CÁC GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TRONG HUYỆN LẬP
THẠCH
I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG HUYỆN LẬP THẠCH
Qua việc phân tích đánh giá thực trạng về phát triển nguồn nhân lực của
huyện Lập Thạch, căn cứ vào điều kiện thực tế của tình hình về các biến động
về kinh tế, chính trị xã hội ta có thể thấy được những mặt thuận lợi và khó
khăn khi triển khai công tác phát triển nguồn nhân lực của huyện. Với mục tiêu
đáp ứng được các kế hoạch phát triển kinh tế với tinh thần đẩy mạnh việc dịch
chuyển cơ cấu kinh tế, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất...
đưa huyện trở thành một đơn vị kinh tế phát triển thì phải tích cực huy động
nội lực kết hợp với các nguồn hỗ trợ, tăng cường xây dựng cở sở vật chất hạ
tầng từng bước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.
Để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, sử dụng một cách
đầy đủ và có hiệu quả thì cần phải thực hiện một số các giải pháp sau:
1. Biện pháp giảm và ổn định mức sinh
Như ta đã biết qui mô và cơ cấu của dân số quyết định đến qui mô và cơ
cấu của nguồn nhân lực, một nguồn nhân lực phát triển được đánh giá dựa
trên số lượng và chất lượng, chất lượng của nguồn nhân lực chỉ có thể được
tăng nên khi mà đời sống kinh tế của huyện được phát triển muốn vậy giảm
và ổn định mức sinh là rất quan trọng trong việc giải quyết vấn đề này.
* Trước hết để giảm và ổn định mức sinh thì phải đẩy mạnh công tác thông tin
giáo dục truyền thông, phát huy có hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ làm
công tác dân số ở cơ sở thông qua việc theo dõi quản lý hộ gia đình quản lý đối
tượng trong độ tuổi sinh đẻ. Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các thông tin về
dân số và phát triển, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em các chủ trương chính
sách dân số kế hoạch hoá gia đình bằng nhiều loạiu hình phù hợp vơí đặc điểm
của từng nhóm đối tượng, với phong tục tập quán của nhân dân.
Huy động cộng đồng, các ngành, các cấp tham gia công tác thông tin giáo dục
tuyên truyền tạo phong trào xã hội mạnh mẽ thi đua thực hiện các mục tiêu
dân số kế hoạch hoá gia đình giáo dục lớp trẻ tạo sự chuyển biến sâu sắc trong
nhận thức hiểu rõ sự cần thiết và lợi ích của kế hoạch hoá gia đình để có sự lựa
chọn qui mô gia đình ít con, khoẻ mạnh, hạnh phúc như một chuẩn mực xã hội.
Các biện pháp cụ thể cần thực hiện:
+ Thực hiện phương châm xã hội hoá, huy động có hiệu quả các ngành, đoàn
thể, tổ chức xã hội và các cá nhân tích cực tham gia các hoạt động thông tin
giáo dục tuyên truyền dân số và kế hoạch hoá gia đình.
+ Thực hiện đồng bộ các hoạt động thông tin giáo dục tuyên truyền phù hợp
với từng vùng, từng nhóm đối tựơng (độ tuổi, nghề nghiệp, dân tộc...). Coi
trọng phương pháp tuyên truyền trực tiếp với nội dung và cách tiếp cận có
tính hướng dẫn, thuyết phục và luôn được điều chỉnh bổ xung để phù hợp với
từng nhóm từng vùng dân tộc.
+ Tiến hành các hình thức giáo dục toàn dân để thay đổi thái độ, hành vi phù
hợp với chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình cho mọi đối tượng thông qua
hoạt động của các ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội. Thực hiện giáo dục dân
số trong và ngoài nhà trường với nội dung thích hợp cho thế hệ trẻ.
* Bên cạnh công tác thông tin giáo dục tuyên truyền về dân số và kế hoạch hoá
gia đình chúng ta còn phải thực hiện các biện pháp về y tế kỹ thuật kế hoạch
hoá gia đình nhằm điều khiển hành vi sinh đẻ giúp các cá nhân thực hiện được
mục tiêu “Mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 -2 con, không đẻ quásớm và không đẻ dày”.
Để mục tiêu này được thực hiện một cách thuận lợi ta phải có các công
tác cụ thể sau:
+ Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật cho ngành y tế của huyện nói
chung, đặc biệt chú trọng đến cơ sở y tế xâ, vừa đáp ứng nhu cầu khám chữa
bệnh của nhân dân vừa đáp ứng nhu cầu tại chỗ về thực hiện các biện pháp kế
hoạch hoá gia đình thuận lợi, an toàn và có hiệu quả.
+ Ngoài việc củng cố cơ sở y tế thực hiện các biện pháp tránh thai lâm sàng,
cần tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ dân số cơ sở, tuyên truyền
viên dân số của các ngành để họ trở thành các lực lượng trực tiếp tư vấn và
cấp phát các biện pháp tránh thai gia đình (bao cao su, viên thuốc tránh thai)
tại nhà cho các đối tượng.
