Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp thành dưới tại Bệnh viện Thống Nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.94 KB, 8 trang )

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ TỔN THƯƠNG
ĐỘNG MẠCH VÀNH Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP
THÀNH DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Châu Văn Vinh1, Hồ Thượng Dũng1, Đoàn Văn Đệ2
TÓM TẮT
Cơ sở: Nhồi máu cơ tim là tình trạng khi có một lượng bất kỳ cơ tim bị hoại tử,
do hậu quả của thiếu máu cơ tim kéo dài. Nguyên nhân chủ yếu của nhồi máu cơ tim
(NMCT) là do xơ vữa động mạch gây tắc hoặc hẹp một hay nhiều nhánh của động mạch
vành (ĐMV) nuôi dưỡng vùng đó.
Mục tiêu: Xác định một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân NMCT
cấp thành dưới và phân tầng nguy cơ theo thang điểm TIMI, thang điểm Mayo Clinic.
Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu và tiến cứu, kết hợp
nghiên cứu bệnh chứng trong nghiên cứu phân tích và mô tả mối tương quan, thu thập
các thông tin định tính và định lượng.
Kết quả: NMCT cấp thành dưới (NMTD) đơn thuần chiếm tỉ lệ là 56,1%, nhồi máu
thất phải (NMTP) là 43,9%. Tỷ lệ nam giới cao hơn nữ giới (71,9% so với 28,1%), tuổi
trung bình của bệnh nhân là 67,5 ± 13,7. Tăng huyết áp (THA) chiếm 66,7%, rối loạn
lipid máu (RLLPM) là 42,1%, hút thuốc lá là 38,6%, đái tháo đường là 28,9%, béo phì
là 21,9%. Triệu chứng đau ngực là 88,6%, vã mồ hôi 86,0%, khó thở 83,2%, buồn nôn/
nôn 63,2%. Đau thắt ngực điển hình 76.3%, đau thắt ngực không điển hình 12,3% và
có 11,4% bệnh nhân không đau ngực. Nhóm NMTP nhập viện có Killip IV chiếm tỉ lệ
cao hơn (44.0% so với 12,5%) so với nhóm NMTD. Tỉ lệ rối loạn nhịp là 70,2%, suy tim
46,5%, blốc nhĩ thất 39,5%, (Bloc AV độ III 24,6%), nhịp độ nối 13,2%, rung thất 7,9%,
sốc tim 5,3%, có 40% nhóm NMTP vào viện có Block AV III, bệnh mạch vành 3 nhánh
chiếm tỉ lệ cao là 41,2%. Các típ tổn thương nhánh
RCA là típ B2 là 36,7%, típ C 32,2%, típ B1 27,8%, típ A 3,3%. Nhóm NMTP tổn
thương đoạn gần RCA cao hơn nhóm NMTD (44,0% so với 10,9%).Tỉ lệ tử vong trong
Bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh
Học viện Quân y


Người phản hồi (Corresponding): Chu văn Vinh ()
Ngày nhận bài: 15/9/2017. Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/9/2017
Ngày bài báo được đăng: 25/12/2017
(1)

(2)

47


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 12 - 12/2017

24 giờ đầu là 0,9%, tử vong thời gian nằm viện là 4,4%, Nhóm NMTP có thang điểm
TIMI cao hơn nhiều so với nhóm NMTD (52,0% so với 17,0%). Tất cả bệnh nhân tử
vong có thang điểm Mayo clinic rất cao ≥15 điểm.
Kết luận: Nhồi máu cơ tim thất phải có triệu chứng lâm sàng và có nguy cơ loạn
nhịp tim, dẫn truyền và sốc tim, tỉ lệ tử vong cao hơn nhồi máu cơ tim thành dưới đơn
thuần. Cần can thiệp tái thông động mạch vành sớm giúp giảm tỉ lệ tử vong.
Từ khóa: Nhồi máu có tim cấp thành dưới đơn thuần (NMTD), NMCT cấp thành
dưới có kèm thất phải (NMTP), ĐMV (động mạch vành)
CLINICAL AND LABORATORY CHARACTERISTICS AND CORONARY
ARTERY LESIONS IN THE PATIENTS WITH ACUTE INFERIOR STSEGMENT ELEVATION MYOCARDIAL INFARCTION AT THONG NHAT
HOSPITAL
ABSTRACT
Background: Myocardial infarction is a condition that there is an amount of any
necrotic cardiac muscle, as a result of prolonged myocardial ischaemia. The main cause
of myocardial infarction (MI) is caused by atherosclerosis that blocks or narrows one or
more branches of the coronary artery that supply to the myocardial territories.
OBJECTIVE: To identify some clinical and subclinical features in patients with
inferior MI and risk stratification on a TIMI and Mayo Clinic score.

