Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phân tâm học của s.freud

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.25 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC

BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH
PHÂN TÂM HỌC CỦA S.FREUD
MÔN: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI

Người thực hiện

:

Nhóm I

Lớp

:

Triết học K62

Giảng viên

:

GS. TS. Nguyễn Vũ Hảo

Hà Nội, 2020

1


Giới thiệu thành viên:


Nhóm 3:
- Triệu Thị Thúy Chinh - (trưởng nhóm) – SĐT: 085 9433740
- Bùi Hương Anh
- Chu Thúy Anh
- Phạm Hà Anh
- Nguyễn Hạnh Nga
- Tô Tường Vi
- Đặng Thị Minh Diễm

2


Mục lục
1. Cuộc đời và sự nghiệp của Freud............................................................3
1.1 Cuộc đời...............................................................................................3
1.2 Sự nghiệp.............................................................................................3
2. Nguồn gốc của phân tâm học Freud........................................................4
3. Tư tưởng triết học cơ bản trong phân tâm học của Freud ..................5
3.1 Sơ lược về phân tâm học Freud.........................................................5
 Các khái niệm về xung động vô thức, cái tôi và siêu ngã................5
 Bản năng ham sống và bản năng được chết.....................................5
 Lo lắng.................................................................................................6
 Cơ chế tự vệ.........................................................................................6
 Các giai đoạn phát triển của dục năng.............................................7
 Khủng hoảng Oedipus........................................................................8
3.2 Phân tâm học và triết học..................................................................8
3.3 Quan niệm triết học về bản tính người.............................................8
3.4 Quan niệm về tôn giáo........................................................................9
3.5 Triết học văn hóa..............................................................................10
4.


Kết luận..................................................................................................11

3


1.
Cuộc đời và sự nghiệp của Freud.
1.1 Cuộc đời.
S.Freud (1856- 1939) sinh ngày 6/5/1856 tại Freiberg ở Moravia, một thành
phố nhỏ ở Tiêp Khắc.
Cha mẹ ông là người Do Thái và bản thân ông cũng luôn là người Do Thái.
Tổ tiên bên nội của ông từng sinh sống ở vùng Reine tại Cologne. Do bị truy
nã nên họ đã dời sang phía Đông.
Cuộc đời của Freud găn liền với nước Áo. Ngoại trừ việc trải qua thời thơ ấu
ở Moravia, Leibzig và những năm tháng cuối đời sống lưu vong, Freud sống
trọn đời ở Viên tại đây ông đã tốt nghiệp trung học, và sau đó là khoa y học
tại đại học Viên.
1.2 Sự nghiệp.
Freud bắt đầu hoạt động khoa học với tư cách một chuyên gia trong lĩnh vực
sinh lý học và thần kinh học . Ông trở thành bác sỹ tâm thần và phát hiện ra
rằng, kiến thức về giải phẫu học sinh lý học bộ não rất hữu ích cho việc chữa
bệnh thần kinh.
1885 – 1886: ông đi công tác ở Pari, làm việc với bác sĩ nổi tiếng tại bệnh
viện Thánh Peter, rồi ông trở về Viên hành nghề bác sỹ tư.
Vào những năm 90 của thế kỷ 19, đã diễn ra quá trình hình thành các khái
niệm cơ bản trong học thuyết của ông mà sau này người ta gọi là “thuyết
Freud”
Vào năm 1900, tác phẩm đầu tay “ Lý giải giấc mơ” của Freud đã được công
bố, đến tận bây giờ nó vẫ được coi là “Kinh thánh” đối với các môn đệ của

ông.
Sau đó ông công bố các cuốn sách và các bài viết về những vấn đề khác nhau
nhất của tâm lý học y học và tâm lý học đại cương, phân tâm học ứng dụng: “
Ba lược khảo về lý thuyết tình dục” (1906), “Totem và tabu” (1913), “Đứng ở
phía bên khi nguyên tắc thoả mãn” (1927),v.v...Một nhóm học trò đã tập hợp
xung quanh Freud, lúc đầu họ bình thành Hội phân tâm học Viên, sau đó
thành Hội phân tâm học quốc tế, phong trào có sức ảnh hường lớn ở châu Âu,
đặc biệt ở Mỹ từ những năm 30.
Vào năm 1938, sau khi nước Áo đầu hàng nước Đức phát xít, Freud đã snag
sống lưu vong tại Anh và mất tại đây ngày 23 tháng 9 năm 1939.
4


