Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và chiều dài, cân nặng của trẻ sơ sinh tại tỉnh Bình Dương năm 2012-2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.27 KB, 6 trang )

VIỆN

S

EC
KHỎ ỘNG
G
ỒN
Đ

ỨC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA BÀ MẸ VÀ CHIỀU DÀI,
CÂN NẶNG CỦA TRẺ SƠ SINH TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG
NĂM 2012 - 2013


TÓM TẮT:
Đặt vấn đề: Thiếu năng lượng trường diễn (TNLTD),
thiếu máu ở phụ nữ có thai, trẻ sinh nhẹ cân, suy dinh dưỡng
(SDD) là những vấn đề sức khỏe cộng đồng; Tình trạng dinh
dưỡng (TTDD) của bà mẹ có liên quan chặt chẽ đến TTDD
và sức khỏe của trẻ em không chỉ ở trước và sau khi sinh mà
còn tiếp tục đến giai đoạn phát triển sau này. Các bà mẹ bị
TNLTD, thiếu máu có nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân cao; bà mẹ
có chiều cao thấp nguy cơ sinh trẻ có chiều dài khi sinh ngắn.
Những trẻ khi sinh nhẹ cân và chiều dài sơ sinh ngắn có nguy
cơ cao bị suy dinh dưỡng thấp còi và khi trưởng thành bị
thiếu năng lượng trường diễn và chiều cao thấp. Mục tiêu
nghiên cứu: Mô tả thực trạng dinh dưỡng và tìm hiểu mối


liên quan giữa TTDD của mẹ với chiều dài, cân nặng của
trẻ khi sinh tại tỉnh Bình Dương năm 2012. Phương pháp:
Nghiên cứu thuần tập tiến cứu thực hiện trên 945 phụ nữ
mang thai tại huyện Thuận An,Tân Uyên và thị xã Thủ Dầu
Một tỉnh Bình Dương. Kết quả: Tuổi trung bình (TB) của
bà mẹ có thai là 28,3, có khoảng 6,4% bà mẹ có chiều cao
dưới 145cm và 44,6% bà mẹ có cân nặng dưới 45kg. Tỷ lệ
trẻ sơ sinh nhẹ cân là 9,7% và 6,9% trẻ sinh thiếu tháng.
Cân nặng sơ sinh TB của con các bà mẹ bị TNLTD thấp hơn
cân nặng TB của con các bà mẹ không bị TNLTD (3.046 và
3.119gr (p<0,05). Các bà mẹ bị TNLTD có nguy cơ bị thiếu
máu (gấp1,5 lần, p<0,05), sinh trẻ nhẹ cân ( gấp 3,39 lần,
p<0,0001) và sinh trẻ có chiều dài dưới 50cm (gấp 1,8 lần; p
< 0,05) so với các bà mẹ không bị TNLTD.
Kết luận: Các bà mẹ bị thiếu máu, có chiều cao dưới
145cm, nặng dưới 45kg trước khi có thai, tăng cân < 9kg trong
thai kỳ, cân nặng dưới 45kg trước khi sinh có nguy cơ sinh trẻ
sơ sinh nhẹ cân và chiều dài sơ sinh ngắn cao hơn (p<0,05).
Từ khóa: BMI, thiếu năng lượng trường diễn (CED),
tình trạng dinh dưỡng (TTDD) thiếu máu, bà mẹ có thai, trẻ
sơ sinh nhẹ cân, chiều dài sơ sinh.

