Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.02 KB, 38 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11
I. Khái quát chung về công ty
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Sông Đà 11 được thành lập trên cơ sở chuyển doanh
nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần theo Quyết định số 1332/QĐ- BXD
ngày 17 tháng 8 năm2004 của Bộ trưởng Bộ xây dựng. Tiền thân là đội
Điện, nước thuộc Công ty Xây dựng thuỷ điện Thác bà từ năm 1961, năm
1973 được nâng cấp thành Công trường Cơ điện. Năm 1976 khi tham gia
xây dựng công trình thuỷ điện Hoà Bình đổi tên thành Xí nghiệp lắp máy
điện nước. Năm 1989, với sự trưởng thành về quy mô hoạt động SXKD, đơn
vị đã được nâng cấp thành công ty. Năm 1993 được thành lập theo Nghị
định 388/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng có tên là công ty xây lắp năng
lượng, năm 2002 với việc phát triển đa dạng hoá ngành nghề công ty đổi tên
là Công ty Sông Đà 11, đến nay chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Sông Đà
11. Trải qua trên 40 năm xây dựng và phát triển, qua nhiều lần đổi tên, bổ
xung thêm nhiều chức năng nhiệm vụ, cơ cấu ngành nghề. Sản xuất kinh
doanh ngày càng phát triển, đời sống vật chất tinh thần của người lao đông
ngày càng được nâng cao.
Từ một đơn vị làm công tác xây lắp điện nước và phục vụ điện nước tại
các công trình thuỷ điện do Tổng công ty giao. Công ty từng bước tiếp cận
và thích ứng với nền kinh tế thị trường tham gia đấu thầu xây lắp nhiều công
trình khác nhau, có quy mô lớn, yêu cầu chất lượng kỹ thuật cao, tính chất
thi công phức tạp cụ thể là:
1
SV: Hoàng Xuân Quỳnh Lớp: QLKT 46A
1
− Xây lắp đường dây trạm biến áp 110kv; đường dây 110kv Thái Bình -
Thái Thụy, trạm biến áp 110kv Lạc Sơn – Hoà Bình, đường dây 110kv Na
Dương - Lạng Sơn…
− Xây lắp đường dây và trạm biến áp 220kv: đường dây 220kv Phả lại -


Bắc Giang, đường dây 220kv Thái Nguyên - Bắc Giang, đường dây 220kv
Việt Trì - Yên Bái, trạm biến áp 220kv Nghi Sơn, trạm biến áp 220kv Tràng
Bạch.
− Xây lắp đường dây 500kv: Đường dây 500kv Plaiku – Phú lâm, Dốc
Sỏi – Dà Nẵng, kéo dài đường dây 500kv đoạn Thường Tín – Hà Tĩnh
− Xây lắp các công trình nước: Nhà máy nước Nha Trang, Plaiku,
Quảng Ninh.
− Xây lắp các công trình thuỷ điện: Sê San 3, Sê San 3A, Sơn La, Bản
Vẽ, Sê San 4, Pleikrông, Nậm Chiến…
− Xây lắp hàng nghìn km đường dây 35kv và lắp đặt các trạm biến áp
phân phối điện từ 160KVA đến 10.000KVA.
− Đầu tư xây dựng dự án thuỷ điện Thác Trắng - Điện Biên, dự án
xưởng cơ khí. Đang tiến hành đầu tư dự án SX đá xây dựngtại hoà bình.
Trước năm 2000, công ty là đơn vị chỉ xây lắp điện nước và phục vụ xây
lắp tại các công trình thuỷ điện do đó sản lượng rất thấp và tăng trưởng
không đều. Từ năm 2001 đến nay, Công ty đã tập trung vào công tác thị
trường, chú trọng tới sự phát triển bền vững, đã mở nhỉều ngành nghề mới
như: Lắp đặt thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị điện, nhà máy thuỷ điện; đầu tư
xây dựng, quản lý và vận hành nhà máy thuỷ điện; đầu tư kinh doanh nhà và
đô thị, đầu tư sản xuất đá xây dựng.
2
SV: Hoàng Xuân Quỳnh Lớp: QLKT 46A
2
Công ty đã từng bước lớn mạnh về giá trị sản xuất kinh doanh: Năm 2001
sản lượng chỉ đạt được 113 tỷ đồng nhưng đến năm 2005 sản lượng đạt được
285 tỷ đồng tăng 2,51 lần.
Công ty đổi mới công tác tiếp thị đấu thầu, tăng khả năng tiếp thị đấu
thầu vì thế những năm gân đây tỷ trọng các công trình tự đấu thầu trong giá
trị sản xuất kinh doanh tăng cao tạo thế chủ động và tăng trưởng một cách
bền vững khẳng định uy tín và thương hiệu của công ty trong cơ chế thị

