Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đánh giá kiến thức về bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ từ 18-49 tuổi đến khám tại khoa Phụ - Sản, Bệnh viện Bạch Mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.99 KB, 5 trang )

PHỤ KHOA – NỘI TIẾT, VÔ SINH

LƯU THỊ HỒNG, PHẠM BÁ NHA, NGUYỄN HÀ LINH

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC
VỀ BỆNH VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC DƯỚI
Ở PHỤ NỮ TỪ 18 - 49 TUỔI ĐẾN KHÁM
TẠI KHOA PHỤ - SẢN, BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Lưu Thị Hồng(1), Phạm Bá Nha(1), Nguyễn Hà Linh(2)
(1) Bệnh viện Bạch Mai, (2) Trường đại học Y Hà Nội

Từ khóa: Kiến thức, viêm nhiễm
đường sinh dục dưới.
Keyword: Knowledge, lower
genitor-urinary tract infection.

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kiến thức về bệnh viêm nhiễm đường sinh dục
dưới ở phụ nữ từ 18 - 49 tuổi đến khám tại khoa Phụ - Sản, bệnh viện
Bạch Mai.
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang,
phỏng vấn 260 phụ nữ có tuổi 18-49 đến khám phụ khoa từ 01/12/2015
đến 30/04/2016.
Kết quả và kết luận: 97.7% phụ nữ đã từng nghe nói đến bệnh
VNĐSDD, 90.4% biết dấu hiệu ngứa âm hộ; 4.2% không biết bất kỳ
dấu hiệu nào, 91.5% biết nguyên nhân gây bệnh là vệ sinh kém; 6.5%
không biết nguyên nhân gây bệnh nào, Tỷ lệ phụ nữ đạt mức độ kiến
thức tốt là 28.8%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mức độ
kiến thức về bệnh VNĐSDD với các đặc điểm: nơi sống, học vấn, nghề
nghiệp, kinh tế gia đình (p<0.05).


Từ khóa: Kiến thức, viêm nhiễm đường sinh dục dưới.

Abstract

Tập 15, số 03
Tháng 09-2017

ASSESS THE KNOWLEDGE OF LOWER
GENITOURINARY TRACT INFECTION IN
WOMAN AGED 18-49 YEARS OLD TO VISIT THE
DEPARTMENT OF OBSTETRÍC AND GYNECOLOGY,
BACH MAI HOSPITAL

126

Tác giả liên hệ (Corresponding author):
Lưu Thị Hồng,
email:
Ngày nhận bài (received): 10/7/2017
Ngày phản biện đánh giá bài báo (revised):
15/8/2017
Ngày bài báo được chấp nhận đăng
(accepted): 31/8/2017

Objectives: to assess the knowledge of lower genitourinary tract
infection in woman aged 18-49 years old in the Department of Obstetríc
and Gynecology, Bạch Mai Hospital.
Materials and Method: A cross-sectional descriptive study,
interviewed 260 woman aged 18-49 with gynecological examination
from 01/12/2015 to 30/04/2016.

Results and conclusion: 97,7% of woman have ever heard of lower
genitourinary tract infection, 90,4% have known itching, 4,2% did not
know any signs, 91,5% knewthe cause of poor hygiene, 6,5% do not


1. Đặt vấn đề

Viêm nhiễm đường sinh dục (VNĐSDD) dưới
là một trong những bệnh hay gặp ở phụ nữ trong
độ tuổi sinh đẻ và là bệnh gặp nhiều nhất trong
các bệnh phụ khoa [1],[2]. Bệnh không những ảnh
hưởng đến sức khỏe, khả năng lao động, sinh hoạt
vợ chồng, kế hoạch hóa gia đình... mà còn có thể
gây ra những biến chứng nặng nề nếu không được
chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính có
khoảng 50% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trên thế
giới bị viêm nhiễm đường sinh dục, tập trung nhiều
ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam
[2],[3],[4].Tại Việt Nam, theo báo cáo của vụ Sức
khỏe Sinh sản (2002), tỷ lệ mắc bệnh VNĐSDD ở
phụ nữ các địa phương trên toàn quốc rất khác nhau
với tỷ lệ chung là 51,8% tổng số phụ nữa lứa tuổi sinh
đẻ, cao nhất ở Tây Nguyên và vùng Đông Bắc 56,0
– 58,1%, vùng có tỷ lệ thấp nhất là Bắc Bộ chiếm
43.6% [5]. Năm 2009, Bộ Y tế đã ban hành Hướng
dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh
sản, nội dung tập trung vào các lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe sinh sản, trong đó có phần hướng dẫn về các
bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và nhiễm khuẩn

