Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày điều trị ung thư dạ dày tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.7 KB, 10 trang )

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM
SÀNG VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT TOÀN BỘ DẠ DÀY
ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Lâm Việt Trung1, Nguyễn Văn Thanh1, Lã Văn Tuấn2, Hà Thọ Minh Huyền2
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, chụp cắt lớp vi
tính đa dãy ung thư dạ dày được điều trị phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày và đánh giá kết
quả bước đầu phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày điều trị ung thư dạ dày tại Bệnh viện Chợ
Rẫy.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang và kết hợp
tiến cứu 45 bệnh nhân ung thư dạ dày
Kết quả nghiên cứu: 45 bệnh nhân được phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày đơn
thuần chiếm tỷ lệ 100%. Không bệnh nhân mổ cắt toàn bộ dạ dày và các cơ quan xâm
lấn chiếm 0%. 45 bệnh nhân được tái lập lưu thông tiêu hóa nối thực quản hỗng tràng
theo Roux-en – y. Trong số đó có 4 bệnh nhân mổ nội soi và 41 bệnh nhân mổ mở. Thời
gian hậu phẫu trung bình là 8,22±3,54. Biến chứng sau mổ, sì miệng nối sau mổ là
2,2%.
Kết luận: Phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dàymở rộng đặt ra khi khối u xâm lấn các
cơ quan lân cận để đảm bảo tính triệt để của phẫu thuật. Việc cắt bỏ rộng rãi các cơ
quan bị xâm lấn cùng với dạ dày trong phẫu thuật không còn khó khăn về kỹ thuật cũng
như hồi sức sau mổ.
Từ khóa: Ung thư dạ dày.

Bệnh viện Chợ Rẫy
Bệnh viện Quân y 175
Người phản hồi (Corresponding): Lâm Việt Trung ()
Ngày nhận bài: 12/01/2018, ngày phản biện: 29/01/2018
Ngày bài báo được đăng: 30/3/2018
1


2

29


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 13 - 3/2018

Summary

RESEARCH OF SOME CLINICAL AND PRE-CLINICAL FEATURES AND RESULTS OF SURGICAL REMOVAL OF THE ENTIRE
GASTRIC FOR GASTRIC CANCER TREATMENT AT CHO RAY
HOSPITAL
Target: comment on some clinical features, endoscopic images, multiple scans
of gastric cancer, and surgical removal of the entire gastric and evaluate the results for
gastric cancer treatment at Cho Ray hospital.
Research subjects and methods: A cross sectional descriptive research and a
prospective cohort study of 45 patient with gastric cancer.
Results: 45 patients who underwent gastric bypass surgery alone accounted for
100%. No patients with entire gastric removal surgery and invasive organs accounted
for 0%. 45 patients were reintroduced to gastrointestinal intestinal duct digestion according to Roux-en-Y. Of these, 4 had laparoscopy and 41 had open surgery. Average
postoperative time was 8.22 ± 3.54. Complications after surgery, oral surgery after
surgery is 2.2%.
Conclusion: Surgical removal of the entire gastric extends when the tumor invades the adjacent organs to ensure the thoroughness of the surgery. The extensive removal of the invasive organs with the gastric during surgery is no longer technically
difficult, as is resuscitation after surgery.
Keywords: Gastric cancer.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư dạ dày là một bệnh lý
ác tính thường gặp trên toàn thế giới, là
nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ

2 sau ung thư phổi ở nam và ung thư vú ở
nữ. Theo thống kê 2008 gần 1 triệu trường
hợp mới mắc (988.000) chiếm tỷ lệ 7,8%
của tất cả các trường họp mới mắc ung
thư, 736.000 người chết vì ung thư dạ
dày chiếm tỷ lệ 9,7% số ca tử vong do
ung thư. Ung thư dạ dày có tỷ lệ mắc rất
30

khác nhau giữa các vùng địa lý. Các nơi
có tỷ lệ mắc cao nhất là Đông Á, Đông
Âu, Trung Á, Nam và Trung Mỹ; Các nơi
có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất là Tây Âu,
Bắc Mỹ, Châu Phi và Australia. Tại Nhật
Bản, ung thư dạ dày là nguyên nhân hàng
đầu gây tử vong trong số các trường hợp
tử vong do ung thư. Tại Việt Nam tỷ lệ
mắc bệnh ở nam là 19,3/100.000, ở nữ là
9,1/100.000 dân.
Cho đến nay trên thế giới đã có
nhiều công trình nghiên cứu về ung thư


