Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường từ thực tiễn quận long biên, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (954.88 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

ĐINH TUẤN LINH

XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
MÔI TRƯỜNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN LONG BIÊN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

ĐINH TUẤN LINH

XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
MÔI TRƯỜNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN LONG BIÊN,


THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8 34 04 03

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN BÁ CHIẾN

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng 7 năm 2018
Học viên

Đinh Tuấn Linh


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả của bản thân sau một quá trình nỗ lực học tập
và nghiên cứu với sự giúp đỡ của thầy cô, đơn vị, đồng nghiệp và người thân.
Để có được thành quả ngày hôm nay, lời đầu tiên xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến Thầy giáo - PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến, người trực tiếp hướng
dẫn khoa học, đã dành nhiều thời gian, công sức trong quá trình nghiên cứu
để giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tiếp theo, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Hành chính
Quốc gia, Khoa Sau đại học Học viện Hành chính Quốc gia (nay là Ban Quản

lý đào tạo Sau đại học) cùng toàn thể các thầy, cô giáo của Học viện Hành
chính Quốc gia đã giảng dạy tận tình và truyền đạt những kiến thức quý báu,
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng luận văn này không tránh khỏi những
thiếu sót, hạn chế. Tôi kính mong quý thầy, cô và những người quan tâm đến
đề tài có những đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày

tháng 7 năm 2018

Học viên

Đinh Tuấn Linh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XỬ LÝ VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƢỜNG ............................... 8
1.1. Tổng quan về môi trường và bảo vệ môi trường ................................... 8
1.1.1. Khái niệm môi trường ..................................................................... 8
1.1.2. Khái niệm bảo vệ môi trường ....................................................... 10
1.1.3. Sự cần thiết bảo vệ môi trường ..................................................... 11
1.2. Tổng quan về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường ... 15
1.2.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường .......... 15
1.2.2. Đặc trưng của vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường..... 17
1.2.3. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường . 18
1.2.4. Đặc trưng của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi
trường ............................................................................................ 19

1.3. Tổng quan về pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi
trường .......................................................................................................... 20
1.3.1. Khái niệm pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi
trường ...................................................................................................... 20
1.3.2. Đặc điểm pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi
trường ...................................................................................................... 22
1.3.3. Nội dung pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi
trường ...................................................................................................... 23
Tiểu kết Chương 1 ........................................................................................... 36
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƢỜNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN
LONG BIÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ......................................................... 37
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội quận Long Biên, thành phố Hà Nội......37
2.2. Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường tại quận Long
Biên, thành phố Hà Nội............................................................................... 39
2.3. Tình hình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường tại quận
Long Biên, thành phố Hà Nội ..................................................................... 44


2.4. Đánh giá hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi
trường tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội ........................................... 48
2.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân...................................... 48
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân .................................................... 50
Tiểu kết Chương 2 ........................................................................................... 68
Chƣơng 3. NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƢỜNG TỪ THỰC TIỄN
QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................... 69
3.1. Các yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực môi trường giai đoạn hiện nay............................................. 69
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong

lĩnh vực môi trường giai đoạn hiện nay ...................................................... 72
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực môi trường................................................................................. 72
3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ
môi trường ............................................................................................... 78
3.2.3. Củng cố, kiện toàn các cơ quan quản lý, bảo vệ môi trường và xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường .................................. 80
3.2.4. Tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ngành, kết nối giữa Trung ương
và địa phương, đối thoại giữa cơ quan quản lý nhà nước về môi trường
và người dân. ........................................................................................... 82
3.2.5. Thực hiện nghiêm minh các quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường ...................................................................................................... 83
Tiểu kết Chương 3 ........................................................................................... 86
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 90


