Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Đầu tư và đầu tư tư nhân vào phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.25 KB, 20 trang )

Đầu tư và đầu tư tư nhân vào phát triển cơ sở hạ tầng cấp
nước đô thị
1.1. Cơ sở hạ tầng và cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị
1.1.1. Cơ sở hạ tầng và phân loại cơ sở hạ tầng
1.1.1.1. Khái niệm chung về cơ sở hạ tầng.
Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, năng lực sản xuất hay sức
sản xuất được quyết định bởi lực lượng sản xuất. Đến lượt mình, toàn bộ lực
lượng sản xuất chỉ có thể hoạt động bình thường trên chỉ có thể hoạt động bình
thường trên cơ sở nền tảng hoàn chỉnh hay có đầy đủ các điều kiện. Nó bao gồm
bản thân người lao động, tư liệu lao động, tư liệu sản xuất và công nghệ. Trong
tư liệu sản xuất, có một bộ phận tham gia vào quá trình sản xuất với tính cách là
những cơ sở, phương diện chung mà nếu thiếu nó thì quá trình sản xuất và
những dịch vụ trong sản xuất sẽ trở nên khó khăn hay không thể diễn ra được.
Tòan bộ những phương diện đó được đúc kết trong khái niệm cơ sở hạ tầng.
Nói đến cơ sở hạ tầng, có rất nhiều khái niệm được đưa ra, trước hết,
chúng ta đề cập tới thuật ngữ “ Cơ sở hạ tầng” ( trong tiếng anh là
infrastructure) được hiểu với quan điểm sau:
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những hệ thống cấu trúc, thiết bị và các công
trình vật chất, kỹ thuật được tạo lập tồn tại và phát huy tác dụng trong mỗi quốc
gia, khu vực hay vùng lãnh thổ, nó đóng vai trò là nền tảng và điều kiện chung
cho các hoạt động kinh tế - xã hội, cho quá trình sản xuất và nâng cao đời sống
dân cư.
Thuật ngữ cơ sở hạ tầng ngày càng được sử dụng nhiều, tuy nhiên ngay
cả thuật ngữ này cũng còn nhiều ý kiến khác nhau, chúng ta có thể thấy có hai
loại ý kiến khác nhau xuất phát từ hai quan niệm theo nghĩa rộng và theo nghĩa
hẹp về cơ sở hạ tầng. Theo nghĩa hẹp, cơ sở hạ tầng được hiểu là tập hợp các
ngành phi sản xuất vật chất thuộc lĩnh vực lưu thông bao gồm các công trình vật
chất kỹ thuật phi sản xuất và các tổ chức dịch vụ có chức năng bảo đảm những
điều kiện chung cho sản xuất, phục vụ những yêu cầu phổ biến của sản xuất và
đời sống xã hội, theo cách hiểu này cơ sở hạ tầng chỉ bao gồm các công trình
giao thông, cấp thoát nước, cung ứng điện, hệ thống thông tin liên lạc…và các