METHODS: The design of the study was a descriptive, cross-sectional study,
prospective and retrospective, combining case-control studies in analytical and
qualitative studies, and qualitative and quantitative data collection.
Results: Inferior MI was 56.1% and right ventricular infarction was 43.9%,
respectively. The proportion of men is higher than women (71.9% versus 28.1%),
the average age of the patient is 67.5 ± 13.7. Hypertension accounts for 66.7%,
dyslipidemia was 42.1%, smoking was 38.6%, diabetes mellitus was 28.9%, obesity was
21.9%. Symptoms of chest pain were 88.6%, sweating 86.0%, dyspnea 83.2%, nausea
or vomiting 63.2%. Typical angina was 76.3%, atypical angina was 12.3%, and 11.4%
had no chest pain. Inpatient morbidity and mortality in the right ventricular infarction
group were higher (44.0% vs. 12.5%) compared to those in the inferior MI. The rate of
arrhythmias was 70.2%, heart failure 46.5%, atrioventricular block 39.5%, (Third-degree
atrioventricular block was 24.6%), junctional rhythm 13.2%, ventricular fibrillation 7.9
%, cardiac shock 5.3%, 40% right ventricular infarction had III atrioventricular block,
triple vessels disease occupied a high rate of 41.2%. The B2, C, B1 and A type of RCA
were 36.7%, 32.2%, 27.8%, and 3%, respectively. The prevalence of proximal segment
lesion of the RCA in right ventricular infarction was higher than that of the inferior MI
group (44.0% vs. 10.9%), the mortality rate in the first 24 hours was 0.9%, in-hospital
death was 4.4% The right ventricular infarction group had a much higher TIMI score
than the inferior MI group (52.0% vs 17.0%). All patients with mortality with a Mayo
clinic score ≥15.
48


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Conclusion: Right myocardial infarction has clinical symptoms and risk of
arrhythmias, cardiac conduction and shock, and mortality higher than inferior
myocardial infarction. Emergency revascularization therapy was to reduce mortality.
Key words: inferior acute myocardial infarction, right ventricular myocardial

infarction, coronary artery disease.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hằng năm ở Mỹ có hơn 1 triệu người
nhập viện vì NMCT cấp và có khoảng hơn
300,000 người tử vong trước khi nhập
viện. Tỉ lệ tử vong do NMCT cấp chiếm
7% trong một bệnh viện có đơn vị can
thiệp ĐMV, và 33% trong một bệnh viện
không có đơn vị can thiệp mạch vành [5],
[12].
Theo thống kê của Viện Tim Mạch
Quốc Gia Việt Nam, trong 10 năm (từ
1980 đến 1990) có 108 trường hợp nhồi
máu cơ tim, tử vong 11%, nhưng chỉ trong
vòng 5 năm (từ 1/1991 đến 10/1995) đã
có 82 trường hợp vào viện vì NMCT cấp
[10].
Theo thống kê của sở y tế Tp. Hồ Chí
Minh thì chỉ riêng năm 2000 đã có 3222
bệnh nhân bị NMCT và đã tử vong 122
trường hợp. Trong 6 tháng đầu năm 2001,
đã có 1725 bệnh nhân NMCT [1].
Tại Bv. Thống Nhất Tp. Hồ Chí Minh:
từ năm 1986 – 1996 (10 năm) có 149
Bn NMCT cấp, tử vong: 18,6%, từ năm
(07/2004-06/2006) có 50 Bn NMCT cấp
ST chênh lên, tỉ lệ tử vong 6% [3], theo một
nghiên cứu từ năm (01/2009 - 07/2012) có
469 bệnh nhân NMCT cấp, trong đó có 226

