Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

QUẢN lý NHÀ nước về CHẤT THẢI rắn CÔNG NGHIỆP tại các KHU CÔNG NGHIỆP VEN BIỂN TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 145 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

…………/…………

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

HOÀNG THỊ NHƢ QUỲNH

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN
CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
VEN BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

…………/…………

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA


HOÀNG THỊ NHƢ QUỲNH

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN
CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
VEN BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8 34 04 03
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VIỆT HÙNG

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc
trích dẫn rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác./.

Thừa Thiên Huế, ngày

tháng

HỌC VIÊN

Hoàng Thị Nhƣ Quỳnh

năm 2020



LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả của bản thân sau một quá trình nỗ lực học tập và
nghiên cứu với sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, đồng
nghiệp và người thân.
Để hoàn thành luận văn Thạc sỹ này, lời đầu tiên xin được bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo, TS. Nguyễn Việt Hùng, người trực tiếp hướng
dẫn khoa học đã dành nhiều thời gian, công sức trong quá trình nghiên cứu để
giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Hành chính
Quốc gia, Khoa sau đại học, Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền trung
cùng toàn thể các thầy, cô giáo của Học viện đã tận tình giảng dạy và truyền
đạt những kiến thức quý báu giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
để hoàn thành Luận văn.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong luận văn này không tránh khỏi những
thiếu sót, hạn chế. Kính mong quý thầy, cô và những người quan tâm đến đề
tài có những đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cám ơn!
Thừa Thiên Huế, ngày

tháng

HỌC VIÊN

Hoàng Thị Nhƣ Quỳnh

năm 2020


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... i
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... i
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn .......................................... iv
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn ................................................................... vi
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ................................................ vi
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .......................... vii
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.......................................................... ix
7. Kết cấu của luận văn .......................................................................................... ix
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHẤT THẢI
RẮN CÔNG NGHIỆP TẠI KHU CÔNG NGHIỆP .............................................. 1
1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài ................................................. 1
1.1.1. Một số nội dung liên quan về chất thải rắn công nghiệp .................................... 1
1.1.2. Một số nội dung liên quan về khu công nghiệp .................................................. 8
1.2. Quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp ............................................ 11
1.2.1. Khái niệm, mục tiêu, sự cần thiết quản lý nhà nước về chất thải rắn công
nghiệp............................................................................................................................... 11
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp ................................ 14
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp 21
1.3.1. Các nhân tố khách quan ....................................................................................... 21
1.3.2. Các nhân tố chủ quan ........................................................................................... 22


1.4. Những bài học kinh nghiệm về quản lý chất thải rắn công nghiệp ............... 25
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn công nghiệp tại một số khu công nghiệp,
khu kinh tế tại Việt Nam ................................................................................................ 25

1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý chất thải rắn công nghiệp tại các khu
công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ................................................... 28
Tiểu kết Chƣơng 1 ................................................................................................... 30
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN
CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VEN BIỂN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH .................................................................................... 31
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng các khu công nghiệp ven
biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ........................................................................ 31
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Bình ........................................................... 31
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình ................................................ 32
2.1.3. Khái quát tình hình chung của các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình ..................................................................................................................... 34
2.1.4. Khái quát hiện trạng môi trường của các khu công nghiệp ven biển trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình....................................................................................................... 40
2.1.5. Đánh giá rủi ro môi trường công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ......................................................................................... 45
2.2. Tình hình phát sinh, phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn
công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ..... 52
2.2.1. Nguồn phát sinh, khối lượng, thành phần chất thải rắn công nghiệp .............. 52
2.2.2. Hiện trạng phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRCN ........................ 55
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công
nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ..................................................... 57
2.3.1. Xây dựng và thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn .................................. 57
2.3.2. Xây dựng và thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn công nghiệp tại các
khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình............................................ 59


2.3.3. Hiện trạng tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về chất thải
rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ... 61
2.3.4. Nguồn lực cho công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp tại các khu công

nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ............................................................ 63
2.3.5. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức về quản lý
chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình .................................................................................................................................. 64
2.3.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn
công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.......... 66
2.4. Đánh giá về kết quả quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các
khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ..................................... 67
2.4.1. Những kết quả đạt được ...................................................................................... 67
2.4.2. Những tồn tại hạn chế .......................................................................................... 69
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế........................................................................ 72
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................... 73
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VEN BIỂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH .................................................................. 75
3.1. Định hướng và mục tiêu quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại
các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ............................... 75
3.1.1. Định hướng ........................................................................................................... 75
3.1.2. Mục tiêu ................................................................................................................ 76
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp
tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình .......................... 78
3.2.1. Hoàn thiện và thực hiện tốt quy hoạch liên quan đến quản lý chất thải rắn ... 78
3.2.2. Tổ chức thực hiện và hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước về chất thải rắn
công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.......... 79


