Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thoát vị hoành bẩm sinh phát hiện qua siêu âm và thái độ xử trí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.09 KB, 5 trang )

SẢN KHOA – SƠ SINH

LÊ HOÀNG LINH, TRẦN DANH CƯỜNG

THOÁT VỊ HOÀNH BẨM SINH
PHÁT HIỆN QUA SIÊU ÂM
VÀ THÁI ĐỘ XỬ TRÍ
Lê Hoàng Linh, Trần Danh Cường
Bệnh viện Phụ Sản Trung ương

Từ khóa: siêu âm, thoát vị
hoành, chỉ số phổi đầu.
Keywords: echography,
Congenital diaphragmatic
hernia, lung-to-head ratio.

Tóm tắt

Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện tại bệnh viện phụ sản Trung
ương, thu thập số thai nhi được chẩn đoán trước sinh bị TVHBS.
Thai phụ có tuổi trung bình thai phụ trung bình là 28,3±4,8. Tuổi thai
phát hiện sớm từ 14 tuần, muộn nhất là 38 tuần. TVHBS gặp bên
trái 96,97%. Dạ dày nằm trong lồng ngực là cao nhất chiếm 46,46%.
Không có liên quan giữa TVHBS và bất thường di truyền. chỉ số phổi
đầu ở nhóm có hướng xử trí giữ thai cao hơn so với nhóm đình chỉ
thai nghén (1,22+0,60 so với 0,78+0,3), sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê (p=0.0012) và là yếu tố tiên lượng tình trạng trẻ sau đẻ.
Từ khóa: siêu âm, thoát vị hoành, chỉ số phổi đầu.

Abstract


Tập 16, số 04
Tháng 06-2019

CONGENITAL DIAPHRAGMATIC HERNIA
ULTRASOUND DETECTION ATTITUDE AND
MANAGEMENT

18

Tác giả liên hệ (Corresponding author):
Lê Hoàng Linh,
email:
Ngày nhận bài (received): 03/05/2019
Ngày phản biện đánh giá bài báo (revised):
20/05/2019
Ngày bài báo được chấp nhận đăng
(accepted): 20/05/2019

Retrospective study was performed at the Central Hospital
for Obstetric and Gynecology, gathering fetus before birth was
diagnosed Congenital diaphragmatic hernia(CDH). Women with an
average age of women was 28.3 + 4.8 average. Gestational age
from 14 weeks early detection, no later than 38 weeks. Having left
Congenital diaphragmatic hernia 96.97%. Stomach in the chest is
the highest occupied 46.46%. No association between Congenital
diaphragmatic hernia and genetic abnormalities, lung-to-head ratio
(LHR) have proper treatment group maintained high pregnancy
than abortion group (1.22 + 0.78 + 0.60 versus 0.3), this difference
was statistically significant (p = 0.0012) and the prognostic factors
infants postpartum condition.

Key words: echography, Congenital diaphragmatic hernia, lung-tohead ratio.


Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm chẩn

Tập 16, số 04
Tháng 06-2019

2. Đối tượng và phương pháp
nghiên cứu

Tập 14, số 04
Tháng 05-2016

Thoát vị hoành bẩm sinh xảy ra với tần suất
0,8-5/10000 trẻ sinh, thường gặp ở bên trái,
chiếm khoảng 80%, có tỷ lệ tử vong cao và nhiều
ảnh hưởng đến phát triển sau này [1][2]. Tỷ lệ tử
vong thay đổi theo các trung tâm từ 20 % đến 40%.
Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ tử vong gồm thiểu
sản phổi, tăng áp lực động mạch phổi dai dẳng ở
trẻ sơ sinh, các dị dạng khác.
Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh của
siêu âm bào thai, chẩn đoán trước sinh thoát vị cơ
hoành không khó khăn bằng sử dụng siêu âm 2D
[5], cho nên ngày càng có nhiều trường hợp thoát
vị hoành bẩm sinh được chẩn đoán trong thời kỳ
bào thai[1]. Đa số thoát vị hoành là đơn độc trên
60%, còn khoảng 40% là phối hợp các bất thường
khác, nhiều khi nằm trong bệnh cảnh của đa dị

