Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đánh giá thành tựu 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tiền Giang - Những kinh nghiệm, cách làm hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.94 KB, 5 trang )

UBND TỈNH TIỀN GIANG
ĐÁNH GIÁ THÀNH TỰU 10 NĂM THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH MỤC
TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
TIỀN GIANG - NHỮNG KINH NGHIỆM, CÁCH LÀM HIỆU QUẢ

1. Đặc điểm tình hình:
Tiền Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm dọc theo bờ bắc
sông Tiền, dòng sông bao đời mang nặng phù sa vun bồi cho những vườn cây ăn trái
xanh tươi, bốn mùa trĩu quả, là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên các trục giao thông
thủy, bộ quan trọng của khu vực, nối liền các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với thành
phố Hồ Chí Minh và là cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh ven sông Tiền và Campuchia.
Đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, Tiền Giang được xem là cầu nối du lịch giữa thành phố
Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Tiếp tục kế thừa những thành quả từ lãnh đạo, điều hành và công sức lao động
của nhân dân tỉnh nhà trong suốt quá trình phát triển, bằng sự nổ lực vươn lên mạnh mẽ
với tinh thần trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị và sự miệt mài lao động của từng
người dân và doanh nghiệp tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh trong những năm qua phát
triển theo xu thế năm sau cao hơn năm trước và luôn ở nhóm những tỉnh phát triển khá
cao của vùng Đồng bằng sông Cửu long; năm 2018 đạt kết quả tốt nhất trong 3 năm qua:
tăng trưởng GRDP ở mức 7,24%, đạt 46,9 triệu đồng/ người/ năm; thu nội địa của thu
ngân sách đạt hơn 8.700 tỷ đồng, tăng gần 1.400 tỷ đồng, tương đương 19% so với năm
2017; xuất khẩu đạt 2,86 tỉ USD; số doanh nghiệp đang hoạt động trên 5.000 doanh
nghiệp; độ bao phủ Bảo hiểm y tế đạt 82,5%, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 3,41%; tội phạm
về trật tự xã hội giảm gần 18%; tai nạn giao thông được kéo giảm cả ba tiêu chí gần
20%;
2. Những kết quả đạt đƣợc đối với Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới:
Cũng như các tỉnh khác ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Tiền Giang
khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới với
nhiều khó khăn, xuất phát điểm của các xã trong tỉnh thấp. Tuy nhiên, với sự vào
cuộc quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể từ


tỉnh đến cơ sở và sự hưởng ứng, tham gia tích cực của người dân nên sau hơn 09 năm
thực hiện kết quả đạt được đối với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn tỉnh là rất đáng trân trọng. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh
có 72 xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới (chiếm 50% số xã trên
địa bàn tỉnh; tăng thêm 60 xã so với thời điểm cuối năm 2015); Số tiêu chí đạt bình
quân toàn tỉnh là 15,7 tiêu chí/xã (tăng thêm 10 tiêu chí so với thời điểm năm 2010 và
tăng thêm 4,2 tiêu chí so với thời điểm cuối năm 2015); không còn xã nào đạt dưới 05
tiêu chí; không có phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới;
kết quả đạt được của các xã đã được công nhận nông thôn mới đảm bảo đúng thực chất
(không có tình trạng cho nợ tiêu chí khi thẩm định, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn
mới).

133


Với những kết quả trên tỉnh Tiền Giang đã thực hiện đạt chỉ tiêu nghị quyết của
Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh đề ra đến năm 2020 và và vượt chỉ tiêu của Trung
ương giao tại Quyết định số 1865/QĐ-TTg ngày 23/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ
về việc giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 20162020 (chỉ tiêu giao đến năm 2020 tỉnh Tiền Giang phải đạt 70 xã); các nội dung xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đã ngày càng đi vào chiều sâu, hướng tới sự bền
vững.
3. Một số chủ trƣơng, chính sách; những quyết định, chỉ đạo mang tính đột
phá góp phần thực hiện thành công Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn tỉnh:
Về quan điểm chỉ đạo chung: trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Tiền Giang
luôn xác định con người là nhân tố quyết định; đặc biệt là vai trò của người đứng đầu
ở cấp xã (Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã); đòi hỏi người đứng đầu phải
có tâm, có tầm; đồng thời xác định xây dựng nông thôn mới là để đáp ứng nhu cầu,
nguyện vọng của người dân, góp phần nâng cao đời sống và tinh thần của người dân ở
nông thôn; một khi người dân đồng thuận, đồng lòng và mong muốn xây dựng xây

