Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.56 KB, 31 trang )

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG
NGHỆ Ở VIỆT NAM
I. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ Ở NƯỚC TA
1. Tình hình đầu tư đổi mới công nghệ
Trong suốt những năm qua, đặc biệt sau những năm đổi mới, đầu tư đổi
mới công nghệ đã có những tiến bộ nhất định. Đầu tư đổi mới công nghệ có dấu
hiệu gia tăng và mang lại một số kết quả nhất định trong một số ngành, lĩnh vực.
1.1. Trong công nghiệp
Trong công nghiệp nhờ ứng dụng công nghệ và đổi mới công nghệ, năng
lực và trình độ công nghệ của một số ngành kinh tế đã được cải thiện một bước,
giúp các ngành này làm chủ được công nghệ ngoại nhập, đạt trình độ công nghệ
mức trung bình của thể giới như ngành xây dựng, điện lực, điện dân dụng, lắp
ráp ô tô, dầu khí, thiết bị điện, may, xe máy, chế tạo khuôn mẫu, chế biến thuỷ
sản, xăm lốp, đồ nhựa.v.v…Đáng chú ý, những tiến độ về đổi mới công nghệ
mới chủ yếu diễn ra tại một số doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên
doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các doanh nghiệp trong khu chế
xuất, khu công nghiệp thuộc những ngành, lĩnh vực được Nhà nước chú trọng
đầu tư. Tuy nhiên, trình độ công nghệ lạc hậu của nhiều ngành đã hạn chế năng
lực cạnh tranh của sản phẩm làm ra. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 416.863 tỷ
đồng năm 2005 tăng 17,2%
5
so với vùng này, trong đó khu vực doanh nghiệp
nhà nước tăng 8,7%, khu vực ngoài quốc doanh tăng 24%, khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài tăng 20,9%. Một số ngành do đổi mới công nghệ nêntốc độ tăng
trưởng rất cao như than sạch tăng 21,7%; một số sản phẩm hoá chất là phân hoá
học tăng 24,7%; một số sản phẩm điện tử, cơ khí chế tạo máy công cụ tăng
32,8%; ô tô các loại tăng 31,1% so với thực hiện năm 2004. Ngoài ra. Một số
ngành khác đang đầu tư mạnh mẽ để đổi mới công nghệ tuy nhiên kết quả còn
chưa khả quan lắm, điện sản xuất tăng 15,4%, thuỷ sản chế biến tăng 15,9%;
5
5


Nguồn: Vụ kinh tế Công nghiệp
sữa hộp 15,2%, quần áo may sẵn 14,8%; xe máy 11,7%; quạt điện dân dụng
tăng 2,5% so với vùng vày.
1.2. Trong nông nghiệp
Một số tiến bộ khoa học kỹ thuật được ứng dụng một cách sáng tạo. Một
số công nghệ mới đã và đang được áp dụng trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp
như công nghệ tạo giống mới, công nghệ canh tác mới, kỹ thuật nuôi. Đầu tư
đổi mới công nghệ đã bước đầu góp phần nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi.
Ví dụ, năng suất lúa tăng từ 42,2 tạ/năm lên 48,2 tạ/ha năm 2004; năng suất ngô
tương ứng từ 27,5 tạ/ha lên 34,9 ta/ha; sản lượng sữa tươi tăng từ 51,4 nghìn tấn
năm 2000 lên 151,3 nghìn tấn năm 2004; sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tương
ứng từ 589,6 nghìn tấn lên 1155,6 nghìn tấn
6
. Công nghệ bảo quản, chế biến sau
thu hoạch, công nghệ chế biến gỗ, chế biến gạo.v.v… đã bắt đầu được chú trọng
đổi mới. Một số doanh nghiệp chế biến gạo xuất khẩu, doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài sản xuất mỳ chính từ nguyên liệu sẵn doanh nghiệp thuộc ngành
sữa và doanh nghiệp tinh luyện dầu thực vật đã đầu tư công nghệ tương đối hiện
đại. Khoảng 70% số doanh nghiệp chế biến thuỷ sản có trình độ công nghệ
tương đối hiện đại, tạo ra sản phẩm cạnh tranh được với các nước trên thế giới.
Tuy nhiên, mặc dù đã đạt được những tiến nbộ nhất định nhưng nhìn chung,
ngành vẫn chưa thoát khỏi phương thức sản xuất cũ và lạc hậu.
1.3. Trong lĩnh vực dịch vụ
Mặc dù là ngành có năng lực công nghệ còn rất khiêm tốn so với thế giới,
ngành bưu chính viễn thông đã có tốc độ đã có tốc độ đổi mới công nghệ tương
đối nhanh. Sau chiến lược tăng tốc viễn thông (1990 - 2000), ngành đã có một
số cơ sở hạ tầng viễn thông tương đối hiện đại với hệ thống truyền dẫn vệ tinh,
cáp quang và vi ba sổ trái rộng ra cả nước và kết nối quốc tế, các dịch vụ viễn
thông và internet, cố định và di động ngày càng phát triển và đa dạng Việt Nam
đang là nước đứng thứ năm Châu Á về công nghệ thông tin, đứng đầu trong tốc

