Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.1 KB, 17 trang )

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM
I. Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán
1. Khái niệm và chức năng của thị trường chứng khoán
1.1. Khái niệm thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán được xem là đặc trưng cơ bản, là biểu tượng của
nền kinh tế hiện đại. Thông qua diễn biến trên thị trường chứng khoán có thể đo
lường và dự tính sự phát triển kinh tế. Là một bộ phận cấu thành của thị trường
tài chính, thị trường chứng khoán, được hiểu một cách chung nhất, là nơi diễn ra
các giao dịch mua bán, trao đổi các chứng khoán – các hàng hoá và dịch vụ tài
chính giữa các chủ thể tham gia. Việc trao đổi mua bán này được thực hiện theo
những quy tắc nhất định.
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về thị trường chứng khoán.
Quan điểm thứ nhất cho rằng thị trường chứng khoán (TTCK) và thị
trường vốn là một, chỉ là tên gọi khác nhau của cùng một khái niệm: Thị trường
tư bản (Capital Market). Nếu xét về nội dung thì thị trường vốn biểu hiện các
quan hệ bản chất bên trong của quá trình mua bán các chứng khoán. TTCK là
biểu hiện bên ngoài, là hình thức giao dịch vốn cụ thể. Do đó, các thị trường này
không thể phân biệt, tách rời nhau mà thống nhất và cùng phản ánh các quan hệ
bên trong và bên ngoài của thị trường tư bản.
Quan điểm thứ hai của đa số các nhà kinh tế cho rằng: “Thị trường chứng
khoán được đặc trưng bởi thị trường vốn chứ không phải đồng nhất là một”.
Như vậy, theo quan điểm này, TTCK và thị trường vốn là khác nhau, trong đó
TTCK chỉ giao dịch, mua bán các tài sản tài chính trung và dài hạn như trái
phiếu chính phủ và trái phiếu công ty. Các tài sản tài chính ngắn hạn được giao
dịch trên thị trường tiền tệ, không thuộc phạm vi hoạt động của TTCK.
Quan điểm thứ ba, dựa trên những gì quan sát được tại đa số các sở giao
dịch chứng khoán lại cho rằng: “Thị trường chứng khoán là thị trường mua bán
các cổ phiếu”, hay là nơi mua bán các phiếu cổ phần được các công ty phát
hành để huy động vốn. Theo quan điểm này, TTCK được đặc trưng bởi thị
trường mua bán các tài sản tài chính mang lại quyền tham gia sở hữu.


Các quan điểm trên đều được khái quát dựa trên những cơ sở thực tiễn và
trong từng điều kiện lịch sử nhất định. Tuy nhiên, quan niệm đầy đủ và rõ ràng,
phù hợp với sự phát triển chung của TTCK hiện nay được hiểu là: “Thị trường
chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng
khoán”. Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ,
nó cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức
phát hành hoặc quyền sở hữu. Các quyền yêu cầu này có sự khác nhau giữa các
loại chứng khoán, tuỳ theo tính chất sở hữu của chúng.
Các giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán có thể diễn ra ở thị trường
sơ cấp (Primary Market) hay thị trường thứ cấp (Secondary Market), tại sở giao
dịch (Stock Exchange) hay thị trường chứng khoán phi tập trung (Over-The-
Counter Market), ở thị trường giao ngay (Spot Market) hay thị trường có kỳ hạn
(Future Market). Các quan hệ mua bán trao đổi này làm thay đổi chủ sở hữu của
chứng khoán, và như vậy, thực chất đây là quá trình chu chuyển của tư bản,
chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh.
Thị trường chứng khoán không giống với thị trường các hàng hoá thông
thường khác vì hàng hóa của TTCK là một loại hàng hoá đặc biệt, là quyền sở
hữu về tư bản. Loại hàng hoá này có giá trị và cũng có giá trị sử dụng. Như vậy,
có thể nói bản chất của TTCK là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và
cầu của vốn đầu tư mà ở đó, giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi
phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư. TTCK là hình thức phát triển bậc cao của
nền sản xuất và lưu thông hàng hoá.
1.2. Chức năng của thị trường chứng khoán
1.2.1. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền
nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp
phần mở rộng sản xuất xã hội. Bằng cách hỗ trợ các hoạt động đầu tư của công
ty, TTCK đã có những tác động quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế
quốc dân. Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng
huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ

tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội.
1.2.2. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với
các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác
nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn
cho hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình. Chính vì
vậy, TTCK góp phần đáng kể làm tăng mức tiết kiệm quốc gia.
1.2.3. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán thành
tiền và các vật có giá hay chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh
khoản (khả năng chuyển đổi thành tiền mặt) là một trong những đặc tính hấp
dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh
hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả
thì càng có khả năng nâng cao tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch
trên thị trường.
1.2.4. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
Thông qua giá chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản
ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt
động, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản xuất, nâng
cao chất lượng sản phẩm.
1.2.5. Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô
Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy
bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng,
nền kinh tế tăng trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu
hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền
kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách
kinh tế vĩ mô. Thông qua TTCK, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu chính
phủ để tạo ra các nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát.
Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động

vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền
kinh tế.
2. Nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán
2.1. Nguyên tắc công khai
Chứng khoán là các hàng hoá trừu tượng, người đầu tư không thể kiểm
tra trực tiếp được các chứng khoán như các hàng hoá thông thường mà phải dựa
trên cơ sở các thông tin có liên quan. Vì vậy TTCK phải được xây dựng trên cơ
sở hệ thống công bố thông tin tốt. Việc công khai thông tin về TTCK phải thoả
mãn các yêu cầu:
Chính xác: các thông tin công khai nhưng không xác thực hoặc không tin
cậy có thể dẫn tới những quyết định đầu tư sai lầm của các nhà đầu tư, ảnh
hưởng tới quyền lợi của các nhà đầu tư, vi phạm nguyên tắc công bằng trên
TTCK. Do đó, đòi hỏi thông tin cần phải chính xác.
Kịp thời: nếu các thông tin công khai nhưng không kịp thời, chậm trễ, lạc
hậu thì sẽ gây thiệt hại cho các nhà đầu tư.
Dễ tiếp cận: nghĩa là công khai thông tin TTCK nhưng phải dễ dàng tiếp
cận đối với các nhà đầu tư.
Nguyên tắc công khai nhằm bảo vệ người đầu tư, song đồng thời nó cũng
hàm ý rằng một khi đã được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác thì
người đầu tư phải chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của mình.
2.2. Nguyên tắc trung gian
Theo nguyên tắc này, trên TTCK các giao dịch được thực hiện thông qua
tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán. Trên thị trường sơ cấp, các nhà
đầu tư thường không mua trực tiếp của các nhà phát hành mà mua từ các nhà
bảo lãnh phát hành. Trên thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp vụ môi giới,
kinh doanh các công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán giúp các khách
hàng, hoặc kết nối các khách hàng với nhau qua thực hiện các giao dịch mua
bán chứng khoán trên tài khoản của mình.
2.3. Nguyên tắc đấu giá
Mọi việc mua bán chứng khoán trên TTCK đều hoạt động trên nguyên

tắc đấu giá. Nguyên tắc đấu giá được quyết định bởi mối quan hệ cung – cầu
trên thị trường.
2.3.1. Theo hình thức đấu giá
Đấu giá trực tiếp: là hình thức đấu giá trong đó các nhà môi giới chứng
khoán trực tiếp gặp nhau thông qua người trung gian (một chuyên gia chứng
khoán) tại quầy giao dịch để thương lượng giá.
Đấu giá gián tiếp: là hình thức đấu giá mà các nhà môi giới chứng khoán
không trực tiếp gặp nhau mà việc thương lượng giá được thực hiện gián tiếp
thông qua hệ thống điện thoại và mạng máy tính.
Đấu giá tự động: là hình thức đấu giá qua hệ thống mạng máy tính nối
giữa máy chủ của sở giao dịch với hệ thống máy của các công ty chứng khoán
thành viên. Các lệnh mua, bán được truyền đến máy chủ, máy chủ tự động khớp
các lệnh mua – bán có giá phù hợp và thông báo kết quả cho những công ty
chứng khoán có các lệnh đặt hàng được thực hiện.
2.3.2. Theo phương thức đấu giá
Đấu giá định kỳ: là hệ thống trong đó các giao dịch chứng khoán được
tiến hành tại một mức giá duy nhất bằng cách tập hợp các đơn đặt hàng mua và
bán trong một khoảng thời gian nhất định. Phương thức đấu giá này rất có hiệu
quả trong việc hạn chế biến động giá quá mức phát sinh từ việc phối hợp những
đơn đặt hàng được chuyển tới thị trường một cách bất thường như trong trường
hợp đấu giá liên tục. Tuy nhiên, phương thức này không phản ánh kịp thời
những thông tin về thị trường và hạn chế tính cấp thời của các giao dịch. Do
vậy, hình thức này chỉ thích hợp với giai đoạn đầu của TTCK khi số lượng
khách hàng và các giao dịch nhỏ.
Đấu giá liên tục: là hệ thống trong đó việc mua bán chứng khoán được
tiến hành liên tục bằng cách phối hợp các đơn đặt hàng của khách hàng ngay khi
có các đơn đặt hàng có thể phối hợp được. Đặc điểm của đấu giá liên tục là giá
cả được xác định qua sự phản ứng tức thời của thông tin và các nhà đầu tư có
thể nhanh chóng phản ứng lại trước những thay đổi trên thị trường. Hình thức
đấu giá này thích hợp với những thị trường có khối lượng giao dịch lớn và nhiều

đơn đặt hàng.
Khi thực hiện nguyên tắc đấu giá bao giờ cũng tuân thủ theo các thứ tự
ưu tiên về giá (ưu tiên giá đặt mua cao nhất và giá chào bán thấp nhất), về thời
gian, về khách hàng (ưu tiên các nhà đầu tư cá nhân) và về quy mô lệnh (cùng
một mức giá, ưu tiên các lệnh có khối lượng lớn hơn).
3. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán
3.1. Nhà phát hành

×