dựng nông thôn mới thì cấp ủy, chính quyền địa phương đó phải có trách nhiệm và
quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Nếu Lãnh đạo không có đủ khả năng
và không quyết tâm thực hiện thì sẽ thay thế.
Về bố trí, hỗ trợ và huy động nguồn lực nguồn lực:
Công tác rà soát, đánh giá thực trạng, đánh giá khả năng phấn đấu đạt chuẩn
nông thôn mới của các xã tại các được thực hiện rất nghiêm túc; Việc đánh giá, lựa
chọn các xã có khả năng phấn đấu đạt chuẩn qua từng năm rất rõ ràng, cụ thể. Trên cơ
sở đó, việc xác định danh mục các công trình hạ tầng kỹ thuật để đưa vào kế hoạch
đầu tư công trung hạn làm cơ sở huy động, bố trí nguồn lực để thực hiện theo quy
định; góp phần quan trọng trong việc thực hiện các tiêu chí thuộc nhóm hạ tầng tại các
xã theo kế hoạch, lộ trình đề ra (nhất là đối với tiêu chí cần vốn đầu tư lớn như Trường
học).
Để khắc phục tư tưởng, tâm lý trông chờ và ỷ lại sự hỗ trợ từ ngân sách cấp trên
và chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, lộ trình, huy động các nguồn lực để thực
hiện xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh đã báo
cáo và đề xuất Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày
14/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chi phân bổ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
xây dựng nông thôn mới cấp xã trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2018-2020.
Theo đó, tỉnh sẽ hỗ trợ cho các địa phương ít nhất 13 tỷ đồng/xã để thực hiện đầu tư cơ
sở hạ tầng thuộc 04 tiêu chí: giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, cơ sở hạ tầng
thương mại nông thôn (đối với các xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn trong giai đoạn
2018-2020); trách nhiệm của địa phương (cấp huyện, xã và cộng đồng dân cư) phải
huy động nguồn lực của mình để đảm bảo thực hiện các tiêu chí trên theo quy định.
Đây là một trong những chính sách, chủ trương mang tính đột phá và tạo được động
lực, tính năng động, sáng tạo và huy động nguồn lực của địa phương trong việc thực
hiện Chương trình; góp phần hoàn thành chỉ tiêu về số xã đạt chuẩn trên địa bàn tỉnh
sớm hơn 01 năm (đến nay đã có 67 xã được hưởng chính sách này 34 xã được công
nhận đạt chuẩn nông thôn mới và các xã còn lại sẽ phấn đấu hoàn thành trong năm
2020).


134


Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Chương trình, tỉnh Tiền Giang gặp
rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện tiêu chí điện do kinh phí để đầu tư lưới
điện trung và hạ thế để các xã đạt tiêu chí điện phụ thuộc vào kế hoạch đầu tư và khả
năng bố trí vốn đầu tư của ngành điện. Do đó, để đảm bảo tiến độ và mục tiêu đối với
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh; Ủy ban
nhân dân tỉnh đã thỏa thuận với Tổng Công ty Điện lực Miền Nam tam ứng vốn từ
ngân sách địa phương để Công ty Điện lực Tiền Giang triển khai thi công lưới điện
trung và hạ thế tại các xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn theo kế hoạch, lộ trình đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt sau đó ngành điện có trách nhiệm hoàn trả dần trong thời
gian 5 năm (mỗi năm 20%). Đây là một trong những quyết định, giải pháp mang tính
đột phá góp phần để tỉnh Tiền Giang thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch trước hơn
01 năm.
Đối với việc duy trì và nâng chất tiêu chí đạt đƣợc tại các xã nông thôn
mới: Xác định xây dựng nông thôn mới có điểm bắt đầu và không có điểm kết thúc.
Do đó, để đảm bảo các xã sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới tự hài
lòng với kết quả đạt được; việc tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo và có kế hoạch duy trì, nâng
chất các tiêu chí đã đạt được ít được quan tâm. Tỉnh Tiền Giang đã và đang thực hiện
cộng điểm thưởng, điểm trừ vào kết quả tổng điểm thực hiện chỉ tiêu thi đua kinh tế xã
hội đối với việc duy trì, cũng cố và nâng chất các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới (cụ
thể: trên cơ sở kết quả thẩm định, đánh giá đối với các xã đã được công nhận đạt
chuẩn nông thôn mới của Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh và các sở, ngành tỉnh được
phân công phụ trách tiêu chí; nếu mỗi xã không duy trì và giữ vững 19 tiêu chí theo
quy định sẽ bị trừ 02 điểm, nếu duy trì và nâng chất so với mức độ so với quy định thì
mỗi xã sẽ được cộng 01 điểm thưởng. Đối với các xã nếu không giữ vững 19 tiêu chí
thì Ủy ban nhân dân tỉnh không khen thưởng: Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh,
Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Danh hiệu tập thể lao động xuất sắc
đối với thành tích kinh tế xã hội của năm đó).

