Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kết quả 10 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2010-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.49 KB, 4 trang )

UBND TỈNH HẬU GIANG
KẾT QUẢ 10 NĂM THỰC HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2010-2020
Thực hiện chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới tỉnh Hậu Giang
mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về nguồn lực, điều kiện tự nhiên, thời tiết, cơ chế
quản lý,... Nhưng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia các cấp đã triển
khai quyết liệt, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh; sự nỗ lực của
các cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể quần chúng và nhân
dân trong tỉnh. Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới đã đạt được một số
kết quả nhất định.
Qua gần 10 năm thực hiện đến nay tỉnh Hậu Giang đã có 29/53 xã đạt chuẩn
nông thôn mới, đạt 54,72% (Nếu tính luôn xã Vĩnh Viễn là 30/54 xã, vì Vĩnh Viễn đã
lên thị trấn tháng 5 năm 2019); so với xuất phát điểm năm 2011 là tăng 29 xã, so với
kết thúc giai đoạn 1 (năm 2015) là tăng 16 xã, 01 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông
thôn mới (thị xã Ngã Bảy), số tiêu chí bình quân là 15,6 tiêu chí/xã, tăng 1,56 tiêu chí
so với giai đoạn 2011-2015 là 14,04 tiêu chí/xã và các xã còn lại hiện đạt từ 8 tiêu chí
trở lên, hiện có 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, tăng 100% so với giai đoạn
2011-2015. Riêng đối với chỉ tiêu Trung ương giao thì đối với số xã được công nhận
đạt chuẩn nông thôn mới (30 xã): Đến nay có 29 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt
96,67% so với kế hoạch. Khả năng cuối năm 2020, tỉnh có 31 xã đạt chuẩn nông thôn
mới, đạt vượt 103% chỉ tiêu giao; đối với số huyện đạt chuẩn nông thôn mới (02 đơn vị
cấp huyện): Hiện tỉnh có 01 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 50% kế
hoạch. Khả năng đến năm 2020 công nhận thêm 02 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông
thôn mới, đạt 150% chỉ tiêu được giao; số tiêu chí bình quân/xã (17,04), hiện đạt 15,6
tiêu chí/xã đạt 91,54% chỉ tiêu Trung ương giao đến năm 2020. Dự kiến đến năm 2020
là 17,04 tiêu chí/xã. Đặc biệt đối với Nghị quyết của Tỉnh ủy và Kế hoạch của UBND
tỉnh giai đoạn 2016-2020, có 50% số đạt chuẩn (27 xã): đến nay có 29 xã đạt chuẩn,
đạt 107,4% và về sớm hơn 01 năm so với chỉ tiêu của Nghị Quyết của Tỉnh ủy và Kế
hoạch của UBND tỉnh. Ngoài ra tỉnh còn được Tổ chức Quỹ Toàn cầu hóa nông
thôn mới SGF đã hỗ trợ thực hiện 2 làng nông thôn mới, mỗi làng được đầu tư các
công trình nhà văn hóa, trang trại và các trang thiết bị phục vụ sản xuất nông


nghiệp .v.v. với tổng kinh phí khoảng 8 tỷ đồng.
Với kết quả trên, nông thôn Hậu Giang có sự chuyển biến tích cực, đổi mới rõ
nét, có ý nghĩa lớn tạo dấu ấn mới trong cuộc cách mạng về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn theo tinh thần Nghị quyết số 26 của Trung ương, với nhiều kết quả nổi bật,
góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của tỉnh như: Thu nhập bình quân đầu người
toàn tỉnh tăng từ 13,18 triệu đồng năm 2010 lên 37,887 triệu 2018 và dự kiến cuối năm
2019 đạt trên 41 triệu đồng, riêng các xã nông thôn mới đều đạt trên 41 triệu đồng; Tỷ
lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 8,92% năm 2010, năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo 7,18% đánh
giá theo chuẩn nghèo đa chiều, đối với các xã nông thôn mới đều dưới 4%; Tỷ lệ lao
động có việc làm sau đào tạo nghề tăng từ 40,1% năm 2010 lên 49,18% năm 2018; Tỷ
lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế toàn tỉnh trên 83,6% tính đến ngày 30/7/2019,
riêng các xã nông thôn mới đều đạt trên 85%; Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh
theo quy chuẩn Quốc gia tăng từ 81,8% lên 96,6%.

