Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tiêu chí về văn hóa và thiết chế văn hóa cơ sở trong xây dựng nông thôn mới vùng đồng bằng sông Cửu Long: Thành công và thách thức trong giai đoạn tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.71 KB, 4 trang )

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TIÊU CHÍ VỀ VĂN HÓA VÀ THIẾT CHẾ VĂN HÓA CƠ SỞ
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG: THÀNH CÔNG VÀ THÁCH THỨC TRONG GIAI ĐOẠN TỚI
Với quan điểm xây dựng nông thôn “có đời sống văn hoá phong phú, đậm đà
bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới,
nâng cao đời sống nông dân”, văn hoá thể hiện rõ vai trò quan trọng trong việc thực
hiện thành công xây dựng nông thôn mới. Ngay từ khi bắt đầu xây dựng nông thôn
mới, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới
gồm 19 tiêu chí, trong đó có 2 tiêu chí thuộc lĩnh vực văn hóa: tiêu chí thứ 6 (về cơ sở
vật chất văn hóa) và tiêu chí 16 (về văn hóa), vừa thể hiện yêu cầu đạt chuẩn về cơ sở
hạ tầng văn hoá, qua đó hướng tới các nội dung về giá trị cốt lõi của văn hoá.
Sau 10 năm thực hiện, đời sống văn hóa của người dân ở các tỉnh Đông Nam
Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đã được nâng lên rõ rệt, ở khắp các xã, ấp phong
trào văn hóa văn nghệ, các CLB đờn ca tài tử, hát cho nhau nghe, CLB TDTT có điều
kiện để phát triển mạnh, từng bước đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của người dân, qua
đó nâng cao ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, góp phần quan
trọng đổi mới diện mạo ở nông thôn. Các địa phương đã phát huy lợi thế về điều kiện
tự nhiên, về bản sắc văn hóa, về xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển kinh
tế du lịch trong vùng.
Để định hướng cho địa phương trong việc thực hiện tiêu chí số 06 (cơ sở vật chất
văn hóa), đồng thời cũng là cơ hội để hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở ở các
địa phương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng
dẫn. Ngành văn hóa các địa phương đã chủ động tham mưu, đề xuất ban hành các Nghị
quyết, văn bản chỉ đạo, xây dựng các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch dài hạn, ngắn
hạn để phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở.
Gắn với xây dựng nông thôn mới, các thiết chế văn hóa, thể thao tại xã, thôn
ngày càng phát huy được vai trò của mình. Trung tâm Văn hóa-Thể thao và Học tập
cộng đồng cấp xã, Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp là nơi trực tiếp gắn bó với người
dân nhất trong hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở, đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và
là nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, học tập cộng đồng và các hoạt


động vui chơi, giải trí lành mạnh cho nhân dân, đặc biệt là các đối tượng người cao
tuổi, thanh thiếu nhi. Những năm gần đây, nhiều địa phương luôn tìm cách sáng tạo,
đổi mới các mô hình đặc biệt là gắn với cộng đồng. Khi mô hình thiết chế văn hóa gần
với cộng đồng thì sẽ có sức sống mạnh mẽ mang đến luồng gió mới cho hoạt động văn
hóa, thể thao nông thôn. Các Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng,
Nhà Văn hóa - Khu Thể thao ấp đang tập trung xây dựng kế hoạch để hoạt động hiệu
quả với nhiều loại hình sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và giáo dục đa
dạng, phong phú được tổ chức thường xuyên; người dân địa phương được thỏa mãn
nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao và học tập cộng đồng ở cơ sở góp phần nâng cao
đời sống văn hóa, tinh thần của đông đảo quần chúng nhân dân. Các hoạt động của Đài
truyền thanh, sinh hoạt phong trào văn hóa - thể thao của các ngành, đoàn thể xã cũng
được đưa vào Trung tâm tổ chức, từ đó phát huy công năng. Tổ chức bộ máy, trang

