Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Yếu tố nguy cơ và các biện pháp phòng chống đuối nước cho trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.3 KB, 5 trang )

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

2019

YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG ĐUỐI
NƯỚC CHO TRẺ EM
Phan Thanh Hòa1, Phạm Việt Cường2, Nguyễn Công Cừu1, Lê Thị Thanh Hương2

TÓM TẮT
Đuối nước là một sự kiện mà trong đó đường hô hấp
của nạn nhân bị ngâm trong một môi trường chất lỏng,
dẫn tới khó thở hoặc nghẹt thở. Sự kiện này có thể dẫn tới
tử vong hoặc không tử vong. Trên thế giới, ước tính hàng
năm có khoảng 372.000 người tử vong do đuối nước. Nam
cao hơn nữ và phổ biến ở vùng nông thôn. Trẻ em ở nhóm
tuổi từ 5 – 9 tuổi có tỷ suất tử vong do đuối nước cao nhất.
Đuối nước ở trẻ em bị ảnh hưởng bởi trình độ văn hóa và
kinh tế của gia đình. Nghiên cứu cho thấy hơn 80% đuối
nước xảy ra ở các nguồn nước tự nhiên, ao hồ, sông, rạch
là những nơi thường gặp nhất của đuối nước. Hầu hết các
trẻ bị đuối nước đều không biết bơi. Tại Việt Nam, đuối
nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong ở trẻ em dưới 15 tuổi. Đuối nước ở trẻ em không xảy
ra một cách ngẫu nhiên, đuối nước có thể dự báo và phòng
chống được bằng các can thiệp đơn giản và hiệu quả như
dạy trẻ biết bơi, giáo dục và phát triển kỹ năng bơi, dạy
bơi là một biện pháp được coi như „tiêm chủng“ để phòng
chống đuối nước cho trẻ là những quan điểm rất mới trong
phòng chống đuối nước trẻ em.
Từ khoá: Đuối nước, giải pháp phòng chống đuối
nước, dạy bơi an toàn.


ABSTRACT: RISK FACTORS AND MEASURES
IN PREVENTING CHILDHOOD DROWNING
Drowning is an event in which the victim’s airway
is immersed in liquid, leading to difficulty breathing
or suffocation. The outcome can be fatal or non fatal.
Worldwide, an estimated 372,000 people die from
drowning each year. Men are higher than women and
popular in rural areas. Children in the age of 5-9 have the
highest drowning rate. Drowning in children is influenced
by the cultural and the family’s income. Research shows
that more than 80% of drowning occurs in natural water

source. Lakes, rivers and canals are the most common
places of drowning. Most children who drown are unable
to swim. In Vietnam, drowning is one of the leading
causes of death among children under 15 years old. Child
drowning does not happen randomly, it can be predicted
and prevented by simple and effective interventions such as
teaching children to swim, educate and develop swimming
skills. Teaching swimming as A measure of “vaccination”
to avoid childhood drowning is a new perspective in child
drowning prevention.
Keywords: Drowning, drowning prevention, safety
swimming training.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đuối nước là một sự kiện mà trong đó đường hô hấp
của nạn nhân bị ngâm trong một môi trường chất lỏng,
dẫn tới khó thở hoặc nghẹt thở. Sự kiện này có thể dẫn tới
tử vong hoặc không tử vong. Báo cáo của Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) năm 2014, ước tính hàng năm có khoảng