độ tăng thuê bao internet từ 17.000 thuê bao năm 1999 lên 250.000 năm 2002
6
6
.Nguồn: Tổng cục thống kê- Trang Web www.most.gov.vn
và tính tới tháng 8/2003 là gần 500.000 người
7
. Số người sử dụng internet vào
khoảng gần 2 triệu - với dân số Việt Nam vào thời điểm này, đạt tỷ lệ 2,51%.
Tuy nhiên tỷ lệ này còn thấp so với mức bình quân trên toàn thế giới 9,37%.
Việt Nam hiện đang xếp thứ bảy tại khu vực trong các lĩnh vực điện thoại di
động, internet, điện thoại cố định…Nhưng lại có mức tăng trưởng cũng như có
thị trường viễn thông phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, đạt 32,5% giai đoạn
1995 - 2000. Tổng số thuê bao điện thoại cố định tại Việt Nam tính đến tháng
8/2003 đạt gần 6,4 triệu, với mức tăng hàng năm 20% - 40%. Mật độ sử dụng
điện thoại tăng từ 1 máy trên 1 người dân năm 1995 lên đến 8 máy trên 100
người dân vào năm 2004
8
. Tổng số thuê bao di động tăng nhanh vào khoảng 1,9
triệu với mật độ là 2,47 máy hoặc trên 100 người dân. Những tiến triển bộ trên
chủ yếu nhờ sự quan tâm đầu tư của nhà nước, nhờ sức ép mở cửa thị trường
bên ngoài và vị thế độc quyền đặc thù của ngành.
Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của nền kinh tế và so với nước khác
trên thế giới, đầu tư đổi mới công nghệ ở Việt Nam còn thấp. Đầu tư chung
khoa học công nghệ chỉ chiếm khoảng 0,45% so với GDP trong khi tỷ trọng này
tại các nước đạt khoản 1 - 2%. Trong tổng số vốn đầu tư đó, đầu tư cho đổi mới
công nghệ lại càng ít hơn.
Bảng 1: Đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ
(Theo giá thực tế)
Năm 2000 2001 2002 2003 2004
Đầu tư cho KH & CN (tỷ đồng) 1882,8 1935,5 691,5 1117,4 1300,0

Trong đó NSNN (tỷ đồng 1881,7 1902,6 397,9 836,5 1000,0
Tỷ trọng NSNN so với tổng đầu tư (%) 99,9 98,3 57,5 74,9 76,9
Nguồn: Tổng cục tống kê
Trong những năm qua, Việt Nam chủ yếu tập trung vào ứng dụng tiến bộ
công nghệ đã có và tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài mà chưa
chú trọng tới đầu tư nghiên cứu đổi mới công nghệ. Kết quả là số lượng giải
7
7
.Theo số liệu phân tích tổng hợp của Trung tâm quản lý mạng internet Việt nam (VNNIC) thuộc Bộ Bưu
chính- Viễn thông
8
8
. Theo báo cáo của Hiệp hội Viễn thông quốc tế
pháp hữu ích và sáng kiến công nghệ tuy đã gia tăng trong những năm gần đây
nhưng vẫn còn quá ít, nhất là đối với khu vực kinh tế trong nước. Số đơn sáng
chế và giải pháp hữu ích của người Việt Nam chỉ chiếm khoảng 6% tổng số đơn
đăng ký tại Việt Nam (1996 - 2005), còn lại chủ yếu là nước ngoài.
Bảng 2: Văn bằng độc quyền sáng chế được cấp 1981 - 2005
Đơn sáng chế được nộp Văn bằng độc quyền sáng chế
Năm
Người nộp đơn
Việt Nam
Người nộp
đơn nước ngoài
Tổng
Người nộp đơn
Việt Nam
Người nộp đơn
nước ngoài
Tổng

