Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thực trạng gãy xương đốt sống ở người bệnh loãng xương tại 4 quận, huyện của thành phố Hồ Chí Minh năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.07 KB, 5 trang )

VIỆN

S

EC
KHỎ ỘNG
G
ỒN
Đ

ỨC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

THỰC TRẠNG GÃY XƯƠNG ĐỐT SỐNG Ở
NGƯỜI BỆNH LOÃNG XƯƠNG TẠI 4 QUẬN,
HUYỆN CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2013
Nguyễn Trung Hòa1, Nguyễn Thị Thắm1, Nguyễn Thị Mỹ Phụng1, Nguyễn Mạnh Bảo2, Nguyễn Văn Tập3

TÓM TẮT
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 334
người bệnh loãng xương từ 45 tuổi trở lên tại cộng đồng ở
4 quận, huyện của thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) năm
2013. Đo mật độ xương bằng phương pháp DXA ngoại biên
(peripheral dual energy X-ray absorptiometry-pDXA) vị trí ở
1/3 dưới cẳng tay và chẩn đoán loãng xương theo tiêu chuẩn
của WHO. Chụp X quang cột sống nghiêng để chẩn đoán gãy
xương đốt sống theo phương pháp bán định lượng – Genant.
Kết quả cho thấy tỷ lệ gãy xương đốt sống là 18,6% (nam
giới 16,7% và nữ giới 19,5%); vị trí gãy ở đốt sống lưng là
30,7%, thắt lưng 53,2% và ở cả hai 16,1%; số đốt sống gãy


là một có tỷ lệ 67,7%, hai đốt 21% và hơn hai đốt là 11,3%;
gãy độ 1 có tỷ lệ 53,2%, độ 2 21% và độ 3 là 25,8%. Khảo sát
cũng cho thấy có 84% số người gãy xương đốt sống nhưng
không biết mình bị bệnh. Gãy xương đốt sống ở người bệnh
loãng xương có liên quan đến tuổi, nghề nghiệp, tập thể dục,
tình trạng giảm chiều cao và mật độ xương. Như vậy, cần
tăng cường tầm soát gãy xương đốt sống ở người có mật độ
xương thấp tại cộng đồng bằng phương pháp chụp X quang
cột sống thường quy, đặc biệt đối với người cao tuổi có giảm
chiều cao, vận động thể lực kém.
Từ khóa: Loãng xương, gãy xương đốt sống, phương
pháp Genant, TPHCM.
ABSTRACT
THE SITUATION OF VERTEBRAL FRACTURES
IN PATIENTS WITH OSTEOPOROSIS IN FOUR
DISTRICTS IN HO CHI MINH CITY IN 2013
Cross-sectional descriptive study was conducted on

334 people aged 45 and older in 4 districts in Ho Chi Minh
City (HCMC) 2013. Measurement of bone mineral density
(BMD) used by peripheral dual energy X-ray absorptiometry
(pDXA) in distal 1/3rd forearm and diagnose of osteoporosis
according to WHO standards. X-rays to diagnose osteoporotic
vertebral fractures used by semi-quantitative method - Genant.
Results showed that the rate of osteoporotic vertebral
fractures was 18.6% (16.7% men and 19.5% women);
Location of vertebral fractures in thoracic vertebrae,
lumbar vertebrae and both was 30.7%, 53.2%, and
16.1%, respectively; the rates of number vertebral fractures
were one 67.7%, two 21% and more than two 11.3%; the

rates of vertebral fractures grade 1,2,3 were 53.2%, 21%,
25.8%, respectively. The survey also showed that 84% of
vertebral fractures but this patients do not know they had
fractures. Vertebral osteoporotic fractures were related
to age, occupation, physical exercise, reduced height and
bone density. Thus, the need to strengthen screen vertebral
fractures in people with low bone density in the community
by means of routine chest X-ray, especially for elderly people
with reduced height, less physical activity .
Key words: Osteoporosis, vertebral fratures, Method
Genant, Ho Chi Minh City.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Loãng xương đang trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu và
là gánh nặng lên ngân sách y tế ở mỗi quốc gia. Việt Nam
có trên 2,5 triệu người bị loãng xương trong đó phụ nữ 1,9
triệu người [7]. Gãy đốt sống do bệnh loãng xương thường
dẫn đến biến dạng cột sống như còng gù lưng, làm đau lưng