125


Trong giai đoạn 2010-2019 đã thực hiện sửa chữa, cải tạo, nâng cấp và bê tông
hóa trên 651,1 km đường, 357 cây cầu, tổng kinh phí 2.213,39 tỷ đồng trong đó vốn
ngân sách 740,62 tỷ đồng. Nguồn ngân sách trung ương phân bổ trực tiếp để đầu tư
tiêu chí giao thông là 93,14 tỷ đồng thực hiện. Ngoài ra toàn tỉnh có 52/53 xã có đường
ô tô về đến trung tâm xã, đạt 98,1% và 407/407 ấp có đường xe 2 bánh đi lại được
trong 2 mùa mưa nắng, đạt 100%.
Người dân nhận thức tương đối đầy đủ, rõ ràng về quyền lợi, nghĩa vụ, trách
nhiệm, vai trò chủ thể của mình trong xây dựng nông thôn mới, từ đó tích cực đóng
góp ngày công lao động, vật chất, tự nguyện hiến đất tham gia xây dựng nông thôn
mới, Nhân dân đã hiến đất, đóng góp ngày công lao .v.v. để làm đường giao thông,
nhà văn hóa ấp và các công trình khác thuộc Chương trình MTQG xây dựng Nông
thôn mới.
Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp được quan tâm đầu tư cùng với việc

thực hiện các chương trình, dự án về nông nghiệp, đặc biệt là Đề án tái cơ cấu ngành
nông nghiệp đã giúp sản xuất nông nghiệp có những bước phát triển mới, đã tạo ra
những vùng sản xuất chuyên canh, có một số sản phẩm đặc trưng, mô hình liên kết gắn
sản xuất với tiêu thụ sản phẩm được chú trọng góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế,
nhờ đó đời sống nhân dân từng bước được nâng cao.
Ngoài ra, nhằm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới
một cách hiệu quả, chất lượng cũng như đẩy mạnh các phong trào xây dựng Nông
thôn mới tại các địa phương, tỉnh đã ban hành Kế hoạch Phát động phong trào thi đua
“Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hậu Giang chung sức xây dựng nông thôn mới”
giai đoạn 2011–2020, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô
thị văn minh” gắn với giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2017-2020, thực hiện cuộc vận
động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được các cấp, các
ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội từ cấp tỉnh đến cơ sở tích cực thực hiện, từ đó
xuất hiện nhiều mô hình hay, hiệu quả như: “Khu dân cư thực hiện hài hòa xóa đói giảm
nghèo và bảo vệ môi trường“, “Tổ nhân dân tự quản kiểu mẫu“, “5 không - 3 sạch”, mô
hình “6 không - 3 sạch”, Sở Công Thương phát động kế hoạch “Ngành Công thương
chung sức xây dựng nông thôn mới”. Song song đó, cuộc vận động phong trào “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn
mới” luôn được Ban chỉ đạo Phong trào tỉnh quan tâm chỉ đạo, tổ chức cuộc thi “Mô
hình có cảnh quang, môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp”, hiện đã thực hiện lần thứ 6
giai đoạn 2017-2018 và đang triển khai 7 giai đoạn 2019-2020. Bộ Chỉ huy quân sự
tỉnh có phong trào thi đua “Lực lượng vũ trang tỉnh chung sức xây dựng nông thôn
mới”, mô hình “Trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ lực lượng Dân quân tự vệ, dự bị
động viên trong xây dựng nông thôn mới tại gia đình”,... Qua đó, nhận thức của cán bộ
và người dân về xây dựng nông thôn mới đã có chuyển biến rõ rệt, xây dựng nông thôn
mới đang trở thành phong trào rộng khắp trong toàn tỉnh.
Bên cạnh những thuận lợi để đạt được kết quả trên thì Hậu Giang cũng gặp
không ít những khó khăn trong thời gian qua, cụ thể như sau:
- Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 với nhiều tiêu chí được bổ
sung nội dung, điều chỉnh nâng cao, đòi hỏi mức độ hoàn thành phải cao hơn. Đây là

nhu cầu khách quan phục vụ nhu cầu phát triển của xã hội nhưng cũng là thách thức
lớn đối với nhiều địa phương, đặc biệt trong thực hiện các tiêu chí: Hộ nghèo, Tổ chức
sản xuất, Y tế. Do đó có rất nhiều xã bị rớt tiêu chí đã đạt, và không hoàn thành các

