Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập giáo dục thể chất trong trường Nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.57 KB, 3 trang )

Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015

123

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIẢNG DẠY, HỌC TẬP GIÁO DỤC
THỂ CHẤT TRONG TRƢỜNG NHÀ TRƢỜNG
CN. Lại Văn Học
Giảng viên Khoa Khoa học Cơ bản, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Tóm tắt: Giáo dục thể chất là một mặt của quá trình giáo dục đào tạo con
người phát triển toàn diện Để góp phần nâng cao sự hứng thú tập luyện các
môn thể thao qua đó làm nền tảng nâng cao sức khỏe thể chất cho sinh viên
của Nhà trường; chúng tôi tiến hành thăm dò, tìm hiểu tâm lý cũng như nguyện
vọng của sinh viên đang học tập tại trường và phỏng vấn các thầy cô giáo
giảng dạy Giáo dục thể chất, từ đây chúng tôi có thể đi đến một số kết luận và
đưa ra một vài nhận định dưới đây, nhằm giúp cho việc điều chỉnh quá trình tổ
chức quản lý môn học, điều chỉnh phương pháp cách thức trong giảng dạy của
giảng viên đồng thời qua đó khơi niềm hứng khởi trong học tập và rèn luyện
thể chất của sinh viên ngày một đi vào chiều sâu của chất lượng.
Từ khóa: Nâng cao chất lượng GDTC.

Hồ Chủ tịch đã dạy: “Giữ gìn
dân chủ, xây dựng nƣớc nhà, gây
đời sống mới, việc gì cũng cần có
sức khỏe mới thành công. Mỗi một
ngƣời dân yếu ớt, tức là làm cho cả
nƣớc yếu ớt một phần; mỗi một
ngƣời dân khỏe mạnh, tức là góp
phần cho cả nƣớc mạnh khỏe. Vậy
nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức
khỏe, tức là góp phần cho cả nƣớc
mạnh khỏe”. Thấm nhuần lời dạy


của Người, toàn dân tộc Việt Nam,
trong đó có lực lượng sinh viên đang
ra sức thi đua học tập, rèn luyện, góp
phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Giáo dục và phát triển giáo dục
trong Nhà trường có ý nghĩa to lớn
trong việc phát huy và bồi dưỡng
nhân tố con người. Đồng thời góp
phần nâng cao thể lực giáo dục
nhân cách, đạo đức, lối sống lành
mạnh, làm phong phú đời sống văn

hóa và phát huy tinh thần dân tộc
của con người Việt Nam, tăng
cường và giữ vững an ninh quốc
phòng cho đất nước. Hiện nay, các
trường Đại học và Cao đẳng đều có
xu hướng phát triển về quy mô và
đa dạng hóa loại hình đào tạo. Sự
phát triển mạnh mẽ về số lượng
sinh viên đã đặt chất lượng giáo
dục, trong đó có giáo dục thể chất
trước một thử thách to lớn.
Qua kinh nghiệm nhiều năm
giảng dạy cũng như qua tham khảo ý
kiến của các đồng nghiệp, tôi nhận
thấy chất lượng học tập nói chung
và kết quả học tập môn học giáo dục
thể chất nói riêng phụ thuộc đáng kể
vào thái độ của học sinh, sinh viên

với môn học, mà biểu hiện ra bên
ngoài bằng sự hứng thú say mê của
người học đối với môn học giáo dục
thể chất.


Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015

Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao
sinh viên trong quá trình học tập phần
lớn chỉ tập trung vào các môn học có
liên quan trực tiếp đến những môn họ
sẽ ra công tác sau này mà thờ ơ, coi
nhẹ việc học môn giáo dục thể chất.
Điều gì chi phối thái độ của các em
đối với môn học giáo dục thể chất và
làm thế nào để nâng cao hứng thú,
tích cực của sinh viên trong giờ học
giáo dục thể chất. Lý giải cho vấn đề
này chính là trong suy nghĩ của các
em chỉ coi môn học giáo dục thể chất
là môn phụ, hầu hết sinh viên tập
trung cho việc học chuyên ngành là
chính, mà khi môn chuyên ngành
được tập trung một cách tối đa như
vậy thì đồng nghĩa với việc những
môn học phụ bị xem nhẹ.
Tố chất thể lực yếu, ra tập sợ
người khác chê cười, luyện tập vất vả,
chưa ý thức được tác dụng của môn

học, điều kiện thời tiết xấu, ý thức rèn
luyện thể dục thể thao chưa cao, điều
kiện cơ sở vật chất để tổ chức tập
luyện còn thiếu thốn, hay nội dung
môn học còn nghèo nàn... là những
nguyên nhân dẫn tới sự thiếu hứng
thú của sinh viên đối với giờ học giáo
dục thể chất.
Vì vậy, việc nghiên cứu một số
biện pháp nhằm nâng cao hứng thú
trong giờ học giáo dục thể chất chính
khóa của sinh viên sẽ là cơ sở khách
quan cho việc tăng cường chất lượng,
hiệu quả hoạt động giáo dục thể chất,
góp phần đào tạo nhân cách phát triển
toàn diện con người.