đơn vị bảo đảm duy trì các công trình này. Tuy nhiên, quan niệm cơ sở hạ tầng
theo nghĩa hẹp không cho chúng ta thấy mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận
vốn không cùng tính chất nhưng lại có mối liên quan mật thiết với nhau trong
một hệ thống thống nhất. Theo nghĩa rộng, cơ sở hạ tầng là tổng thể các công
trình và nội dung hoạt động có chức năng đảm bảo những điều kiện “ bên
ngoài” cho việc sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Cơ sở hạ tầng là một phạm trù
gần nghĩa với “môi trường kinh tế” bao gồm các phân hệ : Phân hệ kỹ thuật
(đường, giao thông, cầu cảng, sân bay, năng lượng, bưu chính viễn thông…),
phân hệ tài chính ( hệ thống tài chính, tín dụng…), phân hệ thiết chế ( pháp
luật…), phân hệ xã hội ( giáo dục, y tế…). Theo cách hiểu này thì cơ sở hạ tầng
rất rộng, nó bao gồm toàn bộ khu vực dịch vụ. Theo nghĩa rộng thì cơ sở hạ
tầng không có sự đồng nghĩa và lẫn lộn giữa phạm trù “ khu vực dịch vụ” hoặc
là “ môi trường kinh tế” bởi cơ sở hạ tang tạo điều kiện cho các khu vực kinh tế
khác nhau phát triển.
Như vậy, cơ sở hạ tầng là tổng hợp các công trình vật chất kỹ thuật có
chức năng phục vụ trực tiếp cho sản xuất và đời sống của nhân dân, được bố trí
trên phạm vi lãnh thổ nhất định. Các công trình vật chất kỹ thuật ở đây rất đa
dạng như các công trình giao thông vận tải (đường xá, cầu cống, sân bay…);
các công trình của ngành bưu chính - viễn thông (hệ thống đường cáp quang,
các trạm, vệ tinh…) hay các công trình của ngành điện (đường dây, nhà máy
phát điện…)… Các công trình này có vị trí hết sức quan trọng, nó phục vụ trực
tiếp và gián tiếp cho các hoạt động của xã hội.
Xét ở góc độ nào thì cơ sở hạ tầng cũng là một yếu tố, một chỉ số của sự
phát triển. Hiện nay, xu thế hội nhập đang diễn ta mạnh mẽ thì tầm quan trọng
của cơ sở hạ tầng ngày càng tăng lên, cơ sở hạ tầng là nền tảng trong đó diễn ra
các quá trình phát triển mà thiếu hệ thống thông tin viễn thông hiện đại, hệ
thống giao thông vận tải, văn hóa, xã hội… thì sự phát triển đó khó có thể diễn
ra được. Chính vì điều đó mà việc xây dựng cơ sở hạ tầng trở thành một nội
dung quyết định của sự phát triển, nó đem lại sự thay đổi lớn về điều kiện vật
chất của toàn bộ sinh hoạt trong kinh tế xã hội.

1.1.1.2. Phân loại cơ sở hạ tầng
Để có thể nhận biết và có biện pháp tạo lập vốn phù hợp đối với từng loại
sơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển
cơ sở hạ tầng. Có thể phân chia cơ sở hạ tầng theo nhiều tiêu thức khác nhau:
 Phân chia theo tiêu thức ngành kinh tế quốc dân:
Dựa vào tiêu thức phân loại này, cơ sở hạ tầng được chia thành : Cơ sở hạ
tầng của công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông…(
Cơ sở hạ tâng kinh tế); giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao...( Cơ sở
hạ tầng xã hội)
Cơ sở hạ tầng phục vụ lĩnh vực kinh tế (Cơ sở hạ tầng kinh tế): Đó là hệ
thống vật chất kỹ thuật cho sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực kinh tế như
cơ sở hạ tầng của ngành công nghiệp, nông nghiệp, hệ thống giao thông vận tải;
mạng lưới chuyên tải và phân phối năng lượng điện; hệ thống công trình và
phương tiện thông tin liên lạc, bưu điện, viễn thông, cấp thoát nước…
Cơ sở hạ tầng phục vụ lĩnh vực xã hội ( Cơ sở hạ tầng xã hội) : Đó là toàn
bộ hệ thống vật chất kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động văn hoá, xã hội đảm
bảo cho việc thoả mãn và nâng cao trình độ dân trí, văn hoá tinh thần cho dân
cư, cho quá trình tái sản xuất sức lao động của xã hội như các cơ sở, thiết bị và
công trình phục vụ giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, các cơ sỏ y tế phục
vụ chăm sóc sức khỏe…nó thường gắn với đời sống của các điểm dân cư, góp
phần ổn định nâng cao đời sống dân cư trên lãnh thổ
Sự phân chia này chỉ là tương đối vì trên thực tế, ít loại cơ sở hạ tầng
nào hoàn toàn chỉ phục vụ kinh tế mà không phục vụ hoạt động xã hội và ngược
lại. Chẳng hạn như hệ thống mạng lưới điện mở rộng đến nông thôn, đến vùng
sâu, vùng xa giúp cho việc phát triển sản xuất nhưng đồng thời nó còn phục vụ
cho đời sống, ở những nơi có điện, người dân có thể sử dụng các phương tiện
hiện đại như đài, ti vi… để tiếp cận với những thông tin văn hóa xã hôi, nâng
cao trình độ dân trí.
Sự phân chia này cho phép chúng ta xác định rõ vai trò, chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của từng ngành cụ thể, đồng thời xác lập mối quan hệ liên kết và

