Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BĐTV BẰNG TÀI SẢN TẠI CHI NHÁNH NHCT THANH XUÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.12 KB, 16 trang )

NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BĐTV BẰNG
TÀI SẢN TẠI CHI NHÁNH NHCT THANH XUÂN.
I. Phương hướng hoạt động của Chi nhánh NHCT Thanh Xuân.
Đứng trước khó khăn chung của nền kinh tế, nhưng trong năm 2005,
hoạt động kinh doanh của Chi nhánh vẫn đạt được những kết quả đáng khích
lệ. Cánh cửa WTO đang dần mở ra, mức độ cạnh tranh dự báo trong hoạt
động ngân hàng ngày càng khốc liệt hơn. Để có thể tiếp tục đứng vững và
ngày càng phát triển, sang năm 2006 Chi nhánh NHCT Thanh Xuân đã xây
dựng cho mình một phương hướng kinh doanh với những biện pháp rất cụ
thể.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng cách mở rộng, quy hoạch
lại mạng lưới các điểm giao dịch. Thường xuyên bám sát thị trường, tăng
cường mở rộng khai thác các khách hàng có nguồn tiền nhàn rỗi lớn. Có
chính sách lãi suất phù hợp, tăng cường làm tốt chính sách khách hàng, đặc
biệt giữ gìn và phát triển quan hệ gắn bó mật thiết với các Ban quản lý dự án,
những khách hàng lớn, khách hàng truyền thống của Chi nhánh.
Trong công tác tín dụng, đối với những khoản nợ gia hạn, nợ quá hạn
phát sinh trong năm 2005 tập trung đôn đốc, theo dõi chặt chẽ các nguồn tài
chính của doanh nghiệp. Bám sát tình hình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, theo sát từng công trình, từng hạng mục, từng dự án đầu tư để tập
trung thu hồi nợ. Phấn đấu trong năm 2006 không để phát sinh nợ quá hạn.
Trong hoạt động tín dụng, luôn đề cao nguyên tắc tăng trưởng trong an
toàn.Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về bảo đảm tiền vay của Chính
phủ, các văn bản hướng dẫn thực hiện của NHNN và của NHCT Việt Nam.
Tăng dần tỷ trọng cho vay có TSBĐ, khuyến khích cho vay đối với các khách
hàng có tài sản thế chấp, cầm cố. Khắc phục những tồn tại, hạn chế tại Chi
nhánh trong công tác định giá, quản lý, xử lý TSBĐ, nâng cao uy tín đối với
khách hàng, tạo thuận lợi cho khách hàng vay vốn bằng bảo đảm bằng tài sản.
Bên cạnh đó, cần chú trọng tới công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ. Công
tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng cần được thực hiện nghiêm túc và
thường xuyên.