4. Những tồn tại, hạn chế:
Mặc dù đạt được nhiều kết quả nổi bật, nhưng quá trình xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn tỉnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần có giải pháp khắc phục trong
giai đoạn tới, đó là:
- Kết quả xây dựng nông thôn mới giữa các huyện, thành, thị chưa thật sự đồng
đều nhau và có sự chênh lệch khá lớn; có đơn vị cấp huyện chưa có xã đạt chuẩn nông
thôn mới (huyện Tân Phú Đông), có nhiều đơn vị cấp huyện có số xã và tỷ lệ xã đạt
chuẩn thấp so với các địa phương khác (Châu Thành, Cái Bè, Tân Phước).
- Vẫn còn địa phương nặng về hình thức, mới quan tâm đến việc đạt được các mục
tiêu, chưa quan tâm đến chất lượng của việc đạt chuẩn; nhiều tiêu chí, kết quả thực hiện
còn chưa thật sự bền vững (môi trường, an ninh trật tự,…); một số nơi mức thu nhập bình
quân còn hạn chế, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững và vẫn còn để xảy ra tình
trạng tái nghèo.
- Tình hình an ninh trật tự xã hội chưa thực sự bền vững, trong đó, các vụ trọng
án phức tạp có xu hướng gia tăng và chưa được kiềm chế triệt để, làm ảnh hưởng
không nhỏ đến đời sống của người dân, cũng như kết quả xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn.
- Một số địa phương có biểu hiện hài lòng với kết quả đã đạt được, phong trào

135


xây dựng nông thôn mới có dấu hiệu chững lại đối với các xã đã được công nhận đạt
chuẩn nông thôn mới; vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nguồn lực của cấp trên.
5. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế:
- Những địa phương có tỷ lệ số xã đạt chuẩn còn thấp, nguyên nhân chủ yếu là do
địa bàn rộng, địa hình phức tạp, kênh rạch nhiều, nền đất yếu, nên việc đầu tư xây dựng
các công trình hạ tầng rất khó khăn, suất đầu tư lớn. Bên cạnh đó, nhận thức của một số
cán bộ, đảng viên và nhân dân ở một số nơi chưa cao, chưa thể hiện quyết tâm mạnh mẽ,
còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của ngân sách Nhà nước.

- Trong những năm gần đây, tình hình thời tiết diễn biến bất thường, thiên tai, bão,
lũ lụt xảy ra nhiều; tình trạng xâm nhập mặn; dịch bệnh ở gia súc, gia cầm xảy ra và diễn
biến phức tạp,… ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân, làm cho
việc xây dựng nông thôn mới có nơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thiếu bền vững.
- Giai đoạn trước năm 2016, nhiều Chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai
đồng thời ở trên địa bàn, làm cho nhiều địa phương lúng túng trong việc lồng ghép các
nguồn lực, dẫn đến mạnh chương trình nào, chương trình đó làm, đầu tư phân tán, thiếu
đồng bộ.
6. Những bài học kinh nghiệm:
Trên cơ sở kết quả thành công trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đến thời điểm hiện tại có thể rút ra
một số bài học kinh nghiệm sau:
- Để thực hiện thành công Chương trình xây dựng nông thôn mới, việc xây
dựng, triển khai các mô hình điểm có vai trò rất quan trọng, giúp đúc kết, phát hiện
cách làm hay, ý tưởng sáng tạo, làm cơ sở nhân rộng, tạo sự lan tỏa tới các địa bàn
khác. Song song với việc xây dựng mô hình điểm, phải có hệ thống chính sách đủ
mạnh để hỗ trợ chính quyền, nhân dân các địa phương, đồng thời, thu hút được sự
tham gia, hưởng ứng của các cấp, các ngành và toàn xã hội.
- Vai trò của cán bộ chủ chốt là hết sức quan trọng, nhất là trong công tác luân
chuyển và bố trí cán bộ chủ chốt ở cơ sở. Thực tiễn cho thấy,ở những nơi nào, người
đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đoàn thể thực sự tâm huyết, trách nhiệm, vào cuộc
thường xuyên, quyết liệt, sẽ tạo ra sự chuyển biến rõ nét.
- Việc phát huy tốt vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới
là hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định chính đến kết quả xây dựng nông thôn
mới. Phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ
hưởng” là kim chỉ nam cho quá trình xây dựng nông thôn mới bền vững. Đặc biệt, việc
lấy ý kiến hài lòng của người dân khi xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đã tạo
ra hiệu ứng rất tốt trong xã hội, giúp chính quyền các cấp có cơ sở khi quyết định công
nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; bên cạnh đó, những
vấn đề người dân chưa hài lòng, chính là kênh thông tin quan trọng để cấp ủy, chính