372.000 người tử vong do đuối nước [22]. Tỷ suất tử vong
ở nam cao gấp 1,5 lần so nữ. Đuối nước xảy ra ở nông thôn
cao gấp 2 lần so với thành thị. Trẻ em ở nhóm tuổi từ 5 – 9
tuổi có tỷ suất tử vong do đuối nước cao nhất trong các
nhóm tuổi [15]. Hơn 80% đuối nước xảy ra ở các nguồn
nước tự nhiên, ao hồ, sông, rạch là những nơi thường gặp
nhất. Hầu hết các trẻ bị đuối nước đều không biết bơi [19].
Ở các nước có thu nhập thấp và trung bình có đến 91% trẻ
em tử vong là do đuối nước.
Tại Việt Nam, đuối nước là một trong những nguyên
nhân hàng đầu gâcơ trong gia đình và cộng đồng sẽ có hiệu quả hơn
so với việc tuyên truyền trên diện rộng. Giống như các
dịch bệnh khác chúng ta cũng cần “tiêm chủng” và tăng độ
bao phủ để ngăn ngừa bệnh hoặc bảo vệ cho trẻ khỏi đuối
nước, việc triển khai các hoạt động dạy bơi phù hợp với
cộng đồng là những giải pháp thích hợp để tăng độ bao phủ
nhanh chóng về bơi an toàn.
Đuối nước có thể dự báo và phòng ngừa dễ dàng với các
can thiệp đơn giản và hiệu quả như các giải pháp nêu ở trên.
IV. KẾT LUẬN
1. Các yếu tố nguy cơ đến đuối nước
1.1. Yếu tố cá nhân
Đuối nước ở trẻ em nam bị nhiều hơn trẻ em nữ, nhóm
tuổi bị nhiều nhất là từ 1 – 4 tuổi và nhóm tuổi 5 – 19 tuổi. Các
nhóm tuổi khác nhau có những yếu tố nguy cơ khác nhau,
phụ thuộc vào quá trình phát triển thể chất và tâm lý của trẻ.
Khi trẻ lớn hơn và tò mò hơn, trẻ thường có xu hướng tiếp xúc
nhiều hơn với những tình huống nguy cơ tiềm tàng. Bơi là kỹ
năng giúp trẻ sống sót khi tiếp xúc với môi trường nước. Thực
tế nhiều trẻ em Việt Nam không biết bơi, không có kỹ năng

ứng phó khi gặp nguy cơ bị đuối nước.
1.2. Yếu tố gia đình
Đuối nước ở trẻ em bị ảnh hưởng từ trình độ văn hóa
của gia đình hoặc người chăm sóc trẻ. Ở Bangladesh đã


EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
chứng minh nguy cơ đuối nước trẻ em cao hơn ở các bà mẹ
có trình độ học vấn thấp. Nghèo đói là nhóm đối tượng có
nguy cơ đuối nước cao. Thiếu giám sát của cha mẹ/người
trông trẻ là một nguyên nhân dẫn đến nhiều trường hợp tử
vong do đuối nước ở trẻ em.
1.3. Yếu tố môi trường
Các trường hợp đuối nước xảy ra trong vùng nước tự
nhiên (sông/ao/mương nước/bể), các vùng nước tự nhiên
này không có biển cảnh báo, không có hàng rào che chắc.
Khu vực xảy ra đuối nước thường là sông, rạch, hầm ao,…
các tình huống đuối nước phần lớn là do trẻ em chơi một
mình quanh nhà có sông, rạch, ao mương mà không có

người trông coi.
2. Các giải pháp phòng chống đuối nước

Dạy bơi cho trẻ em là biện pháp hữu hiệu nhất để
phòng đuối nước. Các chương trình dạy bơi phải được đưa
vào thành môn học giáo dục thể chất bắt buộc trong các
trường học. Bằng chứng từ nghiên cứu cho thấy dạy bơi
cho trẻ em có thể làm giảm đến 88% nguy cơ đuối nước.
Một số giải pháp phòng chống đuối nước trẻ em được
đề xuất như: Làm rào chắn các vùng nước nguy hiểm; sử
dụng nắp đậy miệng giếng, chum vại chắc chắn; lắp đặt
đèn tín hiệu, biển báo ở khu vực nước nguy hiểm; xây
dựng bể bơi an toàn; phổ biến, khuyến khích sử dụng các
thiết bị an toàn phao cứu sinh. Giáo dục và phát triển kỹ
năng bơi, dạy bơi là một biện pháp được coi như “tiêm
chủng” để phòng chống đuối nước cho trẻ là những quan
điểm rất mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Vũ Anh và các cộng sự. (2003), Điều tra chấn thương tại Việt Nam, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
2. Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2013), Mười trẻ tử vong vì đuối nước mỗi
ngày, Hà Nội, truy cập ngày 12/9/2015, tại trang web />3. Cục Quản lý Môi trường Y tế (2013), Thống kê tử vong do tai nạn thương tích năm 2013, Hà Nội.
4. Phạm Việt Cường (2009), Đuối nước và và phòng chống đuối nước cho trẻ em, Tạp chí Y tế Công cộng,
13(13), tr. 4-8.
5. Nguyễn Tấn Hưng (2005), Thực trạng về vấn đề đuối nước tại 5 huyện vùng lũ tỉnh Đồng Tháp, từ tháng 6/2004
đến tháng 5/2005, Hội nghị khoa học quốc gia về phòng chống tai nạn thương tích lần thứ nhất, Hà Nội.
6. Trương Xuân Trường (2005), Nghiên cứu bước đầu về các yếu tố nguy cơ tai nạn thương tích trẻ em ở nông thôn
Việt Nam, Hội nghị khoa học quốc gia về phòng chống tai nạn thương tích lần thứ nhất, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Hồng Tú, Trần Thị Ngọc Lan và Khiếu Thị Quỳnh Trang (2007), Các giải pháp phòng chống đuối
nước trẻ em, Thông tin Phòng chống tai nạn thương tích, Hà Nội.