Để có thể đạt vượt mức kết quả năm 2005, Chi nhánh đã đặt ra các mục tiêu
cụ thể cần đạt được trong năm 2006 như sau:
 Huy động vốn: 3.100 tỷ
 Sử dụng vốn: 1.900 tỷ
 Phát hành thẻ đạt 10.000 thẻ
 Thu phí dịch vụ đạt: trên 3 tỷ đồng
 Lợi nhuận tăng so với năm 2005 là 10%
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm tiền vay bằng tài
sản tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân.
1. Nâng cao chất lượng của cán bộ tín dụng.
Con người luôn là nhân tố quyết định tới thành công hay thất bại trong
bất kì hoạt động nào. Đặc biệt, với hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro như hoạt
động tín dụng, yếu tố con người lại càng đặt lên hàng đầu. Chất lượng CBTD
được đánh giá cả về mặt chuyên môn nghiệp vụ lẫn tư cách đạo đức. Đội ngũ
CBTD đảm bảo chất lượng, có tác dụng lớn trong việc hạn chế rủi ro. Để có
được đội ngũ CBTD có chất lượng, ngay từ khâu tuyển chọn phải được sàng
lọc kĩ lưỡng. Hình thức thi tuyển được coi là hình thức khách quan nhất để có
thể lựa chọn được những CBTD tốt. Để luôn duy trì tốt chất lượng của đội
ngũ CBTD, Chi nhánh luôn phải chú trọng nâng cao trình độ cho các CBTD
thông qua việc khuyến khích và tạo điều kiện cho CBTD học lên, cử CBTD
tham gia các khóa đào tạo về nghiệp vụ, các buổi tọa đàm về hoạt động ngân
hàng, tại Chi nhánh cần thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận để phổ biến
các văn bản mới, tạo điều kiện để CBTD có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm
lẫn nhau. Đặc biệt, Chi nhánh cần chú trọng đào tạo đội ngũ CBTD trẻ. Họ là
những người năng nổ, nhiệt tình, tiếp thu nhanh, sẽ là đội ngũ cán bộ chủ chốt
trong tương lai của Chi nhánh.
2. Nâng cao chất lượng công tác định giá TSBĐ.
Hạn chế lớn nhất trong công tác định giá tại Chi nhánh vẫn do CBTD kiêm
nhiệm, do đó tính chuyên môn hóa không cao, kết quả định giá không được
đảm bảo. Có thể nói, công tác định giá có ảnh hưởng quyết định suốt quá

trình cho vay. Định giá TSBĐ được thực hiện tốt, góp phần quan trọng tới
hiệu quả bảo đảm tiền vay. Vậy để nâng cao chất lượng công tác định giá
TSBĐ, Chi nhánh cần sớm thành lập tổ định giá TSBĐ riêng. Để thực hiện tốt
nhiệm vụ của mình, tổ định giá quan trọng nhất cần phải có đội ngũ nhân sự
chất lượng. Đó là những cán bộ có chuyên môn sâu về nghiệp vụ định giá, có
khả năng tổng hợp, phân tích, dự báo xu thế phát triển của TSBĐ. Tùy vào
điều kiện thực tế tại Chi nhánh, mà có thể tuyển nhân sự có chuyên môn về
định giá từ bên ngoài hoặc điều chuyển một số CBTD sang tổ định giá và tổ
chức đào tạo lại về nghiệp vụ định giá cho số cán bộ này.
Bên cạnh đó, Chi nhánh cần quan tâm đầu tư hệ thống thông tin: báo chí, máy
tính nối mạng…, góp phần hỗ trợ cho các cán bộ định giá trong việc cập nhật
thông tin về: các văn bản liên quan đến định giá, sự thay đổi giá cả các tài sản
trên thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ….
Dựa trên những thông tin xác thực, có căn cứ khoa học, tổ định giá cần xây
dựng hệ thống các tiêu thức để đánh giá giá trị TSBĐ, làm cơ sở giúp cán bộ
định giá dễ dàng hơn trong việc định giá.
Ngoài ra, đối với những tài sản phức tạp, khó định giá, tổ định giá có thể tham
khảo thêm từ tổ chức chuyên môn định giá.
3. Thường xuyên đánh giá lại giá trị của TSBĐ.
Với tốc độ phát triển khoa học công nghệ như hiện nay, tài sản dễ hao
mòn vô hình nhanh chóng. Bên cạnh đó, phần lớn TSBĐ tại chi nhánh là các
máy móc thiết bị xây dựng thường xuyên để ngoài trời, cường độ sử dụng
cao, do đó tốc độ hao mòn rất nhanh. Do đó, công tác đánh giá lại giá trị
TSBĐ cần được tiền hành thường xuyên, qua đó để có giải pháp hạn chế rủi
ro. Từ việc xem xét thực trạng tài sản và tham khảo các thông tin trên thị
trường: giá cả, xu hướng phát triển công nghệ, các mặt hàng thay thế.... cán
bộ định giá tiến hành định giá lại. Trong trường hợp, tài sản được đánh giá lại
giảm giá mạnh, CBTD yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản đảm bảo,
hoặc giảm số tiền giải ngân hoặc số lần giải ngân (nếu món vay được giải
ngân nhiều lần). Như vậy, đánh giá lại giá trị TSBĐ là biện pháp giúp TCTD