dạng. Sau khi thai nhi được chẩn đoán là thoát vị
hoành bẩm sinh, cần tiếp tục tìm kiếm các dị tật
bẩm sinh khác kèm theo.
Sau khi được chẩn đoán thoát vị hoành, hội
đồng chẩn đoán trước sinh hội chẩn và đưa ra thái
độ xử trí và tư vấn. Thái độ xử trí cho mỗi trường
hợp cụ thể tùy thuộc vào nhiều yếu tố như số các
tạng nằm trong lồng ngực, có kèm theo dị tật bẩm
sinh khác không, có bất thường về nhiễm sắc thể
thai nhi…Gần đây người ta sử dụng tỷ số phổi đầu
mà được đo bằng siêu âm 2D để đánh giá phổi còn
lại. Tỷ số phổi đầu (lung to head ratio LRH) được
mô tả lần đầu tiên vào năm 1996 bởi Metkus[4].
Sử dụng LHR để đánh giá khả năng sống sót, của
trẻ thoát vị hoành trái đơn độc. tiếp tục giữ thai
hay tư vấn thai phụ và gia đình về chỉ định đình
chỉ thai, giúp cho người thầy thuốc tiên lượng khả
năng sống của trẻ sau đẻ, tư vấn cho gia đình cách
xử trí đối với thai nhi. Chính vì vậy, đề tài được tiến
hành với mục tiêu:
- Mô tả đặc điểm thoát vị hoành bẩm sinh phát
hiện qua siêu âm.
- Thái độ xử trí với thai nhi được chẩn đoán
thoát vị hoành bẩm sinh.

đoán trước sinh, Bệnh viện Phụ Sản Trung ương,
trong thời gian từ 2016 – 2018.
2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Tiêu chuẩn lựa chọn
+ Các sản phụ được chẩn đoán trước sinh có

thai nhi bị thoát vị hoành đơn độc, được hội chẩn
tại trung tâm chẩn đoán trước sinh - Bệnh viện Phụ
Sản Trung ương.
+ Trẻ đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương.
- Tiêu chuẩn loại trừ
+ Thai nhi có kèm theo các DTBS khác.
+ Thai nhi được chẩn đoán thoát vị hoành đơn
độc nhưng chỉ định đình chỉ thai do bệnh mẹ.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu hồi cứu mô tả dựa trên
số liệu thu thập được từ các hồ sơ bệnh án phù hợp
với tiêu chuẩn lựa chọn và số thai phụ được chẩn
đoán trước sinh là thoát vị hoành được theo dõi tại
Trung tâm chẩn đoán trước sinh.
2.2.2. Cỡ mẫu
Chọn mẫu thuận tiện: thai phụ đủ tiêu chuẩn
nghiên cứu.
2.2.3 Biến số và chỉ số nghiên cứu:
- Nhóm tuổi thai phụ
- Tuổi thai phát hiện.
- Vị trí thoát vị hoành
- Cơ quan nằm trong lồng ngực.
- Xử trí
- Tình trạng trẻ sơ sinh và kết cục thai kỳ
2.3 Kỹ thuật thu thập số liệu
Xây dựng bộ công cụ để thu thập số liệu bao
gồm các thông tin cần thiết cho kết quả nghiên cứu.
Thai phụ được chẩn đoán trước sinh có thai nhi
bị thoát vị hoành đơn độc và tính chỉ số ở mục 2.2.3

2.4. Phân tích, xử lý số liệu
Các thông tin và số liệu điều tra qua bộ câu
hỏi được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS
20.0 và các test thống kê thường dùng trong
nghiên cứu Y học.
Thống kê số lượng.
Tính tỷ lệ phần trăm.
Kiểm định χ2 so sánh tỷ lệ của 2 biến số
nghiên cứu.
2.5 Đạo đức nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu, sử
dụng các số liệu có sẵn trên hồ sơ bệnh án, không

TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 16(04),
14(01), 18
XX-XX,
- 22,2016
2019

1. Đặt vấn đề

19


SẢN KHOA – SƠ SINH

LÊ HOÀNG LINH, TRẦN DANH CƯỜNG

can thiệp trực tiếp vào đối tượng nghiên cứu, vì vậy
không vi phạm đạo đức nghiên cứu.

Tất cả các thông tin đều được mã hóa và giữ
bí mật.