phối hợp đồng bộ giữa các ngành trong quá trình xây dựng kế hoạch huy động
vốn đầu tư một cách cân đối và hợp lý.
 Phân chia theo khu vực lãnh thổ:
Cơ sở hạ tầng ở mỗi ngành , mỗi lĩnh vực hoặc liên ngành, liên lĩnh vực
hợp thành một tổng thể hoạt động, phối hợp hài hòa nhằm phục vụ sự phát triển
của tổng thế kinh tế - xã hội-an ninh - quốc phòng trên từng vùng và cả nước.
Sự phát triển kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trên một vùng
lãnh thổ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mà mỗi vùng lãnh thổ riêng biệt lại
có cơ sở hạ tầng riêng biệt, do đó phải có cơ sở hạ tầng phù hợp.
Theo tiêu thức phân loại này, Cơ sở hạ tầng được phân chia thành: Cơ sở hạ
tầng đô thị và Cơ sở hạ tầng nông thôn.
 Phân loại theo cấp quản lý và đối tượng quản lý
Căn cứ vào tiêu chí này, Cơ sở hạ tầng được chia thành : Hệ thống cơ sở
hạ tầng kinh tế xã hội do trung ương quản lý, hệ thống cơ sở hạ tầng do địa
phương quản lý
Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội do trung ương quản lý bao gồm
những tài sản quan trọng, có giá trị lớn, có chiến lược quốc gia gồm : hệ thống
đường quốc lộ, đường sắt, sân bay, bưu chính viễn thông, điện, các trung tâm y
tế, giáo dục lớn …
Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội do địa phương quản lý, đó là
những tài sản được nhà nước giao cho địa phương quản lý như : đường giao
thông liên tỉnh, các trạm bơm tưới tiêu, hệ thống cơ sở vật chất các ngành giáo
dục, y tế, văn hoá xã hội của địa phương.
Cách phân loại này cho phép chúng ta xác định rõ trách nhiệm của từng
cấp chính quyền trong việc quản lý, khai thác và sử dụng các công trình cơ sở
hạ tầng. Trên cơ sở đó để xây dựng kế hoạch huy động các nguồn vốn đầu tư
theo quy hoạch, kế hoach đã đề ra.
1.1.2. Cơ sở hạ tầng đô thị và phân loại cơ sở hạ tầng đô thị
1.1.2.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng đô thị
Đô thị là một điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động

phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp là trung tâm tổng hợp hay trung tâm
chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước của
một vùng lãnh thổ, một tỉnh, một huyện hay một vùng trong tỉnh, trong huyện.
Cơ sở hạ tầng đô thị là một bộ phận của cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng đô
thị là những tài sản vật chất và các hoạt động hạ tầng có liên quan dùng để phục
vụ các nhu cầu kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư đô thị. Nó chính là tiêu
chuẩn để phân biệt đô thị với nông thôn.
Cơ sở hạ tầng đô thị bao gồm toàn bộ các công trình giao thông vận tải,
bưu điện, thông tin- liên lạc, dịch vụ xã hội như : đường sá, cấp thoát nước, sân
bay, nhà ga, xe lửa, y tế, dịch vụ ăn uống công cộng, nghỉ ngơi, du lịch, vui chơi
giải trí…phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho dân cư khu vực đô thị.
1.1.2.2. Phân loại cơ sở hạ tầng đô thị
Dựa vào các tiêu chí khác nhau, chúng ta có thể phân chia cơ sở hạ tầng
đô thị thành nhiều loại khác nhau, nhưng phân loại theo tính chất ngành là thông
dụng nhất và có ý nghĩa nhiều nhất đối với công tác quy hoạch và phát triển đô
thị. Theo tính chất này, cơ sở hạ tầng đô thị được phân chia thành: cơ sở hạ tầng
kỹ thuật đô thị, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng dịch vụ xã hội.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị: đây là hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục
vụ cho sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực kinh tế trong nền kinh tế quốc
dân bao gồm : hệ thống giao thông vận tải, cầu cống, sân bay, bến cảng, cấp
thoát nước…Hệ thống cung ứng vật tư kỹ thuật, nguyên nhiên vật liệu phục vụ
sản xuất và đời sống; cơ sở hạ tầng môi trường phục vụ cho việc bảo vệ, giữ gìn
và cải tạo môi trường sinh thái của đất nước và môi trường sống của con
người…
Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội : Bao gồm toàn bộ các công trình như nhà
xưởng, kho bãi, khách sạn, khu thương mại (chơ, siêu thị..), trụ sở làm việc của
các cơ quan hành chính, kinh tế và các tổ chức xã hội…
Cơ sở hạ tầng dịch vụ xã hội : Đó là toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất, kỹ
thuật phục vụ cho hoạt động văn hóa, xã hội, bảo đảm cho việc thỏa mãn và
nâng cao trình độ lao động của người lao động, hệ thống này bao gồm các cơ

sở thiết bị và các công trình phục vụ cho giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa
học, các cơ sở y tế, văn nghệ, thể dục- thể thao…
1.1.3. Cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị
1.1.3.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị
Trước hết, để hiểu được khái niệm về cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị, cần
có một khái niệm chung nhất về cơ sở hạ tầng cấp nước. Theo khái niệm chung
nhất, cơ sở hạ tầng cấp nước là một bộ phận cấu thành cơ sở hạ tầng kỹ thuật
bao gồm một hệ thống các công trình kiến trúc và các phương tiện vật chất kỹ
thuật mang tính nền móng cho sự phát triển của cơ sở hạ tầng cấp nước, có chức
năng phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của xã hội bao gồm hệ thống ống
dẫn, các trạm bơm, các nhà máy nước…cùng với các cơ sở vật chất khác phục
vụ cho người dân. Xét về phạm vi lãnh thổ, nó gồm có cơ sở hạ tầng cấp nước
đô thị và cơ sở hạ tầng cấp nước nông thôn.
Từ khái niệm cơ sở hạ tầng cấp nước trên, chúng ta có thể định nghĩa cơ
sở hạ tầng cấp nước đô thị như sau :
Cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là một bộ phận cấu thành nên cơ sở hạ
tầng cấp nước. Nó bao gồm một hệ thống các công trình, nhà máy, đường ống,
hệ thống ống dẫn, các trạm bơm…cùng những cơ sở vật chất khác ( hệ thống
máy đếm nước…) phục vụ và đảm bảo cho các đối tượng dân cư đô thị tham gia
vào hệ thống cấp nước đô thị hoạt động một cách an toàn, thông suốt và liên tục.
1.1.3.2. Vai trò của cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị
Việt Nam hiện nay có 708 đô thị với dân số 21,59 triệu người ( chiếm
26,3% dân số toàn quốc). Cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị có vai trò quan trọng
đối với sự phát triển bền vững của đô thị.
Trước hết để biết được vai trò của cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị, ta tìm
hiểu thế nào là nước sạch cũng như vai trò của nước sạch trong đời sống và
trong sản xuất. Nước sạch là nước phải trong, không có màu, không có mùi vị,
không chứa các mầm bệnh và các chất độc hại. Chất lượng nước sạch sử dụng
cho mục đích sinh hoạt phải đảm bảo theo quy chuẩn vệ sinh nước ăn uống do
Bộ trưởng Bộ Y Tế ban hành( Theo quyết định số 1329/2002/BYT/QĐ ngày