hạn chế nhiều rủi ro, đảm bảo TSBĐ khi xử lý có thể thu đủ nợ.
4. Đa dạng hóa các loại TSBĐ.
Phần lớn, TSBĐ mà Chi nhánh nhận cầm cố, thế chấp là Quyền sử dụng
đất, máy móc thiết bị trong khi đó việc cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu tài sản ở nước ta còn nhiều bất cập, gây ảnh hưởng không
nhỏ cho khách hàng vay vốn trong khi đó, có nhiều TSBĐ mà khách hàng có
thể dễ dàng đáp ứng hơn: Các khoản phải thu, vàng, các hợp đồng nhận thầu,
các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Do đó, danh mục TSBĐ được mở rộng,
không những giúp khách hàng dễ dàng đáp ứng được điều kiện vay vốn, góp
phần mở rộng tín dụng mà còn góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. Ưu
điểm chung của các TSBĐ này là không tốn kém về chi phí quản lý và định
giá. Riêng với hình thức bảo đảm bằng vàng, Ngân hàng với nghiệp vụ kinh
doanh vàng của mình, sẽ dễ dàng trong việc phân kim và định giá vàng, làm
cơ sở để xác định mức cho vay.
Đối với các khoản phải thu, tạo thuận lợi cho Chi nhánh mở rộng các khoản
cho vay ngắn hạn, nhanh thu hồi vốn.
Phần lớn khách hàng của Chi nhánh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và
giao thông, tình trạng các công trình chưa được quyết toán do dở dang, chưa
thể hoàn thành vì còn thiếu vốn là rất lớn. Việc ngân hàng chấp nhận nhận
hợp đồng nhận thầu làm TSBĐ, là “lời giải” cho bài toán thiếu vốn của các
doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công trình và sớm được quyết
toán.
Ngoài ra, Chi nhánh cần đi đầu trong việc nhận Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
làm TSBĐ. Thị trường Bảo hiểm Việt Nam, trong thời gian qua đã có những
bước phát triển khởi sắc, đặc biệt đối với loại hình bảo hiểm nhân thọ, đã đưa
ra nhiều mức bảo hiểm cùng với các dịch vụ hỗ trợ liên quan, do đó số lượng
hợp đồng bảo hiểm nhân thọ ngày càng gia tăng, đây là cơ sở để ngân hàng có
thể khai thác để mở rộng tín dụng. Bên cạnh đó, hình thức bảo đảm này tương
đối thuận lợi vì tính thanh khoản cao, dễ dàng trong quản lý.
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, những TSBĐ cần bổ sung trên cũng ẩn