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

dạ dày, các nhà khoa học đều thống nhất
chỉ có hai biện pháp có hiệu quả để kéo
dài thời gian sống cho người bệnh là chẩn
đoán sớm và phẫu thuật triệt để.
Chẩn đoán ung thư nói chung và

ung thư dạ dày nói riêng chủ yếu dựa vào
bộ ba chẩn đoán là: chẩn đoán hình ảnh,
chẩn đoán nội soi và chẩn đoán mô bệnh
học, trong đó chẩn đoán mô bệnh học
được coi là tiêu chuẩn vàng. Ngày nay các
kỹ thuật nội soi và chẩn đoán hình ảnh đã
có bước tiến vượt bậc, giúp cho việc phát
hiện tổn thương u sâu và tinh vi hơn, đồng
thời giúp cho việc lấy mẫu tế bào hoặc mô
bệnh xét nghiệm.
Điều trị ung thư dạ dày chủ yếu
bằng phẫu thuật, các phương pháp điều trị
khác như hóa chất, miễn dịch và tia xạ chỉ
là phối hợp có tính chất hỗ trợ, hoặc áp
dụng trong một vài trường hợp không có
khả năng phẫu thuật. Phẫu thuật triệt để
(Ro - No Residual) là loại phẫu thuật lấy
bỏ triệt để tổ chức ung thư cả về đại thể
và vi thể. Đây là phẫu thuật lý tưởng để
điều trị ung thư dạ dày. Trên thực tế, tiên
lượng sau mổ phụ thuộc nhiều vào các
yếu tố như: kích thước u, độ xâm lấn của
khối u vào thành dạ dày, mức độ di căn
hạch, tình trạng di căn xa... Tuy nhiên ở
các nước kém và đang phát triển, do điều
kiện về kinh tế, trình độ dân trí, y học...
Nên việc phát hiện ung thư dạ dày thường
muộn với kích thước khối u lớn, di căn và
xâm lấn rộng. Do đó phẫu thuật cắt toàn
bộ dạ dày chiếm tỷ lệ tương đối cao.

Cắt toàn bộ dạ dày là một phẫu

thuật lớn, rất nặng nề, tỷ lệ tử vong cao và
nhiều nguy cơ tai biến, biến chứng.
Nhằm làm sáng tỏ thêm một số
đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết
quả phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày trong
điều trị ung thư dạ dày, chúng tôi tiến
hành đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm
lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu
thuật cắt toàn bộ dạ dày điều trị ung thư
dạ dày”.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Địa điểm nghiên cứu: Khoa
ngoại bụng tiêu hóa – Bệnh viện Chợ Rẫy
2. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 45 bệnh nhân đã được
chẩn đoán xác định ung thư dạ dày, được
phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày từ tháng
01/07/2017 đến tháng 30/6/2018.
3. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
- Các bệnh nhân được chẩn đoán
giải phẫu bệnh lý là UTDD.
- Bệnh nhân được điều trị phẫu
thuật cắt dạ dày toàn bộ và nạo vét hạch
D2 theo JGCA 1998.
- Bệnh nhân có hồ sơ bệnh án đầy
đủ ở Bệnh viện Chợ Rẫy.

nhân

4. Tiêu chuẩn loại trừ bênh

- Bệnh nhân được chẩn đoán giải
phẫu bệnh lý không phải là UTDD.
- Bệnh nhân mắc bệnh UTDD tái
31


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 13 - 3/2018

phát.

cứu.