trường đối với ngành nghề thi công xây lắp điện, nước.
Công ty tạo được uy tín với khách hàng bằng việc tạo ra những sản
phẩm chất lượng ngày một cao, thường xuyên đổi mới và nâng cao năng lực
thi công xây lắp các công trình xây dựng và áp dụng hệ thống chất lượng
quản lý ISO 9001: 2000 trong công việc quản lý điều hành, luôn chú trọng
nâng cao tay nghề của đội ngũ nhân viên kỹ thuật, đầu tư máy móc chuyên
ngành để thi công các công trình phức tạp đòi hỏi công nghệ cao. Năm 2001
chỉ đầu tư 2,8 tỷ thì đến năm 2005 công ty đã đầu tư 64 tỷ đồng cho máy
móc thiết bị.
Lợi nhuận của công ty cũng không ngừng tăng cao theo quy mô và tốc độ
phát triển. Năm 2001 lợi nhuận đạt được 99 triệu đồng đến năm 2005 giá trị
lợi nhuận đạt được là 6,8 tỷ đồng. Công ty đã áp dụng những phương thức
quản lý mới mới tăng cường hạch toán kinh doanh, tiết kiệm chi phí.
Công ty đã tạo việc làm ổn định cho nhiều cán bộ công nhân sau những
công trình thuỷ điện lớn như Ialy, Sông Hinh, tay nghề và mức lương của
cán bộ công nhân viên không ngừng tăng lên. Nếu thu nhập bình quân năm
2001 cảu cán bộ công nhân viên chỉ đạt 984 nghìn đồng/người/tháng thì năm
2005 là 1.943 nghìn đồng/người/tháng.
Qua quá trình phát triển vượt bậc, công ty đã được Đảng và Nhà nước
trao tặng nhiều danh hiệu cao quý như: Huân chương lao động hạng nhất
3
SV: Hoàng Xuân Quỳnh Lớp: QLKT 46A
3
năm 2004, bằng khen của chính phủ năm 2002, Cờ thi đua của Công đoàn
ngành năm 2001, 2002, 2004, cờ thi đua xuất sắc của Bộ Xây Dựng các năm
2001, 2002, 2003, 2004.
2. Chức năng nhiệm vụ của công ty
Công ty Cổ phần Sông Đà 11 là công ty chuyên xây lắp về điện nước tuy
nhiên do cơ chế thị trường và do cạnh tranh do đó công ty đã có thêm nhiều
chức năng, nhiệm vụ mới, công ty vừa củng cố chức năng truyền thông và