lây truyền qua đường tình dục [6].
Mục tiêu: Đánh giá kiến thức về bệnh viêm
nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ từ 18 - 49 tuổi
đến khám tại khoa Phụ - Sản, bệnh viện Bạch Mai.

2. Đối tượng và phương pháp
nghiên cứu

2.2. Đối tượng và chọn mẫu nghiên cứu
Chọn mẫu thuận tiện: Gồm 260 phụ nữ độ tuổi
18-49 đến khám phụ khoa tại khoa Phụ - Sản, bệnh
viện Bạch Mai, đủ tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Đồng ý tự nguyện tham
gia nghiên cứu, đã quan hệ tình dục.
- Tiêu chuẩn loại trừ: Đã mãn kinh, cắt tử cung
bán phần hoặc hoàn toàn.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp
mô tả cắt ngang.
2.4. Phương pháp thu thập và xử lý
số liệu
Dùng phương pháp phỏng vấn dựa vào bộ
câu hỏi được xây dựng để thu thập thông tin về
kiến thức và của phụ nữ về viêm nhiễm đường sinh
dục dưới.
Bộ câu hỏi được dùng theo ngôn ngữ phổ thông,
rõ ràng, dễ hiểu.
Nhập số liệu từ bộ câu hỏi được nhập 2 lần một
cách tỉ mỉ, chính xác.
Các thông tin và số liệu điều tra qua bộ câu

hỏi được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS
20.0 và các test thống kê thường dùng trong
nghiên cứu Y học.

3. Kết quả

3.1. Phân bố đối tượng theo độ tuổi
Số đối tượng từ 18-20 tuổi trả lời phỏng vấn
chiếm tỷ lệ thấp nhất (1.9%), các nhóm tuổi còn lại
gần tương đương nhau.
3.2. Phân bố đối tượng theo địa chỉ
Tỷ lệ phụ nữ sống ở nông thôn là 61.2%; thành
thị là 38.8%.

Tập 15, số 03
Tháng 09-2017

2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện tại khoa Phụ - Sản, bệnh
viện Bạch Mai từ 01/12/2015 đến 30/04/2016.

TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 15(03), 126 - 130, 2017

know the cause of the disease, the percentage of woman with good knowledge level is 28,8%. The
is statistically significant relationship between the level of knowledge of lower genitourinary tract
infection and the characteristics of living, education, occupation, family economics (p< 0.05).
Key words: Knowledge, lower genitor-urinary tract infection.

127



PHỤ KHOA – NỘI TIẾT, VÔ SINH

LƯU THỊ HỒNG, PHẠM BÁ NHA, NGUYỄN HÀ LINH

3.3. Kiến thức về bệnh VNĐSDD
Bảng 3.1: Kiến thức về dấu hiệu và nguyên nhân mắc bệnh VNĐSDD
Kiến thức
n
Nghe nói đến bệnh VNĐSDD

254
Không
6
Hiểu biết về dấu hiệu bệnh
Ra nhiều khí hư/ Khí hư mùi hôi
224
Ngứa âm hộ
235
Đau khi giao hợp
139
Ra máu bất thường
67
Loét da vùng sinh duc ngoài
70
Tiểu rắt, tiểu buốt
85
Không biết
11
Hiểu biết về nguyên nhân bị bệnh

Không có nước sạch
146
Vệ sinh kém
238
Mặc quần áo bẩn
151
Ngâm mình lâu trong nước
63
Thiếu vệ sinh khi giao hợp
153
Lây nhiễm từ bạn tình
156
Không biết
17
Tổng
260