- Ung thư ở các tạng khác di căn
hoặc xâm lấn tới dạ dày.
- Bệnh nhân không đủ hồ sơ bệnh
án đầy đủ ở Bệnh viện Chợ Rẫy.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Mô tả cắt ngang kết hợp tiến

6. Phân tích số liệu.
- Nhập dữ liệu bằng excel, xử lý
số liệu bằng phần mềm thống kê y học
20.0

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Bảng 1: đặc điểm tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu

Tuổi

Giới

Đặc điểm
≤ 40
41 - 50
51 - 60
61 - 70
> 70
Trung bình
Nam
Nữ

Số bệnh nhân
Tỷ lệ (%)
4
8.9
9
20.0
15
33.3
10
22.0
7
15.6
56.58 ± 12.39
26

57.8
19
42.2

Nhận xét: Độ tuổi trung bình của ĐTNC là 56.58 ± 12.39, trong đó nhóm tuổi
cao nhất là từ 51 – 60%, thấp nhất là độ tuổi < 40 tuổi. Tỷ lệ nam chiêm 57.8%, nữ chiếm
42.2%.

Bảng 2: Đặc điểm về tiền sử, thời gian mắc bệnh của ĐTNC
Đặc điểm
Tiền sử

Thời gian
mắc bệnh

Số lượng

Tỷ lệ

Nghiên rượu

1

2.2

Viêm dạ dày mạn tính

6

13.3


Loét dạ dày mạn tính

3

6.7

< 6 tháng

37

82.2

6 – 12 tháng

7

15.6

> tháng

1

2.2

Trung bình

3.70 ± 5.72

Nhận xét: Thời gian mắc bệnh dưới 6 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất (82.2%), trên

32


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

6 tháng chiếm tỷ lệ ít (17.8%).

Bảng 3: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ĐTNC
Đặc điểm
Đau bụng vùng thượng vị
Gầy sút cân
Xuất huyết tiêu hóa
≤ 5 ng/ml
CEA
> 5ng/ml
≤ 5 ng/ml
CA 19 – 9
> 5ng/ml

Cận LS

Số lượng
43
17
5
26
8
27
7


Tỷ lệ
95.6
37.8
11.1
76.5
23.5
79.4
20.6

Nhận xét: Trong các triệu chứng lâm sàng của ung thư dạ dày của ĐTNC thì
đau bụng vùng thượng vị chiếm tỷ lệ cao nhất (95.6%), chỉ có 5 bệnh nhân có XHTH
(11.1%). Tỷ lệ bệnh nhân có CEA và CA 19-9 bình thường chiếm tỷ lệ cao
Bảng 4: Phân chia giai đoạn bệnh và tổn thương mô bệnh học UTDD của ĐTNC
Đặc điểm

Phân chia giai đoạn
bệnh

Phân loại tế bào

IA
IB
II
IIIA
IIIB
IV
BM tuyến
BM tế bào nhẫn
BM tuyến chế nhầy
BM tế bào vảy

BM không biệt hóa

Số lượng
0
1
2
2
2
38
39
6
0
0
0

Tỷ lệ
0
2.2
4.4
4.4
4.4
84.4
86.7
13.3
0
0
0

Nhận xét: Bệnh nhân ở giai đoạn 4 chiếm tỷ lệ cao nhất (84.4%), không có bệnh
nhân ở giai đoạn 1A. Về phân loại tế bào, tế bào tuyến chiếm 84.4%, tế bào nhẫn chiếm

13.3%. Không có bệnh nhân ở các loại tế bào khác.

BÀN LUẬN
* Đặc điểm lâm sàng

Giới: Ung thư dạ dày là một bệnh
nam giới có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nữ
giới. Lý giải điều này nhiều tác giả cho
33


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 13 - 3/2018

rằng, nam giới tiếp xúc nhiều nguy cơ
gây UTDD hơn nữ giới. Theo Haroid
J Wanebo tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới là
63%, nữ 37%, theo Đặng Vĩnh Dũng tỉ lệ
mắc bệnh ở nam là 64% và ở nữ 36%.