2. Nguồn gốc của phân tâm học Freud.
Một số nhà nghiên cứu phương Tây khẳng định rằng, học thuyết phân
tâm học của Freud căn cứ trên quan sát lâm sàng. Cơ sở của phân tâm học là
các quan điểm tâm thần học và sinh lí học.
Đối với các tư tưởng triết học, theo họ, triết học hoàn toàn không có ảnh
hưởng tới Freud. J.Brown khẳng định “Freud không có một quan điểm triết
học nào”.
Theo những tài liệu công bố gần đây, Freud đã quay lại quan tâm đến
triết học chính vào thời điểm mang tính bước ngoặt trong sự nghiệp của mình.
Nguồn gốc triết học của phân tâm học đã bộc lộ hoàn toàn rõ ràng.
Thái độ “lãng quên” của Freud đối với các nguồn gốc triết học của mình
được lí giải là vì ông muốn thể hiện dưới mắt mọi người với tư cách một nhà
khoa học chân chính, xây dựng học thuyết của mình không phải dựa trên
những sự tư biện trừu tượng đáng hoài nghi mà nhiều nhà triết học vẫn
thường vấp phải, mà dựa trên tư liệu kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn lâm
sàng, từ cuộc sống hiện thực.
Quá trình hình thành học thuyết phân tâm học của Freud thực sự được

chế định bởi các nguồn gốc triết học xét trên nhiều phương diện. Freud không
mong muốn công khai thừa nhận các nguồn gốc này, mong muốn phân định
với triết học không thể được lĩnh hội như là bằng chứng và hơn nữa là sự
khẳng định rằng, phân tâm học là khoa học không có điểm nào chung với tri
thức triết học.

5


3.

Tư tưởng triết học cơ bản trong phân tâm học của Freud .

3.1

Sơ lược về phân tâm học Freud.



Các khái niệm về xung động vô thức, cái tôi và siêu ngã.

Khi vừa được sinh ra, một sinh thể đã được cài đặt một hệ thần kinh có
bộ phận xung động vô thức. Nhiệm vụ của xung động vô thức là giải mã nhu
cầu sinh lý thiết yếu của sinh thể, từ đó đề xuất những động cơ mà Freud gọi
là những khao khát. Phương thức làm việc của xung động vô thức chủ yếu
cung cấp nền tảng xoay quanh nguyên lý khoái lạc vốn tập trung vào cơ năng
đòi hỏi thỏa mãn ngay lập tức những nhu cầu sinh lý của một sinh thể. Ví dụ
khi một trẻ sơ sinh đói, em sẽ khóc cho đến khi tái xạm cả người. Xung động
vô thức không cần biết đến yếu tố hợp lý trong não trạng bình thường mà chỉ
biết ra lệnh, đòi hỏi được thỏa mãn nhu cầu và nhu cầu phải được thỏa mãn

ngay lập tức.
Khác với xung động vô thức, cái tôi vận hành theo nguyên lý hợp lý với
điều kiện thực tế, đảm nhiệm việc tìm ra những đáp ứng cho nhu cầu sinh lý
của cơ thể từ những nguồn thích hợp. Ví dụ khi đói, một cá nhân sẽ tìm thức
ăn ở những nơi mà anh ta có thể được cho phép như ở nhà, hay ở tiệm ăn khi
anh ta có tiền. Cái tôi đại diện cho suy diễn thực tế và vì thế có sự xuất hiện
của phân tích lý luận.
Siêu ngã (cái siêu tôi) có hai khía cạnh: (1) là lương tâm và (2) cái tôi lý
tưởng. Lương tâm là một quá trình thiết lập ý thức về hình phạt và sự cảnh
cáo (punishment và warnings). Cái tôi lý tưởng được phát triển khi các em
nhận được những phần thưởng có giá trị đạo đức tinh thần và do các em học
được những gương mẫu tích cực từ người lớn. Lương tâm và cái tôi lý tưởng
sẽ đối thoại với cái tôi trong việc xử lý những yêu cầu nhằm thiết lập những
định nghĩa về khái niệm như: tự hào, điều xấu hổ hoặc những mặc cảm.
6


