Tải bản đầy đủ (.docx) (159 trang)

Quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện tam nông, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.87 KB, 159 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……
HỌC
VIỆ
N
HÀN
H
CHÍ
NH
QUỐ
C
GIA

LÃ THỊ
QUỲNH MA

QUẢ
N LÝ
NHÀ

ỚC
ĐỐI
VỚI
NG


ƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG


TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM
NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH
QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……
HỌC
VIỆN
HÀNH
CHÍNH
QUỐC
GIA

LÃ THỊ
QUỲNH MA

QUẢ
N LÝ
NHÀ
NƢỚ
C

ĐỐI
VỚI
NGƢ
ỜI

CÔN
G
VỚI


CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG
Mã số: 8 34 04 03
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.
HOÀNG VĂN CHỨC

HÀ NỘI, NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học
của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận văn

Lã Thị Quỳnh Mai



LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm trân trọng nhất, tác giả xin chân thành cảm ơn Đảng ủy,
Ban Giám đốc, các thầy cô của Học viện Hành chính Quốc gia – những người
đã dành thời gian quý báu để truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm giúp tác giả
nâng cao nhận thức và khả năng ứng dụng vào thực tiễn công việc. Xin cảm
ơn Lãnh đạo Ban Quản lý đào tạo Sau đại học và toàn thể cán bộ, nhân viên
của Ban, cũng như của Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo điều kiện thuận
lợi nhất cho tác giả trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành chương
trình cao học.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới thầy
PGS.TS. Hoàng Văn Chức đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá
trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các vị Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Tam
Nông, tỉnh Phú Thọ; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Tam
Nông, bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện để
tác giả hoàn thành luận văn.
Với sự cố gắng của bản thân, song kinh nghiệm và khả năng còn hạn
chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong ý kiến đóng góp
của các thầy, cô, bạn bè, đồng nghiệp cùng độc giả.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày…… tháng….. năm……
Tác giả

Lã Thị Quỳnh Mai


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................3
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................... 4

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................9
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................10
MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGƢỜI

CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG.......................................................................12
1.1. Những khái niệm liên quan đến đề tài luận văn..................................12
1.1.1. Người có công với cách mạng..............................................................12
1.1.2. Chính sách đối với người có công với cách mạng................................17
1.1.3. Quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng......................18
1.2. Chủ thể và nội dung quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời có công với
cách mạng.......................................................................................................... 18
1.2.1. Chủ thể và đối tượng quản lý nhà nước đối với người có công với
cách mạng .......................................................................................................... 18
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng......19
1.3. Sự cần thiết và những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc đối
với ngƣời có công với cách mạng.....................................................................29
1.3.1. Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng. .29
1.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với người có công
với cách mạng..................................................................................................... 31
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời có công với

cách

mạng................................................................................................................... 34
1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương....................................................34
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Tam Nông..........................................36
Tiểu kết Chƣơng 1........................................................................................38



Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚINGƢỜI CÓ
CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM

NÔNG,

TỈNH PHÚ THỌ...............................................................................................40
2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội huyện Tam Nông có ảnh hƣởng đến
quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời có công với cách mạng...............................40
2.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên.............................................................40
2.1.2. Phát triển kinh tế...................................................................................41
2.1.3. Phát triển xã hội....................................................................................42
2.2. Thực trạng ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn huyện Tam
Nông, tỉnh Phú Thọ...........................................................................................43
2.2.1. Về số lượng người có công với cách mạng...........................................43
2.2.2. Về đời sống của người có công với cách mạng....................................44
2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời có công với cách

mạng trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.......................................46
2.3.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch trong quản lý nhà nước đối với người có
công với cách mạng trên địa bàn huyện..............................................................46
2.3.2. Thực hiện các văn bản pháp luật, chính sách ưu đãi đối với người có
công với cách mạng trên địa bàn huyện..............................................................47
2.3.3. Tổ chức bộ máy thực hiện quản lý nhà nước đối với người có công với
cách mạng trên địa bàn huyện.............................................................................61
2.3.4. Hướng dẫn tuyên truyền chính sách, pháp luật đối với người có công
với cách mạng trên địa bàn huyện.......................................................................64
2.3.5. Quản lý các nguồn lực trong thực hiện chính sách đối với người có công
với cách mạng trên địa bàn huyện.......................................................................66
2.3.6. Xã hội hóa công tác ưu đãi người có công với cách mạng
của huyện........................................................................................................... 67