Văn Quang Tân1, Phạm Ngọc Thủy2, Trần Văn Hưởng3

SUMMARY: THE NUTRITIONAL STATUS OF
PREGNANT WOMEN ANH BIRTHWEIGHT AND
BIRTH LENGHT OF BINH DUONG PROVINCE IN
2012 - 2013
Background: Chronic energy Deficiency (CED), anemia
of pregnant women, low birthweight, child malnutrition are

matters of public health. There was closely relationship
between the maternal health and neonate health.. The morther
with CED, anemia is likely to have consequences, bad risk
for themselves and offspring. Research Objective: To
describe the relationship between the nutritional status of
pregnant women and the birth weight and birth length of
neonate in Binh Duong province. Methods: A longitudinal
study was performed on 965 pregnant women in three
districts of Binh Duong Province in 2012. Result: The mean
age of pregnat women was 28 years and 6,4% of pregnant
woman who was shorter than 145cm and about 44,6% of
pregnant women with the weight <45kg before pregnancy.
The rate of the low birthweight was 9,7 % and preterm birth
was 6,9%.The morthers with CED have a higher risk of
anemia, low birth weight, short birth length, and preterm
birth than the others.
Conclusion: Anemia, short stature (<145cm) and low
weigth (<45kg) before pregnancy, weight gain less than 9kg
and under 45kg in weight before birth were the risks of low
bierthweight anh short birth length (p<0,05).
Keywords: Body Mass Index (BMI), Chronic Energy
Deficiency (CED), Nutritioanal status, Anemia, Pregnant
women, Low birthweight, Birth length.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ có ảnh hưởng trực tiếp
và lâu dài đến sự phát triển của thai nhi và trẻ sau sinh. Các
bà mẹ có thai có tình trạng dinh dưỡng kém, người thấp bé sẽ

1.Sở Y tế Bình Dương
2. Trung tâm Chăm sóc SKSS

3. Bệnh viện đa khoa Nam Anh
Ngày nhận bài: 01/02/2017

26

SỐ 37- Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn

Ngày phản biện: 10/02/2017

Ngày duyệt đăng: 15/02/2017


2017

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

là nguyên nhân làm thai nhi chậm phát triển, trẻ khi sinh có
cân nặng thấp, làm tăng tỉ lệ trẻ em SDD, trẻ chậm phát triển
cả tinh thần và vận động; giảm khả năng sinh sản, giảm trí
tuệ và năng lực làm việc khi trưởng thành [9]. Thiếu NLTD
và thiếu máu ở Việt Nam vẫn còn ở mức có ý nghĩa của sức
khỏe cộng đồng [3].
Tỉnh Bình Dương thuộc khu vực miền Đông Nam bộ,
nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam có tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao và phát triển công nghiệp năng động,
nhiều khu công nghiệp đã thu hút khoảng 800.000 lao động
nhập cư từ các tỉnh thành trong cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh
thành quả phát triển kinh tế, nhiều vấn đề trong xã hội, đặc
biệt là về y tế, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, nhất là

công nhân với sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ trẻ em rất
cần được quan tâm giải quyết. Khoảng 80% lao động nhập
cưu là nữ trong đó hơn 70%[1],[2] là nữ diện tuổi sinh đẻ,
36,5% phụ nữ tuổi sinh đẻ bị TNLTD và 24,6% thiếu máu
[7], trẻ em SDD là 10,6% với thể thấp còi là 24,6% [10].
Để có cơ sở khoa học đưa ra các giải pháp/hoạt động can
thiệp tăng cường chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ có thai,
giảm tỉ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân, giảm tỉ lệ trẻ SDD thể thấp còi,
thúc đẩy tăng trưởng chiều cao của trẻ và người trưởng thành
trong tương lai, chúng tôi thực hiện nghiên cứu tìm hiểu thực
trạng dinh dưỡng của bà mẹ, chiều dài và cân nặng sơ sinh
tại 3 huyện thị của tỉnh Bình Dương.
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng và mối liên quan
giữa dinh dưỡng của mẹ và chiều dài, cân nặng của trẻ khi sinh.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng: Phụ nữ có thai đang sống tại 3 huyện thị
thành phố Thuận An, Tân Uyên và thị xã Thủ Dầu Một tại
tỉnh Bình Dương năm 2012 - 2013.
2.Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thuần tập tiến cứu
3.Tiêu chuẩn chọn đối tượng vào nghiên cứu:
- Phụ nữ có thai, biết rõ ngày kinh cuối
- Có địa chỉ ở rõ ràng, dễ tiếp cận
- Dự kiến sinh tại tỉnh Bình Dương
- Đồng ý tham gia nghiên cứu
- Không mắc bệnh tâm thần và bệnh mạn tính
- Không có khuyết tật về hình thể như: dị tật chân, cột
sống có ảnh hưởng đến chiều cao.
4. Tiêu chuẩn loại khỏi nghiên cứu: Phát hiện có thai
đôi trở lên, sẩy thai, thai chết lưu, sanh non dưới 28 tuần, thai
có dị tật bẩm sinh, trẻ có dị tật bẩm sinh phát hiện ngay sau