1. Trung tâm Y tế Dự phòng Gò Vấp TPHCM. Tác giả. Nguyễn Trung Hòa.
Điện thoại.0903673388.
2. Bệnh viện ĐKKV Hóc Môn TPHCM
3. Đại học Y Dược TPHCM
Ngày nhận bài: 30/06/2016

10

SỐ 34 - Tháng 9+10/2016
Website: yhoccongdong.vn

Ngày phản biện: 08/07/2016


Ngày duyệt đăng: 15/07/2016


2016

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

kéo dài, giảm chiều cao, hạn chế vận động, trầm cảm, giảm
chức năng hô hấp và chết sớm. Trên thế giới, cứ mỗi 22 giây
có một trường hợp gãy xương đốt sống. Tỷ lệ lưu hành gãy
xương đốt sống là 20-25% ở phụ nữ và đàn ông da trắng
trên 50 tuổi và 50% nếu trên 80 tuổi. Hầu hết người bệnh
gãy xương đốt sống do loãng xương không được chẩn đoán
và điều trị, nhất là những trường hợp nhẹ và vừa. Bên cạnh
đó, chỉ khoảng 40% phụ nữ cao tuổi phát hiện gãy xương
đốt sống trên phim X quang được chỉ định đo mật độ xương
bằng DXA và ở nam giới còn thấp hơn (<20%) [2]. Với hậu
quả nặng nề của gãy xương đốt sống do loãng xương, chúng
tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng gãy xương đốt sống ở người
bệnh loãng xương từ 45 tuổi trở lên tại 4 quận huyện của
thành phố Hồ Chí Minh năm 2013” nhằm xác định tỷ lệ bệnh
và những yếu tố liên quan, đề xuất giải pháp phòng bệnh,
nâng cao chất lượng sống cho người cao tuổi.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
Người dân bệnh loãng xương tuổi từ 45 trở lên đang cư
trú tại 8 phường, xã thuộc 4 quận, huyện của TPHCM. Tiêu
chí loại trừ là người dân bệnh loãng xương có chống chỉ định
chụp X quang cột sống, đã từng bị gãy cột sống do tai nạn

nghiêm trọng hoặc bệnh lý khác về cột sống, bệnh lý chuyển
hóa calci.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 8 đến 12/2013 tại 6 phường
và 2 xã: phường 3 và 11 quận Bình Thạnh, phường 5 và 8
quận Gò Vấp, phường Hiệp Thành và An Phú Đông quận 12,
xã Tân Xuân và Đông Thạnh huyện Hóc Môn.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang và cỡ mẫu được tính
theo công thức ước lượng một tỷ lệ:

p(1-p)

n = Z2(1-α/2) -----------------------(∆)2
Chúng tôi chọn p=0,245 tương ứng với 24,5% là tỷ lệ
gãy xương đốt sống ở người trên 50 tuổi từ một nghiên cứu
tại TPHCM năm 2011 [4]. Chọn sai số mong muốn Δ=0,05.
Thay vào công thức và tăng 20% sai số ta có n=341. Thực tế
cỡ mẫu khảo sát là 334 người.
Kỹ thuật chọn mẫu: Dùng phương pháp PPS (probability
proportionate to size) chọn 3 quận Bình Thạnh, Gò Vấp, 12
và huyện Hóc Môn. Sau đó mỗi quận, huyện bốc thăm ngẫu
nhiên chọn 2 phường, xã. Dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên hệ thống theo khung mẫu là danh sách người dân từ 45
tuổi trở lên có thứ tự tuổi tăng dần ở mỗi phường, xã (chọn

từ 120 – 125 người dân). Theo kết quả điều tra ngang thì tỷ lệ
loãng xương ở người từ 45 tuổi trở lên tại TPHCM năm 2011
là 39,9% [1]. Như vậy, để được cỡ mẫu là 341 người bệnh
loãng xương thì số người cần tầm soát là 866. Thực tế chúng
tôi khảo sát 988 người.

