Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Các giải pháp nâng cao kiến thức thực tế nhằm tăng cường hiệu quả đào tạo nghề nghiệp theo hệ thống tín chỉ cho sinh viên ngành du lịch Trường đại học Đà Lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.53 KB, 3 trang )

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KIẾN THỨC THỰC TẾ
NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ
NGHIỆP THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ CHO SINH VIÊN
NGÀNH DU LỊCH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
TS. Trần Duy Liên
Trưởng khoa Du lịch – Đại học Đà Lạt
Du lịch là một trong những ngành kinh tế đang được Đảng và Nhà nước
chú trọng đầu tư phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước ta
hiện nay. So với các ngành kinh tế khác, du lịch là một trong những ngành kinh
tế còn non trẻ của Việt Nam, đặc biệt là về lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực có
trình độ chuyên môn nghề nghiệp và trình độ quản lý. Trong khi đó nhu cầu
của xã hội về nguồn nhân lực trong lĩnh vực hoạt động du lịch trên phạm vi
toàn quốc nói chung và khu vực miền Trung – Tây Nguyên nói riêng ngày
càng tăng.
Để đáp ứng nhu cầu xã hội trên và được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, bắt đầu từ năm học 2002-2003 trường Đại học Đà Lạt đã bắt đầu đào
tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch ở bậc đại học. Với mục đích cung cấp
cho sinh viên các kiến thức khoa học cơ bản và các kiến thức chuyên ngành để
sau khi tốt nghiệp họ có thể dễ dàng nhập cuộc và nhanh chóng hòa mình vào
đời sống xã hội, sử dụng kiến thức đã tích lũy để làm việc. Do đó mục tiêu đào
tạo là đào tạo các cán bộ quản lý trong ngành Du lịch có các kỹ năng chuyên
sâu về các lĩnh vực sau:
1. Phân tích các yếu tố tác động lên sự phát triển du lịch quốc tế và quốc
gia.
2. Nắm bắt được các chính sách và định chế về quản lý du lịch.
3. Phân tích và thực hiện các chiến lược tiếp cận thị trường du lịch.
4. Có chuyên môn sâu về ngoại ngữ chuyên ngành du lịch.
5. Có khả năng hoạch định và kiểm soát các dự án phát triển du lịch.
6. Phân tích các khả năng và dự báo được sự phát triển các loại hình du
lịch.
7. Hoạch định các chính sách phát triển du lịch theo từng địa phương.


8. Có kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp về hướng dẫn viên du lịch, tiếp
tân, quản lý và phục vụ buồng, bếp, nhà hàng,…
Để đáp ứng các mục đích trên và giúp cho người học có thể tiếp thu các
kiến thức cơ bản và các kiến thức thực tế nghề nghiệp, chương trình đào tạo
ngành du lịch ở bậc đại học đã được thiết kế theo hệ thống đào tạo tín chỉ. Gồm
hai phần:
1) Phần kiến thức giáo dục đại cương:

164


• Gồm: 83 tín chỉ, trong đó có 71 tín chỉ bắt buộc và 12 tín chỉ tự
chọn.
• Mục đích: cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về chính
trị, xã hội, kinh tế, pháp luật và các kiến thức chung khác.
2) Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành:


Gồm: 127 tín chỉ, trong đó có 111 tín chỉ bắt buộc và 16 tín chỉ tự
chọn.



Mục đích: cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ sở và chuyên
ngành liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ của ngành đào tạo.



Sang năm thứ ba, sinh viên sẽ phân ra làm 2 nhóm học theo 2
chuyên ngành: Quản trị nhà hàng - khách sạn và Quản trị du lịch

lữ hành.