81 - 95 719 1239 1958 124 119 234
1996 37 971 1008 4 58 62
1997 30 1234 1264 0 111 111
1998 25 1080 1105 5 343 348
1999 35 1107 1142 13 322 335
2000 34 1205 1239 10 620 630
2001 52 1234 1286 7 776 783
2002 69 1142 1211 9 734 743
2003 78 1072 1150 17 757 774
2004 103 1328 1431 22 676 698
2005 180 1767 1947 27 641 668
Nguồn: Cục sở hữu trí tuệ
Hàm lượng công nghệ và hàm lượng chất xám trong hàng hoá của nước
ta còn thấp, sản phẩm được làm ra chủ yếu mới dựa vào vốn và lao động. Tăng
trưởng kinh tế năm 2005 đạt 8,4% trong đó yếu tố công nghệ chỉ góp 31,2%.
Xét trên tổng thể nền kinh tế, số ngành sử dụng công nghệ cao còn rất ít
và chưa phát triển: đa số các ngành đổi mới chỉ sử dụng công nghệ trung bình
và thấp so với thể giới.
Bảng 3: So sánh trình độ công nghệ Việt Nam với các
nước trong khu vực (%)
Nước
Nhóm ngành
công nghệ thấp
(a)
Nhóm ngành công
nghệ trung bình
(b)
Nhóm ngành công
nghệ cao
(c)

Việt Nam 58,7 20,7 20,6
Thái Lan 42,7 26,5 30,8
Singapor 10,5 16,5 73,0
Malaisia 24,3 24,8 51,1
Indonesia 47,7 22,6 29,7
Philipine 45,2 25,7 29,1
Chú thích:
(a) - Những ngành công nghệ thấp: Sản xuất lượng thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc
lá, dệt may, da, sản phẩm từ da, giày dép, chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, giấy và sản phẩm từ
giấy, xuất bản.
(b) - Những ngành có công nghệ trung bình: sản xuất than cốc và tinh chế dầu mỏ, sản
xuất hoá chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và nhựa, sản xuất các sản phẩm từ các chất khoán
phi kim loại, sản xuất kim loại và sản phẩm từ kim loại.
(c) - Những ngành công nghệ cao: sản xuất máy móc thiết bị, sản xuất các thiết bị điện,
điện tử, thiết bị khoa học chính xác, phương tiện vận tải:
Nguồn: Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 286 tháng 3/2002, tr.22
2. Các nguồn đầu tư đổi mới công nghệ
2.1. Đầu tư từ ngân sách nhà nước
Đầu tư đổi mới công nghệ từ nguồn ngân sách Nhà nước chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng đầu tư đổi mới công nghệ. Ở Việt Nam, những khoản đầu tư từ
ngân sách nhà nước được thực hiện thông qua thực hiện các đề tài nghiên. Công
nghệ (thuộc chương trình trọng điểm của Nhà nước, đề tài khoa học cấp Nhà
nước, cấp Bộ, ngành), hỗ trợ hoạt động chuyển giao công nghệ. Trong khuôn
khổ các chương trình này, Nhà nước tài trợ toàn phần hoặc một phần cho các
hoạt động nghiên cứu, làm chủ công nghệ hiện đại và ứng dụng chúng. Các
chương trình này chủ yếu tài trợ khâu nghiên cứu triển khai, mà ít tài trợ khâu
tuyên truyền, phổ biến, thử nghiệm và ứng dụng vào kết quả nghiên cứu vào sản
xuất và đời sống. Ví dụ, trong tổng 233 đề tài thuộc lĩnh vực khoa học công
nghệ trong 11 chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai
đoạn 1996 - 2000, chỉ có 18% só đề tài triển khai thực nghiệm, còn lại là các đề