124

Qua kinh nghiệm bản thân giảng
dạy cũng như tiến hành tham khảo tài
liệu, tôi lựa chọn 14 biện pháp để
nâng cao hoạt động học tập giáo dục
thể chất, góp phần đào tạo nhân cách
phát triển toàn diện con người, cụ thể
như sau:
1- Tăng cường giáo dục ý nghĩa
mục đích môn học: thông qua giờ học
nội khóa, các buổi sinh hoạt cuối
tuần, các bản tin thể thao, các buổi

sinh hoạt câu lạc bộ, các cuộc hội
thảo và thi tìm hiểu về thể dục thể
thao...
2- Giáo viên tạo ra không khí thi
đua trong lớp học: bầu không khí của
lớp học luôn được nóng lên khi áp
dụng biện pháp này.
3- Có phương pháp giảng dạy
phù hợp và linh hoạt: giúp tinh thần
học tập của sinh viên tốt hơn, các em
không còn thấy sợ khi phải ra sân học
giờ thể dục mà ngược lại các em hồ
hởi khi được ra sân.
4- Tận dụng thích đáng phương
pháp trò chơi và thi đấu trong giờ
học: bằng việc tân dụng các hình thức
trò chơi trong giờ học giúp các em
cảm thấy giờ học không nặng nề và tẻ
nhạt. Giáo viên luôn hoan nghênh khi
các em tự sáng tác các trò chơi vận
động mới.
5- Giáo viên biết cổ vũ, khích lệ,
động viên các em học tập: giúp các
em tự tin và mạnh dạn thực hiện động
tác kỹ thuật cho giáo viên xem và sửa
chữa lỗi kỹ thuật cho các em.


Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015


6- Giáo viên đưa ra chỉ tiêu phấn
đấu cho từng nội dung và toàn lớp học.
7- Nhà trường tạo điều kiện tốt
về sân bãi dụng cụ để học tập.
8- Bố trí thời gian học tập hợp lý.
9- Giáo viên tôn trọng học sinh,
nhiệt tình dạy dỗ: thông qua biện
pháp này, tình cảm giữa thầy và trò sẽ
được cải thiện một cách rõ rệt. Sinh
viên không ngại gần gũi và chia sẻ
với thầy về những khó khăn trong học
tập cũng như trong cuộc sống.
10- Lãnh đạo nhà trường chú
trọng thăm lớp học.
11- Thường xuyên và định kỳ
kiểm tra thể lực của sinh viên.
12- Sau buổi tập, giáo viên giao
nhiệm vụ về nhà cho sinh viên.
13- Nhà trường có phong trào
thể dục thể thao tốt: thành lập các câu
lạc bộ bóng chuyền, cầu lông, bóng
bàn, bóng rổ, bóng đá... qua đó nâng
số lượng cán bộ viên chức và sinh

125

viên trong nhà trường thường xuyên
tham gia tập luyện.
14- Giáo viên là tấm gương tốt
về rèn luyện thể dục thể thao: có thể

đề xuất lịch tập của bộ môn để giáo
viên tham gia tập luyện thể thao
thường xuyên, tổ chức thi đấu giao
hữu với giáo viên của các phòng ban,
khoa khác...
Tóm lại, hứng thú học tập giáo
dục thể chất của sinh viên trong nhà
trường chịu ảnh hưởng của nhiều yếu
tố khác nhau. Trong đó, các yếu tố
thuộc về sinh viên và giáo viên là
những yếu tố có tác động trực tiếp và
mạnh mẽ nhất, thông qua mối quan
hệ qua lại giữa hai yếu tố này mà các
yếu tố khác như: môn học; cơ sở vật
chất, phương tiện kỹ thuật dạy học...
mới có thể phát huy được vai trò ảnh
hưởng đến hứng thú học tập giáo dục
thể chất của học viên.



×