 Bản năng ham sống và bản năng được chết.
Freud nhìn thấy mọi hành vi của con người có động cơ từ những đam mê
và bản năng; vốn được coi là những phương thức của hệ thần kinh trong việc
đáp ứng những nhu cầu sinh lý của cơ thể. Ban đầu ông cho rằng đó là những
bản năng ham sống phục vụ đời sống của một cá nhân sinh thể (a) bằng cách
kích thích việc tìm thức ăn và nước uống và (b) duy trì đời sống của cộng
đồng qua việc sinh sản.
Về sau này, Freud tin rằng từ trong sậu thẳm, mỗi người có một khát
khao vô thức sẽ được chết. Và đây là một bản năng nằm phía bên dưới của
bản năng ham sống. Đôi lúc đời sống có khi rất đau khổ, nhất là những lúc cơ
thể được đặt trong một trạng thái kiệt sức thường xuyên – con người sẽ muốn
được giải thoát. Đây là một não thức rất phổ thông. Vì thế trên thế giới luôn
có những nhận định tin rằng số người đau khổ luôn nhiều hơn số người hạnh

phúc, trong số đó nhiều người không dám trực diện đối mặt với đau khổ. Và
như thế cái chết vô tình đã là một hứa hẹn giải phóng con người thoát khỏi
những vật lộn giằng xé này.


Lo lắng.

Freud đưa ra ba hình thái lo lắng là:
(1) Lo lắng thực tiễn: hay còn được gọi là sợ hãi, ví dụ như đi lạc trong
rừng có nhiều thú dữ như cọp, beo, báo, sợ bóng đêm, sợ súng đạn….
(2) Lo lắng đạo đức: đây là những trạng thái con người cảm nhận từ bên
trong nội thức của mình. Lo lắng về mặt đạo đức không đến từ bên ngoài, hay
từ môi trường sống. Đây là cảm giác mang tính hấp thụ xã hội nằm trong khu
vực siêu ngã. Lo lắng đạo đức thuộc về thế giới nội tâm qua những cảm xúc
xấu hổ, mặc cảm, hoặc sợ bị trừng phạt bởi lương tâm, hay sợ hãi từ các giáo
lý tôn giáo hoặc mặc cảm trong đời sống tâm linh.
(3) Lo lắng thần kinh: là nỗi sợ hãi do bị khuất phục bởi xung lực từ
xung động vô thức. Vài ví dụ có thể nhận thấy là khi ta giận đến độ mất khả
năng kiểm soát và kiềm chế, quá khích đến độ mất khả năng phán đoán, giảm
khả năng phân tích và xử lý. Neurotic trong tiếng La tinh có nghĩa là sợ hãi.
7




Cơ chế tự vệ.

Cơ chế tự vệ chối bỏ: là cơ chế tự vệ chặn những sự kiện có hại từ bên
ngoài, không cho chúng đi vào khu vực cảnh giác của tâm thức. Khi tiếp cận
những trường hợp tình huống căng thẳng vượt quá khả năng xử lý của cá

nhân, người đó sẽ từ chối không nhập cuộc với tình huống ấy. Đây là cơ cấu
tự vệ chủ lực.
Cơ chế tự vệ dồn nén: được Anna Freud (con gái của Freud) gọi là sự
lãng quên có động cơ trong đó một cá nhân không thể nhớ lại những tình
huống, hoặc những sự kiện đau đớn. Đây là một cơ chế tự vệ khá nguy hiểm
vì cá nhân không giải quyết dứt khoát tận gốc mọi sự cố xảy đến từ điều kiện
hoàn cảnh đời sống không thuận lợi.
Cơ chế tự vệ đóng cửa - chính là một hình thái của tự nói dối, tự lừa gạt
chính mình. Các cá nhân tự thuyết phục rằng họ không có những cảm xúc lo
lắng nhưng thật ra họ rất lo lắng.
Cơ chế tự vệ thay thế là quá trình chuyển hướng cảm xúc của mình về
một cá nhân A qua một cá nhân B khác. Thông thường thì những cảm xúc tích
cực dễ chịu được con người đón nhận và tiếp cận. Song có những cảm xúc
quá gay gắt và khó chấp nhận, một cá nhân thường có phản ứng chuyển cảm
xúc ấy sang cho người khác (như giận cá chém thớt).