tài nghiên cứu khoa học. Kết quả của nhiều đề tài nghiên cứu do ngân sách nhà
nước tài trợ chưa tạo điều kiện để ứng dụng trong sản xuất và đời sống. Các
chương trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển nông
nghiệp hiện nay hầu như mới dừng lại ở phòng thí nghiệm, việc nhân rộng kết
quả nghiên cứu, nhất là phổ biến cho bà con nông dân, ứng dụng vào thực tế
còn rất hạn chế và khó khăn. Việc lựa chọn và quyết định đầu tư vào các chương
trình nói trên vẫn được thực hiện theo cơ chế xin - cho, dẫn đến nhiều tiêu cực
và hạn chế hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Năm 2002, bộ khoa học và công nghệ
mới tổ chức chương trình tài trợ một phần cho hoạt động đổi mới công nghệ của
các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế với nguồn vốn hạn chế ở mức 6
tỷ đồng Việt Nam.
2.2. Đầu tư từ doanh nghiệp
Những năm gần đây, doanh nghiệp đã chú trọng nhiều hơn đến nghiên
cứu, tìm kiếm những giải pháp kỹ thuật và cách thức sản xuất mới, đổi mới và
đa dạng hoá sản phẩm. Theo số liệu thống kê của cục sở hữu công nghiệp, số
lượng đơn xin đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kê mẫu mã à
thương hiệu tăng trung bình 16% giai đoạn 1990 - 2005. Nhiều sáng kiến công
nghệ được phát minh bởi những người dân bình thường, không phải nhà khoa
học và đã có những đóng góp thiết thực trong cuộc sống như: Sángkiến cải tiến
dụng cụ cắt có thành máy gặt lúa, máy nảy bắp, sáng kiến di chuyển nhà, sáng
kiến cho cá tra sinh sản nhân tạo.v.v…
Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu và triển khai
đã gia tăng thông qua các hợp đồng nghiên cứu và đổi mới công nghệ. Trong cơ
cấu nguồn thu của các tổ chức nghiên cứu và triển khai, nguồn thu do ký hợp
đồng với doanh nghiệp đã tăng đáng kể, chiếm khoảng 40% nguồn thu ngoài
ngân sách của các viện nghiên cứu ứng dụng thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên
9
.
Một số doanh nghiệp đã nổi lên như những gương điển hình trong đầu tư đổi
mới công nghệ so với yêu cầu đầu tư để nâng cao năng lực công nghệ của doanh

nghiệp Việt Nam, khu vực doanh nghiệp trong nước đầu tư do đổi mới công
nghệ còn thấp. Trong khi ở các nước, đầu tư từ doanh nghiệp góp phần lớn
trong tổng đầu tư cho đổi mới công nghệ thì ở Việt Nam, tỷ lệ này ước chiếm
9
9
. Theo kết quả điều tra của Viện NC&QLKTTƯ về t i chính cho các tà ổ chức nghiên cứu khoa hoc
khoảng 20 - 30%. Cho đến nay, mới có các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài và một số doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn (chủ yếu là các tổng công
ty 90, 91) có cơ sở hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ. Theo một vài
nghiên cứu gần đây, đầu tư cho nghiên cứu và triển khai của khu vực doanh
nghiệp Nhà nước mới chỉ tập trung ở các tổng công ty nhà nước và cũng chỉ
mới dừng lại ở mức khoản 0,25% doanh thu, quá thấp so với tỷ trọng 5 -10%
của doanh nghiệp tại các nước phát triển. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp
tư nhân hầu như chưa tham gia hoạt động nghiên cứu và triển khai. Trong 3 giai
đoạn của phát triển công nghệ là tiếp thu công nghệ, làm chủ công nghệ và sáng
tạo công nghệ, hầu hết doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới dừng lại ở giai đoạn tiếp
thu công nghệ một cách thụ động thông qua nhập khẩu máy móc và thiết bị.
Trong công nghệ nhập khẩu, tỷ trọng giá trị phần mềm công nghệ chiếm khoảng
17% tổng giá trị nhập khẩu, còn lại chủ yếu là phần cứng máy móc, thiết bị.
Việc hình thành một chiến lược dài hạn tiến tới sáng tạo công nghệ của doanh
nghiệp Việt Nam chưa được hình thành, thậm chí trong ý tưởng. Mức độ ứng
dụng công nghệ sản xuất trong nước cũng vẫn hết sức hạn chế.
a. Đối với doanh nghiệp nhà nước
Cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước hiện nay còn chưa khuyến khích
thoả đáng người lao động phát huy sáng kiến, nâng cao năng suất lao động và
đổi mới công nghệ. Cơ chế vận hành vẫn còn nuôi dưỡng những giám đốc chưa
thực sự năng động, dám nghĩ, dám làm và kể cả kể cả những người không nhận
thức được đầy đủ ý nghĩa của đổi mới công nghệ với sự sống còn của doanh
nghiệp trong tương lai. Cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước hiện nay đang
gò bó các giám đốc trong quá trình quyết định đầu tư, kể cả đầu tư đổi mới công

