Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Vai trò của thư viện đại học trong giai đoạn đào tạo theo tín chỉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.76 KB, 4 trang )

Thông báo Khoa học và Công nghệ
Số 1/2016

Information of Science and Technology
No. 1/2016

VAI TRÒ CỦA THƯ VIỆN ĐẠI HỌC TRONG GIAI ĐOẠN
ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ
CN. Hoàng Thị Kim Vân
ThS. Nguyễn Thị Khánh Hồng
Phòng Quản lý Đào tạo, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung

Tóm tắt
Thư viện của trường đại học là một bộ phận
hợp thành trường đại học, là nhân tố không
thể thiếu trong quá trình đào tạo và nâng cao
chất lượng đào tạo của nhà trường, nhất là
trong bối cảnh giáo dục đại học đang có sự đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học theo
tin thần nghị quyết 29-NQ/TW phương thức
đào tạo; từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo
theo tín chỉ. Với việc chuyển đổi phương thức
đào tạo này, việc tự học, tự nghiên cứu của
giảng viên và sinh viên giữ vai trò hết sức
quan trọng. Với tư cách là nơi cung cấp tài liệu
đấy đủ nhất, chính xác nhất, nhanh chóng
nhất, kịp thời nhất, có thể đáp ứng và thoả
mãn mọi nhu cầu của người sử dụng thư viện
của trường đại học đã thực sự trở thành “giảng
dường thứ hai” và là “người thầy thứ hai” của
đông đảo sinh viên.



Từ khoá
Thư viện, đào tạo tín chỉ.

1. Vai trò của thư viện trường đại học,
cao đẳng trong giai đoạn đào tạo theo
tín chỉ
Thư viện của trường đại học góp
phần quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng đào tạo, thực hiện việc đổi mới căn
bản, toàn diện đại học theo tin thần nghị
quyết số 29-NQ/TW.
Thư viện trường đại học là nơi cung
cấp nguồn thông tin quan trọng nhất trong
Nhà trường. Vì đó là những thông tin đã
được sàng lọc qua nhiều khâu, hầu hết có
cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học, được tích
luỹ lâu dài và được kiểm nghiệm qua thực
tiễn là nguồn thông tin phù hợp với nhu
cầu và thói quen sử dụng của sinh viên. Là
điểm kết nối giữa nguồn thông tin của xã
hội và nhu cầu thông tin của sinh viên.
Thư viện trường đại học là môi
trường rèn luyện và phát huy năng lực
độc lập trong việc khám phá và tư duy
sáng tạo của sinh viên. Thư viện đại học
mở ra một môi trường tri thức rộng lớn,
phong phú và đa dạng để sinh viên thoả
sức mở rộng tầm nhìn và ước mơ của
mình. Vì vậy thư viện trở thành “thao

trường” cần thiết để sinh viên từng bước
tập dượt trên con đường lập nghiệp, có
năng lực và trên con đường chinh phục
đỉnh cao trí tuệ sau này.
Thư viện đại học có thể góp phần cải
tiến nội dung chương trình giảng dạy, giáo
dục chỉ là cái khung cơ bản của nội dung
chương trình đào tạo, tài liệu phong phú,
đa dạng trong thư viện mới thực sự đóng
góp cho những tư duy, tri thức được đặt
thành vấn đề để đem ra nghiên cứu thảo
luận, so sánh, phê bình, đánh giá, để đưa
đến một nhận định riêng cho người học.
Và như vậy rõ ràng thư viện đã làm thay

100


Thông báo Khoa học và Công nghệ
Số 1/2016

đổi phương pháp giảng dạy và học tập ở
trường đại học. Thay bằng việc thầy lên
lớp thuyết trình, trò lắng nghe ghi chép,
cố nhớ, lặp lại và chứng tỏ cái nhớ, cái
hiểu của mình qua các kỳ thi, thì ở đây
người thầy trong lớp chỉ nêu vấn đề mà
học trò cần tìm mà chỉ ra những nguồn tài
liệu mà sinh viên có thể dùng để nghiên
cứu tham khảo. Sinh viên phải tự tìm đến