%
97.7
2.3
86.2
90.4
53.5
25.8
26.9
32.7
4.2
56.2
91.5
58.1

24.2
58.8
60.0
6.5
100.0

Nhận xét: - Về nghe nói đến bệnh, chỉ có 2.3%
phụ nữ chưa nghe nói về VNĐSDD bao giờ.
- Về dấu hiệu bệnh, tỷ lệ biết dấu hiệu ngứa âm
hộ cao nhất (90.4%), tiếp theo là dấu hiệu ra nhiều
khí hư/ khí hư mùi hôi (86.2%). Có 4.2% không
biết bất kỳ dấu hiệu nào.
- Về nguyên nhân gây bệnh, đứng hàng
đầu được biết là vệ sinh kém (91.5%), tỷ lệ biết
nguyên nhân ngâm mình lâu trong nước thấp nhất
(24.2%). Có 6.5% không biết bất kỳ nguyên nhân
gây bệnh nào.
3.4. Phân loại mức độ kiến thức về
bệnh VNĐSDD của đối tượng

Tập 15, số 03
Tháng 09-2017

Biểu đồ 3.3. Phân loại mức độ kiến thức về bệnh VNĐSDD của đối tượng

128

Nhận xét: Tỷ lệ kiến thức tốt về cách thực hành
thấp, chiếm 40.4% số đối tượng phỏng vấn.
3.5. Liên quan giữa đặc điểm chung

với mức độ kiến thức về bệnh VNĐSDD
Nhận xét: Có mối liên quan có ý nghĩa thống
kê giữa các đặc điểm chung sau: nơi sống, trình

Bảng 3.2: Mối liên quan giữa một số đặc điểm chung với mức độ kiến thức về bệnh VNĐSDD
của đối tượng
Tốt
Chưa tốt
Đặc điểm
OR(CI95%), p
n
%
n
%
Tuổi
1.2
18 – 29 tuổi
28
10.8
63
24.2 (0.6 - 2.0),
p>0.05
30 – 49 tuổi
47
18.1
122
46.9
Nơi sống
2.7
Thành thị

42
16.2
59
22.7 (1.6 - 4.7),
p<0.05
Nông thôn
33
12.7
126
48.5
Trình độ học vấn
3.5
Tốt nghiệp THPT trở xuống
25
9.6
118
45.4 (2.0 - 6.2),
p<0.05
Tốt nghiệp Trung cấp trở lên
50
19.2
67
25.8
Nghề nghiệp
4.1
Cán bộ, nhân viên văn phòng 44
16.9
48
18.5 (2.3 - 7.1),
p<0.05

Các nghề nghiệp khác
31
11.9
137
52.7
Kinh tế gia đình
9.5
Ổn định
74
28.5
164
63.1 (1.3 - 71.8),
p<0.05
Khó khăn
1
0.4
21
8.1

độ học vấn, nghề nghiệp, kinh tế gia đình với mức
độ kiến thức về VNĐSDD của đối tượng (p<0.05).

4. Bàn luận

Phân bố đối tượng theo độ tuổi
Có tổng số 260 phụ nữ tham gia nghiên cứu
nhằm đánh giá kiến thức, thực hành phòng chống
VNĐSDD. Số đối tượng từ 18-20 tuổi trả lời phỏng
vấn chiếm tỷ lệ thấp nhất (1.9%), các nhóm tuổi
còn lại gần tương đương nhau.

Phân bố đối tượng theo địa chỉ
Tỷ lệ phụ nữ sống ở nông thôn là 61.2% cao hơn
ở thành thị là 38.8%. Điều này là hợp lý vì địa bàn
nghiên cứu của chúng tôi là khoa Phụ - Sản, bệnh
viện Bạch Mai. Đây là một bệnh viện lớn tại thủ đô
vì vậy không chỉ người dân Hà Nội, bệnh nhân đến
khám chữa bệnh tại bệnh viện Bạch Mai nói chung
và khoa Phụ - Sản nói riêng từ khắp các tỉnh thành
trên cả nước, không kể thành thị, nông thôn.
Kiến thức về bệnh VNĐSDD
- Tỷ lệ phụ nữ đã nghe nói về VNĐSDD cao,
chiếm 97.7%.
- Phần lớn phụ nữ kể được 2 triệu chứng của
bệnh là ngứa âm hộ (90.4%) và ra nhiều khí hư/
khí hư mùi hôi (86.2%); tiếp đến là dấu hiệu đau
khi giao hợp (53.5%); ngoài ra biết các dấu hiệu
còn lại như ra máu bất thường, loét da vùng sinh
duc ngoài, tiểu rắt tiểu buốt chiếm thấp (lần lượt
là 25.8%, 26.9% và 32.7%). Có 4.2% số phụ nữ
không biết bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh. Kết quả


