Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN CỦA KẾ HOẠCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.87 KB, 16 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN CỦA KẾ HOẠCH
5 NĂM
I) CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM:
1. Kế hoạch 5 năm trong hệ thống phát triển kinh tế - xã hội:
Việt Nam đã và đang trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế
đóng sang nền kinh tế thị trường. Thực chất trong quá trình này là giảm bớt
tính tập chung, tính mệnh lệnh và đồng thời tính thị trường được thể hiện rõ
nét trong phát triển kinh tế bên cạnh đó có sự điều tiết của nhà nước để đảm
bảo cho thị trường luôn phát triển ổn định, do thị trường vẫn còn nhiều
khuyết tật.
Cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước
có nghĩa là:
- Trước hết nền kinh tế phải được vận động và phát triển theo cơ chế thị
trường. Thị trường tham gia vào việc giải quyết những vấn đề, như sản suất cái
gì? sản xuất cho ai? sản xuất như thế nào? Như vậy những nguồn lực khan
hiếm của xã hội được phân bổ một cách có hiệu quả tuỳ theo xu hướng của thị
trường.
- Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì thị trường bên trong nó cũng
chứa đựng nhiều khuyết tật, như vậy đòi hỏi Nhà Nước phải có biện pháp can
thiệp vào nền kinh tế để hạn chế thấp nhất những khuyết tật của thị trường.
Điều này cũng có nghĩa là đòi hỏi Nhà nước phải tham gia vào việc giải
quyết các vấn đề trong hoạt động của nền kinh tế.
Vì vậy việc Nhà Nước can thiệp vào hoạt động của nền kinh tế để hạn
chế khuyết tật là một yếu tố khách quan. Nhà Nước thường sử dụng các công
cụ để điều tiết thị trường đó là một trong những công cụ sau: luật pháp các
chính sách kinh tế, các đòn bẩy kinh tế, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội
và huy động các lực lượng kinh tế của Nhà Nước.
Trong hệ thống những công cụ nói trên thì kế hoạch phát triển kinh tế – xã
hội có nhiệm vụ xác định được những mục tiêu cũng như các phương hướng
phát triển nền kinh tế và đưa ra những giải pháp để thực hiện được các
phương hướng và mục tiêu đó.


Dựa vào những định hướng về phát triển kinh tế xã hội mà nhà nước đã
sử dụng đồng bộ những công cụ khác nhau nhằm thực hiện và đạt được
những mục tiêu đã vạch ra, sao cho hiệu quả kinh tế phù hợp với điều kiện
của đất nước ta.
a. Khái niệm về kế hoạch hoá:
Kế hoạch hoá là sự thể hiện ý đồ phát triển của chủ thể quản lý đối với
một đối tượng quản lý và phương thức tác động để đạt được các mục tiêu đặt ra:
làm gì? làm như thế nào? ai làm? khi nào?
Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội là một trong những phương thức
quản lý của nhà nước bằng mục tiêu. Nó thể hiện ở việc chính phủ cần xác
định về các mục tiêu kinh tế – xã hội cần phải hướng đến một trong những
một thời kỳ nhất định (trong một năm, 5 năm) và cách thức để đạt được
những mục tiêu đó thông qua những chính sách, những biện pháp và định
hướng cụ thể .
Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội là một trong nhiều công cụ chính
sách quan trọng của Nhà nước nhằm tác động, hướng dẫn, kiểm soát hoạt
động của tư nhân để đảm bảo sự thống nhất của khu vực tư nhân với các mục
tiêu phát triển trong dài hạn. Nó thể hiện sự cần thiết của chính phủ trong
phải thiết lập các mối quan hệ giữa nhu cầu của Xã Hội với các giới hạn
nguồn lực để chọn một phương án tốt nhất nhằm đáp ứng được tối đa nhu cầu
của Xã Hội trong điều kiện sử dụng có hiệu quả nhất các yếu tố nguồn lực
hiện có.
Nó bao gồm 2 vấn đề:
- Lập kế hoạch: là quá trình tính toán và đưa ra các phương án có thể
có để xác định một phương án tốt nhất cho quá trình phát triển. Điều đó có
nghĩa là chúng ta cần phải xây dựng nhiều phương án rồi từ đó lựa chọn ra
một phương án tối ưu nhất.
- Tổ chức thực hiện:
+ Cụ thể hơn bằng các chỉ tiêu. Đưa ra những biện pháp cho mục tiêu
đó.