+ Trong điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật ở tuyến xã còn thiếu
như hiện nay rất cần phải duy trì thực hiện mô hình tuyên truyênf vận động
kết hợp với đưa dịch vụ kế hoạch hoá gia đình đến tận người dân, đặc biệt là
những nơi còn khó khăn về cơ sở vật chất và cán bộ dịch vụ kế hoạch hoá gia
đình. Trên cơ sở tăng cường các hoạt động tư vấn về các biện pháp tránh thai
bằng việc cung cấp các thông tin đúng và đủ về các ưu, nhược điểm của từng
biện pháp cụ thể một cách trung thực, khách quan, khoa học để đối tượng
chuyển từ sự chấp nhận tới sử dụng và tiếp tục sử dụng một biện pháp tránh
thai thích hợp nhất.
Trên đây là các chủ trương chính sách mang tính xã hội để thực hiênh
mục tiêu có một nguồn nhân lực có chất lượng cao hơn trong tương lai, bên
cạnh các chính sách này thì chúng ta cũng phải giải quyết song song, đồng đều
các chính sách mang tính phương hướng kinh tế và chiến lược trong quá trình
sử dụng nguồn nhân lực.
2. Phương hướng cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Trong thời đại ngày nay chúng ta đang bước trên con đường công
nghiệp hoá, hiện đại hoá thành tựu khoa học kỹ thuật được áp dụng ngày càng
nhiều vào quá trình sản xuất, nó có vai trò to lớn trong quyết định sự phát
triển kinh tế. Nhìn vào thực tế này nhà nước nói chung và huyện Lập Thạch nói
riêng phải đáp ứng nhu cầu bằng cách phát triển một nguồn nhân lực có chất
lượng, chuyên môn trình độ ngày càng cao, cụ thể ta phải khai một số các chủ
trương sau:
- Cần phải phát huy hơn nữa yếu tố con người. Con người có ý nghĩa quyết
định trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế là nhân tố trung tâm của mọi sự phát
triển. Qua việc đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của huyện Lập Thạch ta
thấy: Lập Thạch có một nguồn nhân lực dồi dào, nhưng chất lượng vẫn còn rất
thấp. Vì vậy muốn phát huy được nhân tố con người phải chú trọng đến nâng
cao chất lượng về các mặt: thể lực, trí lực, truyền thống văn hoá... thông qua
mạng lưới giáo dục truyền thông ssong song cùng với giáo dục đào tạo chuyên
nghiệp. Để có thể thực hiện được công tác tác này ta có thể đưa ra các biện
pháp cụ thể sau:
+ Đánh giá về nhu cầu đào tạo: triển khai tốt công tác này để tránh gây ra các
lãng phí về chi phí và thời gian để biết được nhu cầu về lao động trong từng
lĩnh vực kinh tế, từng ngành nghề cụ thể xác định đúng các đối tượng sẽ được
đào tạo như đội ngũ cán bộ chuyên môn và người lao động nhằm nâng cao
chất lượng công việc và thực tế dặt ra. Bên cạnh đó phải đổi mới mục tiêu và
chuyên môn đào tạo bằng mọi biện pháp để khuyến khích thúc đẩy tạo điều
kiện cho người lao động và cho cán bộ chuyên viên không ngừng nâng cao khả
năng trình độ và tay nghề.
Dựa vào điều kiện thực tế về tiềm lực và khó khăn của huyện để lựa
chọn các hình thức phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho
thích hợp tiếp tục phát huy các phương pháp truyền thống của huyện như đưa
cán bộ quản lý và người lao động đi học các lớp nâng cao trình độ công việc
dưới nhiều dạng dài hoặc ngắn ngày ở những nơi khác. Bên cạnh đó cần phải
tổ chức thêm các cuộc thảo luận, các lớp bồi dưỡng cán bộ chuyên môn và
người lao động trực tiếp sản xuất ngay tại huyện.
Cần phải thành lập một quỹ đào tạo và phát triển có quy mô đủ khả
năng đáp ứng được chi phí về các hoạt động cụ thể như: bồi dưỡng đội ngũ
giảng viên. đầu tư trang thiết bị, tài liệu đầy đủ chuyên môn... Bên cạnh đó
cũng có những chính sách để sử dụng và phân bổ chi phí một cách hợp lý đem
lại hiệu quả cao nhất. Ta có thể biểu hiện sự phân bổ nguồn quỹ đào tạo và
phát triển theo sơ đồ sau:
Bộ phận chuyên trách về đ o tà ạo v phát trià ển
Bộ phận thanh tra giám sát
Quỹ đ o tà ạo
Khâu chuẩn bị cho ĐT-PT
Khâu thực hiện việc ĐT-PT
Khâu đánh giá kết quả ĐT-PT
Thông tin phản hồi
Phân bổ
Nhìn vào sơ đồ trên ta có thể khái quát lại một cách cụ thể như sau:
Trước hết chúng ta cần phải thành lập một bộ phận chuyên trách đào tạo và
phát triển. Bộ phận này phụ thuộc toàn bộ việc từ thu thập các thông tin về
nguồn nhân lực của huyện, thành lập quỹ đào tạo bằng nhiều nguồn khác
nhau, dùng quỹ này để phân bổ chi phí hợp lý cho các khâu như giám sát,
chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả về đào tạo nguồn nhân lực mới phát
triển bồi dưỡng thêm nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực đã được đào tạo
ban đầu, bên cạnh đó đề ra các chủ trương chính sách cho nguồn nhân lực sau
đào tạo, quy hoạch được lưới cơ sở cho dạy nghề.
+ Mở rộng qui mô sản xuất, tăng cường phát triển cơ cấu các ngành nghề
khác nhau trong huyện nhằm tạo thêm công ăn việc làm thu nhập cho ngươì