đẻ, từ chối không tiếp tục tham gia nghiên cứu.
5. Áp dụng theo công thức kiểm định nguy cơ tương đối
trong nghiên cứu đoàn hệ để điều tra tỉ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân [6]:

{Z
n=

(1−α / 2)

[ 2 P * (1 − P*)] + Z (1− β ) [ P1 (1 − P1 ) + P2 (1 − P2 )]}

2

( P1 − P2 ) 2

P1= 5% ước tỉ lệ trẻ sinh nhẹ cân ở nhóm thai phụ có tình
trạng dinh dưỡng tốt (BMI≥18,5 hoặc trong kỳ mang thai
tăng cân đủ từ 9kg trở lên).
P2=10% ước tỉ lệ trẻ sinh nhẹ cân ở nhóm thai phụ có
thiếu năng lượng trường diễn (BMI < 18,5 hoặc tăng cân
không đầy đủ <9kg). Giả thuyết nhóm này có nguy cơ sinh
con nhẹ cân cao gấp 2 lần nhóm có dinh dưỡng bình thường.
P*=(P1+P2)/2; P*= (5% + 10%)/ 2= 7,5%.
Chọn: α = 0,05 ; 1- α/2 = 0,975 ; Z0,975 = 1,96 ; β = 0,
2 ;1 – β = 0,8 ; Z0,8 = 0,84.
Cộng thêm tỉ lệ 20% các trường hợp mất theo dõi, sẩy
thai, thai lưu, thai dị tật. Như vậy, cở mẫu cho mỗi nhóm bà
mẹ theo BMI là 500 (500 bà mẹ có thai BMI<18,5 và 500 bà
mẹ có BMI≥18,5).
Cách chọn mẫu và thu thập số liệu: Chọn có chủ đích

3 trong 7 huyện thị của tỉnh, lập danh sách phụ nữ mong đợi
có thai và thực hiện điều ra cắt ngang (giai đoạn I), chọn vào
nghiên cứu các phụ nữ thỏa mãn tiêu chí và phân thành 2
nhóm theo BMI (nhóm BMI<18,5 và nhóm BMI≥ 18,5). Các
phụ nữ được theo dõi, đưa vào nghiên cứu khi phát hiện có
thai (giai đoạn II). Chọn theo nhóm và theo xuất hiện có thai
để đủ 500 cho mỗi nhóm.
Thực hiện đo chiều cao, cân nặng, xét nghiệm máu máu
để đánh giá TTDD (2 lần khi phát hiện có thai và khi thai đủ
tháng hoặc trước khi sinh), theo dõi mức tăng cân, đo cân
nặng và chiều dài của trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh.
Tiêu chuẩn chẩn đoán và đánh giá:
- Thai đủ tháng là thai có tuần tuổi thai đủ từ 37- 42 tuần.
- Phân loại TTDD của bà mẹ khi có thai theo chỉ số khối
cơ thể BMI [12]:
BMI < 16

:Thiếu năng lượng trường

diễn (TNLTD) độ III
BMI : 16 -16,99
: TNLTD độ II
BMI : 17 -1 8,49
: TNLTD độ I
BMI : 18,5 - 24,99
: Bình thường
BMI : 25 - 29,99
: Tiền béo phì
BMI : >30