2.3.7. Thanh tra, kiểm tra về việc chấp hành pháp luật về người có công với
cách mạng trên địa bàn huyện.............................................................................69


2.3.8. Đánh giá, tổng kết trong tổ chức quản lý nhà nước đối với người có
công với cách mạng trên địa bàn huyện..............................................................70
2.4. Nhận xét về thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời có công với
cách mạng trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ..............................71
2.4.1. Kết quả đạt được...................................................................................71
2.4.2. Hạn chế.................................................................................................74
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế..........................................................77
Tiểu kết Chƣơng 2............................................................................................81
Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ........................................................83
3.1. Quan điểm và định hƣớng quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời có công
với cách mạng....................................................................................................83
3.1.1. Quan điểm của Đảng đối với người có công với cách mạng................83
3.1.2. Định hướng quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng tại
huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ..........................................................................85
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời có công với
cách mạng trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ..............................87
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách đối với người có công với
cách mạng trên địa bàn huyện.............................................................................87
3.2.2. Tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực thực hiện quản lý nhà nước đối với
người có công với cách mạng.............................................................................90
3.2.3. Đầu tư các nguồn lực đối với người có công với cách mạng................95
3.2.4. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc người có công với
cách mạng .......................................................................................................... 97

3.2.5. Tăng cường hợp tác với các tổ chức trong quản lý nhà nước đối với
người có công với cách mạng trên địa bàn huyện.............................................100
3.2.6. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về người có công với cách mạng...102


3.2.7. Cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng...................................104
3.2.8. Thanh tra, kiểm tra trong quản lý nhà nước đối với người có công với
cách mạng ........................................................................................................ 107
3.3. Khuyến nghị.........................................................................................109
3.3.1. Với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.......................................109
3.3.2. Với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Thọ..................109
3.3.3. Với huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ...................................................110
KẾT LUẬN...................................................................................................... 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................114
PHỤ LỤC......................................................................................................... 118


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Từ viết tắt

1

CBCC

2

LĐTB&XH


3

NCC

4

NCCVCM

5

QLNN

6

UBND


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số liệu người có công đã xác nhận tại huyện Tam Nông, tỉnh
Phú Thọ...................................................................................................49
Bảng 2.2: Số liệu người có công đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng tại
huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ..............................................................51
Bảng 2.3: Số liệu thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp tại huyện
Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.........................................................................52
Bảng 2.4: Số liệu người có công và thân nhân đang hưởng ưu đãi trong
giáo dục đào tạo tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ..............................56
Bảng 2.5: Số liệu người có công với cách mạng và thân nhân người có công
với cách mạng hưởng ưu đãi cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh
hình tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ................................................. 58



MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Đất nước ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh trường kỳ, gian khổ. Độc
lập, hòa bình và sự phát triển ngày hôm nay là sự đóng góp vô cùng to lớn của
người có công với cách mạng (NCCVCM), họ là những người đã hy sinh cho
sự nghiệp cách mạng giải phóng và xây dựng Tổ quốc. Với đạo lý “Uống
nước nhớ nguồn” thì Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân đời đời nghi nhớ
ơn công lao to lớn của họ. Sự tôn vinh, tri ân với người có công với cách
mạng chính là trách nhiệm, sự ghi nhận và là tình cảm của Đảng, Nhà nước,
nhân dân về sự cống hiến của họ đối với đất nước.
Cho đến nay đối tượng NCCVCM trên toàn quốc có khoảng trên 9 triệu
người (trong đó có trên 1,2 triệu liệt sĩ, 127.000 Bà mẹ Việt Nam anh hùng,
trên 800.000 thương binh, 110.000 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt
tù, đày và gần 320.000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị
nhiễm chất độc hóa học được công nhận). Đảng và Nhà nước đã ban hành rất
nhiều chính sách ưu đãi đối với NCCVCM. Các chính sách ưu đãi được quy
định đối với từng diện đối tượng người có công (NCC) bao phủ hầu hết các
mặt trong đời sống, phù hợp với điều kiện đảm bảo mức sống của NCCVCM.
Bên cạnh đó NCC và thân nhân của họ còn được hưởng các ưu đãi khác như:
chăm sóc sức khỏe, cấp phương tiện chỉnh hình, phục hồi chức năng, về đất ở,
nhà ở, bảo hiểm y tế, giáo dục, tín dụng... Những chính sách ưu đãi nhằm
chăm sóc, quan tâm đến NCCVCM là chủ trương, quan điểm nhất quán của
Ðảng và Nhà nước ta. Những chính sách đó vừa mang tính chính trị, kinh tế,
xã hội, vừa mang tính nhân văn sâu sắc. Nó là sự thể hiện những truyền thống
đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta cũng như giáo dục cho thế hệ trẻ ngày hôm nay
về ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ, xây dựng và phát triển đất nước.
Chính sách ưu đãi đối với NCC hiện nay đã trở thành công cụ quản lý có hiệu
lực mọi mặt nhằm đảm bảo cho NCCVCM có sự ổn định về vật chất, tinh

1


thần và được cống hiến khả năng lao động của mình cho xã hội. Do đó, quản
lý nhà nước (QLNN) đối với NCCVCM là vô cùng quan trọng và cần thiết.
QLNN với NCCVCM có hiệu quả sẽ góp phần to lớn vào sự ổn định xã hội,
phát triển kinh tế của đất nước.
Nhận thức được điều đó, những năm qua rất nhiều văn bản về
NCCVCM được xây dựng và ban hành như: Pháp lệnh do Ủy ban Thường vụ
Quốc hội ban hành ngày 29/8/1994 về Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt
sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến,
NCCVCM; Pháp lệnh Ưu đãi NCCVCM số 26/2005/PL-UBTVQH11 năm
2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Pháp lệnh số 04/2012/ UBTVQH13
ngày 16/7/2012 của Ủy ban thường vụ quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số
điều của pháp lệnh ưu đãi NCCVCM; Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày
9/4/2013 của Chính Phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của
Pháp lệnh ưu đãi NCCVCM; Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày
15/5/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) hướng
dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi NCCVCM và
thân nhân; Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày
18/11/2013 của Bộ Y tế, Bộ LĐTB&XH hướng dẫn khám giám định bệnh, tật,
dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học đối với người
hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ; Nghị định số 70/2017/NĐ-CP ngày
6/6/2017 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với
NCCVCM... Hệ thống chính sách đối với NCCVCM luôn luôn được bổ sung,
sửa đổi, và ngày càng hoàn thiện phù hợp với thực tiễn của từng giai đoạn
cách mạng và phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội và sự hội nhập của đất
nước.
Trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
cũng đã góp phần to lớn vào chiến thắng vang dội của cả nước. Hiện nay trên