126


tiêu chí đã đăng ký thực hiện, dẫn đến tiêu chí bình quân toàn tỉnh còn thấp.
- Mặc dù công tác tuyên truyền đã hiệu quả, thu hút và tạo ý thức cao đối với cả hệ
thống chính trị và quần chúng nhân dân trong tham gia xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên,
vẫn còn số ít cán bộ và người dân chưa thấu hiểu hết mục đích, nội dung Chương trình nên
trong tham gia thực hiện còn hời hợt, thiếu chủ động.
- Xây dựng nông thôn mới thì vai trò địa phương cơ sở là quyết định, nhưng hiện
tại vẫn còn một số địa phương chưa quyết liệt trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
Chương trình. Một số địa phương, nhất ở cơ sở còn lúng túng; một bộ phận cán bộ
lãnh đạo địa phương chưa thật sự vào cuộc, thiếu sự năng động, sáng tạo, có tâm lý
trông chờ cấp trên.
- Việc xã hội hóa nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương còn khó
khăn do thu nhập người dân nông thôn còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, vốn huy động từ
các doanh nghiệp hạn chế, đặc biệt khó khăn ở các huyện vùng sâu.
- Mặc dù hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhất là về giao thông và cơ sở vật chất
văn hóa đã được đầu tư xây dựng nhưng trong quản lý và khai thác sử dụng còn nhiều
bất cập, chưa chặt chẽ và thiếu tinh thần trách nhiệm, một số công trình cơ sở hạ tầng
trên địa bàn các xã nông thôn mới xuống cấp.
- Bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp thiếu cán bộ chuyên trách nên công tác
tham mưu chưa được phát huy tốt nhất, các sở, ngành chưa phân công rõ cán bộ tham
mưu cho lãnh đạo ngành phụ trách các tiêu chí, thường xuyên thay đổi. Nên chế độ
thông tin, báo cáo định kỳ của các các sở, ngành và Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã,
thành phố thiếu tính thường xuyên, thiếu tính kịp thời và chưa đầy đủ, chưa phản ánh
được tình hình triển khai thực hiện của địa phương.

- Vấn đề vệ sinh môi trường bước đầu được quan tâm tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn
đề bức xúc, các khu vực nông thôn chưa được bố trí tuyến thu gom nên phần lớn là do các
hộ gia đình tự thu gom và xử lý bằng phương pháp đốt hoặc chôn lấp tại gia đình, còn lại
một phần được thu gom bởi công ty Công trình đô thị. Do đó vẫn còn tình trạng người dân
khu vực nông thôn vứt rác bừa bãi vào môi trường công cộng.
- Hướng dẫn theo tiêu chí phân bổ vốn của Trung ương còn mang tính dàn trải, rất
khó khăn cho địa phương trong việc bố trí vốn để thực hiện đạt được các mục tiêu,
nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch.
Để thời gian tới và nhất là giai đoạn 2021-2030 thực hiện Chương trình thuận lợi
và hiệu quả hơn, Hậu Giang có một vài đề xuất như sau:
1. Đối với tổ chức bộ máy
Để đảm bảo đi vào hoạt động một các có hiệu quả theo các chức năng, nhiệm vụ
thì cần phải có cơ cấu tổ chức bộ máy Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp có
vị trí tương xứng, đủ tầm để thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ theo quy định, nhất
là hiện nay Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là chương trình
tổng hợp của nhiều nhiệm vụ của các chương trình mục tiêu quốc gia khác trước đây
lồng ghép vào. Vì vậy đề nghị Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương tham
mưu Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, quy định và ban hành một số nội
dung sau:
- Văn phòng điều phối nông thôn mới cấp tỉnh là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh,
tương đương cấp sở.

127


- Văn phòng điều phối nông thôn mới cấp tỉnh cần có cơ cấu tổ chức bộ máy các
phòng, bộ phận chuyên môn trực thuộc.
- Quy định rõ số lượng biên chế công chức chuyên trách và kiêm nhiệm theo
từng cấp (tỉnh, huyện) của Văn phòng điều phối nông thôn mới làm cơ sở để tỉnh chỉ
đạo bố trí đảm bảo đủ nhân lực tối thiểu để thực hiện Chương trình.

- Đối với chế độ kiêm nhiệm cần quy định chế độ phụ cấp kiêm nhiệm cho công
chức kiêm nhiệm thành viên Văn phòng Điều nông thôn mới các cấp (tỉnh, huyện), để
có cơ sở thực hiện.
2. Đối với nguồn lực
- Hậu Giang triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
đến cuối nhiệm kỳ sẽ vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, nguồn vốn của tỉnh có hạn,
trong khi nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia trung hạn giai đoạn 2016 – 2020
của tỉnh còn lớn nhưng chưa được trung ương bổ sung. Để đảm bảo tiến độ thực hiện
cũng như giải ngân vốn theo kế hoạch, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét bổ
sung cho tỉnh trong năm 2019: 70.000 triệu đồng và sớm phân bổ phần còn lại vào
năm 2020.
- Do đặc thù của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nên hệ thống sông ngòi chằng
chịt, giao thông nông thôn, cơ sở vật chất trường học, văn hóa xuống cấp, phát triển
nông nghiệp còn nhỏ lẻ chưa được tập trung, giai đoạn 2021-2030 đề nghị Trung ương
phân bổ vốn nhiều hơn để tạo điều kiện cho Hậu Giang phát triển và hoàn thành các
mục tiêu, chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao.
Trên đây là tham luận của Hậu Giang, cuối lời thay mặt tỉnh Hậu Giang kính
chúc đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng
lãnh đạo các Bộ, ban ngành Trung ương, Lãnh đạo các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu
Long, Nam Trung Bộ và các quý vị đại biểu, các vị khách quý đã về dự Hội nghị lời
chúc sức khỏe, hạnh phúc, chúc Hội nghị thành công tốt đẹp./.

128



×