2.3. Biến số nghiên cứu
- Gãy xương đốt sống: Chẩn đoán gãy xương đốt sống
bằng phương pháp bán định lượng do Genant đề xuất vào
năm 1990. Phim cột sống được chụp nghiêng, vị trí đốt sống
đánh giá là từ T4 đến L4 dựa vào một trong 4 chỉ số sau:
chiều cao trước, giữa, sau và diện tích mặt bên của thân đốt
sống so với chiều cao còn lại của chính đốt sống đó.
Bảng 1. Tiêu chuẩn chẩn đoán gãy đốt sống theo
phương pháp Genant [2]
Vị trí xác định

Mức độ gãy
Độ 1 (nhẹ) : giảm
từ 10-20%
Diện tích mặt bên của
Độ 2 (vừa) : giảm
thân đốt sống
từ 20-40%
Độ 3 (nặng):
giảm >40%
Thân
Thân
Thân sau: Độ 1 (nhẹ): giảm
trước:
giữa: so
so với
từ 20-25%
so với
với chiều chiều cao Độ 2 (vừa): giảm
chiều

cao trước thân trước từ 25-40%
cao thân
và sau
Độ 3 (nặng):
sau
giảm >40%
- Loãng xương: Đo bằng phương pháp hấp thụ năng
lượng tia X kép ngoại biên (Peripheral Dual-Energy X-ray
Absorptiometry -pDXA) được thực hiện bằng máy DTX-200
DexaCare do hãng OSTEOMETER MEDITECH, INC của
Mỹ sản xuất năm 2009. Vị trí đo tại phần xa cẳng tay và chẩn
đoán theo tiêu chuẩn WHO (T-score ≤-2,5).
2.4. Phân tích và xử lý số liệu
Phân tích số liệu theo phương pháp thống kê y học, phần
mềm Stata-10. So sánh sự liên quan bằng test χ², Spearman
test. Giá trị p có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng < 0,05.
III. KẾT QUẢ
Kết quả khảo sát 334 người cho thấy: nữ 67,7%, tuổi trung
bình 67,4 (±9,7). Nhóm tuổi từ 45-54: 8,4%, 55-64: 33,2%,
65-74: 33,5% và >74 tuổi: 24,9%. Trung bình BMI là 21,9%.
Trình độ học vấn chiếm phân nửa là tiểu học (49,7%). Về
tiền sử có gãy xương đốt sống là 11/334 trường hợp nhưng
chỉ có 10 trường hợp được xác định trên phim X quang.

SỐ 34 - Tháng 9+10/2016
Website: yhoccongdong.vn

11



VIỆN

S

EC
KHỎ ỘNG
G
ỒN
Đ

ỨC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Biểu đồ 1: Phân bố tỷ lệ gãy xương đốt sống ở người bệnh loãng xương

18,6%
Gãy xương đốt sống
Không gãy xương đốt
sống

81,4%

Nhận xét: Kết quả cho thấy có 18,6% người loãng xương bị gãy xương đốt sống
Biểu đồ 2: Phân bố tỷ lệ vị trí, số lượng, phân độ đốt sống gãy
80

67,7%

70
60


53,2%

Đốt sống thắt lưng,
Một đốt, Độ I

53,2%

50
40

Đốt sống ngực,
Hai đốt, Độ II

30,7%

30

16,1%

20

25,8%

21%

21%

Cả hai, Trên 2 đốt,
Độ III


11,3%

10
0

Vị trí đốt sống gãy

Số đốt sống gãy

Phân độ đốt sống gãy

Nhận xét: Gãy ở vị trí đốt sống thắt lưng có tỷ lệ cao (53,2%), gãy chỉ một đốt chiếm tỷ lệ 67,7% và trên phân nửa số gãy là độ 1.
Bảng 2. Liên quan gãy xương đốt sống với BMD của người bệnh loãng xương
Biến số

Chỉ số


Gãy xương
Không
đốt sống
Tổng cộng

Tần số
62
272
334

%

18,6
81,4
100

X BMD
0,296
0,33
0,323

SD±
0,076
0,074
0,076

Spearman´s r
0,2

P
<0,001

Phân tích tương quan r của Spearman test (số liệu BMD không chuẩn).
Nhận xét: Trung bình BMD ở người bệnh loãng xương có gãy xương đốt sống 0,296 g/cm² thấp hơn so với người bệnh loãng
xương không gãy (0,33 g/cm²) và sự tương quan đồng biến ở mức độ yếu (p<0,001).
Bảng 3. Phân bố tỷ lệ gãy xương đốt sống theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
45 - 54
55 - 64
65 -74
>74
Tổng cộng