nghệ. Trong khi đó, thủ tục thẩm định các dự án đầu tư đổi mới công nghệ trong
doanh nghiệp Nhà nước kéo dài kiểu doanh nghiệp không mấy hào hứng trong
đổi mới công nghê. Cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước không khuyến
khích doanh nghiệp có chiến lược đầu tư dài hạn, phần nào hạn chế đầu tư đổi
m ới công nghệ trong doanh nghiệp bởi hai lý do: Thứ nhất, cơ chế hiện hành
lấy tình hình lỗ, lãi hàng năm của doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả khiến
doanh nghiệp ngại áp dụng một chiến lược đầu tư dài hạn, trong đó có đổi mới
công nghệ. Thứ hai, cơ chế tuyến và bổ nhiệm giám đốc doanh nghiệp Nhà
nước hiện hành chưa đảm bảo tính liên tục trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp dẫn đến khó có thể xây dựng một chiến lược dài hạn cho doanh
nghiệp Nhà nước qua các nhiệm kỳ giám đốc khác nhau.
Cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước và môi trường hoạt động chưa
tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ, các cách doanh nghiệp Nhà
nước thực hiện chậm. Doanh nghiệp Nhà nước còn có tư tưởng dựa vào Nhà
nước, chưa năng động, chưa thấy sự cần thiết phải đầu tư cải tiến, đổi mới công
nghệ mà chỉ tìm kiếm những cơ hội để có được lợi nhuận ngắn hạn trong khi là
ra chính doanh nghiệp phải là chủ thể quyết định đầu tư cho đổi mới công
nghệ
10
. Nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức hết những thách thức đặt ra đối với
họ trong bối cảnh hội nhập và thực hiện cam kết quốc tế. Thực trạng này là hệ
quả của hàng loạt cơ chế chính sách kinh tế vĩ mô như: Chính sách thương mại
bảo hộ bất hợp lý tạo nên tính ỷ lại của doanh nghiệp, giảm áp lực đối với đổi
mới công nghệ; môi trường kinh doanh chưa bìnhđẳng giữa các thành phần kinh
tế; cơ chế bao cấp, những đặc quyền do các doanh nghiệp Nhà nước và sự bất
ổn định trong cơ chế chính sách.
b. Khu vực doanh nghiệp tư nhân
Khác với khu vực doanh nghiệp Nhà nước, khu vực doanh nghiệp tư nhân
có động cơ thúc đẩy đầu tư đổimới công nghệ mạnh mẽ hơn, không vướng phải
những yếu tố cản trở về cơ chế quản lý như đã nêu trên của doanh nghiệp Nhà

nước, nhưng hầu hết trong số họ đều thiếu vốn kinh doanh, tiềm lực về cơ sở vật
chất và nguồn vốn con người rất hạn chế. Trong khi đó, thị trường vốn của Việt
Nam đang còn kém phát triển các kênh cấp vốn đầu tư đổi mới công nghệ hiện
hành còn quá ít, lại thêm nhiều điều kiện, thủ tục rườm ra, chưa phù hợp với đặc
thù khó đánh giá khả năng thành công của các dự án đầu tư đổi mới cộng nghệ.
10
10
.Bởi vì đầu tư đổi mới công nghệ thường thu hồi vốn lâu v à đòi hỏi thực hiện trong 1 thời gian nhât
định
Điều này đã làm cho khu vực tư nhân khó có khả năng bỏ vốn đầu tư đổi mới
công nghệ. Trong khi đó, những cơ chế, chính sách, công cụ khuyến khích đầu
tư đổi mới công nghệ hiện hành mới chỉ hướng tới các doanh nghiệp Nhà nước
mà chỉ tạo điều kiện để các doanh nghiệp tư nhana, doanh nghiệp nhỏ và vừa có
khả năng tiếp cận.
Theo kết quả khảo sát về "đổi mới công nghệ" của Viện nghiên cứu
QLKTTW tiến hành trên 100 doanh nghiệp kết quả cho thấy 81% số doanh
nghiệp được phỏng vấn tiến hành đổi mới công nghệ xuất phát từ nhu cầu khách
quan nảy sinh trong quá trình sản xuất. Trong ki đó, chỉ có 1% các doanh nghiệp
có ý tưởng đổi mới xuất phát từ các trung tâm thông tin công nghệ, tạp chí hay
sách báo chuyên ngành.
Bảng 4: Nguồn gốc ý tưởng đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Nguồn gốc ý tưởng
đổi mới
Số doanh
nghiệp
Tỷ lệ trong tổng số
tiến hành ĐMCN
Nảy sinh trong quá trình sản xuất 82 83 %
Do khách hàng yêu cầu/gợi ý 52 53 %
Học tập các doanh nghiệp khác 50 51 %