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường .................... 41
Bảng 2.2. Thống kê kết quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường .............................................................................................................. 44
Bảng 2.3. Kết quả xử lý vi phạm hành chính theo ngành liên quan đến môi
trường .............................................................................................................. 45
Bảng 2.4. Số tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.......... 46
Biểu 2.1. Cảm nhận về vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường ........ 40
Biểu 2.2. Cảm nhận về mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi
trường .............................................................................................................. 40
Biểu 2.3. Ý kiến đánh giá về hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực môi trường trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội .................. 50



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người,
sinh vật; đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của mỗi quốc gia, dân
tộc và toàn nhân loại. Giữ cho môi trường trong lành luôn là mối quan tâm
toàn cầu. Vì môi trường có trong sạch, lành mạnh thì mới đảm bảo được điều
kiện sống của con người, đảm bảo được sự phát triển của xã hội. Thế nhưng
sự tác động ngày càng nhiều của con người đã gây ra những tác động xấu đến
môi trường.
Những thập niên gần đây, với sự phát triển như vũ bão của khoa học
công nghệ, nền kinh tế nước ta đã có bước tăng trưởng vượt bậc. Tuy nhiên,
cùng với đó nước ta cũng đang đối mặt với không ít những thách thức trong
phát triển theo hướng bền vững, trong đó có các vấn đề môi trường. Ô nhiễm
môi trường đang trở thành vấn nạn, ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khỏe
người dân, cản trở quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đe dọa nghiêm trọng
sự phát triển bền vững. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của môi
trường và những tác hại do ô nhiễm môi trường đem lại, những năm qua
Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ môi
trường, điển hình là Nghị quyết số 41/NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004
của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước; Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, năm 2005 và
mới đây nhất là Luật bảo vệ môi trường 2014; Nghị định số 179/2013/NĐ-CP
ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và mới đây nhất là Nghị định 155/2016/NĐCP ngày 18 tháng 11 năm 2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo về môi trường...

1



Việc tổ chức thực hiện các chính sách về bảo vệ môi trường đã đem lại
kết quả nhất định, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chất lượng môi trường
được cải thiện cũng như ngăn chặn, phòng ngừa sự suy giảm chất lượng môi
trường. Tuy vậy, ở nhiều nơi môi trường vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có
nơi, có thời điểm đã đạt đến mức độ báo động; đất đai bị xói mòn, thoái hóa;
chất lượng tài nguyên nước suy giảm và không đảm bảo chất lượng; không
khí ở nhiều đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng nề; khối lượng phát sinh và
mức độ độc hại của chất thải ngày càng tăng; tài nguyên thiên nhiên trong
nhiều trường hợp bị khai thác quá mức, đa dạng sinh học bị ảnh hưởng đe dọa
nghiêm trọng; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch nhiều nơi
không đảm bảo. Trong đó đặc biệt là vấn đề ô nhiễm do chất thải ra môi
trường không qua hoặc ít qua xử lý ở hầu hết các địa phương nước ta đã và
đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Sự cố sông Thị Vải; sự cố môi trường
biển miền Trung tháng 4 năm 2016 diễn ra trên diện rộng 4 tỉnh miền Trung
do việc vi phạm trong hoạt động xả thải của Công ty TNHH Gang thép Hưng
nghiệp Formosa (Vũng Áng) là những minh chứng điển hình. Để ngăn chặn
tình trạng trên tái diễn, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về bảo vệ môi
trường ngày 24 tháng 8 năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng
định “Kiên quyết không vì lợi ích kinh tế trước mắt mà đánh đổi môi trường,
cuộc sống bình yên của người dân”. Tuy nhiên, để đánh giá mức độ ô nhiễm
môi trường cũng như tác động của chính sách và pháp luật đối với công tác
bảo vệ môi trường thì cần phải có những nghiên cứu cụ thể, tại những địa
phương cụ thể.
Quận Long Biên, thành phố Hà Nội là một quận nằm ở phía Đông
thành phố Hà Nội. Đây là quận duy nhất nằm ở tả ngạn sông Hồng, đồng thời
là quận có diện tích lớn nhất của thủ đô. Là một quận mới được thành lập theo
Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2003. Long Biên là một