Xuân Trường: 53,45, Đỗ Đình Công: 52.

Trong nghiên cứu của chúng tôi,
tỉ lệ mắc bệnh ở nam là 57,8% và ở nữ là
42,2%. Tỉ lệ nam/ nữ: 1,3. Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi tương tự với kết quả
nghiên cứu về cắt toàn bộ dạ dày do ung
thư của Đinh Văn Tâm và cộng sự với tỉ
lệ Nam/nữ là 1,07 (30/28), Triệu Chiều
Dương nam/nữ: 1,03 (38/37). Chúng tôi
chưa giải thích được tại sao tỉ lệ nam/nữ

lại thấp hơn ở các tác giả khác.

Nhóm tuổi mắc bệnh nhiều nhất
là 51 tới 70 tuổi (55,3%), dưới 50 tuổi là
28,9%, trên 70 tuổi là 15,6%. Kết quả này
phù hợp với Đỗ Minh Hùng 50-70 tuổi là
62,15%, dưới 50 tuổi là 32,41%, trên 70
tuổi là 5,44%. Theo Katherine D Crew và
cộng sự thì tỉ lệ mắc bệnh này tăng dần
theo tuổi, nhóm tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất
là 50-70 tuổi. Những bệnh nhân tuổi cao
thường có những bệnh lý phối hợp kết
hợp với thể trạng suy kiệt do bệnh do tuổi
già và điều trị ở giai đoạn muộn là một
khó khăn cho việc quyết định can thiệp
phẫu thuật.

Tuổi: Nhiều nghiên cứu chỉ ra
rằng ung thư xuất hiện ở những bệnh
nhân càng trẻ tuổi mức độ ác tính càng
cao, điều này hoàn toàn phù hợp với sự
phân biệt với ung thư thể thâm nhiễm và
ung thư thể ruột của Lauven. Trong đó thể
có mức độ ác tính cao là (thể thâm nhiễm)
gặp nhiều hơn ở nhóm tuổi trẻ. Ngược
lại, thể có mức độ ác tính thấp (thể ruột)
thường gặp ở người cao tuổi.

Trong một nghiên cứu ở Mỹ trên
số lượng lớn bệnh nhân thì độ tuổi mắc

bệnh ở nam là 68,4 và ở nữ là 71,9, tuổi
được xem là một yếu tố tiên lương, tuổi
mắc bệnh càng trẻ, tiên lượng càng xấu.
vì thương gặp ung thư dạ dày thể thâm
nhiêm. ở tuổi dưới 40. Sự khác biệt về độ
tuổi mắc bệnh có thể giải thích do tuổi thọ
trung bình cũng như tập quán sinh hoạt
khác nhau ở các quốc gia.

Trong nghiên cứu của chúng tôi
tuổi trung bình là 56,58 ± 12,39 tuổi.
Bệnh nhân cao tuổi nhất là 80 tuổi, bệnh
nhân nhỏ tuổi nhất là 21 tuổi. Kết quả này
phù hợp với Đinh Quang Tâm là 53,88,
Đỗ Văn Tráng 54,9, Đỗ Minh Hùng
56,13, tuổi trung bình trong nghiên cứu
của chúng tôi cao hơn so với một số tác
giả khác, Nguyễn Anh Tuấn là 50,12, Đỗ
34

* Tiền sử bản than và già đình
Viêm loét dạ dày đóng vai trò
quan trọng trong việc phát triển ung thư
dạ dày, đặc biệt là vai trò của Helicobacte
pylory. Helicobacte pylory (HP) là xoắn
khuẩn Gram âm ký sinh trong lớp chất
nhày của niêm mạc dạ dày. HP có thể
gây tổn thương niêm mạc từ đó gây viêm
dạ dày. Dị sản, loạn sản, và ung thư. Tổ



CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

chức y tế thế giới đã xếp HP vào nhóm
tác nhân chính gây ung thư dạ dày. Các
yếu tố lây nhiễm vi khuẩn Cag A và Vac
A được đánh giá là nguyên nhân làm cho
viêm dạ dày nặng hơn và gây nên dị sản
niêm mạc dạ dày.
Trong nghiêm cứu của chúng tôi
tỉ lệ bệnh nhân có tiền sử mắc viêm dạ
dày mãn tính 13,3%. 6,7% bệnh nhân có
loét dạ dày nạm tính. Tuy nhiên trong
nghiên cứu này chúng tôi không kiểm tra
đánh giá bệnh nhân có nhiễm vi khuẩn
Helicobacte pylory hay không.
Tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử nghiện
rượu trong nghiên cứu là 2,2% (1/45),
thấp hơn so với nghiên cứu của Hồ Hữu
An là 16,4%. Rươu, bia, thuốc lá, các chất
đông lạnh, thiếu vitamin C… là các tác
nhân gây ảnh hưởng xấu đến niêm mạc dạ
dày, những yếu tố này góp phần thúc đẩy
sự phát triển của vi khuẩn HP gây loét lâu
ngày dẫn đến ung thư hóa.
Yếu tố di truyền cũng góp phần
vào tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày. Theo
Giovanni Corso và cộng sự thì có khoảng
10% bệnh nhân mắc bệnh ung thư dạ dày
có liên quan đến yếu tố gia đình, tác giả

cho rằng, yếu tôi gen di truyền thường
gặp ở người trẻ tuổi và có độ ác tính cao
vì không qua giai đoạn tiền ung thư.
Thời gian mắc bệnh
Thời gian phát hiện các triệu
trứng đầu tiên trên 12 tháng 15.6%, mới
phát hiện trong vòng 6 tháng chiếm tỷ lệ

82,2% tuy nhiên khi phẫu thật đa số bệnh
nhân lại ở giai đoạn muộn, điều này cho
thấy tính chất không đặc hiệu, mơ hồ của
các triệu chứng lâm sàng của bệnh ở giai
đoạn sớm.
Kết quả này tương ứng với nghiên
cứu của Hồ Chí Thành 36,8% và 42,6%.
Kết quả này còn thấp hơn so với các nước
như Nhật Bản, Mỹ… Đó là điều kiện về
kinh tế, trình độ dân trí, trang thiết bị…
và các chương trình phòng chống ung thư
dạ dày được thực hiện tốt.

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 45 bệnh nhân
được phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày tại
khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện Chợ Rẫy
từ ngày 01/07/2017 – 30/06/2018. Chúng
tôi có kết luận như sau:
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
Đặc điểm lâm sàng:
+ Tỷ lệ mắc ở nam là 57,8% và ở

nữ là 42,2%, tỷ lệ nam/nữ là 1,3.
+ Nhóm tuổi mắc bệnh nhiều
nhất là 50-70 tuổi (55,3%), dưới 50 tuổi
là 28,9%, trên 70 tuổi là 9,8%.
Bệnh nhân có tiền sử viêm dạ dày
mạn tính chiếm tỷ lệ là 13,3%, 6,7% bệnh
nhân có loét dạ dày mạn tính.
+ Thời gian phát hiện các triệu
chứng đầu tiên trên 12 tháng chiếm tỷ lệ
15,6%, mới phát hiện trong vòng 6 tháng
chiếm tỷ lệ 82,2%.
35