3.2.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm nhiệm
vụ quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ......................................................................................... 81
3.2.4. Tăng cường đầu tư nguồn lực cho công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn

công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.......... 82
3.2.5. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục, nâng cao
nhận thức về quản lý chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ......................................................................................... 83
3.2.6. Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật
về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình ..................................................................................................................... 85
3.2.7. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào phân loại, tái chế, tái sử dụng,
xử lý chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình ..................................................................................................................... 86
3.2.8. Xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường và
kịch bản ứng phó thiên tai, hiện tượng thời tiết cực đoan do tác động của biến đổi
khí hậu.............................................................................................................................. 87
3.3. Kiến nghị........................................................................................................ 88
3.3.1. Kiến nghị đối với các bộ, ngành Trung ương.................................................... 88
3.3.2. Kiến nghị đối với tỉnh Quảng Bình .................................................................... 89
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................... 93
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 97
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................ 102
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................ 106
PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................ 111
PHỤ LỤC 4 ............................................................................................................ 116
PHỤ LỤC 5 ............................................................................................................ 118
PHỤ LỤC 6 ............................................................................................................ 122


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt


Nội dung đầy đủ

BVMT

Bảo vệ môi trường

BQL

Ban Quản lý

KCN

Khu công nghiệp

KKT

Khu kinh tế

BĐKH

Biến đổi khí hậu

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

KT-XH

Kinh tế - Xã hội


QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

Uỷ ban nhân dân

QLNN

Quản lý nhà nước

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

PSR

Áp lực - Trạng thái - Đáp ứng

CTR

Chất thải rắn

CTRCN


Chất thải rắn công nghiệp

CTRCNTT

Chất thải rắn công nghiệp thông thường

CTRCNNH

Chất thải rắn công nghiệp nguy hại

CTNH

Chất thải nguy hại

XDTM&XNK

Xây dựng thương mại và xuất nhập khẩu

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

MTV

Một thành viên

CP

Cổ phần


TM

Thương mại

SXVL&XD TH

Sản xuất vật liệu và xây dựng tổng hợp

CTCN

Công trình công nghiệp

QLRRMT

Quản lý rủi ro môi trường

CHDCND

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng đánh giá mức độ rủi ro môi trường công nghiệp ...................... 46
Bảng 2.2: Kết quả đánh giá rủi ro môi trường công nghiệp tại KCN Cảng biển
Hòn La ............................................................................................................. 47
Bảng 2.3: Kết quả đánh giá rủi ro môi trường công nghiệp tại KCN Hòn La II ......49
Bảng 2.4: Kết quả đánh giá rủi ro môi trường công nghiệp tại KCN Cam Liên ......51
Bảng 2.5: Khối lượng chất thải rắn công nghiệp của các khu công nghiệp ven biển
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2017-2019 ..................................................53
Bảng 2.6: Thành phần chất thải rắn công nghiệp của các khu công nghiệp ven biển

trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ....................................................................................54


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về chất thải rắn
công nghiệp tại các khu công nghiệp ở Việt Nam ....................................................18
Sơ đồ 2.1: Bộ máy QLNN về CTRCN tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình ........................................................................................................61
Hình 2.1: Bản đồ vị trí tỉnh Quảng Bình ...................................................................31
Hình 2.2: Hiện trạng và quy hoạch phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp tỉnh
Quảng Bình ...............................................................................................................35