vừa tích cực hoàn thiện chức năng mới, đảm bảo cho quá trình phát triển bền
vững của mình. Công ty Cổ phần Sông Đà 11 có các chức năng cơ bản sau:
− Xây dựng các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, giao thông, bưu điện.
− Quản lý vận hành phân phối điện nước cho các công trình thuỷ.
− Xây lắp hệ thống cấp thoát nước cho đô thị và khu công nghiệp,
đường dây tải điện, trạm biến áp đến cấp điện áp 500kv, kết cấu công trình,
quản lý vận hành nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ nhà máy nước khu công
nghệp và đô thị.
− Sản xuất kim khí các sản phẩm về cơ khí, quản lý vận hành kinh
doanh bán điện.
− Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, phương tiện vận tải cơ
giới, phụ tùng cơ giới phục vụ thi công xây dựng và công nghệ xây dựng.
− Vận tải hàng hoá đường bộ.
− Xây lắp, thí nghiệm, hiệu chỉnh, bảo dưỡng lắp ráp tủ bảng điện
công nghiệp cho đường dây, nhà máy điện, trạm biến áp và các công trình
công nghệ có cấp điện áp đến 500kv.
− Bảo trì bảo dưỡng định kỳ cho các nhà máy điện, trạm biến áp, xử
lý sự cố bất thường cho các công trình điện, tư vấn chuyên ngành thiết kế hệ
thống điện - điện tử và tự động hoá.
4
SV: Hoàng Xuân Quỳnh Lớp: QLKT 46A
4
− Kinh doanh xây dựng khu đô thị, nhà cao tầng khu công nghiệp.
− Khai thác cát, sỏi, đá làm đường và xây dựng.
− Sản xuất và kinh doanh bia (bia hơi, bia tươi, bia chai, bia hộp)
− Kinh doanh vận tải và dịch vụ du lịch.
Với bề dày kinh nghiệm cùng với đội ngũ nhân viên có trình độ, trang
thiết bị máy móc chuyên dụng hiện đại công nghệ cao Công ty có đủ năng
lực để thi công xây lắp các công trình theo lĩnh vực kinh doanh của minh ở
trong nước cũng như là ngoài nước.

3. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty
Công ty Cổ phần Sông Đà 11bao gồm nhiều đơn vị trực thuộc và các xí
nghiệp thành viên. Công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực và đã thu được
một số thành công nhất định.
Các đơn vị trực thuộc công ty:
− Xí nghiệp Sông Đà 11- 1
− Xí nghiệp Sông Đà 11- 2
− Xí nghiệp Sông Đà 11 - 3
− Xí nghiệp Sông Đà 11 - 4
− Xí nghiệp Sông Đà 11 - 5
− Xí nghiệp Sông Đà 11 - 9
− Xí nghiệp xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng
− Chi nhánh Công ty Cổ phần Sông Đà 11 tại Miền Nam
Công ty thành viên:
− Công ty cổ phần kỹ thuật điện
− Nhà máy thuỷ điện thác trắng.
Do đặc thù của công ty như trên do đó công ty có sơ đồ tổ chức bộ máy
công ty như sau:
5
SV: Hoàng Xuân Quỳnh Lớp: QLKT 46A
5
PHÒNG KTCG
PHÒNG TCHC

6
SV: Hoàng Xuân Quỳnh Lớp: QLKT 46A
6
Qua sơ đồ tổ chức trên ta thấy Công ty Cổ phần Sông Đà 11 có cơ cấu tổ
chức theo mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng, mô hình này là mô hình phổ
biến hiện nay được áp dụng cho nhiều công ty trong quá trình phát triển của

mình đây là mô hình này tương đối dễ hiểu phù hợp với quá trình phát triển của
công ty. Trong bối cảnh kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh chịu
tác động rất lớn từ môi trường trong cũng như ngoài công ty thì mô hình tổ chức
này giúp cho công ty thích nghi tốt hơn với những biến đổi đó để hoàn thành tốt
mục tiêu đã để ra, mô hình này tạo nên các cá nhân hoạt động trong cùng một
lĩnh vực chức năng được hợp nhóm trong cùng một đơn vị cơ cấu do đó nó có
những ưu điểm sau:
− Hiệu quả tác nghiệp cao nếu như nhiệm vụ có tính tác nghiệp lặp đi lặp
lại hàng ngày. Đây là ưu điểm quan trọng đối với công ty do tính chất công việc
mà công ty có những nhiệm vụ lặp đi lặp lại như hoạt động marketing, nghiên
cứu và phát triển, sản xuất …
− Mô hình còn có ưu điểm về chuyên môn hoá ngành nghề. Do hoạt của bộ
phận có các cá nhân cùng một lĩnh vực do đó nó giúp cho các bộ phận chuyên
tâm vào hoạt động của mình làm cho công việc của bộ phận đó được tốt hơn.
− Nó còn giúp cho tổ chức giữ được sức mạnh và uy tín của các chức năng
chủ yếu. Công ty có thể tập trung vào những hoạt động chủ chốt mang lại hiệu
quả quan trọng cho công ty để tập trung đầu tư con người và công nghệ làm cho
chức năng đó ngày càng tốt hơn và mang lại hiệu quả cao hơn cho công ty.
− Mô hình giúp cho tổ chức đơn giản hoá việc đào tạo. Do mỗi bộ phận chỉ
hoạt động riêng về một mảng nào đó do đó công tác đào tạo của công ty cũng
được đơn giản hoá và đào tạo chuyên về một lĩnh vưc nào đó giúp cho nhân
viên có nghiệp vụ tốt trong công việc của mình.
− Mô hình chú trọng hơn tới tiêu chuẩn nghề nghiệp và tư cách nhân viên.
Mỗi bộ phận có một công việc do đó các nhân viên luôn luôn phải tự nâng cao
tay nghề của mình không ngừng.
7
SV: Hoàng Xuân Quỳnh Lớp: QLKT 46A
7
− Cuối cùng mô hình tạo điều kiện cho việc kiểm tra chặt chẽ của cấp cao
nhất đối với từng bộ phận, phòng ban của công ty tránh được những sai sót