Do cán bộ đi học tập về đề xuất 33 33 %
Gợi ý của nhà cung cấp 21 21 %
Trung tâm thông tin công nghệ, tạp chí,
sách báo chuyên ngành
16 16 %
Hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo 31 31 %
Các nguồn khác 0 0 %
Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát về đổi mới công nghệ tại các doanh
nghiệp công nghiệp Việt Nam - CIEM - 2005
Điều này phản ánh thực tế hiện nay, các doanh nghiệp càng ít chủ động
trong việc đề ra kế hoạch đầu tư đổi mới công nghệ một cách dài hơn mà chủ
yếu thụ động tiến hành đổi mới nhằm đáp ứng các yêu cầu nảy sinh trong quá
trình sản xuất. Việc đổi mới công nghệ phần nhiều vẫn "chạy theo" để đáp ứng
nhu cầu của thị trường về sản phẩm hơn là định hướng "đón trước" nhu cầu của
thị trường.
Theo khảo sát, được biết, ít có doanh nghiệp nào chỉ sử dụng một trong
số các phương thức để tiến hành đổi mới công nghệ mà thường kết hợp giữa
một vài phương thức để có kết quả như mong muốn. Trong đó, tự tổ chức
nghiên cứu triển khai thường đi kèm với việc mua công nghệ mới nhằm nâng
cao hiệu quả ứng dụng và vận hành công nghệ.
Bảng 5: Phương thức thực hiện đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Phương thức Tỷ lệ DN tiến hành
Tự tổ chức NC & trong trong nội bộ DN 39 %
Hợp tác với các cơ quan khoa học trong nước 31 %
Hợp tác với các cơ quan khoa học nước ngoài 8 %
Bắt chước, thiết kế lại mẫu 52 %
Mua nguyên liệu từ nguồn trong nước 22 %
Mua nguyên liệu từ nguồn nước ngoài 56 %
Liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong nước 18 %
Liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài 23 %

Thuê tư vấn trong nước 5 %
Thuê tư vấn nước ngoài 13 %
Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát về đổi mới công nghệ tại các doanh
nghiệp công nghiệp Việt Nam - CIEM – 2005
Kết quả này cho thấy phương thức mà các doanh nghiệp sử dụng để
ĐMCN vẫn phân nhiều mang tính khép kín, sự liên doanh liên kết với bên ngoài
đã có nhưng còn ít. Hiện nay phương thức được các doanh nghiệp sử dụng
nhiều nhất để tiến hành đổi mới công nghệ là mua công nghệ từ nước ngoài
(56%) và bắt chước thiết kế lại theo mẫu (52%).
c. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Trong những năm qua khu vực nà vào Việt Nam không chỉ mang theo
vốn mà còn chuyển giao cả công nghệ và vùng này quản lý, đòng thời cũng tạo
ra sức ép thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước ứng dụng tiến bộ công nghệ
tiên tiến để duy trì thị phần của mình trên thị trường ước tính đến năm 2002 cả
nước có khoảng 200 hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong đó khoảng 90% số
hợp đồng là của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
11
. Tuy nhiên, so với
tiềm năng của khu vực này, cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có cơ chế thích
hợp để thu hút hết tiềm năng đầu tư đổi mới công nghệ và tận dụng tối đa
chuyển giao từ khu vực này, nhất là trong việc thu hút các công ty xuyên quốc
gia quy mô lớn với tiềm lực to lớn về khoa học công nghệ. Trong tổng số 500
công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới, hiện nay chỉ có khoảng 80 công ty có
mặt ở Việt Nam. Các dự án đầu tư nước ngoài mới chủ yếu tập trung khai thác
lao động trước, nguồn tài nguyên và thị trường trong nước mà ít đầu tư vào lĩnh
vực công nghệ cao, hiện đại. Bên cạnh đó chúng ta chưa thành công trong tiếp
nhận và thúc đẩy chuyển giao công nghệ của các dự án đầu tư nước ngoài đang
thực hiện ở Việt Nam. Một số yếu tố chủ yếu hạn chế quá trình này như: Trong
các liên doanh, phía đối tác Việt Nam chưa chủ động hoặc chưa đủ khả năng
tiếp nhận công nghệ chuyển giao, trình độ lao động Việt Nam còn nhiều hạn