2



quận có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng. Giao thông có đầy đủ hệ thống đường
bộ, đường sắt, đường thủy. Đường bộ có quốc lộ 1A, quốc lộ 5, đường cao tốc
Hà Nội - Hải Phòng, đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn; đường sắt có các
tuyến đường sắt đi Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Lào
Cai; đường thủy có sông Hồng, sông Đuống...là quận cửa ngõ phía đông bắc
Thủ đô, có tốc độ đô thị hóa, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Tốc độ tăng giá
trị sản xuất bình quân những năm gần đây luôn đạt từ 15-22%/năm. Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ. Năm 2004, cơ cấu thương mại, dịch vụ mới
chiếm 34,4% giá trị kinh tế của quận, thì năm 2016, thương mại dịch vụ
chiếm 56%, công nghiệp chiếm gần 44%, nông nghiệp chỉ còn 0,01%. Năm
2016, thu ngân sách trên địa bàn đạt gần 4.000 tỷ đồng, thuộc nhóm các quận
thu ngân sách dẫn đầu thành phố. Trên địa bàn quận có nhiều khu đô thị lớn
như: Việt Hưng, Sài Đồng, Vinhomes Riverside...
Sau 13 năm thành lập, quận Long Biên đã triển khai 817 dự án, trong
đó các dự án do quận làm chủ đầu tư có tổng kinh phí 6.300 tỷ đồng; gồm 262
dự án đường giao thông, 123 dự án trường học, trạm y tế, nhà văn hóa... Các
dự án này giúp quận Long Biên là một trong những địa phương dẫn đầu thành
phố về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Hiện quận Long Biên đang tích cực
triển khai các nhiệm vụ "Năm trật tự văn minh đô thị", "Năm kỷ cương hành
chính".
Tuy nhiên, do tốc độ đô thị hóa cao, tập trung nhiều khu công nghiệp,
đầu mối giao thông... quận Long Biên đã và đang gặp một số khó khăn trong
công tác xây dựng, quản lý hạ tầng cũng như bảo vệ môi trường và các hệ
sinh thái...Mặc dù các cấp chính quyền cũng như nhân dân trên địa bàn quận
đã có những cố gắng nhất định trong công tác bảo vệ môi trường, tuy nhiênan trọng hơn khi đánh vào lợi
ích kinh tế buộc các tổ chức, cá nhân phải có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh
quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, khi phạt tiền các
doanh nghiệp phải đảm bảo nguyên tắc mức tiền phạt phải tương xứng với
tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi.

Ba là, tăng cường vai trò của công cụ thông tin. Công khai thông tin
hoạt động bảo vệ môi trường của các tổ chức, doanh nghiệp trên các
phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, trang tin điện tử… nhằm tạo
sức ép đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm, gây ô nhiễm môi trường
và động viên, khuyến khích những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác
bảo vệ môi trường.

85


Tiểu kết Chƣơng 3
Chương 3 luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Luận văn tập trung vào bốn
nhóm giải pháp.
Một là, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực môi trường. Cần làm rõ các quy định về hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực môi trường, thẩm quyền xử lý vi phạm, các biện pháp xử lý vi
phạm.
Hai là, tổ chức tốt công tác tuyên truyền pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính, nâng cao nhận thức của người dân, tổ chức về các quy định liên
quan đến bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm, nhằm tạo ý thức tuân thủ pháp
luật về môi trường, tạo dư luận đối với hành vi vi phạm.
Bà là, phân công, phân cấp thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, nâng
cao năng của cán bộ, công chức trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực môi trường.
Bốn là, thực hiện nghiêm minh các quy định của pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, kiên quyết xử lý các hành vi
phạm, đảm bảo tính răn đe của các biện pháp xử lý.