thư viện để tìm tài liệu liên quan đến vấn
đề cần nghiên cứu, thảo luận. Thư viện có
dầy đủ sách, báo, tài liệu về mọi lĩnh vực
tri thức trong chương trình đào tạo của
nhà trường. Những điều sinh viên gặt hát
được sẽ khắc sâu vào tâm trí của sinh
viên, vì đó là những điều họ tự tìm ra chứ
không phải những điều mà họ cố nhớ. Qua
đó sinh viên sẽ tự rèn luyện cho mình một
phương pháp học tập, một phương pháp
chiếm lĩnh tri thức, phương pháp giải
quyết vấn đề.
Mục tiêu của đào tạo tín chỉ trong
các trường đại học, cao đẳng là “Lấy người
học làm trung tâm” là vấn đề được các
trường đại học quan tâm nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo, đáp ứng đòi hỏi ngày
càng cao của xã hội. Nói về chất lượng
đào tạo, có những yếu tố mang tính quyết
định trực tiếp: giảng viên, sinh viên và
điều kiện học tập.
- Giảng viên:
Phải có kiến thức vững vàng, chuyên
sâu và luôn cập nhật, có phương pháp
giảng dạy kết hợp hài hòa giữa truyền
thống và hiện đại, áp dụng phương pháp
giảng dạy mới với sự trợ giúp của các
phương tiện hiện đại... Song điều quan
trọng hơn hết là người thầy phải biết kết
hợp các yếu tố trên một cách khoa học,

hiệu quả để thu hút sinh viên.
- Sinh viên:
Là những người đã có tư tưởng và
định hướng đúng đắn cho việc học của
mình. Thực tế xã hội luôn đề cao tinh
thần tự học, tự nghiên cứu, khuyến khích
sinh viên phát huy tinh thần đó. Một
điểm đặc biệt là sinh viên là những đối
tượng rất năng động và sáng tạo, họ luôn

Information of Science and Technology
No. 1/2016

biết cách làm mới kiến thức của mình dựa
trên những kiến thức đã có. Tuy nhiên
thái độ học tập của sinh viên là yếu tố
quyết định đến sự tiếp thu kiến thức mà
người dạy truyền đạt, đồng thời cũng
khơi nguồn cảm hứng, tác động tích cực
đến người dạy.
- Điều kiện học tập:
Là điều kiện cần và đủ để có chất
lượng đào tạo tốt, đó là hệ thống phòng học
- giảng đường, tài liệu, các trang thiết bị hỗ
trợ khác... Và một trong những điều kiện
không thể thiếu để nâng cao chất lượng đào
tạo, góp phần thay đổi phương thức dạy và
học chính là thư viện trong hệ thống các
trường đại hoc, cao đẳng hiện nay.
Thực tế cho thấy, thư viện đã góp

phần đắc lực trong việc biến thông tin
thành tri thức bằng cách liên kết các
nguồn tài nguyên thông tin với nhau
đồng thời mở rộng khả năng đáp ứng nhu
cầu tin của mọi đối tượng qua sự hợp tác,
liên thông và chhia sẻ nguồn lực thông
tin một cách nhanh chóng, thuận tiện,
tiết kiệm cả thời gian và vật chất cho
người sử dụng.
Với những ưu điểm trên, có thể thấy
thư viện đã có những đóng góp tích cực,
quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng;
cụ thể đối với công tác giảng dạy, học tập
và nghiên cứu khoa học.
2. Đối với công tác giảng dạy
Phương pháp dạy và học mới đòi hỏi
một số điều kiện cho phép sinh viên chủ
động hơn trong việc học, người thầy ngoài
việc truyền đạt những kiến thức trong
giáo án cần phải định hướng thông tin và
nguồn tin, hướng dẫn sinh viên khai thác
thông tin phục vụ cho môn học. Nói cách
khác, người thầy phải đóng vai trò là
người hướng dẫn, chỉ đường cho sinh viên
trong việc tiếp cận các khía cạnh khác
nhau của môn học, phát huy khả năng tìm
tòi, sáng tạo của sinh viên. Để làm được
điều đó, người thầy phải không ngừng
nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, thường