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Thời gian qua, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, sự tăng trưởng mạnh mẽ của các mô hình đầu tư vào khu kinh tế
(KKT), khu công nghiệp (KCN) - đóng vai trò quan trọng trong việc xây
dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như tạo động lực cho
liên kết vùng/lãnh thổ. KCN được xem là giải pháp hiệu quả về thu hút vốn
đầu tư, công nghệ, kỹ năng quản lý của nước ngoài; thúc đẩy các trung tâm
công nghiệp gắn với phát triển đô thị; cải cách hành chính, đổi mới cơ chế
quản lý; góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương và bảo vệ môi
trường… [29, tr.1]. Các khu công nghiệp và hoạt động công nghiệp được nhìn
nhận làm cạn kiệt, suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên do công nghiệp
là ngành tiêu thụ năng lượng và nhiên liệu hoá thạch nhiều nhất ở Việt Nam
và thải ra các chất độc gây ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí
(như bụi, SO2, NO2, CO, CO2…) và là tác nhân chính gây biến đổi khí hậu
toàn cầu như gia tăng nhiệt độ, nước biển dâng… Đặc biệt kể đến chất thải
rắn công nghiệp (CTRCN). Sự gia tăng nhanh chóng của chất thải rắn công

nghiệp, trong đó có một phần không nhỏ chất thải rắn công nghiệp nguy hại
đang trở thành một trong những vấn đề môi trường cấp bách. Bên cạnh đó,
công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất
thải rắn công nghiệp (chất thải nguy hại) tại các địa phương có KCN ven biển
hoặc tiếp giáp với biển chưa theo kịp yêu cầu thực tế, tạo ra sức ép không nhỏ
cho quá trình phát triển bền vững và đang trở thành thách thức đối với các nhà
quản lý. Các vấn đề quản lý rủi ro môi trường công nghiệp ven biển ở Việt
Nam vẫn còn đối mặt với không ít những thách thức và trở thành một trong
những nguyên nhân ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh/thành phố.

i


Tư duy quản lý dựa vào các nguồn lực và mô hình phát triển truyền thống sẽ
gặp nhiều trở ngại và khó khăn khi hội nhập khu vực và quốc tế. Nếu như
trước đây, có thể lấy tài nguyên thiên nhiên, giá thuê đất, ưu đãi về thuế... làm
lợi thế cạnh tranh thì khi hội nhập các nhân tố đó khó tạo nên sự khác biệt. Sự
yếu kém về năng lực dự báo và quản lý rủi ro của các cơ quan có thẩm quyền
đã dẫn đến thực trạng ngăn ngừa ô nhiễm môi trường công nghiệp nói chung
và quản lý CTRCN nói riêng của các tỉnh có KCN ven biển hiện nay còn rất
hạn chế. Sự hài lòng của công dân, tổ chức đối với đáp ứng về khía cạnh môi
trường vẫn là một bài toán khó đối với các sở, ban, ngành địa phương.…
Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ Việt Nam, với diện tích tự nhiên
8.000 km2, dân số trên 882.000 người. Quảng Bình sở hữu những lợi thế đặc
biệt có thể được tận dụng để phát triển kinh tế - xã hội như nguồn tài nguyên
phong phú; đường bờ biển dài hơn 116 km; nhiều điểm đến di sản văn hóa; hệ
thống giao thông thuận lợi, có cả đường sắt, sân bay và cảng biển nước sâu,
tuyến đường bộ chạy thẳng đến cửa khẩu quốc tế với Lào; nằm trên nhiều đầu
mối giao thông quan trọng của quốc gia và khu vực: quốc lộ 1A, đường Hồ
Chí Minh, Cảng hàng không Đồng Hới, đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 12A và

tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo nối liền
với nước CHDCND Lào, thông thương với vùng Đông Bắc Thái Lan. Với
những lợi thế đó, tỉnh đã thu hút được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài
nước đến đầu tư các dự án về các lĩnh vực công nghiệp.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế, sự gia tăng các hoạt động công
nghiệp thì sức ép lên môi trường cũng gia tăng, lượng chất thải rắn công
nghiệp phát sinh ngày càng nhiều. Việc bố trí tập trung nhiều doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh với nhiều ngành nghề khác nhau tại các khu công nghiệp
có thể gây ra những thảm hoạ môi trường nghiêm trọng cho các địa phương,
hệ sinh thái và an toàn của cộng đồng dân cư. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh

ii


Quảng Bình có 6 khu công nghiệp tập trung đang hoạt động (trong đó có 3
khu công nghiệp ven biển: Khu Công nghiệp Cảng biển Hòn La, Khu Công
nghiệp Hòn La II, Khu Công nghiệp Cam Liên) với tổng lượng chất thải rắn
công nghiệp thông thường phát sinh khoảng 1400 tấn/năm và chất thải rắn
công nghiệp nguy hại khoảng 4 tấn/năm. Trong thời gian tới, cùng với việc
đẩy mạnh chính sách thu hút đầu tư của chính quyền tỉnh Quảng Bình, các dự
án công nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp sẽ phát triển ngày càng mạnh
mẽ, đặc biệt là các khu công nghiệp ven biển gắn liền với Chiến lược phát
triển kinh tế biển của cả nước nói chung và của tỉnh Quảng Bình nói riêng,
lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh sẽ ngày càng nhiều, với tốc độ gia
tăng nhanh chóng.
Bên cạnh đó, hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp tại
các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình còn gặp nhiều
vướng mắc, hạn chế, đạt hiệu quả chưa cao, như cơ sở hạ tầng và cơ cấu tổ
chức quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp chưa
đáp ứng được yêu cầu thực tế; trên địa bàn tỉnh chưa có đơn vị đủ chức năng

xử lý chất thải công nghiệp nguy hại; một số doanh nghiệp còn quá coi trọng
lợi ích kinh tế mà xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường, chưa chú trọng công
tác thu gom chất thải rắn công nghiệp; hệ thống tổ chức và năng lực quản lý
môi trường các cấp chưa thực sự đáp ứng yêu cầu; đội ngũ cán bộ, công chức
làm công tác bảo vệ môi trường còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất
lượng; sự phối hợp giữa các cấp, các ban, ngành trong chỉ đạo, kiểm tra, giám
sát việc thực hiện chưa chặt chẽ; chưa có cơ chế, chính sách đột phá thu hút
nguồn lực xã hội hóa đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải
rắn công nghiệp.
Với mục tiêu nâng cao hiệu quả và hoàn thiện công tác quản lý nhà nước
về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn

iii


tỉnh Quảng Bình. Xuất phát từ những yêu cầu cấp bách và thực tiễn quản lý
nêu trên, Học viên chọn tên đề tài: “Quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn
công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý công.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Nội dung quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp trong thời
gian gần đây là một trong những lĩnh vực được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm, đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu đề cập đến hoạt động quản
lý chất thải rắn công nghiệp dưới các góc độ và phạm vi rộng hẹp khác
nhau. Qua tìm hiểu và thu thập, tôi được biết một số công trình nghiên cứu,
đề tài tại Việt Nam như sau:
- Luận án tiến sĩ “Xây dựng các biện pháp quản lý hiệu quả chất thải rắn
tại một số khu đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” của
Nghiên cứu sinh Cao Văn Cảnh - Viện Tài nguyên và Môi trường - Đại học
Quốc gia Hà Nội. Luận án đã hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết về quản lý chất

thải rắn; phân tích tình hình quản lý chất thải rắn tại Việt Nam, đánh giá các
công nghệ xử lý chất thải hiện nay; đánh giá hiện trạng quản lý nhà nước về
chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, dự báo lượng chất
thải rắn phát sinh đến năm 2025, từ đó xây dựng các biện pháp quản lý hiệu
quả chất thải rắn công nghiệp.
- Luận án Tiến sĩ “Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên
địa bàn thủ đô Hà Nội” năm 2018 của Nghiên cứu sinh Trần Anh Tuấn - Học
viện Hành chính Quốc gia. Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về
QLNN đối với các KCN, luận án đi sâu vào phân tích đánh giá thực trạng
công tác QLNN theo các chức năng quản lý và công tác QLNN đối với các
lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN của Hà Nội, chỉ ra
những thành quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó. Dựa vào

iv


những phân tích đó và căn cứ vào mục tiêu, định hướng phát triển các KCN
của Hà Nội đến năm 2020, luận án đề xuất những quan điểm và giải pháp
nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả QLNN đối với các KCN của Hà Nội.
- Luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tăng cường công
tác quản lý chất thải nguy hại tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương” của
tác giả Lê Ngọc Lâm - Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu tổng quan về chất thải
nguy hại, phân tích thực trạng quản lý chất thải nguy hại tại Bình Dương và
các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, đánh giá các thuận lợi, khó khăn, bất
cập, để từ đó đưa ra các đề xuất, giải pháp tăng cường quản lý chất thải nguy
hại tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương.
- Sách chuyên khảo “Quản lý rủi ro môi trường công nghiệp trong bối
cảnh toàn cầu hóa và hội nhập khu vực” năm 2017 của Chủ biên TS.
Nguyễn Việt Hùng - Học viện Hành chính Quốc gia. Nghiên cứu đã hệ
thống hóa các cơ sở lý thuyết tổng quan nghiên cứu về rủi ro môi trường