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 13 - 3/2018

+ Triệu chứng lâm sàng hay gặp
là: đau bụng buồng thượng vị 95,6%, gầy
sút cân 37,8%, xuất huyết tiêu hóa 11,1%,
hẹp môn vị 2,2%, thiếu máu 2,2%.
Đặc điểm cận lân sàng:
+ Nội soi có giá trị chẩn đoán cao
áp dụng ở 100% bệnh nhân. Noi soi sinh
thiết làm tế bào học có tính chất quyết
định để chẩn đoán ung thư dạ dày. Kết
quả sinh thiết phụ thuộc vào trình độ của
người làm nội soi và số mảnh sinh thiết,
số mảnh sinh thiết càng nhiều thì kết quả
chẩn đoán càng cao.
+ X – quang và chụp cắt lớp vi

tính khó phát hiện ở giai đoạn bệnh sớm.
+ Xét nghiệm CEA chỉ có tính
chất gợi ý và sàng lọc phát hiện sớm ung
thư hoặc theo dõi tái phát.
+ Vị trí khối u: ở thân vị; 20 bệnh
nhân chiếm tỉ lệ cao nhất 44,4%, ở tâm vị
chiếm 17,8% ở 8 bệnh nhân; vùng phình
vị lớn chiếm tỷ lệ ít nhất là 2,2%; 4 bệnh
nhân có ung thư toàn bộ dạ dày chiếm tỷ
lệ 8,9%, ở bờ cong nhỏ có 9 bệnh nhân
chiếm tỉ lệ 20,0%, bờ cong lớn 1 bệnh
nhân chiếm tỉ lệ 2,2%.
+ Kích thước khối u: U trên 5cm
chiếm tỷ lệ 26,7%, u dưới 5cm chiếm tỷ
lệ 34,1%.
+ Hình ảnh tổn thương đại thể:
thể loét là 14; thể loét thâm nhiễm là 3;
thể sùi là 10; thể thâm nhiễm là 5, thể loét
sùi 13.
36

+ Mức độ xâm lấn: xâm lấn T2 là
1, T3 là 5, T4 là 39 chiếm tỉ lệ 86,4%.
+ Mức độ di căn hạch: bệnh nhân
có di căn hạch chiếm tỷ lệ 100% trong
đó 3 bệnh nhân không có di căn hạch; 24
bệnh nhân có di căn 1-6 hạch; 18 bệnh
nhân có di căn 7-15 hạch; không có bệnh
nhân nào có di căn trên 15 hạch.
+ Giai đoạn bệnh: Tỷ lệ tăng dần

theo giai đoạn: Ib là 1, II là 2; IIa là 2;IIIa
là 2, IIIb là 2; IV là 38. Bệnh nhân mắc
giai đoạn IV là cao nhất với tỷ lệ 84,4%.
+ Phân loại tế bào ung thư:
UTBM tuyến là 39; tế bào nhẫn là 6.
+ Mức độ biệt hóa tế bao ung thư:
độ biệt hóa kém chiếm tỷ lệ cao nhất là 0,
độ biệt hóa vừa là 16, độ biệt hóa cao là
29, không biệt hóa là 0.
Kết quả phẫu thuật
Phương pháp mổ: 45 bệnh nhân
mổ cắt toàn bộ dạ dày đơn thuần chiếm
tỷ lệ 100%, 0 bệnh nhân mổ cắt toàn bộ
dạ dày và các cơ quan bị xâm lấn chiếm
tỷ lệ 0%.
Kỹ thuật mổ: 4 bệnh nhân mổ
nội soi chiếm tỷ lệ 8,9%; mổ mở 41 bệnh
nhân chiếm tỷ lệ 91,1%.
Phương pháp tái lập lưu thông
tiêu hóa: có 45 bệnh nhân nối thực quản
và hỗng tràng theo phương pháp Roux –
en – y.
Thời gian phẫu thuật trung bình
của mổ mở là 204,76 ± 61,64, của mổ nội


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

soi là 260,4 ± 35,48, thời gian mổ trung
bình là 209,67± 40,69.