101


Thông báo Khoa học và Công nghệ
Số 1/2016

xuyên cập nhật thông tin mới. Cùng với
việc tìm hiểu nguồn tài liệu bên ngoài thì
tài liệu trong thư viện là nguồn hỗ trợ đắc
lực cho đội ngũ giảng viên trong sự nghiệp
giảng dạy.
Như đã nói, thư viện là nơi chứa
đựng tất cả những tinh hoa, tiến bộ của
nhân loại, là kho tàng tri thức của loài
người. Do đó, thư viện sẽ cung cấp cho
người dạy những phương pháp tiên tiến và
kinh nghiệm giảng dạy thực tế cho giảng
viên, làm cho việc học tập và giảng dạy
thêm phong phú, sinh động và hấp dẫn
người học.
Có thể nói rằng, giữa thư viện và
hoạt động giảng dạy của giảng viên có
liên hệ mật thiết với nhau, người đứng lớp
không thể tự mình sáng tạo ra những
phương pháp hay nếu không có sự kế
thừa. Thư viện trường đại học luôn đi đầu
trong việc cung cấp những thông tin, tài
liệu mới kịp thời cho toàn trường.
Một cách gián tiếp có thể khẳng

định, thư viện đại học đã làm thay đổi tích
cực phương pháp giảng dạy của giảng
viên đồng thời là phong phú nội dung bài
giảng hơn. Ngoài ra thư viện còn cung cấp
các dịch vụ trao đổi thông tin giúp giảng
viên thuận lợi hơn trong quá trình nghiên
cứu (thông qua các diễn đàn, hội thảo
nhóm...).
3. Đối với hoạt động học tập
Sinh viên có thể tiếp cận với nhiều
nguồn thông tin khác nhau: từ giảng viên,
từ các hội thảo, học nhóm... Trong những
nguồn thông tin ấy, thông tin từ thư viện
là quan trọng nhất, đầy đủ, chính xác và
đa dạng. Các nguồn tin có trong thư viện
không chỉ là sách báo mà còn nhiều dạng
khác, tất cả những thông tin đó đã được
chọn lọc nên mức độ an toàn của nó khá
cao, sinh viên hoàn toàn có thể yên tâm
khi lựa chọn thông tin mình cần. Đặc điểm
nổi bật của sinh viên là tinh thần tự học,
tự nghiên cứu vì lượng kiến thức mà thầy
cô truyền đạt là chưa đủ trong quá trình
tích lũy kiến thức. Vì vậy thư viện được
xem như là ngôi nhà tri thức chung của

Information of Science and Technology
No. 1/2016

họ, tại đây họ sẽ được thỏa mãn nhu cầu

tin ngay hoặc sẽ được chỉ dẫn dưới sự hỗ
trợ của cán bộ thư viện.
Thư viện đại học là nguồn thông tin
quan trọng nhất của sinh viên: sinh viên
đại học đang đứng trước những thách thức
mang tính thời đại, xã hội thông tin đang
sản xuất ra một khối lượng thông tin rất
lớn với một tốc độ rất nhanh. Hiện tượng
bùng nổ thông tin đang làm nảy sinh vấn
đề: sự khủng hoảng các vật mang tin,
hiện tượng phân tán thông tin và tốc độ
lạc hậu nhanh chóng của thông tin. Việc
tiếp cận, khai thác và sở hữu thông tin
của sinh viên ngày càng trở nên khó khăn
và tốn kém. Mặt khác, sinh viên trong xã
hội thông tin lại hoàn toàn bị lệ thuộc vào
thông tin. Khối lượng, phạm vi và chất
lượng của nhu cầu tin trong sinh viên
cũng gia tăng nhanh chóng. Các thư viện
đại học trở thành điểm kết nối giữa nguồn
tin và nhu cầu tin của sinh viên, chính bản
thân các thư viện đã giúp sinh viên nhận
biết những nguồn thông tin hữu ích, cách
khai thác và sử dụng chúng để tạo thành
tri thức riêng của mình. Chính vì vậy, thư
viện đại học là nơi chọn lọc, tinh chế, xác
định và kiến tạo nhu cầu thông tin của
sinh viên.
Việc đào tạo đại học chỉ thực sự có
chất lượng khi hoạt động học tập của sinh

viên được thực hiện trong cả bốn môi
trường: giảng đường, cơ sở thực nghiệm,
môi trường thực tế và thư viện. Trong đó,
thư viện đóng vai trò quan trọng trong
việc rèn luyện tính độc lập, sáng tạo của
sinh viên. Sinh viên sẽ học một cách
thông minh hơn, chủ động hơn qua việc
phân tích, tổng hợp những tài liệu, thông
tin tìm thấy ở thư viện nhằm đáp ứng nhu
cầu của môn học và của giảng viên đề ra.
Vì vậy, thư viện đại học chính là nơi để
sinh viên rèn luyện khả năng tư duy,
nghiên cứu độc lập và quan trọng nhất là
thúc đẩy quá trình tự học, tự nghiên cứu
của sinh viên.
Việc sử dụng các thư viện trường đại
học hiện đại sẽ tạo lập cho sinh viên khả