: Béo phì.
- Đánh giá thiếu máu ở phụ nữ có thai: Thiếu máu khi
nồng độ hemoglobin dưới 110g/l và phân chia thiếu máu có
3 mức độ [11]:
Thiếu máu nhẹ:
Có Hb từ 100 - <110g/l
Thiếu máu trung bình: Có Hb từ 70-≤90g/l
Thiếu máu nặng:
Có Hb ≤70g/l
SỐ 37 - Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn

27


VIỆN

S

EC
KHỎ ỘNG
G
ỒN
Đ

ỨC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Xử lý và phân tích số liệu:
Nhập số liệu và xử lý bằng phần mềm Stata 12.0, so sánh

các tỉ lệ bằng χ2 và so sánh các giá trị trung bình bằng t-test.
Giá trị p<0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê.
III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN:
Tổng số 945 phụ nữ mang thai được theo dõi đến khi
sinh. Gồm 472 bà mẹ thuộc nhóm TNLTD (BMI <18,5) và
473 bà mẹ không bị TNLTD (BMI ≥18,5 ). Kết quả nghiên
cứu như sau:
3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
- Tuổi trung bình của các bà mẹ khi có thai là 28,3 tuổi,

tuổi trung bình ở nhóm bà mẹ TNLTD thấp hơn nhóm không
TNLTD (27,1 tuổi và 29,4 tuổi). Khoảng 52,6% các bà mẹ
có nghề nghiệp là công nhân.
- Cân nặng trung bình khi có thai của nhóm bà mẹ TNLTD thấp hơn cân nặng trung bình của nhóm không TNLTD
và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (41,9kg và 50,1kg
với p<0,001). Chiếu cao trung bình của các bà mẹ có thai là
154,2cm , không có sự khác nhau về chiều cao giữa 2 nhóm
bà mẹ.
- Các bà mẹ bị TNLTD có nguy cơ sinh thiếu tháng cao
gấp 2 lần các bà mẹ không TNLTD (RR =1,958, p<0,01).

Bảng 1. Cân nặng của mẹ trước khi sinh, mức tăng cân trong thời kỳ mang
thai, tình hình thiếu máu của bà mẹ thai 3 tháng đầu và trước khi sinh.
Cân nặng TB trước khi sinh
CN TB ± SD (kg)
<45
≥ 45
Mức tăng cân của mẹ
Tăng cân TB ± SD (kg)
-<9

-9-12
-≥12
Hb thai 3 tháng đầu
Hb TB ± SD (g/dl)
Thiếu máu
Không thiếu máu
Hb trước sinh
Hb TB ± SD g/dl
Thiếu máu
Không thiếu máu

Bà mẹ TNLTD
SL(%)
54,4 ± 4,6
17(3,6)
455(96,4)

Bà mẹ khôngTNLTD
SL (%)
60,6± 5,4
0
473 (100)

12,0± 3,4
51 (10
194 (41)
227 (48)

10,5 ± 3,3
134 (28

212 (44)
127 (26)

11,9 ± 1,1
96 (20,3)
376 (79,7)

12 ± 1
62(13)
411(87)

158 (16,7)
787 (83,3)

p>0,05
p>0,05
(c2=8,88)

12,7 ± 1,1
29 (6,1)
443 (93,9)

12,6 ± 1,1
27 (5,7)
446 (94,3)

56 (5,9)
889 (94,1

p>0,05

p>0,05
(χ2=0,08)

Kết quả trong bảng 1 cho thấy: Có 16,7% phụ nữ có thai
bị thiếu máu trong 3 tháng đầu và 5,9% thiếu máu trước khi
sinh. Nhóm bà mẹ TNLTD có tỷ lệ thiếu máu cao hơn 20,3%

Tổng
SL(%
17(1,8)
928 (98,2)

185 (19)
406 (43)
354 (36)

p
p<0,001
p<0,001
(c2=17,3481)
p<0,001
p<0,001
(c2=66,2835)

và 13,1% (nhóm không TNLTD). Vào cuối thai kỳ thì nguy cơ
thiếu máu ở nhóm TNLTD vẫn cao hơn nhóm không bị TNLTD
(6,1% và 5,7%).