không đáng có.
Tuy nhiên mô hình không chỉ có những ưu điểm mà nó còn có nhưng nhược
điểm cần phải khắc phục đó là:
− Thường dẫn đến mâu thuẫn giữa các đơn vị chức năng khi đề ra các chỉ
tiêu và chiến lược. Vì bộ phận nào trong công ty cũng muốn các chỉ tiêu và
chiến lược hướng vào bộ phận của mình.
− Thiếu sự liên kết giữa các phòng ban chức năng làm giảm đi khả năng
hoạt động của công ty.
− Chuyên môn hoá quá mức tạo cho tầm nhìn của cán bộ quản lý có cách
nhìn quá hẹp chỉ nhìn thấy riêng rẽ từng bộ phận mà không thấy cái tổng thể của
cả công ty.
− Hạn chế việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý chung.
− Đổ trách nhiệm về vấn đề thực hiện mục tiêu chung của công ty cho cấp
lãnh đạo cao nhất.
Tóm lại mô hình tổ chức của Công ty Cổ phần Sông Đà 11 vừa có những
mặt tích cực và các mặt tiêu cực, công ty cần phải phát huy những mặt tích cực
và hạn chế những mặt tiêu cực để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mình
tránh được những rủi ro không đáng có.
II. Công tác lập kế hoạch của Công ty Cổ phần Sông Đà 11
Công tác lập kế hoạch là công tác không thể thiếu được trong mọi tổ chức nó
ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tồn tại và phát triển của tổ chức đó, Công ty
Cổ phần Sông Đà 11 cũng vậy, quá trình lập kế hoạch là quá trình định hướng
cho hoạt động của công ty. Công ty muốn hoạt động tốt thì cần phải có kế hoạch
tốt, phù hợp vớí yêu cầu của thi trường và khả năng của công ty, kế hoạch đó
phải nắm bắt được xu thế của thị trường trong một thời gian nhất định để định
hướng cho hoạt động của công ty sao cho đúng hướng.
8
SV: Hoàng Xuân Quỳnh Lớp: QLKT 46A
8
1. Hệ thống kế hoạch và từng loại kế hoạch tại công ty