8. Dương Khánh Vân và các cộng sự. (2007), Nghiên cứu nguy cơ đuối nước trẻ em dưới 18 tuổi tại một số xã thuộc
Hải Dương, Thừa Thiên Huế và Đồng Tháp, Hội nghị khoa Y học lao động và Vệ sinh môi trường, Hà Nội.
9. C Blum and J Shield (2000), “Toddler drowning in domestic swimming pools”, Injury Prevention. 6, pp. 288-290.
10.Ruth A. Brenner and et al. (2009), “Association Between Swimming Lessons and Drowning in Childhood”,
Archives of Pediatrics & Adolescent Medicine. 163(3), pp. 203-210.
11.Denehy M and et al. (2017), “a qualitative study using behavioural theory to develop a community service
video to prevent child drowning in Western Australia”, PubMed.
12.Adnan A Hyder and et al. (2008), “Childhood drowning in low- and middle-income countries: Urgent need for
intervention trials”, Journal of Paediatrics and Child Health. 44(4), pp. 221-227.
13.Anwarul Iqbal and et al. (2007), “Childhood Mortality Due to Drowning in Rural Matlab of Bangladesh:
Magnitude of the Problem and Proposed Solutions”, Journal of Health, Population and Nutrition. 25(3), pp. 370-376.
14.Wen Jun Ma and et al. (2010), “An analysis of risk factors of non-fatal drowning among children in rural areas
of Guangdong Province, China: a case-control study”, BMC Public Health. 10(1), pp. 156.
15.Wenjun Ma, Yanjun Xu and Xiaojun Xu (2010), “Is drowning a serious public health problem in Guangdong
Province, People’s Republic of China? - results from a retrospective population-based survey, 2004-2005”, International
Journal of Injury Control and Safety Promotion. 17(2), pp. 103-110.
16.Nguyen Thi Trang Nhung and et al. (2008), “Estimation of Vietnam National Burden of Disease 2008”, AsiaPacific journal of Public health. 26(5), pp. 527-535.
SỐ 4 (51) - Tháng 07-08/2019
Website: yhoccongdong.vn

135


JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

2019

17.Rahman A and et al. (2017), “Epidemiology of Drowning in Bangladesh: An Update”, Int J Environ Res
Public Health.
18.A. Rahman and S. M. Giashuddin (2006), “Drowning – a major but neglected child health problem in rural

Bangladesh: implications for low income countries”, International Journal of Injury Control and Safety Promotion.
13(2), pp. 101-105.
19.A. Rahman and et al. (2009), “Analysis of the childhood fatal drowning situation in Bangladesh: exploring
prevention measures for low-income countries”, Injury Prevention. 15(2), pp. 75-79.
20.Chitr Sitthi-amorn and et al. (2006), Child Injury in Thailand: A report on the Thai National Injury Survey,
Bangkok, Thailand.
21.DC Thompson and FP Rivara (2000), “Pool fencing for preventing drowning in children”, Cochrane database
of systematic reviews (2).
22.World Health Organization (2014), Global report on Drowning: Preventing a leading killer.

136

SỐ 4 (51) - Tháng 07-08/2019
Website: yhoccongdong.vn



×