86



KẾT LUẬN
Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường có ý nghĩa quan
trọng nhằm bảo vệ môi trường. Trong những năm qua, trên địa bàn quận Long
Biên, thành phố Hà Nội, tình trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi
trường có xu hướng ngày càng tăng về số lượng, gia tăng về mức độ nghiêm
trọng. Trong điều kiện đó, hoạt động xử lý vi phạm hành chính đã đạt được
những kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt
động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường của quận Long
Biên còn một số hạn chế. Hoạt động xử lý vi phạm có lúc còn chậm, chưa kịp
thời. Các cơ quan chức năng còn lúng túng trong xác định thẩm quyền xử lý
vi phạm. Hiệu quả răn đe trong việc áp dụng mức xử phạt còn chưa đảm bảo.
Trong xử lý vi phạm, một số cơ quan còn chưa tuân thủ về quy trình, thủ tục.
Nguyên nhân của hiện trạng này xuất phát từ các quy định về xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực môi trường còn chưa hoàn thiện. Các quy định về
xác định các hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi trường còn chưa bao quát
được các hành vi vi phạm, mức độ vi phạm. Việc xác định thẩm quyền xử lý
vi phạm còn chưa được phân định cụ thể, rõ ràng. Trong điều kiện đó, các cơ
quan có thẩm quyền chưa nghiên cứu đầy đủ hệ thống các quy định pháp luật
trong quá trình áp dụng pháp luật. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân, các
tổ chức, doanh nghiệp ý thức tuân thủ pháp luật về môi trường còn hạn chế.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực môi trường nói chung, trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội
nói riêng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp.
Thứ nhất, tập trung rà soát, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách,
pháp luật về BVMT.
Rà soát, xây dựng Đề án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
BVMT và các Luật có liên quan đến BVMT; ban hành Nghị định sửa đổi, bổ
sung các Nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật BVMT.

87


Rà soát, điều chỉnh, hoặc xây dựng mới các quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về môi trường trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm về công tác quản lý môi
trường, hệ thống pháp luật, tiêu chuẩn môi trường của các nước phát triển trên
thế giới.
Xây dựng và triển khai Đề án kiểm soát đặc biệt đối với các dự án, cơ
sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Xây dựng hệ thống tiêu chí về
môi trường làm cơ sở lựa chọn, sàng lọc loại hình sản xuất và công nghệ sản
xuất phục vụ cho việc thu hút đầu tư, xem xét, phê duyệt các dự án đầu tư.
Xây dựng Đề án về cơ chế đột phá huy động nguồn lực, thu hút đầu tư,
xã hội hóa BVMT, thực hiện đúng nguyên tắc: “Người được hưởng lợi từ môi
trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho công tác BVMT; người gây ô
nhiễm, suy thoái môi trường phải bồi thường, chi trả chi phí xử lý, cải tạo và
phục hồi môi trường”.
Xây dựng Đề án tổng thể về tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn
sinh hoạt đô thị và nông thôn; Đề án về quan trắc, cảnh báo môi trường vùng
kinh tế trọng điểm, khu vực tập trung nhiều nguồn thải và khu vực nhạy cảm
về môi trường giai đoạn 2018 - 2025, định hướng 2030; Đề án tăng cường
năng lực bảo tồn ĐDSH tại các khu bảo tồn và hành lang ĐDSH.
Thứ hai, cần hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực môi trường, cần đảm bảo cách hiểu thống nhất về các nội dung liên
quan đến việc xác định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử lý trong
trường hợp thực hiện nhiều hành vi vi phạm đảm bảo tính răn đe của hoạt
động xử lý hành vi vi phạm.
Thứ ba, tổ chức tốt công tác tuyên truyền pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính. Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền pháp luật, nâng cao nhận
thức của người dân, tổ chức về các quy định của pháp luật liên qua đến bảo vệ
môi trường, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.