Công ty Cổ phần Sông Đà 11 là công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực và có
nhiều công ty thành viên, công ty trực thuộc do đó công ty có nhiều loại kế
hoạch phù hợp với từng đối tượng cụ thể nhất định. Trong quá trình quản lý của
mình công ty luôn đưa ra các kế hoạch để cho các bộ phận của công ty theo đó
hoạt động. Các kế hoạch đưa ra cũng chính là phương hướng mà các bộ phận
theo đó thực hiện. Có thể nói nó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của công ty.
Công ty có hai loại kế hoach chính đó là: kế hoạch chiến lược và kế hoạch
tác nghiệp.
− Kế hoạch chiến lược: Đây là kế hoạch của cấp cao nhất của công ty. Nó
được lập để hướng tới các mục tiêu của công ty - thực hiện những sứ mệnh ấy là
lý do tồn tại của công ty. Công ty có những loại kế hoạch chiến lược.
 Kế hoạch 5 năm.
Như: Mục tiêu của công ty trong 5 năm tới
Sản phẩm của công ty trong 5 năm tới
 Kế hoạch 10 năm
Như: Định hướng phát triển của công ty trong 10 năm tới.
….
− Kế hoạch tác nghiệp: Đây là các kế hoạch trình bày rõ các công việc cụ
thể cần phải làm để đạt được mục tiêu mà các kế hoạch chiến lược đã đề ra. Với
loại kế hoạch tác nghiệp này thì do các cán bộ quản lý cấp trung và các cấp thấp
đề ra nó bao gồm toàn bộ các kế hoach một lần và các kế hoach cố định đây là
các kế hoach thường xuyên được áp dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty. Nó bao gồm các kế hoạch sau:
 Kế hoach tài chính
 Kế hoạch đầu tư
 Kế hoạch tiền lương
 Kế hoạch nhân sự
 Kế hoạch sản xuất kinh doanh
9
SV: Hoàng Xuân Quỳnh Lớp: QLKT 46A

9
 Kế hoạch thi công các công trình
 Kế hoạch đấu thầu
 Kế hoạch marketing
 Kế hoạch bán sản phẩm
 …..
2. Phương pháp lập kế hoạch
a) Căn cứ lập kế hoạch của công ty:
Năng lực và mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty, khi lập kế
hoạch thì trước hết phải nắm được năng lực thực tế của công ty để lập kế hoạch
chính xác phù hợp với công ty, không thể đề ra kế hoạch quá cao khi mà tình
hình công ty không cho phép thực hiện được. Như không lập kế hoạch thực hiện
cho các dự án mà công ty không có đủ tiềm lực tài chính để đầu tư.
Địa bàn hoạt động của công ty, do công ty chỉ hoạt động tại một số địa bàn
nhất định do đó quá trình lập kế hoạch căn cứ vào nơi sẽ thực hiện dự án. Mỗi
địa điểm sẽ có những thuận lợi và cũng có những khó khăn riêng do đó cần phải
lượng tính những thuận lợi, khó khăn để đưa ra kế hoạch phù hợp.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2006 – 2010) và định
hướng đến năm 2020 của Tổng Công ty. Kế hoạch phải phù hợp các kế hoạch
dài han và các chiến lược mà Tổng Công ty đã đề ra (Công ty Cổ phần Sông Đà
11 là một thành viên của Tổng Công ty Sông Đà) có như vậy thì kế hoạch của
công ty mới đúng hướng tránh hoạt động một cách tự phát không theo một mục
tiêu nào cả.
Kế hoạch được xây dựng còn dựa vào nhiệm vụ, tiến độ các dự án, công
trình Tổng Công ty giao cho. Xem dự án hoạt động có đúng tiến độ các công
trình có thể hoàn thành đúng kế hoạch hay chậm kế hoach đề ra để có biện pháp
điều chỉnh về tiến độ thi công về nguồn lực. Có nắm bắt được các dự án của
Tổng Công ty mà công ty mới có thể lập cho mình những kế hoach giúp cho
công ty tránh được sự chồng chéo, lập được các kế hoạch phù hợp với khả năng
của mình.