chúng cũng như chưa được đưa đầy đủ vào chương
trình giáo dục phổ thông. Thêm nữa là các thông
tin về sức khỏe sinh sản và hoạt động tình dục ở
Việt Nam vẫn còn bị coi là “nhạy cảm”, người lớn
thường giữ kín những thông tin này, không cho trẻ
em được biết. Ngoài ra, trên thực tế, việc thiếu kiến
thức đặc biệt là ở phụ nữ nông thôn còn là do nhiều
yếu tố như: thiếu thời gian, tâm lý ngại ngùng...

Ngay cả khi có các chương trình truyền thông và
khám chữa bệnh định kỳ của trung tâm Chăm sóc
sức khỏe sinh sản thì không phải phụ nữ nào cũng
tham gia được.
Liên quan giữa đặc điểm chung với
mức độ kiến thức về bệnh VNĐSDD
- Không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
về mức độ kiến thức về VNĐSDD của phụ nữ giữa 2
nhóm tuổi 18 - 29 và 30 - 49 (p>0.05). Lý giải kết
quả này, theo chúng tôi là do hiện nay phương tiện
thông tin đại chúng phát triển, khả năng tiếp cận
TT - GDSK của phụ nữ mọi lứa tuổi là tương đương.
Bởi vậy, sự khác biệt về lứa tuổi không ảnh hưởng
đến mức độ kiến thức về VNĐSDD. Đối với đặc
điểm về địa chỉ, phụ nữ thành thị có mức độ kiến
thức về VNĐSDD tốt cao hơn 2.7 lần phụ nữ nông
thôn (95% CI: 1.6 - 4.7), kiểm định có ý nghĩa
thống kê (p<0.05). So với người thành thị, người
nông thôn thường ít quan tâm hơn đến các vấn đề
sức khỏe nói chung và sức khỏe tình dục nói riêng.

TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 15(03), 126 - 130, 2017

5. Kết luận

Kết quả nghiên cứu 260 phụ nữ từ 18 – 49 tuổi
đến khám tại khoa Phụ - Sản, bệnh viện Bạch Mai
từ 01/12/2015 đến 31/04/2016, có thể đưa ra
kết luận về hiểu biết bệnh VNĐSD của đối tượng
nghiên cứu sau:

- 97.7% phụ nữ đã từng nghe nói đến bệnh
VNĐSDD.
- 90.4% biết dấu hiệu ngứa âm hộ; 4.2% không
biết bất kỳ dấu hiệu nào.
- 91.5% biết nguyên nhân gây bệnh là vệ sinh
kém; 6.5% không biết nguyên nhân gây bệnh nào.
- Tỷ lệ phụ nữ đạt mức độ kiến thức tốt là 28.8%.
- Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
mức độ kiến thức về bệnh VNĐSDD với các đặc
điểm: nơi sống, học vấn, nghề nghiệp, kinh tế gia
đình (p<0.05).

Tập 15, số 03
Tháng 09-2017

này tương đương với kết quả nghiên cứu của Nông
Thị Thu Trang (2015) tại Thái Nguyên: cao nhất
là kể được biểu hiện ngứa âm hộ với 68.0%; tiếp
theo là ra nhiều khí hư (55.9%), cácbiểu hiện khác
chiếm thấp. Tuy nhiên kết quả này lại cao hơn so
với kết quả tổng hợp các nghiên cứu về SKSS của
UNFPA (2012) cho rằng chỉ có 25% tổng số phụ nữ
được nghe về VNĐSDD, có 1/3 số phụ nữ không
kể được tên các triệu chứng của bệnh VNĐSDD [7].
- Nguyên nhân gây bệnh:Đa số phụ nữ biết
nguyên nhân gây VNĐSDD là vệ sinh kém (91.5%),
tỷ lệ hiểu biết các nguyên nhân lây nhiễm từ bạn
tình, thiếu vệ sinh khi giao hợp, mặc quần áo bẩn,
không có nước sạch tương đối cao (lần lượt là
60.0%, 58.8%, 58.1% và 56.2%); tỷ lệ đối tượng