chế: mối liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài rất yếu, đặc biệt là mối liên kết bạn hàng. Hoạt động thu hút đầu
tư nước ngoài thời gian qua vẫn nặng về chạy theo số lượng, chưa quan tâm đầy
đủ đến chất lượng và yêu cầu chuyển giao công nghệ.
Bảng 6: Năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật trong
các doanh nghiệp
Phân loại năng lực Điểm số
Năng lực vận hành công nghệ 3,6
Năng lực tiếp thu và làm chủ công nghệ 3,4
Năng lực hỗ trợ cho tiếp thu công nghệ 2,9
Năng lực đổi mới công nghệ 2,6
Chú thích: Điểm số 1 ứng với kém; 2 - Trung bình; 3 - Khá; 4 - tốt; 5 - rất tốt
11
11
.Báo đầu tư , số 26/12/2002, tr14
Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát về đổi mới công nghệ tại các doanh
nghiệp công nghiệp Việt Nam - CIEM – 2005
2.3. Các nguồn đầu tư khác
Ngoài các nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ doanh nghiệp và từ ngân sách
nhà nước, còn có các nguồn vốn ngoài xã hội khác như từ cá nhân, các tổ chức
trong và ngoài nước và các tổ chức khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, hiện nay,
các nguồn đầu tư này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn đầu tư.
Nguyên nhân chính là do các kênh huy động và hỗ trợ vốn cho đầu tư đổi mới
công nghệ chưa được khai thông và đa dạng hoá. Kênh tín dụng cho đầu tư đổi
mới công nghệ hầu như chưa được hình thành. Trong khi đó, nhiều kênh huy
động khác nhau vẫn chưa được thực thi ở Việt Nam.
Trong các nguồn vốn trên, gần đây, chỉ có nguồn đầu tư từ các tổ chức
nghiên cứu và triển khai đã bắt đầu có dấu hiệu gia tăng. Với chủ trương chính
sách của Nhà nước cho phép các tổ chức nghiên cứu và triển khai được thực
hiện sản xuất kinh doanh, nhiều tổ chức đã được trực tiếp tham gia vào quá trình

ứng dụng những kết quả nghiên cứu đổi mới công nghệ của mình để tạo nên
những sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh cao hơn. Cho tới nay đã có hơn
300 trung tâm, đơn vị sản xuất được các tổ chức nghiên cứu và triển khai thành
lập để ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh. Các tổ chức
nghiên cứu cũng tiến hành liên doanh với các doanh nghiệp và cá nhân khác để
cùng đầu tư, điển hình nhất là viện nghiên cứu với nhiều công ty con và công ty
vệ tinh.
Tuy nhiên, tiềm năng đầu tư đổi mới công nghệ và tham gia các hoạt
động đầu tư đổi mới công nghệ của các tổ chức nghiên cứu và triển khai vẫn
còn bị hạn chế một phần do cơ chế quản lý hiện hành. Cơ chế tổ chức và quản
lý đối với các viện nghiên cứu và các cán bộ khoa học công nghệ còn gò bó theo
cơ chế hành chính bao cấp làm cho bản thân các nhà khoa học, viện nghiên cứu,
các trường đại học, chưa bị thúc đẩy phải kết dính với các hoạt động sản xuất

×