3. Kết quả nghiên cứu

Trong thời gian nghiên cứu 2016 – 2018, tại
Trung tâm chẩn đoán trước sinh- Bệnh viện Phụ Sản
Trung ương thu thập được 99 thai phụ có thai nhi
được chẩn đoán thoát vị hoành bẩm sinh đơn độc.
3.1 Đặc điểm thoát vị hoành bẩm sinh
phát hiện qua siêu âm
Bảng 1: Nhóm tuổi thai phụ
Nhóm tuổi
<24 tuổi
25-29 tuổi
30-34 tuổi
>35 tuổi
Tổng số
Trung bình

Số lượng
22
41
22
14
99
28,3+4,8

Tỷ lệ
22,22

41,41
22,22
14,14
100,0
18-41

Nhận xét:
- Thai phụ trong nhóm tuổi 25 29 có tỉ lệ thai
nhi bi thoát vị hoành bẩm sinh cao nhất là 41,41%.
- Thai nhi bị thoát vị hoành bẩm sinh đa phần
gặp ở thai phụ nhóm tuổi dưới 35 là 85,86%
Bảng 2: Tuổi thai phát hiện
Tuổi thai (tuần)

Trung bình ± SD
25,8±6,1

Min-max
14-38

Nhận xét: Tuổi thai phát hiện thoát vị hoành
trung bình 26,8 tuần. trong đó sớm nhất khi thai
14 tuần và muộn nhất khi 38 tuần.
Bảng 3: Vị trí thoát vị hoành
Vị trí thoát vị hoành
Trái
Phải
Tổng số

Số lượng

96
3
99

Tỷ lệ
96,97
3,03
100,0

Tập 16, số 04
Tháng 06-2019

Nhận xét: Thoát vị hoành bên trái gặp 96,97%,
chỉ có 3,03% là thoát vị hoành phải.

20

Bảng 4: Cơ quan nằm trong lồng ngực
Cơ quan
Dạ dày
Ruột non
Gan
Dạ dày và ruột non
Ruột non và gan
Nhiều cơ quan
Khác
Tổng số

Số lượng
46

23
1
25
1
1
2
99

Tỷ lệ
46,46
23,23
1,01
25,25
1,01
1,01
2,02
100,0

Nhận xét:
- Chỉ có dạ dày nằm trong lồng ngực chiếm tỉ lệ
cao nhất: 46,46%
- Có cả dạ dày và ruột non trong lồng ngực
đứng thứ 2: 25,25%.
- Chỉ có ruột non nằm trong lồng ngực chiếm tỉ
lệ 23,23%.
3.2 Thái độ xử trí
Bảng 5: Chọc ối
Chọc ối

• Bình thường

• Bất thường
Không
Tổng số

Số lượng
10
9
1
89
99

Tỷ lệ
10,1
90
10
89,9
100,0

Nhận xét:
- Có 10,1% chỉ định chọc ối làm nhễm sắc đồ.
- Có 1 trường hợp có bất thường nhiễm sắc thể.
Bảng 6: Xử trí
Xử trí
Giữ thai
• Mất sau sinh
• Ổn định
ĐCTN
Tổng số

Số lượng

54
34
20
45
99

Tỷ lệ
54,55
64,15
35,85
45,45
100,0

Nhận xét:
- 54,55% thoát vị hoành được giữ thai. Trong số
đó 64,15 % mất sau sinh, 35,85% ổn định.
- 45,45% chỉ định đình chỉ thai nghén.
Bảng 7: Liên quan giữa xử trí và chỉ số phổi đầu
Giữ thai
oLHR
1,22±0,60
o/eLHR
0,3±0,12

ĐCTN
0,78±0,3
0,26±0,11

p
0.0012

0.1168

Nhận xét:
Chỉ số phổi đầu ở nhóm có hướng xử trí giữ
thai cao hơn so với nhóm đình chỉ thai nghén
(1,22±0,60 so với 0,78±0,3), sự khác biệt này có
ý nghĩa thống kê (p=0.0012). Tỷ lệ chỉ số phổi đầu
quan sát/chỉ số phổi đầu mong đợi ở nhóm giữ
thai cũng cao hơn so với nhóm đình chỉ thai nghén
(0,3±0,12 so với 0,26±0,11), tuy nhiên sự khác
biệt này không có ý nghĩa thống kê (p=0.1168)
Bảng 8: Liên quan giữa tình trạng trẻ sơ sinh và chỉ số phổi đầu
Giữ thai
Chết sau sinh
Ổn định
oLHR
0,98±0,34
1,60±0,72
o/eLHR
0,25+0,081
0,37+0,14

p
0.0002
0.0005


5. Kết luận

- Thai nhi bị TVH bẩm sinh gặp ở thai phụ có

tuổi trung bình thai phụ trung bình là 28,3+4,8,
thấp nhất là 18 tuổi, cao nhất là 41 tuổi.
- Tuổi thai phát hiện sớm từ 14 tuần, muộn nhất
là 38 tuần.
- TVHBS gặp bên trái 96,97%. Dạ dày nằm
trong lồng ngực là cao nhất chiếm 46,46%.
- Một trong 10 trường hợp chọc hút dịch ối có
bất thường nhiễm sắc thể, không có liên quan giữa
TVHBS và bất thường di truyền.
- Chỉ số phổi đầu ở nhóm có hướng xử trí giữ
thai cao hơn so với nhóm đình chỉ thai nghén
(1,22+0,60 so với 0,78+0,3), sự khác biệt này có
ý nghĩa thống kê (p=0.0012).
- Chỉ số phổi đầu quan sát/chỉ số phổi đầu
mong đợi ở nhóm giữ thai cũng cao hơn so với
nhóm đình chỉ thai nghén (0,3+0,12 so với
0,26+0,11), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê (p=0.1168).