toàn Huyện có gần 2.000 người được công nhận là NCCVCM, vì vậy
2


việc thực hiện QLNN đối với NCCVCM luôn được các cấp chính quyền nhận
thức rõ ràng, quan tâm, thực hiện với nhiều kết quả đáng khích lệ. Trong
những năm qua, huyện đã triển khai, tổ chức thực hiện nghiêm túc và hiệu quả
các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với NCCVCM. Ngoài
ra huyện Tam Nông đã huy động cả hệ thống chính trị từ huyện đến xã và các
tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tích cực tham gia vào việc thực hiện chính
sách đối với NCCVCM bằng những việc làm cụ thể đã giúp cho các đối tượng
NCCVCM ổn định cuộc sống, tiếp tục củng cố niềm tin của NCC và nhân dân
vào đường lối của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì QLNN đối với
NCCVCM tại huyện Tam Nông vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Việc chi
trả chế độ cho NCCVCM trên địa bàn huyện có lúc còn chậm; Một số xã chưa
quan tâm đến công tác hoàn tất hồ sơ đề nghị xác nhận, công nhận NCC, công
tác kiểm tra, thẩm định hồ sơ còn một số sai sót, chưa quan tâm đến việc tranh
thủ, huy động các nguồn lực để giúp đỡ các gia đình chính sách có khó khăn
về nhà ở; Một số xã chưa thực hiện tốt trong việc chăm lo đời sống NCCVCM
ở địa phương mình, vẫn còn tồn đọng nhưng hộ gia đình chính sách khó khăn
và một số xã chưa thực sự quan tâm giải quyết chế độ bảo hiểm y tế cho
NCCVCM; Việc chọn đối tượng đi tham quan, điều dưỡng hàng năm hoặc
chọn đối tượng để xây dựng, sữa chữa nhà chính sách còn có biểu hiện thiên
vị, bỏ sót đối tượng, trùng lặp; Công tác quản lý đối tượng chưa chặt chẽ,
công chức xã chưa kịp thời báo giảm đối tượng đã chết, di chuyển địa phương
khác; Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách đối với NCCVCM chưa
được thực hiện rộng rãi trong nhân dân; lập dự toán và điều hành dự toán
chưa sát với nhu cầu chi.... những tồn tại, hạn chế trong quá
trình tổ chức thực hiện QLNN, nếu không có những giải pháp kịp thời để khắc

phục, hoàn thiện, sẽ ảnh hưởng đến chủ trương, chính sách đúng đắn của
Đảng và Nhà nước.
3


Nhận thức sâu sắc về tính cấp thiết và tầm quan trọng của QLNN đối
với NCCVCM, cũng như để khắc phục những hạn chế còn tồn tại và đề xuất
các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với NCCVCM tại
huyện Tam Nông tác giả chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với người có
công với cách mạng trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ” cho luận
văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Ở nước ta đã có một số sách, đề tài khoa học, luận văn thạc sĩ, bài báo
đăng trên các tạp chí... được công bố, nghiên cứu về NCCVCM và QLNN đối
với NCCVCM ở một số lĩnh vực, khía cạnh khác nhau như:
-

Sách “Chủ chương và chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam

đối với thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng từ năm 1991 đến
năm 2010. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hoài, 2010. Nxb. Đại học sư phạm, Hà
Nội. Tác giả đã nêu hoàn cảnh lịch sử, nội dung và phân tích những chủ
chương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với thương binh, liệt
sĩ và NCCVCM từ năm 1991 đến năm 2010. Trên cơ sở đó đánh giá những ưu
điểm, hạn chế và chỉ ra các bài học kinh nghiệm.
-

Cẩm nang: “Cẩm nang hệ thống các văn bản pháp luật mới nhất

hướng dẫn chế độ ưu đãi đối với bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương

binh liệt sĩ, người có công với cách mạng và lực lượng vũ trang”. Cẩm nang
của tác giả Hồ Ngọc Cẩn, năm 2007, Nxb. Lao động – Xã hội, Hà Nội. Tác
giả đã sưu tầm và hệ thống hóa các văn bản về NCCVM: Pháp lệnh, nghị
định, thông tư … mới nhất nhằm hướng dẫn chế độ ưu đãi đối với bà mẹ Việt
Nam anh hùng, gia đình thương binh liệt sĩ, NCC và lực lượng vũ trang.
-

Sách“Một số suy nghĩ về hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có
công”

của tác giả Nguyễn Đình Liêu, Nxb. Chính trị quốc gia, 2000, Hà Nội. Tác giả
đã tập trung nên rõ về tổng quan lý luận về pháp luật ưu đãi đối với NCC, mối