Bảng 2. Cân nặng và chiều dài sơ sinh của 2 nhóm bà mẹ TNLTD và không TNLTD
Cân nặng sơ sinh

CN TB ± SD (gr)
< 2500
≥ 2500

28

SỐ 37- Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn

Bà mẹ TNLTD
n= 472 (%)
3046,2± 388,9
71(15,0)
401(85,0)

Bà mẹ không
TNLTD
n= 473 (%)
3118,9± 338
21 (4,4)
452 (95,6)

Tổng
n= 945 (%)
92(9,7)
853 (90,3)

p
p<0,001
p<0,001

(χ2=30,22)


2017

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Bà mẹ TNLTD
n= 472 (%)

Bà mẹ không
TNLTD
n= 473 (%)

49,2± 1,4

49,3 ± 1,4

< 50

235 (49,8)

213 (45,0)

448 (47,4)

p>0,05

≥ 50


237(50,2)

260 (55,0)

497 (52,6)

(χ2=2,14)

Cân nặng sơ sinh

Tổng
n= 945 (%)

p

Chiều dài sơ sinh
CD TB ± SD (cm)

Kết quả trong bảng 2 cho thấy có khoảng 9,7% trẻ sinh nhẹ
cân (<2.500gr) và nhóm bà mẹ TNLTD có tỷ lệ trẻ sinh nhẹ
cân cao hơn nhóm bà mẹ TNLTD (P<0,001). Nhóm bà mẹ bi
TNLTD có tỷ lệ trẻ sinh có chiều dài sơ sinh <50 cm là 49,8%

p>0,05

và nhóm bà mẹ không bị TNLTD có tỷ lệ này là 45%, tuy
nhiên có sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
3.2. Mối liên quan giữa TTDD của mẹ với chiều dài,
cân nặng của trẻ


Bảng 3: Mối liên quan giữa cân nặng trước khi có thai của mẹ với cân nặng của trẻ
Cân nặng trước có thai
<45kg
≥45kg
SL(%)
SL(%)

CN trẻ
khi sinh
(gr)
<2500

57(13,5)

35(6,7)

≥ 2500

364(86,5)

489(93,3)

p
p<0,05
χ2=12,5

RR(95%CI) =2,03(1,35-3,02)

<145cm
SL(%)


Chiều cao của mẹ
≥145cm
SL(%)

9(19,6)

83(9,2)

37(80,4)

816(90,8)

p
p < 0,05
χ2= 6,31

RR(95%)=2,11(1,139-3,942)

<50

14(82,4)

434(46,8)

≥ 50

03(17,6)

494(53,2)


p<0,05
χ2 =4,84

RR(CI 95%) = 1,76 ( 1,398 – 2,217)

32(82,4)

416(46,8)

14(17,6)

483(53,2)

p< 0,05
χ2= 9,52

RR(CI 95%) = 1,503 (1,226 – 1,843)

Kết quả Bảng 3 cho thấy các bà mẹ trước khi có thai có
cân nặng dưới 45kg có nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân và chiều dài
sơ sinh dưới 50cm cao gấp 2 lần so với nhóm bà mẹ có cân

nặng ≥ 45kg. Bà mẹ có chiều cao thấp dưới 145cm có nguy
cơ sinh trẻ nhẹ cân và có chiều dài ngắn dưới 50 cm gấp 1,5
lần các bà mẹ có chiều cao từ 145cm trở lên (p<0,05).