18/04/2002 của Bộ trưởng Bộ Y Tế). Nước sạch phải đảm bảo chất lượng theo
quy định trên toàn hệ thống từ sau công trình xử lý đến người trực tiếp sử dụng
Như chúng ta đã biết, trong đời sống sinh hoạt cũng như trong sản xuất,
nước sạch có vai trò vô cùng quan trọng
* Trong đời sống sinh hoạt:
Nước là tài nguyên, là tư liệu thiết yếu cho cuộc sống con người. Không
có nước thì không có sự sống. Chúng ta cần nước cho sinh hoạt, bảo vệ sức
khoẻ và vệ sinh.
Nước sạch có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống của con người. Nó
đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người : ăn, uống. Trong cơ thể con người
chiếm tới 70% là nước, chúng ta có thể không ăn trong một tuần nhưng không
thể sống không quá ba ngày mà không có nước. Hàng ngày mỗi người cần tối
thiểu 60 – 80 lít, tối đa tới 150 – 200 lít nước dùng cho sinh hoạt ; riêng lượng
nước ăn uống vào cơ thể ít nhất cũng tới 1,5-2 lít mỗi ngày. Ngoài ra, nước dưới
đất còn chứa 60 nguyên tố đa lượng, vi lượng rất cần thiết cho sự sống.
* Trong sản xuất:
Nước sạch không chỉ dùng trong ăn uống, sinh hoạt cho con người mà nó
càn rất cần cho sản xuất nông nghiệp (đảm bảo tưới tiêu nước đi đôi với cải tạo
đất lầy thụt, chua phèn, nhiễm mặn, bạc mầu, phục vụ thâm canh, tăng vụ), thuỷ
sản, công nghiệp (góp phần quan trọng, bảo đảm các điều kiện để phát triển
ngành công nghiệp với nhịp độ cao, mở rộng quy mô và phân bố lại các lĩnh
vực sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại), du lịch và các
ngành kinh tế khác. Nước còn cần cho phát triển thuỷ điện và giao thông thuỷ.
Thực tế cho chúng ta thấy, dân cư đô thị có nhu cầu chất lượng cao hơn
những vùng khác. Sở dĩ có những điều đó là do dân cư đô thị có mức sống cao
hơn so với dân cư khu vực nông thôn, do đó đòi hỏi về nước sạch cũng như mức
độ sẵn sàng chi trả cho dịch vụ nước sạch của dân cư đô thị so với dân cư nông
thôn cũng cao hơn.
Tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng nhanh, theo cùng tốc độ đó thì dân cư
đô thị ngày một tăng lên. Mặc dù tốc độ tăng dân số tự nhiên ở các vùng đô thị

thấp hơn so với ở nông thôn nhưng tốc độ tăng dân số cơ học của các vùng đô
thị lại cao hơn, do một bộ phận dân số chuyển từ các vùng nông thôn ra thành
thị tìm việc làm. Do đó đòi hỏi nhu cầu về hệ thống cấp nước ngày càng cấp
thiết.
Cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là điều kiện cho quá trình hình thành và
phát triển đô thị. Nó là một trong những yếu tố cấu thành cơ sở hạ tầng đô thị ,
cung cấp những dịch vụ cơ bản, thiết yếu nhất cho các đô thị và phản ánh trình
độ phát triển của từng đô thị, trình độ văn minh của đô thị
Có thể nói, đối với các đô thị thì cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị còn được
coi là bộ mặt của đô thị, hơn thế nữa nó còn là bộ mặt của đất nước. Do vậy
chúng ta không thể không quan tâm đến cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị.
Cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là một trong những cơ sở hạ tầng rất quan
trọng, đáp ứng nhu cầu cần thiết của đời sống hàng ngày, quyết định việc đảm

×