12

4
15
17
26
62

Gãy cột sống
Tần số
Tỷ lệ
14,3
13,5
15,2
31,3
18,6

SỐ 34 - Tháng 9+10/2016
Website: yhoccongdong.vn

Không gãy cột sống
Tần số
Tỷ lệ
24
85,7
96
86,5
95
84,8

57
68,7
272
81,4

Tổng cộng
Tần số
Tỷ lệ
28
8,4
111
33,2
112
33,5
83
24,9
334
100

p

< 0.05


2016

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Kết quả cho thấy nhóm tuổi >74 có số trường hợp gãy xương đốt sống tăng cao và tỷ lệ gãy chiếm 31,3%.
Bảng 4. Phân bố tỷ lệ gãy xương đốt sống theo giới tính, nghề nghiệp, tập thể dục thể thao và giảm chiều cao

Nhóm
tuổi
Giới tính

Nam
Nữ

Tổng cộng

Nghề
nghiệp

CBCC-VC
Công nhân
Kinh doanh
Nông dân
Nội trợ
khác

Tổng cộng
Thể dục
-thể thao


không

Tổng cộng

Giảm
chiều cao không

Tổng cộng

Gãy cột sống
Tần số
Tỷ lệ
18
16,7
44
19,5
62
18,6
8
13,3
17
23,3
7
10,5
14
21,9
14
30,4
2
8,3
62
18,6
22
12,9
40
24,5
62

18,6
38
38,8
24
10,2
62
18,6

Nhận xét: Nam giới có tỷ lệ gãy xương đốt sống thấp hơn
nữ giới (p>0,05). Người nội trợ có tỷ lệ gãy xương đốt sống
cao nhất (30,4%), có tập thể dục thể thao tỷ lệ gãy thấp hơn
không tập và người có giảm chiều cao chiếm tỷ lệ 38,8% gãy
xương đốt sống.
IV. BÀN LUẬN
Trên thế giới, gãy xương đốt sống được xem là một bệnh
phổ biến đối với người cao tuổi và là bệnh rất ít được chẩn
đoán và điều trị. Hầu hết bệnh đều do biến chứng bởi mật độ
xương thấp hay do loãng xương. Về cơ chế sinh bệnh thường
là do té ngã, do trọng lực cơ thể đè nén thường xuyên trên
những đốt sống đã giảm khối lượng và chất lượng. Kết quả
khảo sát 334 người bệnh loãng xương có tuổi từ 45 trở lên
tại 4 quận, huyện của TPHCM cho thấy tuổi trung bình là
67,4 và giới nữ chiếm 2/3 (67,7%). Phân tích kết quả chụp
X quang cột sống nghiêng theo phương pháp bán định lượng
cho thấy có 62/334 (18,6%) trường hợp gãy xương đốt sống
và tỷ lệ nữ cao hơn nam giới (19,5% so với 16,7%) nhưng
sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (bảng 1). Nếu
so sánh với số người dân nghiên cứu đã biết bị gãy xương
đốt sống trước đây (10/62=16%) thì tỷ lệ người bệnh loãng
xương không biết mình bị gãy rất cao, chiếm 84%. Tỷ lệ gãy

xương tăng theo tuổi từ 65 trở lên và nhóm tuổi trên 74 có
tỷ lệ 31,3%, như vậy ở nhóm tuổi này 10 người thì có hơn 3

Không gãy cột sống
Tần số
Tỷ lệ
90
83,3
182
80,5
272
81,4
52
86,7
56
76,7
60
89,5
50
78,1
32
69,6
22
91,7
272
81,4
149
87,1
123
75,5

272
81,4
60
61,2
212
89,8
272
81,4

Tổng cộng
Tần số
Tỷ lệ
108
32,3
226
67,7
334
100
60
17,9
73
21,8
67
20,1
64
19,2
46
13,8
24
7,2

334
100
171
51,2
163
48,8
334
100
98
29,3
236
70,7
334
100

p
>0,05

<0,05

<0,05

<0,05

người bị gãy xương đốt sống. Tại bảng 2, BMD càng thấp thì
tỷ lệ gãy xương đốt sống càng cao, trung bình BMD ở người
có gãy xương chỉ có 0,296g/cm2 trong khi đó ở người không
gãy xương là 0,33g/cm2. Kết quả phân tích Spearman cho
thấy có mối tương quan giữa BMD và tỷ lệ gãy xương có ý
nghĩa thống kê.