Ngoài các kiến thức đại cương và kiến thức chuyên ngành chung, sinh
viên theo học chuyên ngành Quản trị khách sạn -nhà hàng được lựa chọn các
tín chỉ đi sâu vào các lĩnh vực quản trị học (quản lý nhà hàng, quản trị khách
sạn, quản trị nhân sự, quản trị tài chính trong doanh nghiệp du lịch và các môn
học về nghiệp vụ tiếp tân, hoạch định và quản trị các dự án phát triển du lịch,
thanh toán quốc tế, nghệ thuật bán hàng,…). Sinh viên theo học chuyên ngành
Quản trị du lịch lữ hành lựa chọn các tín chỉ đi sâu vào các lĩnh vực nghiệp vụ
hướng dẫn viên du lịch, tổ chức tour, địa lý du lịch, tuyến điểm du lịch, qui
hoạch vùng du lịch và phát triển sản phẩm du lịch, tổ chức các sự kiện,…
Với mục đích nâng cao kiến thức thực tế, trong các học phần thuộc khối
kiến thức chuyên ngành đã thực hiện một số giải pháp:
Thứ 1. Trong từng học phần chuyên ngành, ngoài các tín chỉ lý thuyết
có gắn kết các tín chỉ (modul) thực hành thông qua các báo cáo tiểu luận. Và
nội dung tiểu luận là một báo cáo về một vấn đề thực tế cụ thể nằm trong nội
dung liên quan đến học phần:
- Điều kiện phát triển du lịch của một địa phương.
- Chiến lược phát triển sản phẩm và marketing sản phẩm du lịch
- Phân tích hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp du lịch,…
Báo cáo tiểu luận sẽ được thực hiện theo nhóm và sinh viên phải thuyết
trình trước lớp. Điểm báo cáo tiểu luận sẽ được tính là điểm tích lũy của học
phần (theo tỷ trọng tương đương 1 tín chỉ).
Thứ 2. Đối với các học phần bao gồm cả kiến thức lý thuyết và thực
hành nghề nghiệp, song coi trọng kiến thức nghề nghiệp thực hành mang tính
đặc thù của ngành như: học phần nghiệp vụ tiếp tân, nghiệp vụ hướng dẫn,
nghiệp vụ bán hàng,…Trong thiết kế chương trình đào tạo thì các học phần này
có tổng số tín chỉ là 5, thì số tín chỉ thực hành sẽ cao hơn (03 tín chỉ thực tập
thực tế – tương đương 120 giờ). Việc thực hiện các tín chỉ thực tập cơ sở này,
giáo viên sẽ chia lớp ra các nhóm (từ 5-10 sinh viên) và đưa đến các cơ sở kinh

165


doanh du lịch và liên hệ với các cán bộ có kinh nghiệm tại đây để hướng dẫn
sinh viên thực tập. Sau đó sinh viên sẽ báo cáo kết quả thực tập và điểm báo
cáo sẽ được tính là điểm thành phần của học phần (trọng số là 3).
Thứ 3. Trong chương trình đào tạo, để tăng kiến thức thực tế cho sinh
viên còn thiết kế 02 học phần Thực tập dã ngoại (Thực tập dã ngoại I dành cho
sinh viên năm thứ 1 và Thực tập dã ngoại II dành cho sinh viên năm thứ 3).
Mỗi học phần được thiết kế là 03 tín chỉ và sinh viên được tổ chức đi thực tập
dã ngoại 2 tuần tại các điểm du lịch trong phạm vi cả nước.
Thứ 4. Cuối khóa học, trong chương trình đào tạo có một khoảng thời
gian khá lớn cho phần thực tập chuyên đề (kéo dài khoảng 03 tháng: sinh viên
đến các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thực tập nghề nghiệp). Sau đó viết
báo cáo chuyên đề tốt nghiệp và báo trước Hội đồng khoa học của khoa (được
tính tương đương 10 tín chỉ). Các báo cáo chuyên đề tốt nghiệp ngoài việc
thẩm định và đánh giá của hội đồng khoa học của khoa, còn được thẩm định và
xác nhận bằng chữ ký có con dấu của doanh nghiệp nơi sinh viên thực tập.
Điều này không chỉ là việc sinh viên tích lũy được học phần, mà còn tạo điều
kiện cho sinh viên tiếp xúc với doanh nghiệp nâng cao kiến thức thực tế và tạo
khả năng xin việc sau khi tốt nghiệp. Thực tế đã chứng minh thực tế này: nhiều
sinh viên của khoa Du lịch sau khi tốt nghiệp đã xin việc được tại các doanh
nghiệp mà họ đã thực tập.
Thứ 5. Ngoài ra, trong chương trình đào tạo các học phần giảng dạy
được thiết kế để các giáo viên có thể sử dụng được các công cụ hỗ trợ hiện đại:
như máy tính xách tay kết hợp với máy chiếu LCD (projector LCD), các phần
mềm hỗ trợ (phần mềm thiết kế tour và tuyến điểm, phần mềm không gian 3
chiều về quản trị cơ sở lưu trú, phần mềm giảng dạy pha chế rượu và thực
phẩm, phần mềm trang trí và cắm hoa,…).
Nhờ vào việc áp dụng đào tạo theo tín chỉ và ứng dụng các modul đào

tạo có ứng dụng thực tế, cũng như sử dụng các công cụ hỗ trợ giảng dạy hiện
đại, mà sinh viên ngành Du lịch của trường đại học sau khi tốt nghiệp đã có
việc làm ổn định. Trong số đó, có nhiều sinh viên được các doanh nghiệp đưa
đi đào tạo nâng cao chuyên môn ở nước ngoài và một số sinh viên đã được đề
bạt ở các vị trí quan trọng.

166



×