10
SV: Hoàng Xuân Quỳnh Lớp: QLKT 46A
10
Định hướng thị trường và ngành nghề của công ty. Công ty Cổ phần Sông
Đà 11 là công ty chuyên hoạt dộng về các lĩnh vực xây lắp điện nước ngoài ra
công ty còn một số các ngành nghề khác nữa là kinh doanh, xây dựng và quản
lý các khu đô thi, nhà cao tầng và khu công nghiệp, khai thác và sản xuất vật
liệu xây dựng, sản xuất và kinh doanh thực phẩm, vận tải và dịch vụ du lịch,
công ty dựa vào đặc điểm của từng loại hình sản xuất kinh doanh mà đưa ra các
kế hoạch phù hợp cho mình.
Truyền thống kinh nghiệm về ngành nghề sản xuất kinh doanh cũng là một
căn cứ để Công ty lập kế hoạch. Ơ đây thì công ty có thể tận dụng các kinh
nghiệm của mình trong quá trình sản xuất kinh doanh để có thể đưa ra các kế
hoạch tốt nhất có các phương án tối ưu hợp lý rút ngắn được quá trình thực hiện
dự án.
Khả năng tìm kiếm công việc và khả năng mở rộng địa bàn, công ty có thể
tuỳ theo tình hình các công việc mà đưa ra các kế hoạch phù hợp cho mình.
Cắn cứ cuối cùng cho việc lập kế hoạch là khả năng tiềm lực kinh tế và năng
lực tổ chức, chỉ đạo, điều hành và quản lý SXKD, nguồn nhân lực sẵn có và
trình độ tay nghề lao động của công ty. Đây là căn cứ quan trọng để biết được
dự án đó là các dự án khả thi hay không khả thi.
Tóm lại để lập được một kế hoạch tốt thì Công ty phải căn cứ vào rất nhiều
các yếu tố khác nhau. Các kế hoạch được chọn phải là các kế hoạch đáp ứng các
căn cứ, yêu cầu đã đặt ra.
b) Quy trình lập kế hoạch SXKD của Công ty.
Quy trình lập kế hoạch của Công ty Cổ phần Sông Đà 11 trải qua một số
bước cơ bản sau:
Bước 1: Hướng dẫn xây dựng kế hoạch.
Công ty Cổ phần Sông Đà 11 là công ty trực thuộc Tổng công ty Sông Đà do
đó công ty phải thực hiện các chỉ tiêu mà Tổng công ty giao cho thực hiện. Sau

khi Công ty nhận được các chỉ tiêu 10 năm, 5 năm và các kế hoạch hàng năm
gửi xuống ở đầy là các mục tiêu 5 năm và định hướng 10 năm của Công ty và
11
SV: Hoàng Xuân Quỳnh Lớp: QLKT 46A
11
các công trình dự án mà Tổng công ty giao cho công ty trong năm tới thì Hội
Đồng Quản trị cùng với Tổng giám đốc, ban giám đốc xem xét và hướng dẫn
cho bộ phân chuyên lập kế hoạch căn cư vào đó đưa ra các kế hoạch của Công
ty.
Bước 2: Đưa ra các mục tiêu.
Phòng kinh tế kế hoạch căn cứ vào các chỉ tiêu từ cấp trên thì đưa ra các mục
tiêu tương ứng cho từng thời kỳ cụ thể nhất định. Các mục tiêu công ty đưa ra là
mục tiêu về thị phần, mục tiêu về tiêu thụ sản phẩm, mục tiêu về doanh thu và
đầu tư, tài chính… những mục tiêu này không chung chung mà phải được lượng
hoá bằng những con số rõ ràng. Phòng kinh tế - kế hoạch đưa ra thứ tự ưu tiên
cho các mục tiêu, mục tiêu nào cần làm trước mục tiêu nào làm sau, thời gian
hoàn thành mục tiêu.
Bước 3: Xây dựng các phương án.
Khi Công ty đã thiết lập được các mục tiêu cho mình thì bước tiếp theo là
Công ty xây dựng các phương án thực hiện những mục tiêu đó. Phòng kinh tế -
kế hoạch xây dựng các phương án thực hiện, chỉ có các phương án có triển vọng
mới được đưa ra để xem xét và phân tích.
Bước 4: Đánh giá các phương án.
Từ các phương án đã được đưa ra thì phòng kinh tế - kế hoạch lại có nhiệm
vụ xem xét phân tích tìm ra phương án tốt nhất, phù hợp nhất với mục tiêu và
khả năng hiện có của Công ty.
Bước 5: Lựa chọn phương án và ra quyết đinh.
Sau khi đánh giá các phương án thì phòng kinh tế - kế hoạch chọn ra một vài
phương án phù hợp nhất và nó sẽ được chuyển lên cho Tổng giám đốc để lựa
chọn và ra quyết định để phân bổ con người và các nguồn lực khác để thực hiện