57


thiết bị và kinh phí hoạt động ổn định, đảm bảo phục vụ các nhiệm vụ chính trị tại địa
phương, cơ sở.
Một số mô hình tiêu biểu:
Đồng Nai: Là địa phương đã có nhiều hướng đi, cách làm hiệu quả trong việc
phát huy hiệu quả xã hội hóa, mô hình TTVHTT xã Túc Trưng huyện Định Quán đã
được khẳng định trong thực tiễn về hoạt động ở các thiết chế văn hóa, thể thao cấp xã
phong phú, đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Bên cạnh đó, dành sự quan tâm đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa tại các vùng
có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, mô hình Nhà văn hóa cộng đồng dân tộc có
kiến trúc mang dáng dấp của nhà làng của đồng bào ở các ở Tà Lài (huyện Tân Phú),
NVH dân tộc Chơ Ro (xã Phước Bình, huyện Long Thành; xã Xuân Phú, huyện Xuân
Lộc; xã Phú Lý huyện Vĩnh Cửu; ấp Hiệp Nghĩa và xã Túc Trưng, huyện Định Quán),
trưng bày tại các nhà văn hóa những hiện vật gắn với đời sống của đồng bào các dân
tộc, điều này đã đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của đồng báo các dân tộc thiểu

số.
Tây Ninh: Trung tâm văn hóa thể thao huyện Hòa Thành là một trong những
mô hình hiệu quả trong việc xã hội hóa các hoạt động ở cấp huyện tạo sức thu hút
nhân dân tham gia. Đối với thiết chế văn hóa thể thao cấp xã đã dành sự quan tâm đặc
biệt, quy hoạch xây dựng ở vị trí trung tâm, kiến trúc mở, cảnh quan thân thiện, các
hoạt động phong phú, hấp dẫn, quan tâm về kinh phí tổ chức hoạt động thường
xuyên...
Bà Rịa Vũng Tàu: Mô hình thiết chế văn hóa thể thao gắn với nhà truyền thống
tại huyện Đất Đỏ, những hình ảnh trưng bày sinh động về kết quả trước và sau khi xây
dựng nông thôn mới, những hình ảnh về tấm gương tiêu biểu trong cộng đồng: Người
cao tuổi, nông dân có thành tích trong lao động sản xuất, thanh niên có thành tích
trong học tập, phụ nữ gương mẫu; những hình ảnh về phong trào văn hóa, thể thao ở
cộng đồng.... cách làm này tạo sức lan tỏa rất tốt trong công tác tuyên truyền, vận
động, và nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới.
Bến Tre: Mô hình Trung tâm văn hóa cấp tỉnh kết nối với các huyện, các xã, ấp
tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng hàng ngày, hàng tuần tạo nên sức hấp dẫn,
thu hut đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn, hạn chế nhất định:
- Nhiều nơi chưa phát huy tốt công năng của thiết chế văn hóa, chưa thực hiện
đúng chức năng, nhiệm vụ đã được xác lập tại Quyết định của UBND tỉnh cũng như
các Thông tư hướng dẫn của Bộ VHTTDL. Nguyên nhân chủ quan là ở nhiều nơi sự
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, chính quyền ở cơ sở chưa thực sự sát sao
trong chỉ đạo quản lý, điều hành và bản thân các thiết chế chưa năng động sáng tạo
trong tổ chức hoạt động.
- Vị trí xây dựng Trung tâm VHTT&HTCĐ nhiều nơi chưa thực sự đáp ứng
yêu cầu, có rất nhiều địa phương chưa bố trí Trung tâm VHTT&HTCĐ ở vị trí độc lập
mà đặt trong khuôn viên với trụ sở UBND xã hoặc xây dựng xa Trung tâm xã không
thuận lợi để người dân đến sinh hoạt. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho tính hấp
dẫn, sự thu hút người dân đến Trung tâm VHTT&HTCĐ chưa đạt như chúng ta mong
muốn. Ở nhiều nơi thiết chế văn hóa cấp xã chỉ có 01 hội trường đa năng, thiếu sân


58


chơi, bãi tập, thiếu những hoạt động văn hóa khác đa dạng phong phú thu hút người
dân đến tham gia.
- Kinh phí hoạt động nhiều nơi chưa được ngân sách địa phương, cơ sở quan
tâm bố trí.
- Công tác xã hội hóa hoạt động chưa được chú trọng, do đó chưa huy động hết
nguồn lực đóng góp ngoài xã hội nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của TCVHTT cấp
xã, ấp.
- Trung tâm Văn hóa tỉnh và Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện chưa thể
hiện đầy đủ chức năng chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ đối với Trung tâm
cấp xã và Nhà Văn hóa - Khu thể thao ấp.
Đối với tiêu chí 16, xác định người dân là chủ thể trong sáng tạo và hưởng thụ
các giá trị văn hóa, công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở luôn gắn bó mật thiết
với cộng đồng dân cư. Trong đó Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa” là nhiệm vụ cốt lõi, 05 nội dung 7 phong trào cùng với 19 tiêu chí xây dựng
nông thôn mới đã bao trùm, tác động đến mọi lĩnh vực, thành phần xã hội. Ở các tỉnh
Đông Nam Bộ và ĐBSCL với nhiều cách làm sáng tạo phù hợp với đặc thù của các địa
phương, nhiều gương điển hình trong mọi lĩnh vực được suy tôn ở các cấp, nhiều đơn
vị cấp xã, cấp ấp xây dựng được phong trào văn hóa, văn nghệ đã và đang là hạt nhân
cho đời sống văn hóa ở vùng nông thôn ngày càng phong phú; các hoạt động thể dục,
thể thao phát triển, nhất là phong trào thể thao quần chúng.
Bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế:
- Công tác tuyên truyền, vận động thường rầm rộ lúc đầu, các nội dung, hình
thức tuyên truyền ở cơ sở còn sơ sài, việc biểu dương các điển hình cá nhân, tập thể chưa
kịp thời. Công tác báo cáo còn bệnh thành tích, kết quả báo cáo chưa phản ánh đúng
thực tế.
- Phương thức lãnh đạo, quản lý ở một số địa phương còn chậm đổi mới, công