+ Đưa ra các phương thức thực hiện các mục tiêu đã đề ra và các chính
sách được áp dụng.
b. Đặc điểm
Khác với kế hoạch hoá của nước ta trong nền kinh tế tập chung, quan
liêu, bao cấp, kế hoạch hoá phát triển kinh tế – xã hội trong nền kinh tế thị
trường có những đặc điểm sau:
+ Thị trường vừa là đối tượng vừa là căn cứ của kế hoạch : Kế hoạch
được hình thành từ đòi hỏi trong hoạt động của thị trường, xuất phát từ thị
trường. Những kế hoạch đúng phải là những kế hoạch phản ánh được lợi ích
của các bên tham gia quan hệ trên thị trường.
Mặt khác thị trường chỉ có thể giải quyết được các vấn đề có tính chất
ngắn hạn, lâu dài, bền vững. Do đó việc sử dụng kế hoạch như một công cụ
để Nhà nước hướng dẫn thị trường và điều chỉnh thị trường nhằm kết hợp
giữa lợi ích ngắn hạn với lợi ích dài hạn, giữa sự phát triển trước mắt với sự
phát triển bền vững của đất nước.
+ Kế hoạch có tính linh hoạt, mềm dẻo: kế hoạch trong nền kinh tế thị
trường không phải là kế hoạch cứng nhắc mà là kế hoạch hết sức mềm dẻo và
linh hoạt thích hợp với điều kiện của thị trường. Điều đó có nghĩa là tuỳ theo
tình hình biến đổi của thị trường mà phải có kế hoạch thích ứng sao cho phù
hợp với yêu cầu của thị trường mà vẫn đảm bảo được mục tiêu của kế hoạch.
Vì vậy cần đảm bảo theo yêu cầu của kế hoạch.
+ Kế hoạch chỉ mang tính định hướng, kế hoạch đưa ra một loạt các
phương hướng sẽ phải đạt được trong tương lai với những chỉ tiêu cụ thể.
Điều này có nghĩa là những biện pháp mệnh lệnh hành chính trực tiếp không
được sử dụng, mà chủ yếu sử dụng các biện pháp gián tiếp để cho nền kinh tế
đạt được mục tiêu mà kế hoạch đã đưa ra.
- Trong xây dựng kế hoạch thì coi việc xây dựng kế hoạch là việc hình
thành nên các kịch bản, từ đó xây dựng nên nhiều phương án ứng với điều
kiện cụ thể, mục đích cụ thể. Qua đó ta có thể đưa ra các giải pháp lựa chọn
phương án tối ưu. Mặt khác chỉ tiêu kế hoạch phải được xây dựng trong một

khoảng và phải tạo ra được các phương án thay thế khác nhau .
Trong việc triển khai thực hiện kế hoạch áp dụng nguyên tắc thay đổi
theo kiểu dựa vào mục tiêu theo dõi mục tiêu và điều khiển theo sự biến động
của bên ngoài. Để sao cho kế hoạch thực hiện một cách không cứng nhắc.
Thích hợp với thị trường tại điều kiện hiện tại.
Trong việc tổ chức hệ thống quản lý kế hoạch việc lựa chọn cán bộ kế
hoạch được giao quyền cho các đơn vị trực thuộc. Cần tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho cấp dưới phát huy hết khả năng của mình, để việc thực hiện kế
hoạch được diễn ra thuận lợi nhất.
2. Vai trò của kế hoạch 5 năm trong việc phát triển kinh tế – xã hội:
Hệ thống Kinh Tế Quốc Dân xét theo thời gian gốm có :
- Chiến lược phát triển
- Kế hoạch 5 năm
- Kế hoạch hàng năm
Giữa chiến lược phát triển, kế hoạch 5 năm kế, hoạch hàng năm phải có sự
ăn khớp, trùng hợp về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội. Mối quan hệ
giữa chiến lược, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm được đảm bảo nhờ vào
những mục tiêu chung và những giải pháp chủ yếu giải quyết các vấn đề kinh
tế – xã hội theo những nguyên tắc và phương pháp thống nhất.
Tuy mỗi loại kế hoạch có một đặc điểm nhiệm vụ chức năng riêng.
Nhưng kế hoạch 5 năm là hình thức kế hoạch chủ yếu của và là trung tâm của
hệ thống kế hoạch trong nền kinh tế, kế hoạch 5 năm có vai trò hết sức quan
trọng. Điều này được thể hiện qua những đặc điểm sau:
- Thời gian chiến lược từ 20 năm đến 30 năm còn gọi là tầm nhìn.
Chiến lược cụ thể hoá tầm nhìn là cơ sở để xây dựng chiến lược một cách
thuận lợi. Nhưng trong khoảng từ 20 đến 30 năm thì việc tính toán hết những
thay đổi trong thời gian này là rất phức tạp, khó khăn và nhiều vấn đề diễn ra
bất ngờ mà có thể ảnh hưởng mạnh tới nền kinh tế mà tầm nhìn không thể
kiểm soát.
- Chiến lược phát triển là tổng hợp những phân tích, những đánh giá và