NMCT cấp ST chênh lên, chiếm 48,2%,
241 bệnh nhân NMCT không ST chênh
lên chiếm 51,6%, tỷ lệ tử vong chung là
12%, ở nhóm bệnh nhân ≥65 tuổi chiếm tỉ
lệ tử vong 23,5% [9].
NMCT cấp vẫn là một vấn đề sức

khỏe cộng đồng được quan tâm ở các nước
phát triển và ngày càng trở nên thời sự hơn
ở các nước đang phát triển trong đó có Việt
Nam.
Can thiệp động mạch vành qua da
(PCI) được Andreas Grüntzig thực hiện
lần đầu tiên năm 1977 tại Zurich (Thụy
Sĩ), cho đến nay đã có nhiều bước tiến
bộ vượt bậc mang lại hiệu quả cao trong
điều trị bệnh mạch vành, tỉ lệ thành công
chung của nong mạch vành bằng bóng qua
da trong can thiệp cấp cứu thì đầu khoảng
97% [10].
Trên cơ sở đó, chúng tôi nghiên cứu
đề tài “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng,
tổn thương ĐMV ở bệnh nhân NMCT cấp
thành dưới” nhằm 2 mục tiêu sau:
Xác định một số đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng ở bệnh nhân NMCT cấp
thành dưới.
Phân tầng nguy cơ theo thang điểm
TIMI, thang điểm Mayo Clinic.


ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
Tất cả bệnh nhân nhập viện tại Bv.
Thống Nhất thời gian từ tháng 1 năm 2013
đến tháng 12.2016 được chẩn đoán NMCT
cấp ST chênh lên theo tiêu chuẩn chẩn
đoán. Sau đó chỉ chọn những bệnh nhân
chẩn đoán NMCT cấp thành dưới bao gồm
NMTD và NMTP.
49


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 12 - 12/2017

2. Phương pháp nghiên cứu: Thiết
kế nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu và
tiến cứu, kết hợp nghiên cứu bệnh chứng
trong nghiên cứu phân tích và mô tả mối
tương quan, thu thập các thông tin định
tính và định lượng.
Tiêu chuẩn chọn mẫu: Tất cả bệnh
nhân được chẩn đoán xác định NMCT cấp
thành dưới đồng ý tham gia nghiên cứu có
chụp ĐMV và can thiệp hoặc không can
thiệp đặt stent ĐMV.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân không phải NMCT cấp:
Các bệnh nhân ghi ECG nghi ngờ viêm
màng ngoài tim, viêm cơ tim, thuyên tắc

phổi…
Bệnh nhân NMCT cấp thành dưới vào
viện từ chối chụp đm vành và can thiệp,
chỉ điều trị nội khoa.
Bệnh nhân tử vong tại khoa cấp cứu
nghi ngờ bị nhồi máu cơ tim cấp. Được
điều trị tái tưới máu bằng phẫu thuật bắc
cầu động mạch vành.
NMCT cấp có cơn đau ngực kiểu
Prinzmetal.
Xử lý số liệu
Nhập liệu bằng phần mềm SPSS và xử
lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS
23.0 for windows và phần mền Microsoft
Office Excel.
Các dữ liệu trong nghiên cứu được
trình bày dưới dạng giá trị trung bình
(X), độ lệch chuẩn (SD), giá trị trung vị
(Median).
Các dữ liệu trong nghiên cứu được
trình bày dưới dạng trung bình ± độlệch
chuẩn. So sánh trung bình (biến số định
lượng) giữa các nhóm bằng phép kiểm Ttest và so sánh 2 tỷ lệ (biến số định tính)
bằng chi bình phương (x2), khác biệt có ý
50

nghĩa thống kê với p< 0,05 với độ tin cậy
95%.
4. Chẩn đoán NMCT cấp thành
dưới: Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO)

chẩn đoán xác định khi có ít nhất 2 trong 3
tiêu chuẩn sau [6], [13]
Lâm sàng có cơn đau thắt ngực (điển
hình hoặc không điển hình) kéo dài hơn 30
phút, không đáp ứng với thuốc giãn mạch
vành.
Thay đổi của đoạn ST (ST chênh lên
và T đảo, ST chênh lên ít nhất 1mm hoặc
ST chênh xuống), có thể kèm hoặc không
kèm theo sự xuất hiện sóng Q hoại tử trên
ECG ở ít nhất 2 trong 3 chuyển đạo DII,
DIII, aVF.
Tăng các men tim trong huyết thanh
(CK, CK - MB, Troponin).
Chẩn đoán nhồi máu cơ tim thất phải
Định vị NMCT vùng dưới khi ST
chênh lên ≥ 1mm ở DII, DIII. aVF. Xác
định có NMTP khi ST chênh lên ≥ 1mm ở
V4R hoặc V3R, V4R [11].