Các giai đoạn phát triển của dục năng.

Theo Freud thì con người trải qua những bước phát triển tâm tính dục sau:
(1) Giai đoạn miệng: là giai đoạn trẻ em sơ sinh có khoái cảm lớn nhất
qua thao tác bú và đưa lên miệng cắn những vật thể gần bé. (Từ lúc mới sinh
đến 1 tuổi hay chừng 18 tháng).
(2) Giai đoạn hậu môn: là giai đoạn bé tập trung vào khu vực hậu môn trong
thao tác đại tiện mỗi khi bé đi vệ sinh. Khoái cảm xảy ra mỗi khi bé nín và
thả cơ vòng hậu môn trong thao tác đại tiện. (Khoảng từ 2–3 tuổi, chừng 18
tháng).
(3) Giai đoạn bộ phận sinh dục nam: là giai đoạn bé có thích thú khám phá bộ
phận sinh dục của mình, và chuyện bé thích nghịch bộ phận sinh dục của
mình tương đối phổ biến. (Khoảng từ 3, 4 đến 5, 6 có khi đến 7 tuổi).

8


(4) Giai đoạn tĩnh lặng: là giai đoạn xung lực tính dục tạm thời bị nén lại để
các em có thời gian tiếp thu những kỹ năng mới nơi trường học. Vào thời
điểm này các em thường không tập trung quá nhiều vào mảng dục tính.
(5) Giai đoạn tập trung vào bộ phận sinh dục: là giai đoạn bắt đầu từ tuổi dậy
thì khi cảm xúc tính dục tập trung vào khoái cảm giao hợp.


Khủng hoảng Oedipus.

Đây là một hội chứng được Freud lấy tên của ông vua Oedipus trong truyện
cổ Hy Lạp, khi ông vua này đã giết nhầm ông bố của mình và sau đó đã cưới
mẹ ruột của mình.
3.2

Phân tâm học và triết học.

Có nhiều bằng chứng cho thấy mối liên quan mật thiết giữa phân tâm học và
triết học, điển hình như việc trích dẫn các triết gia trong các công trình của
Freud. Còn có những căn cứ quan trọng để khẳng định rằng, trong giai đoạn
đưa ra những giả thuyết phân tâm học cơ bản của mình, Freud không hẳn đã
xuất phát từ kinh nghiệm lâm sàng mà chủ yếu đã xuất phát từ những quan
niệm triết học về bản chất và các cơ chế hoạt động của tâm thần con người.
Tuy nhiên ông kiên trì khuynh hướng phủ nhận nguồn gốc triết học của học
thuyết của mình.
Thái độ “lãng quên” của Freud đối với các nguồn gốc triết học của mình được
lý giải là vì ông muốn thể hiện dưới mắt mọi người với tư cách một nhà khoa
học chân chính, xây dựng học thuyết của mình không phải dựa trên những sự

tư biện trừu tượng đáng hoài nghi mà nhiều nhà triết học vẫn vấp phải, mà
dựa trên tư liệu kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn lâm sàng, từ cuộc sống
hiện thực.
3.3