Theo kết quả nghiên cứu của Hồ Phạm Thục Lan tại
TPHCM năm 2011 thì tỷ lệ gãy xương đốt sống ở người trên
50 tuổi nữ giới là 26,5% và nam giới là 23% [4]. Như vậy kết
quả của chúng tôi thấp hơn khoảng 6,3-7%. Điều này có thể
do chúng tôi sử dụng phương pháp bán định lượng và nhằm
tránh tỷ lệ dương tính giả cao dẫn đến ước lượng quá mức
tần suất gãy xương đốt sống so với thực tế (khi so sánh với
phương pháp định lượng) nên chuyên gia phân tích kết quả
đã rất cẩn trọng trong chẩn đoán và như vậy có khả năng một
số trường hợp bỏ sót gãy độ 1. Tại các nước phương Tây,
tỷ lệ lưu hành gãy xương đốt sống ở người da trắng trên 50
tuổi là 20-25% [2] và tỷ lệ này cũng cao hơn khảo sát của
chúng tôi. Lý giải vấn đề này có thể do số trường hợp té ngã
ở phương Tây cao hơn chúng ta. Mỗi năm có khoảng 40%
số người phương Tây trên 65 tuổi té ngã ít nhất một lần [3]
so với khảo sát của chúng tôi thì số người té ngã dưới 10%.
Tại biểu đồ 2, cho thấy vị trí gãy ở đốt sống thắt lưng có
tỷ lệ cao nhất, nếu gãy riêng là 53,2% nhưng nếu gộp chung
thì có tới 69,3%; đốt sống ngực chiếm 30,7%, cả hai vị trí
SỐ 34 - Tháng 9+10/2016
Website: yhoccongdong.vn

13


S
VIỆN

EC
KHỎ ỘNG

G
ỒN
Đ

ỨC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
có tỷ lệ 16,1%. Điều này phù hợp với thói quen sinh hoạt và
lao động của người dân đa số chịu lực tác động ở thắt lưng
và những tổn thương do sai tư thế. Số đốt xương sống gãy là
một chiếm hơn 2/3 trường hợp (67,7%), hai đốt chiếm hơn
1/5 số gãy (21%) và số trường hợp gãy độ 1 chiếm hơn phân
nửa, độ 3 hơn ¼ số trường hợp. Một nghiên cứu tương tự về
tỷ lệ lưu hành gãy xương đốt sống liên quan đến loãng xương
ở phụ nữ mãn kinh tại Saudi Arabia. Kết quả cho thấy có 785
người chụp X quang cột sống thì có 159 (20,3%) người bệnh,
nhóm tuổi 61-70 chiếm 35,4% số trường hợp, gãy nhiều đốt
chủ yếu ở tuổi từ 71 trở lên và chỉ có 13,2% người bệnh được
điều trị thuốc chống loãng xương [5]. Kết quả này gần tương
đương nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ bệnh (19,5% so với
20,3%) nhưng theo nhóm tuổi >74 thì tỷ lệ bệnh của nghiên
cứu chúng tôi thấp hơn.
Phân tích về yếu tố nghề nghiệp cho thấy nhóm nghề nội
trợ có tỷ lệ gãy xương đốt sống cao nhất (30,4%) kế đến
là công nhân 23,3% và nhóm kinh doanh chỉ chiếm 10,5%.
Nghề nghiệp có liên quan đến gãy xương đốt sống có ý nghĩa
thống kê (p<0,05). Điều này có thể do người nội trợ là người
làm việc chính trong gia đình và có thể nguy cơ té ngã cao
hơn các hoạt động khác. Phân tích thói quen tập thể dục thể
thao của người dân nghiên cứu cho thấy người có tập tỷ lệ