KẾT QUẢ
Nhóm bệnh nhân NMCT cấp thành
dưới đơn thuần (NMTD): 64 bệnh nhân
(56,1%), nhóm bệnh nhân NMCT cấp
thành dưới kèm nhồi máu thất phải
(NMTP): 50 bệnh nhân (43,9%).
Phân bố theo giới: tỷ lệ bệnh nhân nam
(71,9%) nhiều hơn bệnh nhân nữ (28,1%).
Tỷ lệ nam/nữ là 2,5 lần.
Phân bố theo tuổi: Tuổi trung bình của

bệnh nhân là 67,5 ± 13,7; tuổi trung bình
ở giới nam là 65,3±13,6 thấp hơn so với
giới nữ là 73,0± 12,4. Sự khác biệt này có
ý nghĩa thống kê, với p < 0,05.


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Bảng 1. Các yếu tố nguy cơ tim mạch
YTNC
HTL, n (%)
THA, n (%)
ĐTĐ, n (%)
RLLM, n (%)
Béo phì, n (%)

Nam
(n=82)
43 (52,4)
50 (61,0)
20 (24,4)
38 (46,3)

Nữ
(n=32)
1 (3,1)
26 (81,3)
13 (40,6)
10 (31,3)


Tổngsố
(n=114)
44 (38,6)
76 (66,7)
33(28,9)
48 (42,1)

P
0,000
0,039
0,086
0,143

20 (24,4)
5 (15,6)
25 (21,9)
0,309
(BMI ≥25)
Nhận xét: THA chiếm tỉ lệ cao nhất là 66,7%, trong đó nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn
nam giới có ý nghĩa thống kê (81,3% so với 61,0%), với p = 0,039. Tỷ lệ bệnh nhân
hút thuốc lá là 38,6%, nam giới chiếm 52,4%, chỉ có một bệnh nhân nữ HTL lá chiếm
(3,1%) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,000.
KNhóm NMTD, Tỉ lệ nam giới cao hơn nữ giới gấp 4,3 lần và tỷ lệ này là 1,5 lần
ở nhóm NMTP; nhóm NMTP ở nhóm bn ≥65t nhiều hơn nhóm bn <65t (66,0% so với
34,0%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <0,05.

Bảng 2. Kiểu đau ngực khi vào viện
NMTD
NMTP
Tổng số

(n=64)
(n=50)
(n=114)
ĐN điển hình, n (%)
48 (75,0)
39 (78,0)
87 (76,3)
ĐN không điển hình, n (%)
9 (14,1)
5 (10,0)
14 (12,3)
Không đau ngực, n (%)
7 (10,9)
6 (12,0)
13 (11,4)
> 0,05
P
Nhận xét: Đau ngực điển hình chiếm tỉ lệ cao hơn đau thắt ngực không điển hình
chiếm (76,3% so với 12,3%), tỉ lệ bn không đau ngực chiếm (11,4%), sự khác biệt giữa
hai nhóm nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê, với p > 0,05.
Nhận xét: Tỉ lệ block AV độ III là 24,6%, nhóm NMTP chiếm tỉ lệ cao hơn nhóm
NMTD (40,0% so với 12,5%), sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê, với P
=0,001.
Bảng 3. Động học troponin T hs lúc nhập viện và sau 24-48giờ
Kiểu đau ngực (ĐN)

Troponin T hs

NMTD


NMTP

TB±SD

(BT < 24,9 pg/ml)

(n=64)

(n=50)

(n=114)

Nhập viện (TB±SD)

650±24,2

1440±70,7

996,8±50,1

0,407

3520±33,4 6970±75.5

5033,9±69,8

0,008

24-48h (TB±SD)


P

Tỉ lệ

5,0

51


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 12 - 12/2017

Nhận xét: Troponin T hs sau 24-48 giờ tăng gấp 5,0 lần so với lúc vào viện
(5033,9±69,8 so với 996,8±50,1), nhóm NMTP tăng cao nhóm NMTD, sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm trong nghiên cứu, với P=0,008.
Bảng 4. Các típ tổn thương động mạch vành
ĐMV
A
B1
B2
C
RCA, n (%)
2 (3,3)
25
(27,8)
33
(36,7)
29 (32,2)
LAD, n (%)
2 (2,6)
23