Quan niệm triết học về bản tính người

Freud chia bộ máy tư duy của con người theo ba lát cắt khác nhau: Vô
thức (unconscius), tiền ý thức (preconscius) và ý thức (conscius). Ý thức là
phần tinh thần liên hệ trực tiếp với thế giới bên ngoài. Tiền ý thức là phần tinh
thần đi ra từ vô thức nhưng chưa đến được ý thức và do đó chưa trở thành ý
thức. Vô thức tách rời hẳn ý thức, nằm tầng sâu trong kết cấu tâm lý con
người. Vô thức là nơi tàng trữ các bản năng, trong đó bản năng dục vọng là
cốt lõi. Những bản năng này chất chứa những năng lượng tâm lý hết sức
mãnh liệt, phục tùng nguyên tắc khoái lạc, luôn luôn hướng ra ngoài để tìm
9


cách thể hiện, muốn tiến vào ý thức để được thoả mãn. Có thể coi bộ máy tư
duy của con người như một tảng băng trôi, phần nổi nhìn thấy được trên mặt
nước là ý thức, chỉ chiếm một phần rất nhỏ của tảng băng; phần chìm dưới
nước không nhìn thấy được chiếm phần vô cùng lớn của tảng băng là vô thức;
phần rất nhỏ nằm giáp danh giữa vô thức và ý thức và vẫn chìm dưới nước là
tiền ý thức.
Cái ấy (id: Nằm hoàn toàn trong vô thức, theo cách mô tả trên thì nó là
phần dưới nước của tảng băng trôi. Cái ấy là thành phần sinh học (biological
component) của tư duy. Nó là bản năng tính dục, có ngay từ lúc mới sinh, chỉ
năng lượng nguyên thủy của sự sống, Các hành động của nó đều dựa trên
nguyên tắc khoái lạc (pleasure principle). Cái ấy tượng trưng cho phần vô
thức và thể hiện sự chống đối xã hội của cá nhân.

Cái tôi (Ego): Nằm ở trên cái ấy, bao hàm cả ý thức, tiền ý thức và một
phần vô thức, nó nằm ở phần nổi và một phần chìm của tảng băng trôi, cái tôi
là thành phần tâm lý (psychological component) của bộ máy tư duy. Cái tôi,
thể hiện cá tính tâm lý của mỗi con người. Cái tôi còn thể hiện trong hoạt
động ý thức như tri giác, ngôn ngữ và những hoạt động trí tuệ cho phép kiểm
soát kiềm chế hành vi cá nhân trong quan hệ với ngoại cảnh. Cái tôi có thể
kìm nén xung đột của cái ấy và kiềm chế khoái lạc. Cái tôi nhận biết được thế
giới xung quanh và nhận ra rằng phải kìm hãm những khuynh hướng sai lệch
của cái tôi, để ngăn ngừa mọi xung đột với luật lệ xã hội. Như vậy, cái tôi
vượt khỏi sự thống nhất sinh vật của thân xác để đạt tới một sự thống nhất
cao hơn là sự tự chủ. Cái tôi tượng trưng cho phần ý thức và ý chí của cá
nhân.
Cái siêu tôi (superego): Nằm trong cả ba lát cắt vô thức, tiền ý thức và ý
thức, nó nằm cả trong phần chìm và phần nổi của tảng băng trôi. Cái siêu tôi
là thành phần xã hội (social component) của bộ máy tư duy Cái siêu tôi được
xem là sự học hỏi của cá nhân về các giá trị và quy tắc xã hội. Nó được coi là
mặt lương tâm, đạo đức của cá nhân và cái tôi lý tưởng (ego-ideal). Cái siêu
tôi đấu tranh để cho các hành vi được hoàn thiện bằng cách xác định giá trị
hành vi hoặc tỏ thái độ đối với hành vi là đúng hay sai. Cái siêu tôi chứa tất
cả các tiêu chuẩn đạo đức tiếp nhận được từ cha mẹ và xã hội. Các siêu tôi
buộc cái tôi phù hợp không chỉ về thực tế mà còn về lý tưởng của mình về
đạo đức. Do đó, các siêu tôi khiến người ta cảm thấy tội lỗi khi họ đi ngược
lại quy tắc của xã hội.
10


3.4

Quan niệm về tôn giáo.