Bảng 4: Mối liên quan giữa cân nặng trước khi có thai, mức tăng cân, cân nặng
trước khi sinh và tình trạng thiếu máu của mẹ với cân nặng sơ sinh.
CN trẻ khi

sinh (gr)

Cân nặng mẹ trước khi đẻ
<45kg
≥45kg
Tổng
SL(%)
SL(%)
SL(%)

< 2500

9(52,9)

83(8,9)

≥ 2500

8(47,1)

845(92,6



92(9,7)
853(90,3)

RR(95%)=5,9(3,615-9,690)

p

p < 0,001
c2= 36,77

BMI của mẹ lúc bắt đầu có thai
CN trẻ khi
sinh (gr)

<18,5
SL(%)

≥18,5
SL(%)

Tổng
SL(%)

< 2500

71(15,0)

21(4,4)

92(9,7)

≥ 2500

401(85,0)

451(95,6)


853(90,3)

RR(CI 95%) = 3,388 ( 2,118 –5,420)

Mức tăng cân trong thai kỳ
<145cm
≥145cm
Tổng
SL(%)
SL(%)
SL(%)
31(16,8)

61(8,0)

92(9,7)

154(83,2)

699(92,0)

853(90,3)

RR(CI 95%) = 2,08 ( 1,39 – 3,11)

P
p < 0,05
(c2= 6,31

Thiếu máu của mẹ lúc bắt đầu có thai

p
p<0,001
c2=30,22

Thiếu máu
SL(%)

Không
thiếu máu
SL(%)

26(16,5)

66(8,4)

132(83,5)

721(91,6)

Tổng
SL(%)

p

92(9,7)

p < 0,05
853(90,3) (c2=
9,752
RR(CI 95%) = 1,96 ( 1,288 – 2,988)

SỐ 37 - Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn

29


VIỆN

S

EC
KHỎ ỘNG
G
ỒN
Đ

ỨC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Kết quả bảng 4 cho thấy, những bà mẹ trước khi sinh
có cân nặng dưới 45kg có nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân cao
gấp 5,9 lần các bà mẹ có cân nặng >45kg (p<0,05). Nhóm
bà mẹ TNLTD trước khi có thai có nguy cơ sinh trẻ nhẹ
cân cao gấp 3,4 lần nhóm không bị TNLTD trước khi có
thai (RR= 3,388; p<0,0001). Con của nhóm bà mẹ không
bị TNLTD có cân nặng sơ sinh trung bình cao hơn con
của các bà mẹ thuộc nhóm bà mẹ bị TNLTD ( 3.119gr và
3.046gr, p<0,05). Các bà mẹ tăng cân dưới 9 kg có nguy
sinh trẻ nhẹ cân cao gấp 2 lần các bà mẹ có tăng cân ≥9kg.
Bà mẹ thiếu máu khi bắt đầu có thai cũng có nguy cơ

sinh trẻ nhẹ cân cao gấp 2 lần bà mẹ không thiếu máu
(p<0,05).
IV. BÀN LUẬN:
Nghiên cứu được thực hiện qua chọn 2 nhóm bà mẹ có
tình trạng dinh dưỡng là TNLTD và không TNLTD; tuổi
trung bình có thai ở nhóm bà mẹ TNLTD thấp hơn nhóm
bà mẹ nhóm không TNLTD. Trong nhóm bà mẹ TNLTD,
nhóm độ tuổi dưới 24 chiếm tỉ lệ cao và trong nhóm bà mẹ
không TNLTD có nhóm độ tuổi trên 30 chiếm tỉ lệ cao hơn
(P<0,05). Cân nặng trung bình của bà mẹ nhóm TNLTD
thấp hơn cân nặng trung bình nhóm không TNLTD (41,9kg
và 50,1kg, p<0,001).
Có khoảng 19,6% bà mẹ tăng cân thấp hơn 9kg trong
9 tháng, nhóm bà mẹ bị TNLTD có mức tăng cân trung
bình cao hơn nóm bà mẹ không TNLTD ( 12 kg và10,5kg,
p<0,05). So sánh với kết quả của tác giả Nguyễn Nhân
Thành nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh (2007) là
7,4kg thì mức tăng cân trong nghiên cứu chúng tôi cao
hơn [5].
Khi bắt đầu có thai tỉ lệ thiếu máu là 16,7%, tỉ lệ
này cao hơn kết quả của Nguyễn Nhân Thành, tỉ lệ thiếu
máu 3 tháng đầu là 6,9% [ 5]. Khi cuối thai kỳ, trước khi
sinh tỉ lệ thiếu máu lả 5,9%, tỉ lệ này thấp hơn tác giả
Nguyễn Nhân Thành là 17,5% và thấp hơn kết quả của
Viện Dinh dưỡng ở khu vực Đông Nam bộ 36,5% (2010).
Có 9,7 % trẻ sinh nhẹ cân, nhóm bà mẹ TNLTD trước khi
có thai có nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân cao gấp 3,4 lần nhóm
không bị TNLTD (RR(95% CI) = 3,388; p<0,0001). Kết
quả ghi nhận là cân nặng sơ sinh trung bình của nhóm bà
mẹ không bị TNLTD lớn hơn cân nặng sơ sinh của nhóm