(20,2)
51
(44,7)
27 (32,5)
LcX, n (%)
5 (7,4)
31
(45,6)
23
(33,8)
9 (13,2)
Nhận xét: Típ tổn thương thường gặp 83,3%, và nôn - buồn nôn 63,2%. Điều này
nhất nhánh RCA là típ B2 (36,7%), tiếp là phù hợp với sinh lý bệnh của NMTP, vị
theo típ C (32,2%), típ B1, (27,8%), típ A trí tắc thường ở đoạn gần và đầu đoạn giữa
(3,3%), nhánh LAD típ B2 (44,7%), nhánh nhánh ĐMV phải nên diện tổn thương cơ
LcX B2 (45,6%).
tim rộng hơn, khả năng giảm cung lượng
tim dễ xảy ra hơn NMTD cấp, dẫn đến khả
năng tụt huyết áp giảm tưới máu cho não
BÀN LUẬN
gây choáng mặt, choáng ngất nhiều hơn.
Tuổi trung bình của bệnh nhân là 67,5
Bệnh nhân NMCT cấp killip IV chiếm
± 13,7 trong đó tuổi trung bình ở giới nam
tỉ
lệ
khá cao (26,3%) trong đó NMTP tỉ lệ
là 65,3±13,6 thấp hơn so với giới nữ 73,0±
12,4, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p cao hơn (44% so với 12,5%) hơn NMTD.
< 0.05. Theo tác giả Bùi Văn Minh là 64,6 Sự khác biệt của 2 nhóm có ý nghĩa thống

± 10,2 [9], Đặng Vạn Phước tại Bv. Chợ kê P < 0,05. Kết quả của nghiên cứu chúng
Rẫy là 61,47±14,96 [9] và theo Morrow tôi cao hơn nghiên cứu của Mello BH là
DA là 62,0 ± 13,7 [15]. Có thể giải thích sự 19,0% [19]. Như vây nguy cơ tử vong
khác biệt này do đặc điểm BV. Thống Nhất trong 30 ngày của NMTP cao hơn NMTD.
chủ yếu điều trị cho cán bộ về hưu, nên Tỉ lệ tử vong do sốc tim là 4.4%, thấp hơn
Nguyễn Cửu Lợi nghiên cứu năm 2010 tại
tuổi trung bình cao hơn các n. cứu khác.
Bv. Trung Ương Huế là 8,9% [7].
Tỷ lệ bệnh nhân nam là 71,9% nhiều
Tỷ lệ tổn thương một nhánh ĐMV
hơn bệnh nhân nữ 28,1%. Tỷ lệ nam giới

17,5%,
hai nhánh là 26,9%, ba nhánh
gấp nữ giới là 2,5 lần. Tỷ lệ này hơi thấp
hơn so với một số tác giả khác Đặng Vạn là 41,2% và 3 nhánh kèm thân chung là
Phước tại bệnh viện Chợ Rẫy là 3,2 [9]. 14,9%. Khi so sánh tổn thương ĐMV
Tỷ lệ nam giới gấp nữ giới trong nghiên 3 nhánh với một số tác giả khác như Võ
cứu chúng tôi cao hơn Hoàng Quốc Hòa Thành Nhân tại Bv Chợ Rẫy là 40,0%
tại BV. ND Gia Định chiếm tỉ lệ 1,7% [4]. [10], Trương Quang Bình tại Bv ĐH Y
Dược là 22,3% [1], thì tỷ lệ tổn thương
Nhóm NMTP có tỉ lệ các triệu chứng mạch vành 3 nhánh của chúng tôi cao hơn.
cơ năng (khó thở, vã mồ hôi, hồi hợp, Ngoài những yếu tố nguy cơ mạch vành
buồn nôn/nôn, choáng váng, ngất) cao hơn ra, thì tuổi trung bình trong nghiên cứu của
nhóm NMTD. Triệu chứng cơ năng nhiều chúng tôi cao hơn nhiều so với các tác giả
nhất là vã mồ hôi chiếm 86,0%, khó thở trên, và đây có thể là nguyên nhân gây ra
52