4


quan hệ giữa chính sách với NCC và các chính sách kinh tế - xã hội khác và
đưa ra các quan điểm nhằm đổi mới pháp luật đối với NCC.
-

Sách “Hỏi và đáp về chính sách đối với người có công với cách

mạng” của tác giả Thu Hải, Nxb. Thống kê, 2001, Hà Nội. Sách được trình
bày dưới dạng câu hỏi và trả lời những vấn đề liên quan đến NCCVCM, bao
gồm 5 phần sau: Những quy định chung; Chính sách ưu đãi NCCVCM;
Những chế độ ưu đãi khác đối với NCCVCM; Những vấn đề khác; Các văn
bản pháp luật về chính sách ưu đãi đối với NCCVCM.
-

Cẩm nang: “Cẩm nang dành cho người quản lý lĩnh vực thương binh,


liệt sĩ và người có công với cách mạng” của tác giả Tạ Vân Thiều, Nxb. Chính
trị Quốc gia, 2002, Hà Nội. Tác giả đã tập trung nghiên cứu các đường lối, quan
điểm Đảng, Nhà nước ta về ưu đãi NCCVCM; Các chính sách ưu đãi đối với
NCCVCM ở nước ta; Nêu ra các nêu các vấn đề trong quản lý NCCVCM.
-

Luận văn thạc sĩ “Thực tiễn thi hành pháp luật ưu đãi người có công

trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”. Tác giả Phan Trọng Hùng, Trường Đại học
Quốc gia, 2017, Hà Nội. Luận văn đã làm rõ các vấn đề lý luận về pháp luật
ưu đãi NCC, đồng thời luận văn đã làm rõ được thực trạng triển khai chính
sách, chế độ ưu đãi NCC tại Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Bình nói
riêng. Từ đó luận văn đề xuất các giải pháp quản lý, tổ chức thực hiện hiệu
quả chính sách ưu đãi đối với NCC.
-

Luận văn thạc sĩ “Thực hiện chính sách người có công với cách mạng

từ thực tiễn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng”. Tác giả Nguyễn Văn
Vân, Học viện Khoa học xã hội, 2016, Hà Nội. Luận văn tập trung nghiên cứu
những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách với NCCVCM, thực hiện chính
sách NCCVCM tại thực tiễn huyện Hòa Vang, thành phố Thanh Hóa, từ đó
đưa ra các giải pháp tăng cường hiệu quả việc thực hiện chính sách đối với
NCCVCM ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

5


-


Luận văn thạc sĩ “Quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với

cách mạng tại Thành phố Huế hiện nay”. Tác giả Khúc Thị Ngọc Hà, Học
viện Hành chính Quốc gia, 2015, Hà Nội. Luận văn nghiên cứu về các yếu tố
tác
động đến chất lượng quản lý ưu đãi cho NCCVCM; Tìm hiểu thực trạng quản
lý ưu đãi NCC tại Thành phố Huế, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nâng cao
hiệu quả QLNN về ưu đãi NCC tại thành phố Huế.
-

Luận văn thạc sĩ “Tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công

với cách mạng trên địa bàn huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định”. Tác giả
Phạm Thị Dung, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2014, Hà Nội. Luận văn
đi sâu nghiên cứu lý luận về thực thi chính sách NCCVCM và thực trang việc
thực hiện các chính sách đối với NCCVCM tại huyện Xuân Trường, tỉnh Nam
Định. Từ đó đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi chính
sách NCCVCM tại huyện Xuân Trường.
-

Luận văn thạc sĩ “Pháp luật ưu đãi người có công và thực tiễn tại

tỉnh Nghệ An”. Tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang, Đại học Quốc gia, 2014,
Hà Nội. Tác giả đã làm rõ vấn đề lý luận về pháp luật NCC, tóm tắt lược sử
quá trình hình thành và phát triển pháp luật ưu đãi đối với NCC tại Việt Nam;
Thực tiễn thi hành pháp luật ưu đãi NCC ở tỉnh Nghệ An. Từ đó đưa ra các
giải pháp và kiên nghị nhằm hoàn thiện pháp luật ưu đãi NCC tại Việt Nam
thông qua thực tế tại tỉnh Nghệ An.
-