bà mẹ bị TNLTD (3.119gr và 3.046gr, p<0,05).
Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi các bà mẹ khi
bắt đầu có thai có cân nặng dưới 45kg thì có nguy cơ
sinh trẻ nhẹ cân cao gấp 5,9 lần và có nguy cơ sinh trẻ có

30

SỐ 37- Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn

chiều dài dưới 50cm gấp 1,76 lần nhóm bà mẹ có câng
nặng trên 45kg p<0,05). Trong nghiên cứu này cũng cho
thấy có 16,7% bà mẹ bị thiếu máu khi bắt đầu có thai và
những bà mẹ này có nguy cơ sinh trẻ nhẹ cao cao gấp 2
lần (RR-1,96; p<0,05). Chiều cao thấp dưới 145cm của bà
mẹ có nguy cơ sinh trẻ có chiều dài ngắn dưới 50cm gấp
1,5 lần (RR= 1,503; p < 0,05). Mặc dù chưa có nhiều kết
quả tương tự nhưng các tác giả đều ghi nhận là các bà mẹ
có chiều cao thấp thì nguy cơ sinh con nhẹ cân nhỏ bé.
Tác giả Nguyễn Đỗ Huy trong công trình của mình chưa
thấy có mối liên quan giữa chiều cao của mẹ với các chỉ số
nhân trắc của con; cần nghiên cứu thêm [3].
Tăng cân thấp chứng tỏ dinh dưỡng kém trong lúc
mang thai và nhất là các bà mẹ đã TNLTD trước có thai
vì vậy sẽ không cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho trẻ
và chắc chắn trẻ sẽ chậm phát triển trong tử cung và dẫn
đến nhẹ cân khi sinh và nguy cơ sinh non cao. Tác giả Tô
Thanh Hương (2004) thấy nếu bà mẹ tăng dưới 7 kg thì
nguy cơ con bị nhẹ cân cao gấp 2,3 lần bà mẹ tăng đủ
Vũ Thị Thanh Hương, năm 2007 thì gấp 4,9 lần nếu tăng