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


sự khác biệt này.
Tỉ lệ ĐMV phải là nhánh thủ phạm là
96,5%, tắc cấp gây NMCT thành dưới, tuy
nhiên ghi nhập có 4 trường hợp thủ phạm
là nhánh LAD trội và dài chạy vòng ra tới
mỏn và cung cấp máu thành dưới có 02
trường hợp (1,8%) và nhánh LcX trội cung
cấp máu thành sau dưới có 02 trường hợp
(1,8%) bị tắc hoàn toàn gây NMCT cấp
thành dưới. So sánh với một số tác giả Bùi
Ngọc Minh ĐMV thủ phạm là 96,8% [7].
Theo nghiên cứu GUSTO IIB khảo
sát trên 12.142 bệnh nhân. Tỉ lệ tử vong
chung trong 30 ngày 6,1%, trong 6 tháng
là 8.0%, trong vòng 1 năm 9,6% . Theo
Gusto IIB với dòng chảy TIMI 3,2 và 1-0
sau can thiệp, tỉ lệ tử vong trong 30 ngày
tương đương là 1,6% và 19,9%, 20% [3].
Nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ tử vong
trong thời gian nằm viện là 4,4%, sau 6
tháng là 5,3%, sau 1 năm là 7,0%, sau 2
năm 7,9%. Tỉ lệ tử vong trong nghiên cứu
của chúng tôi thấp hơn một số nghiên cứu
có thể cơ mẫu nghiên cứu còn nhỏ. Tất cả
05 bệnh nhân tử vong đó đều có thang điểm
MAYO CLINIC rất cao (≥15đ), không ghi
nhập trường hợp nào tử vong khi có thang
điểm từ rất thấp đến nguy cơ cao (0–14
điểm). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê,

với p <0,05.

KẾT LUẬN
Các yếu tố nguy cơ tim mạch: tăng
HA là 66,7%, rối loạn lipide máu 42,1%,
hút thuốc lá 38,6%, đái tháo đường 28,9%,
béo phì 21,9%.
Triệu chứng lâm sàng: Nhóm NMTP
vào viện vì choáng váng, ngất, hồi hợp
chiếm tỉ lệ cao hơn (54,0%, 26%, 62,0%)
so với nhóm NMTD (26,6%, 3,1%,

39,1%). Đau thắt ngực điển hình 76.3%,
đau thắt ngực không điển hình 12,3% và
có 11,4% bệnh nhân vào viện không đau
ngực. Có 25,7% NMTP nhập viện vì đau
vùng thượng vị. Nhóm NMTP nhập viện
có killip IV chiếm tỉ lệ cao hơn (44.0% so
với 12,5%) so với nhóm NMTD.
Rối loạn nhịp: rối loạn nhịp là 70,2%,
suy tim 46,5%, blốc nhĩ thất 39,5%, (blốc
nhĩ thất độ III 24,6%), nhịp độ nối 13,2%,
rung thất 7,9%, bệnh thận do thuốc cản
quang 6,1%, sốc tim 5,3%. Nhóm NMTP
vào viện nhịp tim <40 lần/phút tỉ lệ cao
hơn nhóm NMTD (14% so với 1,6%).
Nhóm NMTP có 40% biến chứng blốc nhĩ
thất độ III.
Bệnh mạch vành 3 nhánh chiếm tỉ lệ
cao là 41,2%, các típ tổn thương nhánh

RCA là típ B2 là 36,7%, típ C 32,2%,
típ B1 27,8%, típ A 3,3%. Nhóm NMTP
tổn thương đoạn gần RCA cao hơn nhóm
NMTD (44,0% so với 10,9%).
Tỉ lệ tử vong: Nhóm NMTP chiếm tỉ
lệ tử vong hơn nhóm NMTD (3,5% so với
0,9%). Nữ giới có tỉ lệ tử vong cao hơn
so nam giới (12,5% so với 1,2%). Nhóm
NMTP có thang điểm TIMI cao hơn
nhiều so với nhóm NMTD (52,0% so với
17,0%). Tất cả Bn tử vong có thang điểm
Mayo clinic rất cao ≥15 điểm.
Thang điểm nguy cơ TIMI và Mayo
clinic: nhóm bệnh nhân NMTP có thang
điểm nguy cơ TIMI và Mayo clinic cao
hơn có tỉ lệ biến cố tim mạch cao hơn
nhóm bệnh nhân NMTD.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trương Quang Bình (2007), “Kết
quả can thiệp động mạch vành qua da tại
Bệnh viện Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí
53