Freud giải thích nguồn gốc của tôn giáo song hành với việc xem xét tâm
lý trẻ thơ. Kho tàng quan niệm tôn giáo không những bao hàm việc thực hiện
các khát vọng, mà cả những ký ức lịch sử quan trọng. Đứa trẻ không thể đi
hết con đường phát triển văn hoá của mình một cách thành công, nếu nó
không thể nghiệm giai đoạn loạn thần kinh chức năng một cách khá rõ ràng
khác nhau ở những đứa trẻ khác nhau. Freud so sánh tôn giáo của cá nhân với
chứng loạn thần kinh cá nhân, còn tôn giáo – với chứng loạn thần kinh phổ
biến của tập thể. Tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong văn hoá như là
phương tiện bảo vệ tránh khỏi mối nguy hiểm của chứng loạn thần kinh.
Theo Freud, tôn giáo hoàn thành ba chức năng. Thứ nhất, nó đáp ứng
tính tò mò của con người, giải thích nguồn gốc và sự phát triển của thế giới,
tức đem lại những thứ mà khoa học cố gắng làm bằng phương tiện của mình,
cạnh tranh với khoa học trên bình diện này. Thứ hai, tôn giáo làm giảm bớt
nỗi sợ hãi của con người trước những mối nguy hiểm và những trớ trêu của số
phận, gieo rắc niềm tin vào một kết cục tốt đẹp, xoa dịu nỗi bất hạnh của họ ;
nó thực hiện chức năng này phần lớn nhờ ảnh hưởng của nó, và khoa học ở
đây không thể cạnh tranh với nó. Thứ ba, tôn giáo đem lại những quy định,
đặt ra những cấm đoán và những hạn chế, chức năng này của nó làm cho nó
xa rời nhiều nhất với khoa học vì khoa học thoả mãn với những nghiên cứu
và sự ghi nhận.
3.5

Triết học văn hóa.

Dựa trên siêu tâm lý học của mình, Freud đã xây dựng một kiểu triết học
văn hoá độc đáo, trong đó các tác phẩm nghệ thuật, các quan niệm tôn giáo
hay các thiết chế xã hội được lý giải dựa trên các phương pháp phân tâm học
để giải thích giấc mơ và triệu chứng bệnh tâm thần.
Giống như tâm lý của mỗi cá nhân là sàn diễn hoá trang che đậy những
dục vọng chưa được nhận thức, thì các tác phẩm văn hoá cũng là sản phẩm

của dục vọng vô thức bị che đậy.

11


4.

Kết luận.

Học thuyết phân tâm học của Freud không phải là triết học, nhưng nó có
nguồn gốc triết học hết sức rõ ràng và hơn thế nữa nó chứa đựng nhiều tư
tưởng triết học có giá trị. Nhiều nhà nghiên cứu đánh giá rằng học thuyết của
Freud giải quyết các vấn đề mà chủ nghĩa Marx còn bỏ ngỏ: bên cạnh tư duy
lý luận còn có cái tâm thần vô thức. Do đó việc tiếp thu, kế thừa những kết
quả của phân tâm học nói chung và phân tâm học Freud nói riêng là rất cần
thiết.
Bên cạnh các giá trị như đã thấy, phân tâm học Freud vẫn còn tồn tại nhiều
hạn chế. Trước hết, điểm yếu đầu tiên là phân tâm học không đáp ứng được
các tiêu chí chặt chẽ về tính khoa học. Nhiều nhà phê bình cho rằng, những
thuật ngữ của Freund thiếu chính xác, nó có tính khái niệm tương đối và quá
nhiều ý nghĩa. Hơn nữa, những khái niệm dẫn đường cho học thuyết lại lê thê,
vòng vo. Sự phức tạp về khái niệm này không những làm cho ta khó nắm bắt
học thuyết mà còn làm chậm đi tiến trình đạt đến mức nhận thức cao hơn.
Thứ hai là bản thân học thuyết của Freud cũng tư biện không kém những học
thuyết triết học mà ông vẫn phê phán. Và quan trọng nhất là, có một mâu
thuẫn mà bản thân Freud chưa bao giờ giải quyết được: Nếu như mọi cái có
thể lý giải theo hướng tính dục, nếu mọi thứ bản năng đều là tính dục, thì lực
dồn nén ở đâu ra, cái gì kềm chế tính dục?

12




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×