lựa chọn về căn cứ, những quan điểm, những mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội của đất nước trong một khoảng thời gian dài trên mười năm và những
chính sách cụ thể để có thể thực hiện những mục tiêu đã đưa ra. Đây được coi
là bộ khung của kế hoạch để có thể dựa vào đó để xây dựng kế hoạch ngắn
hạn.
+ 5 năm là thời gian bắt đầu một nhiệm kỳ Đại Hội Đảng toàn quốc
mới, cùng với một nhiệm kỳ chính trị. ở đấy họ có thể rút ra được những điều
còn hạn chế chưa được thực hiêntrong kế hoạch 5 năm vừa qua, để thực hiện
kế hoạch 5 năm tiếp theo cho hoàn chỉnh và đạt hiệu quả cao hơn.
Kế hoạch 5 năm là kế hoạch cụ thể hoá chiến lược phát triển trong dài
hạn của nền kinh tế nhằm xác định những mục tiêu, định hướng, những
nhiệm vụ, các chương trình, các cân đối vĩ mô chủ yếu và các giải pháp chính
sách có giá trị hiện hành trong thời gian 5 năm.
Kế hoạch 5 năm được xác định trong thời gian đó để phù hợp với một
chu kỳ phát triển của nền kinh tế, trong một chu kỳ đó nó thể hiện được bản
chất của một bộ phận kinh tế nào đó. Trong thời gian 5 năm đó không quá dài
để khi phát hiện được hạn chế để có thể xử lý kịp thời.
Trong môi trường hiện tại tiến bộ phát triển khoa học hiện đại thì 5
năm là thời gian trung bình để hình thành các công trình, dự án cơ bản trong
hệ thống phát triển các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân, để có thể đưa vào
sử dụng và đánh giá phát huy hiệu quả vốn đầu tư. Kế hoạch 5 năm là khoảng
thời gian không dài để đánh giá và cho các chỉ tiêu kế hoạch mang tính thực
tiễn. Từ đó, chúng ta mới có thể xây dựng định hướng mới cho kế hoạch
trong 5 năm tới.
5 năm là khoảng thời gian đảm bảo cho tính định hướng, chính xác và
hoàn thiện. 5 năm là khoảng thời gian đủ để đánh giá một chương trình và dự
án có thể mang lại hiệu quả hay không. Kế hoạch tạo ra các thay đổi trong cơ
cấu kin tế đồng thời thường xuyên duy trì tính cân đối của các yếu tố và các
lĩnh vực kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Đến nay chúng ta đang
thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 8 (2006 - 2010). Qua các chặng đường 5

năm cơ cấu kinh tế lại có sự chuyển dịch đáng kể, vì trong quá trình công
nghiệp hoá hiện đại hoá thì qua 5 năm thì cơ cấu hay tỷ trọng của các ngành
có sự thay đổi lớn.
Chức năng của kế hoạch 5 năm là cụ thể hoá những phương hướng chủ
yếu của xã hội, xác định những mục tiêu cần tập trung, ưu tiên nhằm biến đổi
cơ cấu kinh tế và các biện pháp nhằn nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh tế
của xã hội.
Qua đó ta có thể thấy kế hoạch 5 năm là yếu tố quan trọng trong hệ
thống kế hoạch hoá và là trọng tâm của công cụ quản lý vĩ mô trong quá trình
phát triển kinh tế – xã hội. Kế hoạch 5 năm được xây dựng dựa trên cơ sở
chiến lược phát triển kinh – tế xã hội và quy hoạch phát triển vùng. Vì vậy ta
có thể nói rằng kế hoạch 5 năm là bước đi cơ bản, cần thiết để thực hiện chiến
lựoc phát triển kinh tế – xã hội.
Chúng ta đã bước sang thời kỳ đổi mới được hơn 20 năm và đã có
nhiều bản kế hoạch 5 năm được đưa ra, đấy có thể coi là những bước đi đầu
tiên hết sức quan trọng của kế hoạch 5 năm trong quá trình đổi mới.Ba thời
kỳ kế hoạch đó đã mang lại cho chúng ta được nhiều thành tựu to lớn giúp
chúng ta từng bươc vững chắc phát triển. Và bên cạnh đó là những bài học

×