đưa gia một
số giải pháp đối với Công ty như sau:
1. Hoàn thiện lại chiến lược marketing hỗn hợp ( marketing-mix).
1.1. Chiến lược sản phẩm (product).
1.1.1 Sản phẩm hiện tại của Công ty:
 Các sản phẩm được Công ty cung cấp cho các khách hàng tập trung
vào hai loại sản phẩm;
+ Sản phẩm bao bì carton 2 lớp, 3 lớp, 5 lớp cho các đối tượng khách hàng
các công ty sản xuất sữa, doanh nghiệp sản xuất và chế biến kẹo, bột giặt và
một số công ty sản xuất bia, rượu nước giải khát,
+ Sản phẩm túi xốp để đựng đồ ăn, bánh kẹo, nước hoa quả, ca fe.., túi xốp
siêu thị có in, túi xốp siêu thị không in, túi bán thành phẩm có in. Các sản phẩm
này có nhóm khách hàng chính như siêu thị lơn, công ty cần quảng bá sản
phẩm, các chợ, các trung tâm bán lẻ, hàng quán, các cơ sở tự đóng gói sản
phẩm, muối ăn, đồ khô…
+ Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng về các loại sản phẩm vỏ
hộp carton, công ty cần có một chiến lược sản phẩn hoàn hảo hơn công ty cần
thực hiện việc các biện pháp:
Sơ đồ 22: Tỷ lệ sản phẩm chính của công ty.
Nguồn: phòng kế toán tài chính công ty.
1.1.2 Các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm:
 Để đứng phát triển nhanh và giữ được thị phần như hiện tại, công ty
cần thực hiện giải phát nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có của mình để
đáng ứng đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng.

+ Cần tăng cường quản lý chất lượng; từ quá trình thiết kế, quá trình chế
tạo, phụ trợ sản xuất, quá trình tiêu thụ và sử dụng sản phẩm.
+ Tăng cường công tác quản lý chất lượng; tăng cường công tác cải tiến
cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tăng cường công tác giáo dục chất lượng, mọi cán bộ
công nhân viên phải có tinh thần trách nhiệm và ý thức kiểm tra chất lượng.
+ Kiểm tra chặt chẽ chất lượng bằng; kiểm nghiệm nguyên vật liệu đầu
vào bằng các chuyên gia, thực hiện chế độ kiểm nghiệm 3 cấp; nguyên vật liệu
không đủ không nhận, công đoạn tiến hành sản xuất không hợp tiêu chuẩn thì
không tiếp tục, thành phẩm không hợp tiêu chuẩn thì không đóng gói.
+ Mở rộng vòng tuần hoàn PCDA; tuần hoàn PDCA là hình thức cơ bản
vật chất của hệ thống giữ chất lượng sản phẩm, nó phản ánh 4 khâu; Giai
đoạn kiểm tra chất lượng; đặt kế hoạch ( Plan), chất hành kế hoạch (Do), kiểm
nghiệm ( Check), xử lý tình huống (Action).
1.1.3 Phương pháp cải tiến chất lượng sản phẩm:
+ Thay đổi đặc tính của sản phẩm nhằm giảm thiểu tác động của môi
trường trong quá trình sản xuất, sử dụng hoặc sau khi thải bỏ.
+ Cải tiến thiết bị: bằng cách lắp đặt thêm hoặc thay thế các bộ phận,
hiện đại hóa thiết bị hiện có theo hướng nâng cao hiệu suất sử dụng nguyên
nhiên vật liệu, điện năng và giảm thiểu chất thải ô nhiễm.
+ Thay đổi công nghệ, thiết bị: bằng cách áp dụng công nghệ mới thiết
bị mới ít tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng, ít tạo ra phế liệu, phế phẩm và ít
gây hại môi trường; trong trường này công ty thay thế các máy cắt bằng
những máy cắt thế hệ cao hơn để giảm thiểu phế liệu.
1.1.4 Nghiên cứu chu kỳ sống sản phẩm và một số giải pháp:
Nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm bao bì carton nhằm tìm ra điểm
hoà vốn, bố trí hoạt động sản xuất cho có lãi, kéo dài được giai đoạn thu được
tỷ suất lợi nhuận cao và rút ngắn giai đoạn thua lỗ.
 Giai đoạn giới thiệu sản phẩm: Trong giai đoạn này Công ty cần đưa
ra các chính sách quảng cáo rầm rộ nhằm thu hút được sự chú ý của khách
hàng đến sản phẩm của Công ty. Đối với sản phẩm thùng bìa carton cần phải

có chính sách quảng cáo hợp lý để vừa không tốn kém vừa được khách hàng
chú ý đến, như việc quảng cáo thông qua hội chợ triển lãm, giởi các đơn chào
hàng đến các khách mới.
+ Trong giai đoạn này công ty áp dụng các chính sách khuyến mại, tăng
sức mua và sự quan tâm của khách đối với sản phẩm của công ty.
 Giai đoạn phát triển: Doanh số đã tăng dần, lãi tăng và bù đắp được
chi phí. Các khách hàng hưởng ứng sớm nhất sẽ tiếp tục mua thêm và nhiều
khách mới đã chú đến sản phẩm của công ty nhiều hơn.
+ Đối với sản phẩm bao bì carton ở trong giai đoạn này, khi nhu cầu đã
cao doanh nghiệp cần tập trung nhân lực và vốn cho việc sản xuất sản phẩm.
Công ty cần có chính sách để giữ mức tăng lượng bán gồm:
- Giữ nguyên giá bán.
- Bắt đầu thâm nhập thị trường mới.
- Có những chính sách để tạo được lòng trung thành từ các đại lý.
- Giảm dần chi phí quản cáo cho sản phẩm.
 Giai đoạn chín muồi và bão hoà: Giai đoạn này sản phẩm đem lại lợi
nhuận cao nhất cho công ty. Công ty nên tìm mọi cách để kéo dài chu kỳ này vì
sang giai đoạn giảm sút và trì trệ, doanh thu sẽ giảm, giá giảm, đồng thời yêu
cầu của người mua về chất lượng hàng hoá và dịch vụ mà công ty cung cấp trở
nên khắt khe hơn.
+ Tuy nhiên trong giai đoạn này, công ty cần xem xét lại phương thức tiếp
thị, các chương trình quảng cáo, các chính sách giá của công ty lẫn đối thủ
cạnh tranh.
 Giai đoạn suy tàn: Nguyên nhân của giai đoạn này có nhiều nguyên
nhân do như sự thay đổi nhanh của công nghệ sản xuất, xu hướng tiêu dùng
của khách hàng đã thay đổi, hoặc do sự cạnh tranh của các đối thủ. Trong giai
đoạn này sản phẩm bán ít, doanh số giảm.
+ Do đó, công ty cần tập trung mọi nguồn lực vào công đoạn sản xuất cho
sản phẩm mới.
1.1.5 Phân tích sản phẩm và khả năng thích ứng với thị trường:

 Doanh nghiệp cần biết sản phẩm của mình đáp ứng được yêu cầu nào
của thị trường tới mức độ nào?. Vì vậy cần tiến hành phân tích và khả năng
thích ứng của sản phẩm gồm những bước sau:

×