Luận văn thạc sĩ “Nâng cao năng lực của cơ qua hành chính nhà

nước trong thực hiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng ở nước
ta hiện nay”. Tác giả Phạm Hải Hưng, Học viện Hành chính Quốc gia, 2007,
Hà Nội. Tác giả đã nghiên cứu lý luận về NCC, và phân tích thực trạng thực
hiện và tổ chức thực hiện pháp luật ưu đãi đối với NCC, trên cơ sở đó đưa ra
các giải pháp nhằm nâng cao năng lực của cơ quan hành chính Nhà nước
trong thực hiện pháp luật đối với NCC ở Việt Nam hiện nay.

6


Một số công trình khoa học như: Đề tài “Nâng cao chất lượng thanh
tra kiểm tra trong lĩnh vực ưu đãi xã hội đối với người có công”, tác giả Đàm
Thị Minh Thu, năm 2016; Đề tài“Chính sách đối với người có công – Thực
trạng và một số kiến nghị”, tác giả Bùi Thu Hiền, năm 2013; Đề tài “Chính
sách xã hội đối với người có công ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị”,
tác giả Mai Ngọc Anh, năm 2012; Đề tài “Những căn cứ để bổ sung, sửa đổi
thẩm quyền và hoàn thiện thủ tục hành chính để thực hiện chính sách đối với
từng loại đối tượng người có công”, “Xác định những nội dung cụ thể để sửa
đổi, bổ sung Pháp lệnh ưu đãi người có công”, đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ của Cục Thương binh – Liệt sĩ và NCCVCM, năm 2000… Các tác giả
đã đề cập đến quan điểm, chủ trương, đường lối, những giải pháp nhằm thực
hiện chính sách trợ giúp cho NCC. Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu về các
chính sách và thực trạng thực thi các chính sách, những khó khăn đang cản trở
việc thụ hưởng của những NCC.
Bên cạnh đó, có thể kể đến nhiều bài nghiên cứu, trao đổi đăng trên tạp
chí như: “Hoàn thiện chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công với cách
mạng” của tác giả Đào Ngọc Dung, Bài đăng trên Tạp chí Cộng sản số

127(7/2017), năm 2017; “Hoàn thiện chính sách ưu đãi người có công với
cách mạng ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Vũ Thị Lan Hương, tạp chí Quản
lý nhà nước, số 7/2015, năm 2015; Đẩy mạnh thực hiện chính sách ưu đãi
người có công với cách mạng” của tác giả Nguyễn Thị Huệ, Tạp chí Quản lý
nhà nước, số 7/2014, năm 2014; “Chính sách đối với thương binh, liệt sĩ,
người có công với nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” của tác
giả Nguyễn Huy Hiệu, Tạp chí Cộng sản số chuyên đề 7, năm 2013; “Thanh
tra việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng - thực trạng và
giải pháp khắc phục” của tác giả Nguyễn Văn Tiến, Tạp chí Thanh tra, Số
7/2010, năm 2010; “Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách đối