biết nguyên nhân ngâm mình lâu trong nước thấp
nhất (24.2%); thấp hơn so với nghiên cứu trước
với tỷ lệ biết nguyên nhân do ngâm mình trong
nước lâu là 47.5% . Có 6.5% đối tượng nghiên cứu
không biết bất kỳ nguyên nhân gây bệnh nào, thấp
hơn so với nghiên cứu của Trần Thị Trung Chiến và
Trần Thị Phương Mai, có tới 31.6% phụ nữ được
phỏng vấn không biết bất kỳ một nguyên nhân nào
có thể gây ra VNĐSDD [5]
Phân loại mức độ kiến thức về bệnh
VNĐSDD của đối tượng
Tỷ lệ phụ nữ có kiến thức chung mức độ tốt về
VNĐSDD thấp, chỉ chiếm 28.8%. Điều này hoàn
toàn phù hợp với báo cáo của UNFPA (2012) cho
rằng kiến thức phòng chống bệnh VNĐSDD ở phụ
nữ Việt Nam còn thấp. Kết quả này cũng tương
đương với kết quả nghiên cứu của Lưu Thị Kim
Thanh (2012) [3], tại Phú Bình có 32.0% phụ nữ
có hiểu biết đạt yêu cầu. So sánh với nghiên cứu
của Nông Thị Thu Trang (2015), tại Thái Nguyên
với 19.5% phụ nữ có kiến thức tốt về phòng chống
bệnh VNĐSDD [6], kết quả của chúng tôi cao hơn.
Kết quả của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên
cứu của Trần Trọng Nghĩa (2011) [11], với tỷ lệ
53.75% đối tượng có kiến thức tốt; thấp hơn rất
nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Hoa
(2010), tại Thừa Thiên Huế với 72.6% phụ nữ hiểu
biết đúng về bệnh VNĐSDD.
Lý do khiến các phụ nữ tham gia nghiên cứu có
mức độ kiến thức chung chưa tốt về VNĐSDD có thể

là do các thông tin về bệnh VNĐSDD chưa được
đầu tư đúng mực trên các phương tiện thông tin đại

129


Tập 15, số 03
Tháng 09-2017

PHỤ KHOA – NỘI TIẾT, VÔ SINH

LƯU THỊ HỒNG, PHẠM BÁ NHA, NGUYỄN HÀ LINH

130

Tài liệu tham khảo

1. Trường đại học Y tế công cộng (2009). Báo cáo đánh giá thực hiện
chiến lược chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Việt Nam 2001 - 2010, Hà Nội.
2. World Health Organization (2005). Sexually transmitted and other
reproductive tract infection: A guide to essential practice, World Health
Organization, Geneva, Switzerland.
3. Low N., Broutet N., Adu-Sarkodie Y., Barton P., Hossain M., Hawkes
S. (2006). Global control of sexually transmitted infections, Lancet, 368
(9551), pp. 2001-2016.
4. Patel A. Divya, Nancy M. Burnett, Kathryn M. Curtis (2003). Reproductive
tract infections, Reproductive health epidemiology series: Module 3, Centers
for Disease Control and Prevention (CDC), Georgia, USA.

5. Trần Thị Trung Chiến, Trần Thị Phương Mai (2004). Khảo sát thực

trạng bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, u vú, ung thư cổ tử cung ở
phụ nữ Việt Nam, Bộ Y tế và Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em, Hà
Nội.
6. Nông Thị Thu Trang (2015). Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ
học viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ nông thôn miền núi tỉnh
Thái Nguyên và hiệu quả giải pháp can thiệp, Luận án tiến sĩ y học,
Trường đại học Thái Nguyên.
7. Lưu Thị Kim Thanh (2012). Nghiên cứu bệnh nhiễm trùng sinh dục
dưới của phụ nữ nông thôn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, Báo
cáo kết quả nghiên cứu khoa học bệnh viện đa khoa Trung ương Thái
Nguyên, tr. 50-60.



×