công nghiệp, quản lý rủi ro môi trường công nghiệp trong quá trình thực
hiện chính sách bảo vệ môi trường của Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất
phương hướng quản lý rủi ro môi trường công nghiệp trong bối cảnh toàn
cầu hóa, hội nhập khu vực và đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách bảo
vệ môi trường ở Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu nêu trên tập trung chủ yếu ở các vấn đề giải
pháp, công nghệ trong quản lý chất thải rắn, chất thải rắn công nghiệp, chất thải
nguy hại tại các địa phương khác, mà chưa có công trình nào đề cập sâu đến
quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Vì vậy, đề tài luận văn không trùng lắp với các
công trình đã được công bố, có tính thực tiễn cao trong yêu cầu phát triển kinh
tế, đặc biệt là kinh tế biển mạnh mẽ của tỉnh Quảng Bình trong những năm tới.

v


3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn
- Mục tiêu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn việc quản lý nhà nước về chất thải
rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình. Từ đó, đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước
về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
- Nhiệm vụ:
+ Làm rõ một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý
nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất thải
rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình.

+ Đề xuất, kiến nghị và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven
biển tại tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác
quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven
biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn tại các khu công nghiệp
ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (hiện tại có 3 khu công nghiệp ven biển
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là Khu Công nghiệp Cảng Biển Hòn La, Khu
Công nghiệp Hòn La II, Khu Công nghiệp Cam Liên)

vi


+Thời gian: Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất thải
rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển từ năm 2015 đến nay (tập
trung chủ yếu trong giai đoạn 2017 - 2019) và đưa ra những định hướng, giải
pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trong
thời gian tới.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Để đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống thực trạng công tác quản
lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, luận văn sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp luận: Luận văn vận dụng cách tiếp cận theo phương
pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; vận dụng quan điểm, đường lối của
Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý chất thải rắn công
nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển.
- Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài kết

hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp thu
thập số liệu, tài liệu; phương pháp tổng hợp phân tích số liệu; phương pháp so
sánh; phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp phỏng vấn; phương pháp
đánh giá rủi ro môi trường công nghiệp dựa trên công cụ áp lực - trạng thái đáp ứng của OECD. Ưu điểm nổi bật của việc sử dụng kết hợp các phương
pháp là các phương pháp đó có thể bổ sung cho nhau, giúp nghiên cứu sâu đối
tượng nghiên cứu và đưa ra kết quả đáng tin cậy.
+ Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu: Thu thập từ các báo cáo, số liệu,
tài liệu tại các sở, ban, ngành của UBND tỉnh Quảng Bình để có được thông tin
cơ bản của vùng nghiên cứu. Thu thập những văn bản của cơ quan Nhà
nước cấp trung ương và địa phương về chính sách quản lý nhà nước về chất
thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển. Thu thập thông tin từ
những công trình nghiên cứu đã được công bố, những bài báo, báo cáo, tài liệu

vii


hội thảo.… để có số liệu về tình hình quản lý chất thải rắn công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình nói chung và các khu công nghiệp ven biển nói riêng.
+ Phương pháp tổng hợp, phân tích: Phân tích và tổng hợp số liệu, tài
liệu đã thu thập được; kết nối các thông tin để làm sáng tỏ những nội dung
nghiên cứu. Việc tổng hợp chỉ được thực hiện trên những phân tích khoa học
đối với những tài liệu có nguồn trích dẫn đáng tin cậy.
+ Phương pháp điều tra xã hội học: Để đánh giá tình hình thực hiện công
tác quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven
biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, nghiên cứu đã tiến hành điều tra với đối
tượng là công chức, viên chức, chuyên viên trong các cơ quan quản lý nhà
nước có liên quan theo hình thức phỏng vấn bảng hỏi. Cụ thể: công chức, viên
chức, chuyên viên ở các cơ quan quản lý có liên quan của tỉnh gồm Sở Tài
nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh.
+ Phương pháp phỏng vấn: Để đánh giá tình hình thực hiện công tác thu

gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý chất thải rắn công nghiệp tại các khu công
nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, nghiên cứu tiến hành phỏng
vấn, trao đổi, thu thập số liệu thực tế từ đại diện các cơ sở sản xuất trong các
khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
+ Phương pháp so sánh qua các năm để thấy được những mặt đạt được
và những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp tại
các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
+ Phương pháp đánh giá rủi ro môi trường công nghiệp dựa trên công cụ
áp lực - trạng thái - đáp ứng của OECD: Mục đích của việc đánh giá rủi ro
môi trường công nghiệp là xác định con người hay các yếu tố môi trường bị
tác động tổn hại bởi ô nhiễm. Trên cơ sở đó là căn cứ xác định chương trình
quản lý rủi ro môi trường công nghiệp tại các KCN ven biển trên địa bàn
nghiên cứu.