7


với người có công với cách mạng trong giai đoạn hiện nay” của tác giả
Nguyễn Xuân Hưng, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 7/2012, năm 2012…
Như vậy, trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về
QLNN đối với NCCVCM nhưng ở mỗi công trình lại có những cách tiếp cận
vấn đề và nghiên cứu các mục đích phạm vi khác nhau. Tuy nhiên cho đến
nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu trực tiếp, mang tính hệ thống về lĩnh vực
này trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Vì vậy trên thực tế chưa có
đánh giá chính xác, đầy đủ, chân thực về những khó khăm, hạn chế trong quá
trình QLNN đối với NCCVCM tại huyện Tam Nông. Chính vì vậy, việc đi sâu
nghiên cứu từng nội dung, khía cạnh cụ thể về QLNN đối với NCCVCM để
có thể áp dụng và nâng cao hơn nữa hiệu quả trong thực tiễn tại huyện Tam
Nông, tỉnh Phú Thọ của là vô cùng cần thiết. Đề tài mà tác giả lựa chọn có
những điểm mới so với các đề tài khác đó là lựa chọn một địa bàn cụ thể để từ
đó phát triển cơ sở lý luận về QLNN về NCCVCM. Nghiên cứu thực trạng
việc QLNN đối với NCC tại địa bàn cụ thể. Đồng thời cụ thể hóa các giải
pháp hoàn thiện QLNN đối với NCCVCM phù hợp điều kiện thực tiễn tại địa

phương.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả có tham khảo một số nội dung về
mặt lý luận về QLNN đối với NCCVCM trong các công trình nghiên cứu liên
quan, kết hợp với việc phân tích thực trạng trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh
Phú Thọ để thực hiện đề tài.
3.
-

Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu cơ sở khoa học QLNN đối với NCCVCM, trên cơ
sở đó vận dụng vào nghiên cứu, nhận xét thực trạng QLNN đối với
NCCVCM trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ và đề xuất các giải
pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với NCC trên địa bàn huyện Tam Nông.

8


- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu chính sau:
+

Nghiên cứu cơ sở khoa học QLNN đối với NCCVCM;

+

Phân tích thực trạng QLNN đối với NCCVCM trên địa bàn huyện

Tam Nông, tỉnh Phú thọ;

Nhận xét thực trạng QLNN đối với NCCVCM trên địa bàn huyện

+

Tam Nông, tỉnh Phú Thọ;
Phân tích quan điểm và đề xuất một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện

+

QLNN đối với NCCVCM trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

-

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là QLNN đối với NCCVCM trên
địa bàn huyên Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
-

Phạm vi nghiên cứu:

+

Phạm vi không gian: Địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

+


Phạm vi thời gian: Từ khi có Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều

của Pháp lệnh NCCVCM số 04/2012/UBTVQH13 năm 2012 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội đến 31/12/2017.
+

Phạm vi nội dung: Những nội dung QLNN đối với NCCVCM theo

quy định của pháp luật hiện hành.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
-

Phương pháp luận:

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê Nin; Tư tưởng Hồ Chí Minh
và quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với NCCVCM.
-

Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

9


+

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Để có số liệu cụ thể, chính xác về


các vấn đế liên quan, tác giả luận văn đã tìm hiểu một số loại tài liệu như:
Nghiên cứu các văn bản pháp luật về NCCVM; đề tài khoa học về NCCVCM;
Báo cáo của Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tam Nông về công tác thực
hiện chính sách đối với NCCVCM…
+

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tác giả luận văn đã tiến hành phân

tích, tổng hợp các tài liệu liên quan nhằm đưa ra cái nhìn tổng quát nhất về
vấn đề nghiên cứu.
+

Phương pháp chuyên gia: Để có cái nhìn chính xác, khác quan, tổng

quát tác giả đã tham khảo và hỏi ý kiến của giáo viên hướng dẫn cũng như đội
ngũ cán bộ, công chức (CBCC) tại huyện Tam Nông: Cán bộ lãnh đạo phòng
LĐTB&XH, công chức chuyên môn của phòng LĐTB&XH, công chức xã
phụ trách lĩnh vực LĐTB&XH trên địa bàn huyện.
+

Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp thống kê để cung cấp

các số liệu, tài liệu nhằm đảm bảo cho kết quả nghiên cứu chính xác, đảm bảo
độ tin cậy.
+

Phương pháp so sánh: Để có cái nhìn tổng quát, khách quan và có sự

đối chiếu trong vấn đề nghiên cứu thì tác giả đã thực hiện tìm hiểu và so sách
việc thực hiện QLNN đối với NCCVCM tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

với các địa phương khác; So sánh việc thực hiện QLNN đối với NCCVCM
giữa các năm trên địa bàn Huyện; So sánh giữa việc xây dựng chương trình,
quy hoạch, kế hoạch và việc thực thi chương trình, quy hoạch, kế hoạch đối
với NCCVCM trên địa bàn Huyện .
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
-

Ý nghĩa lý luận:

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung lý luận về QLNN
đối với NCCVCM.