tác chỉ đạo, triển khai thực hiện ở một số địa phương còn chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ;
trong đánh giá, bình xét các danh hiệu văn hóa còn mang tính hình thức, chất lượng
các danh hiệu văn hóa chưa cao; một số chỉ tiêu tuy đạt nhưng còn thiếu bền vững,
chất lượng chưa cao.
- Kết quả công nhận giữ vững danh hiệu Làng văn hóa còn khiêm tốn, có nơi
còn để phát sinh tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình.... dẫn đến việc không giữ vững danh
hiệu. Việc bình xét các danh hiệu còn qua loa, hình thức, đối phó.
- Có hiện tượng mặc dù đời sống vật chất nâng cao hơn song đời sống văn hóa
tinh thần của người nông dân lại nghèo đi, tính cố kết cộng đồng lỏng lẻo, thiếu bền
chặt, nhiều giá trị đạo đức bị lung lay, có biểu hiện không gian nông thôn truyền thống
đang bị phá vỡ; chênh lệch về đời sống vật chất và tinh thần giữa nông thôn và thành
thị còn lớn; mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường, mâu thuẫn xã hội gia tăng...
Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được cần quan tâm đến những giải pháp
sau:
- Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về công tác văn hóa, thể
thao, du lịch và gia đình.

59


- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của
xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa… đến nhân dân thông qua nhiều
hình thức và biện pháp, phát huy tốt quyền làm chủ của nhân dân, phong trào vì lợi ích
của dân, thực hiện bằng sức dân, do dân tự quản, tự nguyện bàn bạc dưới sự lãnh đạo của
các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương.
- Khuyến khích và thường xuyên tổ chức các hoạt động xã hội, văn hóa, văn
nghệ, thể dục, thể thao ở cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa
truyền thống tốt đẹp; Tiếp tục phát huy nhân rộng các mô hình và phối hợp với các
ngành thực hiện hiệu quả các phong trào phát động tại địa phương.
- Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và tập huấn về kiến

thức xây dựng nông thôn mới cho đội ngũ cán bộ trực tiếp chỉ đạo và thực hiện ở xã,
ấp.
- Kịp thời biểu dương, khen thưởng gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc; khen
thưởng cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng nông thôn mới, xây dựng đóng
góp cho các phong trào ở địa phương.
- Hoàn thiện bộ máy tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống thiết
chế văn hóa, thể thao ở nông thôn nhằm nâng cao đời sống văn hóa cơ sở và là tụ điểm
sinh hoạt văn hóa, vui chơi thể thao đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hóa của
nhân dân, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc địa phương.
- Phát huy giá trị di sản văn hóa góp phần giữ gìn bản sắc, giáo dục truyền thống và
phát triển du lịch. Chú ý khai thác lợi thế vùng, Đông Nam Bộ có tiềm năng du lịch
sinh thái, Đồng bằng Sông Cửu Long đẹp bởi vẻ sự mộc mạc và đặc trưng sông nước
miệt vườn. Nổi trội của vùng hiện nay là du lịch tham quan sông nước, miệt vườn, du
lịch sinh thái, du lịch cộng đồng trải nghiệm đời sống cùng người dân. Cần xác định rõ
quan điểm phát triển du lịch phải đảm bảo tính bền vững về môi trường, về văn hóa,
kinh tế, trong đó việc phát huy hiệu quả hoạt động, đa dạng hóa các loại hình sinh hoạt
văn hóa ở các thiết chế văn hóa là góp phần tôn vinh nét đặc sắc văn hóa vùng, tạo
điều kiện để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch./.

60



×