kế hoạch. Tiếp theo là các phòng ban chức năng sẽ xây dựng cho minh những
kế hoạch phụ trợ và lượng hoá các kế hoach đó, như:
Phòng kinh doanh đảm nhiệm lập:
− Kế hoạch tiêu thu sản phẩm
12
SV: Hoàng Xuân Quỳnh Lớp: QLKT 46A
12
− Kế hoạch kinh doanh
Phòng tổ chức hành chính lập:
− Kế hoạch nhân sự
− Kế hoạch tiền lường…
13
SV: Hoàng Xuân Quỳnh Lớp: QLKT 46A
13
Xây dựng các phương án
Lựa chọn các phương án
Hướng dẫn xây dựng kế hoạchThiết lập các mục tiêu Đánh giá các phương án
Ta có sơ đồ sau
Hình 9: Quy trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty
3. Phân tích thực tiễn công tác lập kế hoạch của công ty qua các
năm.
a) Dựa trên mô hình nghiên cứu và dự báo môi truờng ngành. Phân
tích dựa trên mô hình điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và đe doạ ( SWOT ).
− Công ty đã áp dụng mô hinh SWOT vào trong quá trình lập kế hoạch của
mình. Qua mô hình công ty thấy được các điểm mạnh điểm yếu của mình đây là
các yếu tố bên trong công ty, cụ thể như sau:
 Nhân sự.
Ta có bảng số liệu sau:
BẢNG1: CƠ CẤU NGUỒN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11
TT Chỉ tiêu Đơn vị

Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Tổng số CBCNV Người 1.083 1.536 2.222 1.291 1.350
A Cán bộ khoa học KT Người 248 338 466 396 343
1 Trên đại học Người 2 2 2
2 Kỹ sư xây dựng Người 29 32 32 46 50
3 Kỹ sư cơ khí chế tạo máy Người 31 42 70 31 35
4 Kỹ sư cấp thoát nước Người 5 6 2 2
5 Kỹ sư điện Người 36 44 81 77 78
6 Kỹ sư trắc địa Người 2 6 4 5 4
7 Cử nhân kinh tế, QTKD Người 28 34 51 40 42
8 Cử nhân tài chính kế toán Người 24 28 28 29 32
9 Đại học ngoại ngữ Người 2 4 4 3 3
10 Cao đẳng trung cấp Người 91 142 192 163 95
B Công nhân kỹ thuật Người 814 1120 1731 855 1007
1 Công nhân cơ giới Người 103 142 164 73 98
14
SV: Hoàng Xuân Quỳnh Lớp: QLKT 46A
14
2 Công nhân cơ khi Người 225 253 359 93 105
3 Công nhân điện Người 226 268 484 454 527
4 Công nhân lắp máy Người 86 147 242 172 192

5 Công nhân xây dựng Người 61 68 53 6 15
6 Công nhân kỹ thuật khác Người 20 25 11 7 20
7 Công nhân hợp đồng dưới 1 năm Người 93 217 418 50 50
C Lao động phổ thông Người 21 78 25 40

Nguồn: Định hướng và mục tiêu phát triển SXKD đến năm 2015
kế hoạch SXKD 5 năm (2006 – 2010)
Theo như bảng trên ta thấy tuỳ theo từng thời kỳ nhất định mà Công ty có sự
thay đổi nhân sự cho phù hợp với tình hình thực tế. Công ty đã chú trọng tới
việc không ngừng nâng cao trình độ cho nhân viên của mình và giảm dần lao
động phổ thông đến năm 2005 lao động phổ thông trong công ty không còn.
Công ty còn tích cực tinh giảm biên chế cho các cán bộ công nhân dôi dư và
thanh lý hợp đồng cho lao động đã hết han để giảm thiểu chi phí nâng cao sức
cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Tuy nhiên Công ty cũng gặp nhiêu khó khăn trong công tác nhân sự của
mình, công ty khó tuyển được những nhân viên giỏi, có trình độ và chuyên môn
cao. Do là công ty trực thuộc Tổng công ty nên chịu sự điều chuyển cán bộ từ
đơn vị khác đến do đó không hiểu rõ thực trạng của công ty. Bộ máy quản lý
còn cồng kềnh hoạt động kém hiệu quả.
 Đầu tư:
15
SV: Hoàng Xuân Quỳnh Lớp: QLKT 46A
15

×