viii


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn
công nghiệp và làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về chất thải
rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Làm phong phú thêm hệ thống cơ sở lý luận cho việc phân tích quản lý công nói
chung và quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp nói riêng.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Góp phần đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất thải
rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung và tại các khu công
nghiệp ven biển nói riêng; làm rõ những ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân
của những mặt hạn chế đó. Từ đó đề xuất những định hướng và giải pháp
nhằm hoàn thiện quản lý chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp

ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ hệ thống hóa cơ sở khoa học, thực
tiễn về quản lý chất thải rắn công nghiệp; là tài liệu tham khảo cho chuyên
viên nghiên cứu lĩnh vực tài nguyên và môi trường, lãnh đạo UBND tỉnh và
các cơ quan chuyên môn trong việc hoạch định và thực thi các chính sách
quản lý CTRCN tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh. Từ đó,
nâng cao hiệu lực QLNN về bảo vệ môi trường công nghiệp tại các KCN trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục (bảng hỏi, danh mục các đối tượng tham gia khảo sát điều tra xã hội
học), luận văn bao gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về chất thải rắn công
nghiệp tại khu công nghiệp.

ix


Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại
các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất thải
rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình

x


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP TẠI KHU CÔNG NGHIỆP
1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

1.1.1. Một số nội dung liên quan về chất thải rắn công nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm chất thải, chất thải rắn
Khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường (số 55/2014/QH13 do Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014):
“Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt
hoặc hoạt động khác”
Như vậy, chất thải là mọi thứ mà con người, thiên nhiên và quá trình con
người tác động vào thiên nhiên cũng như quá trình tiêu hoá con người thải ra.
Thiên nhiên cả cây cỏ và động vật cũng thải ra môi trường từ lá rụng đến xác
động vật. Con người tác động vào môi trường thực hiện quá trình sản xuất đã
thải vào môi trường đủ các loại chất thải.
Điều 3 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về
quản lý chất thải và phế liệu: “Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt
(còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt
hoặc các hoạt động khác”.
Chất thải rắn là các loại vật chất ở thể rắn như các vật liệu, đồ vật phát
sinh chủ yếu từ các nguồn sau đây: Hộ gia đình; các trung tâm thương mại; cơ
quan (trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính…); các công trường xây
dựng; dịch vụ công cộng và ở các khu công nghiệp.
Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh
đến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm
thời, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm
trung chuyển.

1


Tái sử dụng chất thải là việc sử dụng lại chất thải một cách trực tiếp hoặc
sau khi sơ chế mà không làm thay đổi tính chất của chất thải.
Tái chế chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật

để thu lại các thành phần có giá trị từ chất thải.
Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
(khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy,
chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải.
1.1.1.2. Khái niệm chất thải rắn công nghiệp
Điều 3 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về
quản lý chất thải và phế liệu: “Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát
sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.”
Chất thải rắn công nghiệp được hiểu theo nghĩa chung nhất là các chất
thải dạng rắn phát sinh từ các quá trình sản xuất, các sản phẩm phế thải của
các hoạt động công nghiệp trong các nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp
tập trung.
1.1.1.3. Nguồn gốc, phân loại, thành phần chất thải rắn công nghiệp
a. Nguồn gốc phát sinh
Trong quá trình sản xuất, bất kỳ ngành công nghiệp nào cũng đều phát sinh
chất thải rắn, bao gồm cả phế liệu và phế phẩm. Thực tế cho thấy công nghệ sản
xuất càng lạc hậu thì tỷ lệ chất thải rắn tính trên đầu sản phẩm càng lớn.
Trong nền kinh tế quốc dân với nhiều ngành sản xuất công nghiệp, chất
thải rắn phát sinh rất đa dạng và phức tạp về thành phần, khối lượng, nguồn
phát sinh và mức độ nguy hại.
Nguồn gốc phát sinh CTRCN được chia làm 3 ngành công nghiệp chính sau:
- Ngành công nghiệp khai khoáng: các chất thải rắn phát sinh trong
ngành công nghiệp này chính là các thành phần vật chất nằm trong các
nguyên liệu tự nhiên. Các ngành công nghiệp khai thác mỏ than, khai thác gỗ,

2


khai thác đá và các vật liệu xây dựng khác là những nguồn phát sinh chất thải
rắn với lượng đáng kể.