quyền các cấp đưa ra giải pháp, cam kết tiến độ xử lý để đảm bảo xây dựng nông thôn
mới bền vững.
- Trong công tác chỉ đạo, điều hành xây dựng nông thôn mới, phải phân công
trách nhiệm rõ ràng cho từng cấp, từng ngành; đồng thời, nếu nhịp nhàng trong công
tác điều phối chung, sẽ tạo sức mạnh tổng hợp. Bên cạnh đó, việc phân cấp mạnh mẽ
cho chính quyền các cấp đã tạo ra sức sáng tạo ở mỗi địa phương, trong đó, vai trò chỉ

136


đạo, vào cuộc của chính quyền cấp huyện có ý nghĩa quan trọng góp phần đẩy nhanh
tiến độ xây dựng nông thôn mới.
- Việc xây dựng nông thôn mới không chỉ máy móc thực hiện theo quy định và
hướng dẫn chung, mà cần có sự linh hoạt, vận dụng sáng tạo phù hợp với điều kiện
thực tiễn của từng địa phương.
- Trong điều kiện nguồn lực hỗ trợ trực tiếp của ngân sách nhà nước có hạn,
phải đa dạng hóa việc huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế (doanh nghiệp,
tín dụng, đóng góp của nhân dân,....); đồng thời, mỗi địa phương cần chủ động lồng
ghép có hiệu quả nguồn lực từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn để phục vụ
xây dựng nông thôn mới.
- Đối với Chương trình xây dựng nông thôn mới,việc chú trọng kiện toàn, củng
cố tổ chức bộ máy tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp là một giải pháp quan
trọng tạo nên thành công. Chính việc có bộ máy chuyên trách, chuyên nghiệp mạnh
dạn nghiên cứu, tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách đủ mạnh đã góp phần đẩy
nhanh tiến độ, chất lượng và hiệu quả xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.
7. Một số đề xuất, kiến nghị:
- Đề nghị Bộ Xây dựng có hướng dẫn thêm về việc điều chỉnh tổng thể quy
hoạch xây dựng nông thôn mới do các đồ án hiện nay lập đã đến hết giai đoạn thực
hiện (2010-2020) trong khi các đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới được thực
hiện theo Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày

28/10/2011 (có nội dung “Quy hoạch sản xuất”, “quy hoạch Đối với trung tâm xã”),
giai đoạn hiện nay tổ chức lập theo Luật Xây dựng năm 2014 và Thông tư
02/2017/TT-BXD của Bộ Xây dựng (bao gồm 02 cấp độ quy hoạch là quy hoạch
chung xây dựng xã quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn).
- Kiến nghị Bộ Công Thương chỉ đạo Tổng Công ty Điện lực miền Nam bố trí
vốn và thực hiện đầu tư cải tạo, phát triển lưới điện nông thôn đạt tiêu chí số 4 về điện
cho 36 xã còn lại của tỉnh Tiền Giang.
- Đề nghị các cơ quan Trung ương hoàn tất công tác tổng kết Chương trình vào
cuối năm 2019 đồng thời ban hành Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2021-2025 cùng với các văn bản hướng dẫn có liên quan ngay trong quý 2/2020
làm cơ sở để các địa phương ban hành các nghị quyết, Chương trình, kế hoạch thực
hiện (gắn với việc xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn gia đoạn 2021-2025)
nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả ngay từ đầu năm 2021./.

137



×