Thời gian phục hồi lưu thông tiêu
hóa sau mổ là 4,14 ± 1,13.
Thời gian rút sonde dạ dày trung
bình là 2,89 ± 0,80.
Thời gian ăn lại đường miệng sau
mổ trung bình là 6,01 ± 0,98.
Thời gian hậu phẫu trung bình là
8,22 ± 3,54.
Tai biến trong mổ tổn thương
tụy: 4,4%, tổn thương lách là 13,3%, tổn
thương gan là: 2,2%, tổn thương đại tràng

2,2%.
Biến chứng sớm sau mổ: xì miệng
nói sau mổ là 2,2%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adachi Y., et al (1994),
“Dukes’s classification: a valid prognostic
indicator for gastric cancer”, gut.bmj.
com, 35, pp. 1368-1371.
2. Adachi Y., et al (2001),
“Surgery for gastric cancer: 10-year
experience worldwide”, Gastric Cancer,
4, pp. 166-174.

3. Bendia E., et al (2012), “Preoperative Work-up: Endoscopy and Endoscopic
Ultrasonography”, Surgery in the Multimodal Management of Gastric Cancer, SpringerVerlag Italia, Italy, pp. 43-49.
4. Berral A.V., et al (2012),
“Current management of gastric cancer”,

Rev esp enferm dig, 104(3), pp. 134-141.
5. Catarci M., et al (2012),
“Pathologic Classifications and Staging
Systems”, Surgery in the Multimodal
Management of Gastric Cancer, SpringerVerlag Italia, Italy, pp. 25-34.
6. Corso G., Marrelli D., Roviello
F. (2012), “Etiopathogenesis of Gastric
Cancer”, Surgery in the Multimodal
Management of Gastric Cancer, SpringerVerlag Italia, Italy, pp. 9-14.
7. Crew K.D., Neugut A.I. (2006),
“Epidemiology of gastric cancer”, World
J. Gastroenterol, 12 (3), pp. 354-362.

8. Hamilton S.R., Aaltonen L.A.
(2000), “Tumours of the Stomach”,
Pathology and Genetics of Tumours of
the Digestive System, WHO, France, pp.
37-66.
9. Hu B., et al (2012), “Gastric
cancer: Classification, histology and
application of molecular pathology”, J
Gastrointest Oncol, 3(3), tr. 251-261.
10. Inoue M., Tsugane S. (2005),
“Epidemiology of gastric cancer in
Japan”, Postgrad Med J., 81, pp. 419-424.
11. Iwakiri K., Hayashi Y.,
Sakamoto C. (2005), “Endoscopic
Diagnosis of Gastric Carcinoma”, The
Diversity of Gastric Carcinoma, Springer37



TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 13 - 3/2018

Verlag Tokyo, Japan, pp. 185-202.
12. Japanese Gastric Cancer
Association (2010), “Japanese gastric
cancer treatment guidelines 2010”,
Springer.
13. Japanese Gastric Cancer
Association
(1998),
“Japanese
Classification of Gastric Carcinoma - 2nd
English Edition”, Gastric Cancer, 1, pp.
10-24.
14. Japanese research society
for gastric cancer (1995), Japanese
classification of gastric carcinoma, First
English ed, Kanehara Co Ltd, Tokyo.
15. Jemal A., et al (2011), “Global
Cancer Statistics”, CA Cancer J Clin, 61,
pp. 69-90.
16. Kaneda A. (2005), “DNA
Methylation and Gastric Carcinoma”, The
Diversity of Gastric Carcinoma, SpringerVerlag Tokyo, Japan, pp. 97- 108.

38

17. Kim H.J., et al (2010),
“Comparison between blinded and

partially blinded detection of gastric
cancer with multidetector CT using
surgery and endoscopic submucosal
dissection as reference standards”, The
British Journal of Radiology, 83, pp. 674682.
18. Kranenbarg E.K., Hermans
J., Krienken J. (2001), “Evaluation of
the 5th edition of the TNM classification
for gastric cancer: Improved prognostic
value”, British Journal of Cancer, 84, pp.
64-71.
19. Manzoni G.D., et al (2012),
“Lymphatic Spread, Lymph Node
Stations, and Levels of Lymphatic
Dissection in Gastric Cancer”, Surgery in
the Multimodal Management of Gastric
Cancer, Springer - Verlag Italia, Italy, pp.
15-23.



×