- Ngành công nghiệp cơ bản: sử dụng các nguyên vật liệu thô cơ bản từ
công nghiệp khai khoáng để sản xuất thành các nguyên vật liệu tinh chế làm
nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác sử dụng để sản xuất ra
sản phẩm hàng hóa. Các sản phẩm của ngành công nghiệp cơ bản bao gồm
những vật liệu như là các thỏi, tấm, ống, dây kim loại; các hóa chất công
nghiệp; than; giấy; vật liệu nhựa; thủy tinh; sợi tự nhiên và tổng hợp; gỗ xẻ,
gỗ dán. So với chất thải rắn phát sinh từ công nghiệp khai khoáng, các chất
thải rắn có nguồn phát sinh từ các ngành công nghiệp cơ bản có thành phần đa
dạng hơn, và có tính chất khác biệt rõ rệt so với các nguyên liệu thô ban đầu.
Tám ngành công nghiệp cơ bản được coi là nguồn chủ yếu phát sinh CTRCN
bao gồm công nghiệp khai thác xử lý chế biến quặng kim loại, công nghiệp
hóa chất, giấy, nhựa, thủy tinh, dệt, sản phẩm gỗ và năng lượng.
- Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: sử dụng nguyên vật liệu đầu vào là
các sản phẩm của công nghiệp cơ bản sản xuất ra các sản phẩm vô cùng đa
dạng phục vụ cuộc sống của con người. Có thể kể ra các ngành công nghiệp
chính như công nghiệp đóng gói, công nghiệp ôtô, điện tử, giấy, chế tạo máy
móc, hàng gia dụng, thực phẩm và xây dựng. Trong các ngành công nghiệp
này, giá trị đầu tư cho công nghệ là cao nhất so với hai ngành công nghiệp trên,
với dây chuyền các quá trình sản xuất thường vô cùng phức tạp, nhiều công
đoạn. Một đặc điểm quan trọng là trong sản phẩm đầu ra của một loại hình
công nghiệp ngoài phần nguyên vật liệu chính còn có phần vật liệu không được
sử dụng (vỏ hộp, bao bì, giá đỡ…) và thành phần này sẽ trở thành chất thải rắn.
Một đặc điểm khác đối với chất thải rắn phát sinh từ các ngành công nghiệp
chế biến, chế tạo là các vật liệu dư thừa của các nguyên vật liệu cơ bản thường
chiếm phần lớn nhất trong tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh.

3


b. Phân loại

Theo tính chất, CTRCN được phân loại thành CTRCN không nguy hại
hay còn gọi là CTRCN thông thường và CTRCN nguy hại.
Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại hay CTRCN thông thường là
các chất thải rắn (dạng phế phẩm, phế liệu) từ quá trình sản xuất công nghiệp
không gây nguy hại cho sức khỏe con người, không gây tai họa cho môi
trường và các hệ sinh thái. Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại được
phân thành 03 nhóm chính là:
- Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường được tái sử dụng, tái
chế làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất;
- Nhóm chất thải rắn sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng và san lấp
mặt bằng;
- Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý bằng các
phương pháp đốt, chôn lấp, hoàn nguyên các khu vực đã kết thúc khai thác
khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản và phương pháp xử lý
khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan.
Chất thải rắn công nghiệp nguy hại là các chất thải rắn (dạng phế phẩm,
phế liệu hóa chất, vật liệu trung gian, ...) sinh ra trong quá trình sản xuất công
nghiệp có đặc tính bắt lửa, dễ cháy nổ, dễ ăn mòn, chất thải gây độc hại cho
con người và hệ sinh thái. Trong đó:
- Chất thải rắn công nghiệp dễ nổ là các chất thải ở thể rắn mà bản thân
chúng có thể nổ do kết quả của phản ứng hóa học (tiếp xúc với ngọn lửa, bị va
đập hoặc ma sát) tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại
cho môi trường xung quanh.
- Chất thải rắn công nghiệp dễ cháy là các chất thải rắn công nghiệp có
khả năng sẵn sàng bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện
vận chuyển.

4



×