102


Thông báo Khoa học và Công nghệ
Số 1/2016

năng tư duy dộc lập, khả năng lý giải các
thông tin. Các kỹ năng bổ trợ: tin học,
ngoại ngữ sẽ được nâng cao hơn trong
quá trình sử dụng thư viện một cách
thường xuyên.
4. Đối với công tác nghiên cứu khoa học

Bản chất của nghiên cứu khoa học là
hoạt động khoa học của các nhà khoa học
nhằm nhận thức thế giới tạo ra hệ thống
tri thức có giá trị để sử dụng vào cải tạo
thế giới. Trong nhà trường nghiên cứu
khoa học là công trình sáng tạo của giảng
viên, sinh viên, cán bộ lãnh đạo nhằm
phát hiện, tìm tòi ra những vấn đề mới
trong mọi hoạt động đào tạo của nhà
trường, các sản phẩm nghiên cứu khoa
học của thầy và trò góp phần nâng cao
chất lượng giảng dạy và học tập, nâng cao
uy tín của nhà trường. Công tác nghiên
cứu khoa học không chỉ dành riêng cho
cán bộ, giảng viên mà còn có cả những
nhà nghiên cứu là sinh viên.
Ngày nay, thực sự là họ có quá nhiều
sự lựa chọn và việc tiếp cận các nguồn tin là
vô cùng dễ dàng. Tuy nhiên với lượng thông
tin khổng lồ như thế lại khiến họ băn khoăn
về độ chính xác, tin cậy và mức độ an toàn
của nó. Thực sự họ gặp rất nhiều khó khăn

Information of Science and Technology
No. 1/2016

trong việc tổ chức, sắp xếp thông tin sao
cho khoa học, phù hợp. Trước những khó
khăn đó, thư viện sẽ là nơi giúp người dùng
tin tìm kiếm những thông tin cần thiết một

cách hiệu quả nhất.
Mặt khác vốn tài liệu của thư viện đại
học rất phong phú, đa dạng gồm nhiều
chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau nhưng
cùng phản ánh những kinh nghiệm, sự tiến
bộ của khoa học trong nước và trên thế
giới. Chính điều đó đã kích thích trí tò mò,
nhận xét, so sánh... và từ đó nảy sinh
những suy nghĩ, ý tưởng khác nhau và điều
tất yếu là các công trình nghiên cứu khoa
học của các thế hệ sau ra đời trên cơ sở
những gì đã có mà người đi trước để lại.
Đối với công tác nghiên cứu khoa học, thư
viện cung cấp điều kiện khai thác, truy cập
và các dịch vụ tương ứng đến nguồn thông
tin theo yêu cầu người sử dụng.
Tóm lại, thư viện trường đại học, cao
đẳng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối
với các hoạt động học tập, giảng dạy và
nghiên cứu khoa học của giáo viên, cán bộ
công nhân viên và sinh viên trong nhà
trường, nhất là trong giai đoạn các trường
đại học, cao đẳng đang chuyển sang học
chế tín chỉ như hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Ngọc Oánh, 2002. Thư viện đại học đóng góp gì cho việc cải tiến nội dung chương trình và thay đổi
phương pháp giảng dạy ở bậc đại học, NXB Đại học Quốc Gia TPHCM.
2. Lê Ngọc Oánh, 2002. Vai trò của thư viện trong việc trong việc đổi mới và phát triển giáo dục, NXB Đại học
Quốc Gia TPHCM.

3. Trịnh Công Thành, 2002. Vai trò của thư viện đại học trong việc phục vụ học tập, giảng dạy và nghiên cứu
khoa học. NXB Đại học Quốc Gia TPHCM.
4. Bùi Loan Thùy. Thư viện đại học phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ,
đáp ứng các yêu cầu của học chế tín chỉ. Tạp chí Thông tin & Tư liệu, Số 4/2008.

103



×