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 12 - 12/2017

Minh trong 2 năm”, NXB Y học, TP. Hồ
Chí Minh, 11(1), tr. 104-110.
2.Hồ Thượng Dũng, Huỳnh Thanh

Hải, Vũ Minh Đức và cs (2007), “Kết quả
của phương pháp can thiệp động mạch
vành qua da trong nhồi máu cơ tim cấp có
ST chênh lên tại bệnh viện Thống Nhất”,
Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học
năm 2006 Bv. Thống Nhất, tr. 47-57.
3.Hoàng Quốc Hòa (2010), “Khảo sát
đặc điểm 25 bệnh nhân nhồi máu cơ tim
thất phải ST chênh lên”, Y Học Tp. Hồ Chí
Minh, 14(2), tr. 1-3.
4.Vũ Đình Huy, Richard C. Pasternak
(2000), “Nhồi máu cơ tim cấp”, Các
Nguyên Lý Y Học Nội Khoa Harrison tập
3, NXB Y Học, tr. 210-228.
5.Hà Nhất Linh (2014), “Nghiên cứu
đặc điểm một số biến chứng trong 24 giờ
đầu can thiệp động mạch vành qua da tại
viện tim mạch quốc gia Việt Nam”, Luận
Án Tiến Sỹ Y Học, chuyên ngành Nội Tim
Mạch, Học Viện Quân Y, tr. 1-147.
6.Nguyễn Cửu Lợi, Phạm Vũ Thanh
(2010), “Nghiên cứu đặc điểm tổn thương
động mạch vành và tiên lượng ngắn hạn
của bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp vùng
dưới”, Tạp Chí Tim Mạch Học Việt Nam,
52, tr. 27-35.
7.Bùi Ngọc Minh (2008), “Đặc điểm
lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị
nhồi máu cơ tim thất phải cấp tính”, Luận
Án Tiến Sỹ Y Khoa, chuyên ngành Nội

Tim Mạch, Học Viện Quân Y, tr. 1-93.
8.Đặng Vạn Phước, Võ Thành Nhân
(2003), “Can thiệp động mạch vành cấp
cứu trong nhồi máu cơ tim cấp nhân 34
trường hợp tại Bệnh viện Chợ Rẫy”, NXB
Y Học TP. Hồ Chí Minh, 7(1), tr.1-6.
9.Nguyễn Văn Tân (2015), “Nghiên
cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, và
điều trị nhồi máu cơ tim cấp ở bệnh nhân
54

trên 65t và dưới 65t tại Bv Thống Nhất”,
Luận Án Tiến Sỹ Y Khoa, chuyên ngành
Nội Tim Mạch, Đại Học Y Dược tp Hồ Chí
Minh, tr.1-121.
10.Nguyễn Quang Tuấn (2011), “Đặc
điểm giải phẩu bệnh chức năng động mạch
vành”, Can thiệp động mạch vành qua da
trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp, phương
pháp, kết quả nghiên cứu, hiệu quả và tiên
lượng, NXB Y Học, Hà Nội, tr.19-24.
11.Antman EM, Loscalzo Joseph
(2012),
“ST–Segment
Elevation
Myocardial
Infarction”, Harrison’s
principles of internal medicine, 18th edition,
2, Mc Graw Hill Medical, pp.2021-2035.
12.Christoffenson RD, Griffin BP,

Topol EJ (2009), “Acute Myocardial
Infarction”, Manual of cardiovascular
medicine, Third Edition, Lippincott
Williams et Wilkins, pp.1-25.
13.Kastrati A, Schomig A, Elezi S, et
(1999), “Prognostic Value of the Modified
ACC/AHA
Stenosis
Morphology
Classification for Long - Term
Angiographic and Clinical Outcome After
Coronary Stent Placement”, Circulation,
100, pp. 1285-1290.
14.Mello BH, Oliveira GB, Ramos
RF, et al (2014), “Validation of the KillipKimball Classification and Late Mortality
after Acute Myocardial Infarction”, Arq
Bras Cardiol, 103(2), pp. 107–117.
15.Morrow DA, Antman EM,
Charlesworth A, et al (2000), “TIMI
Risk Score for ST-Elevation Myocardial
Infarction: A Convenient, Bedside,
Clinical Score for Risk Assessment at
Presentation”, Circulation AHA, 102,
pp.2031-2037.



×