gãy xương chỉ 12,9% so với người không tập là 24,5% và tập
thể dục thể thao có liên quan đến tỷ lệ gãy xương đốt sống
có ý nghĩa thống kê. Vận động thể lực là biện pháp làm gia
tăng sức mạnh của cơ bắp và của hệ xương khớp. Tại Boston
ở Mỹ, các nhà khoa học đã nghiên cứu sự tác động của luyện
tập Thái cực quyền trên nguy cơ gãy xương ở phụ nữ mãn

kinh có giảm mật độ xương. Nhóm phụ nữ can thiệp được
đào tạo và thực hành Thái cực quyền trong 9 tháng và còn
lại là nhóm chứng không có tập. Kết quả cho thấy có sự khác
biệt mật độ xương ở cổ xương đùi giữa nhóm tập luyện và
nhóm chứng (+0,04 g/cm² so với -0,98% BMD, p=0,05) [6].
Về phân tích giảm chiều cao, trong nghiên cứu này chúng tôi
so sánh chiều cao hiện tại với chiều cao ở lứa tuổi thanh niên
(25-30 tuổi) nếu có giảm hơn 4cm thì được xem như giảm
chiều cao. Kết quả cho thấy người có giảm chiều cao tỷ lệ
gãy xương đến 38,8% trong khi không giảm chỉ có 10,5% và
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Theo các chuyên gia
y tế tại châu Âu, những dấu hiệu nên nghĩ đến gãy xương
đốt sống là giảm chiều cao trên 3cm, đau lưng nặng đột ngột
hoặc đau mãn tính, gia tăng sự biếng dạng cột sống (còng,
gù lưng) [2].
V. KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ
Thực trạng gãy xương đốt sống đang lưu hành phổ biến
ở cộng đồng nhất là người cao tuổi. Tuy nhiên, việc tầm soát
bệnh loãng xương và gãy xương đốt sống hiện nay vẫn còn
hạn chế. Bằng chứng cho thấy có hơn 80% người dân
nghiên cứu không biết mình mắc bệnh và việc điều trị nội
khoa với chứng đau lưng mãn tính, biếng dạng cột sống, kém
vận động... đã tiêu tốn tài chính cho gia đình và xã hội. Do

vậy, cần thiết phải tầm soát gãy xương đốt sống ở người có
mật độ xương thấp và hoặc có các triệu chứng chỉ điểm như
giảm chiều cao, còng gù lưng, đau lưng kéo dài... để phát
hiện và điều trị phù hợp nhằm cải thiện chất lượng sống cho
người cao tuổi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nguyễn Trung Hòa (2015), “Đánh giá hiệu quả một số can thiệp cộng đồng phòng chống loãng xương ở người từ 45
tuổi trở lên tại thành phố Hồ Chí Minh”, Luận án Tiến sỹ Y khoa, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nội.
2. International Osteoporosis Foundation (2010), The Breaking Spin, Report of IOF.
3. International Osteoporosis Foundation (2012), Facts and Statistics, Annual Report 2011 of International Osteoporosis
Foundation.
4. Hồ Phạm Thục Lan và cs (2011), “Chẩn đoán gãy xương đốt sống: Phát triển giá trị tham chiếu cho người Việt – Quy
mô gãy xương đốt sống ở người Việt”, Thời sự Y học-Tạp chí Y khoa của Hội Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 8(63),
tr. 3-16.
5. M. Sadat-Ali et al. (2009), “Osteoporosis-related vertebral fractures in postmenopausal women: Prevalence in a Saudi
Arabian sample”, La Revue de Santé de la Méditerranée orientale, Vol. 15(6), pp. 1420-1425.
6. Peter M Wayne et al. (2012), “Impact of Tai Chi exercise on multiple fracture-related risk factors in post-menopausal
osteopenic women: a pilot pragmatic, randomized trial”, BMC Complement Alternal Medicine, Vol. 12(7), pp. 1-12.
7. Lê Anh Thư (2009), Những tiến bộ chính trong lĩnh vực loãng xương và thách thức trong chọn lựa-quản lý điều trị
loãng xương, Báo cáo khoa học cập nhật mới trong chẩn đoán, điều trị loãng xương và bệnh xương khớp, TPHCM, tr. 1-7

14

SỐ 34 - Tháng 9+10/2016
Website: yhoccongdong.vn




×