không đủ 10kg [2]. Kết quả NC tại Bình Dương cũng cho
thấy các bà mẹ mang thai nếu trong 9 tháng tăng < 9 kg sẽ
có nguy sinh trẻ nhẹ cân cao gấp 2 lần bác bà mẹ có tăng
cân ≥9kg với p<0,001. Bà mẹ có cân nặng dưới 45kg lúc
sinh cũng là yếu tố nguy cơ cho việc sinh trẻ nhẹ cân và
chiều dài con ngắn và các bà mẹ tăng không đủ cân sẽ làm
bà mẹ có cân nặng thấp khi sinh.
V. KẾT LUẬN:
Các bà mẹ bị thiếu máu, có chiều cao dưới 145cm,
nặng dưới 45kg trước khi có thai, tăng cân < 9kg trong
thai kỳ, cân nặng dưới 45kg trước khi sinh có nguy cơ
sinh trẻ sơ sinh nhẹ cân và chiều dài sơ sinh ngắn cao hơn
(p<0,05).
Khuyến nghị: Cần tập trung đẩy mạnh nâng cao sức
khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có
thai nhằm cải thiện TTDD trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt
là ở những tỉnh thành đang trong quá trình đô thị hóa, phát
triển công nghiệp nhanh như tỉnh Bình Dương có đặc thù
là nhiều lao động nhập cư từ nơi khác, việc tiếp cận các
dịch vụ chăm sóc y tế còn nhiều bất cập, sức khỏe sinh sản
và dinh dưỡng của bà mẹ, trẻ em vẫn còn có ý nghĩa trong
sức khỏe cộng đồng.


2017

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Cục Thống kê Bình Dương (2010), “Niên giám Thống kê tỉnh Bình Dương năm 2010” , tr. 12 -25.

2. Cục Thống kê Bình Dương (2013), “Niên giám Thống kê tỉnh Bình Dương năm 2013” , tr. 12 -25.
3. Lê Thị Hợp, Hà Huy Khôi (2010), “Xu hướng tăng trưởng thế tục của người Việt Nam và định hướng của Chiến lược
Quốc gia về dinh dưỡng trong giai đọan 2011-2020”, Tạp chí DD&TP(6), số 3+4, tr. 5.
4. Vũ Thị Thanh Hương, Phạm Văn Hoan ( 2007), “Một số yếu tố liên quan đến tử vong sơ sinh tại Hà Nội 2004” , Tạp
chí DD & TP (3), số 1, tr.31.
5. Nguyễn Đỗ Huy (2004), Ảnh hưởng của tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của người mẹ với cân nặng sơ sinh, phát
triển thể lực, tâm-vận động của đứa con trong 12 tháng đầu - Luận án Tiến sĩ Y học, Viện VSDT TW.
6. Vũ Thị Hoàng Lan, Lã Ngọc Quang (2011), “Dịch tễ học”, Trường Đại học Y tế Công cộng Hà nội, Nhà xuất bản Y
học, tr.155.
7. Văn Quang Tân (2007), “Liên hệ giữa các chỉ số khối cơ thể của thai phụ và cân nặng trẻ sơ sinh đủ tháng tại tỉnh Bình
Dương năm 2004-2005”. Tạp chí Y học Thực hành, 3(566+567), tr. 64-66
8. Nguyễn Nhân Thành, trần Thị Minh Hạnh, Phan Nguyễn Thanh Bình (2010), “Tình trạng thiếu máu dinh dưỡng của
phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ <5tuổi tại TP. HCM.”, Tạp chí DD&TP(6), số 3+4, tr.56.3
9. Janet C. King,(2010), “Maternal Nutrition and health of the child”, Journal of food and Nutrition Sciences, volume 6,
No. 3+4 October 2010, pp.10.
10. Viện Dinh dưỡng Việt Nam (2014),“Số liệu thống kê về tình hình dinh dưỡng qua các năm 2000 – 2013”, http://www.
nutrition.org.vn/news/vi/106/61/0/a/so-lieu-thong-ke-ve-tinh-trang-dinh-duong-tre-em-qua-cac-nam.aspx
11. .WHO (2001), "Prevention strategies, Iron Deficiency Anemia Assessment,Prevention and Control, WHO/NHD/01.3.
2001", pp. p. 46-56.
12. WHO/CDC (2007), "Assessing the iron status of populations. In: Report of a joint World Health Organization/
Centers for Disease Control and Prevention technical consultation on the assessment of iron status at the population
level, 2nd ed." Geneva, World Health Organization and Centers for Disease Control and Prevention, , pp. 1–30.

SỐ 37 - Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn

31




×