chứa nhiều rủi ro. Điều đó, đòi hỏi CBTD cần xem kĩ lưỡng các yếu tố về
khách hàng, hiệu quả dự án để lựa chọn TSBĐ cho phù hợp. Việc đưa cái mới
vào áp dụng ban đầu bao giờ cũng khó khăn, nhưng nếu thực hiện tốt kết quả
thu được rất khả quan. Vì vậy, ban đầu Chi nhánh nên áp dụng đối với các
khách hàng có quan hệ lâu dài, dự án có tính khả thi cao, ít rủi ro. Từ đó, tiếp
tục mở rộng đối tượng áp dụng. Với cách làm như vậy, Chi nhánh không chỉ
thu hút một số lượng khách hàng đáng kể mà còn hạn chế rất lớn rủi ro.
5. Chi nhánh có thể yêu cầu khách hàng mua Bảo hiểm cho TSBĐ.
Đối với những loại TSBĐ mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm, Chi
nhánh yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm. Do đó, đối với tài sản bắt buộc
phải mua bảo hiểm, việc thẩm định TSBĐ lại càng phải được thực hiện chặt
chẽ, kĩ lưỡng. Kết quả thẩm định là cơ sở để ngân hàng yêu cầu khách hàng
mua loại bảo hiểm với mức phù hợp. Việc quản lý TSBĐ dù có tốt đến đâu,
cũng khó tránh khỏi những rủi ro bất ngờ xảy ra đối với TSBĐ: lũ lụt, lốc,
bão và các nguyên nhân bất khả kháng khác.... Khi đó, Bảo hiểm sẽ đứng ra
thanh toán những tổn thất xảy ra đối với TSBĐ. Việc mua bảo hiểm cho
TSBĐ cũng là biện pháp nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Tuy nhiên, để
đảm bảo thu nợ, khi mua bảo hiểm cho TSBĐ, Chi nhánh cần phải thỏa thuận
với khách hàng vay, bên bảo lãnh về việc chuyển tên người thụ hưởng trong
Hợp đồng bảo hiểm là Chi nhánh trong trường hợp có rủi ro xảy ra.
6. Quan tâm hơn đến việc quản lý TSBĐ.
Kết quả quản lý TSBĐ có ảnh hưởng rất lớn đến việc kết quả xử lý
TSBĐ. TSBĐ được quản lý tốt thì việc xử lý TSBĐ được dễ dàng, nhanh
chóng hơn. Do đó, quản lý TSBĐ luôn phải được chú trọng và quan tâm. Đối
với các loại giấy tờ phải bảo quản nơi khô ráo, tránh chuột bọ, mối mọt và
thuận tiện cho việc thường xuyên lấy ra kiểm tra. Đối với các TSBĐ cần phải
cất giữ ở các kho, thì hệ thống kho phải đảm bảo có các yếu tố an toàn: phải
đặt ở vị trí có an ninh tốt, người trông coi kho phải có uy tín và tư cách đạo
đức tốt, có hệ thống chống trộm, hệ thống phòng cháy, chữa cháy.... Khó khăn
nhất trong công tác quản lý TSBĐ tại Chi nhánh là khó kiểm soát được TSBĐ

do khách hàng nắm giữ, đặc biệt là những máy móc có giá trị lớn nằm ở các
công trường. Do đó, đối với những tài sản này, CBTD cần tiến hành những
đợt xuống cơ sở đột xuất để kiểm tra tình trạng tài sản, định kỳ thường xuyên
định giá lại tài sản để có biện pháp bổ sung thêm tài sản hoặc dừng cho vay.
Quan tâm tới công tác quản lý TSBĐ là giải pháp giúp ngân hàng bảo vệ
chính mình, giảm bớt rủi ro.
7. Nâng cao hiệu quả công tác xử lý TSBĐ.
Việc tiến hành xử lý TSBĐ là điều mà ngân hàng cũng như khách hàng
không hề mong muốn. Xử lý TSBĐ là khâu cuối cùng nhưng kết quả của nó
lại phần nào phản ánh kết quả của định giá cũng như quản lý TSBĐ. TSBĐ
xử lý đảm bảo thu hồi đủ nợ, chứng tỏ công tác định giá và quản lý TSBĐ đã
được thực hiện khá tốt. Để nâng cao hiệu quả công tác xử lý TSBĐ, Chi
nhánh cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
- Chi nhánh cần áp dụng nhiều hình thức xử lý TSBĐ, không nên tập trung
quá vào hình thức để cho khách hàng tự bán vì cách này rất khó kiểm soát.
Tùy từng loại TSBĐ và điều kiện cụ thể mà Chi nhánh cần lựa chọn hình thức
xử lý cho phù hợp.
- Để cho TSBĐ sau khi xử lý có thể đủ thu hồi nợ, ngân hàng phải cập nhật
các thông tin về TSBĐ: giá cả, nhu cầu thị trường, các văn bản pháp luật mới
liên quan đến xử lý TSBĐ.... là cơ sở để đánh giá đúng giá trị TSBĐ tại thời
điểm xử lý.

×