10


+

Ý nghĩa thực tiễn:
Luận văn phân tích thực trạng thực hiện chính sách đối với

NCCVCM trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ;
+

Nhận xét thực trạng kết quả QLNN đối với NCCVCM trên địa bàn

huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ;
+

Phân tích quan điểm và đề xuất một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện


QLNN đối với NCCVCM trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ;
+

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham

khảo cho tổ chức và cá nhân làm nhiệm vụ QLNN đối với NCCVCM.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục;
Nội dung của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với người có công với
cách mạng.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với người có công với cách
mạng trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với
người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

11


Chƣơng 1.
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH
MẠNG 1.1. Những khái niệm liên quan đến đề tài luận văn
1.1.1. Người có công với cách mạng
1.1.1.1. Khái niệm người có công với cách mạng
Hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật về ưu đãi NCCVCM đã ban
hành và được triển khai từ lâu nhưng vẫn chưa thấy có khái niệm rõ ràng về
NCCVCM. Tuy nhiên các nhà khoa học đã đưa ra những quan điểm về
NCCVCM dựa trên những tiêu chuẩn hiện hành đối với các đối tượng hưởng
ưu đãi của nhà nước quy định. Cụ thể:

Theo nghĩa rộng thì “Người có công là những người không phân biệt
tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác, đã tự nguyện hiến dâng cuộc
đời mình cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước và kiến thiết đất nước. Họ có
những đóng góp, những cống hiến xuất sắc, phục vụ cho lợi ích của đất nước,
của dân tộc” [9, tr6]. Sự cống hiến của họ vì lợi ích của dân tộc được tôn vinh
và được Nhà nước ghi nhận theo quy định của pháp luật, đồng thời cung cấp
cho họ các chế độ ưu đãi về kinh tế, về chính trị, xã hội. Theo nghĩa này thì
NCC không chỉ là những NCCVCM trong công cuộc chiếu đấu, giải phóng
dân tộc mà còn là những NCC trong công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: Nhà giáo nhân dân; Anh hùng lao động,
thầy thuốc nhân dân…
Trong nghĩa hẹp “Người có công là những người không phân biệt tôn
giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác có những đóng góp, những cống
hiến xuất sắc trong thời kỳ trước cách mạng tháng Tám năm 1945, trong các
cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc, được các cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền công nhận” [9, tr6]. Ở đây NCCVCM bao gồm những

12


người tham gia hoặc giúp đỡ cách mạng, họ đã có thành tích đóng góp lớn
cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong thời kỳ trước cách mạng tháng Tám năm 1945, trong các
cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc.
Theo điều 2 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ban hành ngày
16/7/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số
điều pháp lệnh ưu đãi NCCVCM thì chế độ ưu đãi gồm NCCVCM và thân
nhân của NCCVCM thì NCCVCM bao gồm:
-


Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945: Là

người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức
cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.
-

Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày

khởi nghĩa tháng Tám năm 1945: Là người được cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền công nhận đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc
thoát ly hoạt động cách mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi
nghĩa tháng Tám năm 1945.
-

Liệt sĩ: Là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc,

bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của
nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng "Tổ quốc ghi công" thuộc một trong
các trường hợp sau đây: Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; Trực tiếp
đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch; Hoạt động cách
mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục,
kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ chương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh;
Làm nghĩa vụ quốc tế; Đấu tranh chống tội phạm; Dũng cảm thực hiện công việc
cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài
sản của Nhà nước và nhân dân; Do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc

13



×