88


Thứ tư, phân công, phân cấp thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
theo hướng xác định rõ thẩm quyền của các cơ quan có thẩm quyền, đồng
thời, tăng cường sự phối hợp của các cơ quan trong quá trình xử lý vi phạm.
Thứ năm, thực hiện nghiêm minh các quy định của pháp luật về xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Cần tăng cường hoạt động
thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi
trường; nâng cao vai trò của công cụ kinh tế nhằm đánh vào tài chính của các
tổ chức, cá nhân vi phạm; tăng cường vai trò của công cụ thông tin. Công khai
thông tin hoạt động bảo vệ môi trường của các tổ chức, doanh nghiệp trên các
phương tiện thông tin đại chúng nhằm tạo sức ép đối với doanh nghiệp có
hành vi vi phạm, gây ô nhiễm môi trường và động viên, khuyến khích những
tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

89


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại
hội đại biểu toàn quốc lần XII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Nguyễn Thị Bình (2015), Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp cơ sở, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà
Nội.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Báo cáo toàn văn môi trường
quốc gia giai đoạn 2011-2016.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Thông tư số 31/2016/TTBTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường: Về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch
vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Thông tư số 48/2011/TTBTNMT ngày 28/12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
08/2009/TT- BTNMT.
6. Bộ Tư pháp (2005), Bình luận pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
năm 2002, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
7. Chính phủ (2003), Nghị định số 134/2003/NĐ- CP ngày 14/11 quy
định chi tiết một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002.
8. Chính phủ (2006), Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi
trường 2005.
9. Chính phủ (2006), Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08 về xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

90


10. Chính phủ (2008), Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02 về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày
09/08/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường 2005.
11. Chính phủ (2008), Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03 quy định
về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
12. Chính phủ (2009), Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12 về xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
13. Chính phủ (2013), Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/03/2013 về một
số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11 về
bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

15. Nguyễn Thị Thanh Hà: “Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2015”, Tạp chí Môi
trường số 9, 2015.
16. Trần Hồng Hà (2009), Quản lý Nhà nước về môi trường - thực trạng
và giải pháp, Tạp chí Quản lý Nhà nước số 157/2009.
17. Hồng Hạnh (2012), Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, Tạp chí
Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, số 05/2012,
tr.18-20.
18. Nhóm chuyên gia pháp luật hành chính, Vụ Pháp luật Hình sự - Hành
chính, ThS. Đặng Thanh Sơn (tổ chức biên soạn) (2008), Vi phạm hành
chính và xử lý vi phạm hành chính, Đặc san tuyên truyền pháp luật số 06,
Hà Nội.
19. Luyện Thị Thùy Nhung (2013), Pháp luật về bảo vệ môi trường tại
các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ Luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội.

91


20. Quốc hội (2013), Hiến pháp năm 2013.
21. Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường.
22. Quốc hội (2012), Luật Xử lý vi phạm hành chính.
23. Trần Thị Lâm Thi (2003), Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường
Đại học Luật Hà Nội.
24. Vũ Thị Duyên Thủy (2011), Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi
trường trong hoạt động của các khu công nghiệp Việt Nam, Tạp chí
Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, số 09/2011, tr.60-64
25. Thủ tướng Chính phủ (2016), Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 về
một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường.

26.Tổng cục Thống kê (2016), Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội
Việt Nam 5 năm 2011 – 2015, Nxb Thống kê.
27. Đỗ Nam Thắng: “Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BVMT”, Báo Nhân
dân, 2016.
28. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật hành chính
Việt Nam,Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.
29. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật môi
trường,NXB. Công an Nhân dân, Hà Nội năm 2008.
30. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1997), Từ điển Tiếng Việt, Nxb.
Đà Nẵng.
Tiếng Anh
31. DR. Doan Hong Nhung (2011), Land Law with sustainable
development – Green development in Vietnam, Seminar on “Law of
the transition countries an green growth”. Seoul National University
Law School. Seoam Hall. Seoul, Korea. Hosted by Korea Legislation
Research Institute (KLRI) Center for Asian Law, (21 December, 2011),
page 1-30.

92



×