Tập 16, số 04
Tháng 06-2019

4.1 Đặc điểm thoát vị hoành bẩm sinh
phát hiện qua siêu âm
Trong nghiên cứu này, tuổi trung bình thai phụ
phát hiện thai nhi bị TVHBS trung bình là 28,3+4,8,
thấp nhất là 18 tuổi, cao nhất là 41 tuổi. Theo
nghiên cứu của Sven Kehl [7] tuổi mẹ trung bình
là 29,3 +5,6, thấp nhất là 17 tuổi, cao nhất là 43
tuổi, như vậy TVHBS có thể gặp ở mọi lứa tuổi nào

của nười mẹ, không phụ thuộc vào tuổi người mẹ
lớn hay không.
Tuổi thai phát hiện TVHBS khác nhau tùy theo
nghiên cứu, trong nghiên cứu này, tuổi thai trung
bình là 25,8+6,1 tuần, sớm là 14 tuần, muộn nhất
là 38 tuần. theo F A Byrne [8] thì tuổi thai phát hiện
sớm nhất là 16 tuần, muộn nhất là 37 tuần. việc
phát hiện ra TVHBS có thể sớm khi mà có thể thấy
được dạ dầy của thai nhi (sau 12 tuần) và 46,46%
chỉ thấy có dạ dầy nằm trong lồng ngực chiếm tỉ
lệ cao nhất cũng như đa phần TVHBS theo nhiều
Nghiên cứu cũng như trong Nghiên cứu này gặp
bên trái nhiều hơn, chiếm tí 96,97%. Phát hiện ra
TVHBS muộn ở 3 tháng cuối nhất là thai đủ tháng
có thể do thai phụ không khám thai định kỳ hoặc
do kinh nghiệm siêu âm chưa tốt nên đã bỏ qua khi
tuổi thai nhỏ hơn.
4.2 Thái độ xử trí
Các tác giả đều cho thấy tiên lượng và chỉ định
tiếp tục giữ thai trong TVHBS phụ thuộc vào cơ
quan nằm trong lồng ngực. thoát vị nặng gồm có
gan nằm trong lồng ngực. 99 thai nhi bị TVHBS
trong nghiên cứu có 1 trường hợp có gan nằm
trong lồng ngực, chỉ có dạ dày chiếm 46,46% là
cao nhất . Tuy nhiên tỉ lệ đình chỉ thai trong nghiên
cứu này chiếm tới 45,45%.
Chỉ định chọc hút dịch ối làm nhiễm sắc đồ
xem thai nhi có bất thường di truyền kèm theo
không cũng chỉ có 10 trường hợp, trong đó chỉ có
1 trường hợp bất thường nhiễm sắc thể, điều này

chứng tỏ TVHBS không có mối liên quan tới bất
thường nhiễm sắc thể.

Tập 14, số 04
Tháng 05-2016

4. Bàn luận

Trong 54 trường hợp giữ thai cho đên khi thai
nhi được đẻ ra thì có tới 34 64,15 % mất sau sinh,
35,85% ổn định.trường hợp mất sau sinh, chỉ có
20 trường hợp ổn định.
Theo Emily A Partridge và cộng sự [9], LHR
được coi như một marker để tiên lượng trẻ cho
trẻ. Trong nghiên cứu này cho thấy chỉ số phổi
đầu ở nhóm có hướng xử trí giữ thai cao hơn so
với nhóm đình chỉ thai nghén (1,22+0,60 so với
0,78+0,3), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(p=0.0012). Tỷ lệ chỉ số phổi đầu quan sát/chỉ số
phổi đầu mong đợi ở nhóm giữ thai cũng cao hơn
so với nhóm đình chỉ thai nghén (0,3+0,12 so với
0,26+0,11), tuy nhiên sự khác biệt này không có
ý nghĩa thống kê (p=0.1168). Theo Megan A và
cs[10], LHR < 1 và o/e LHR < 28 tiên lượng xấu
cho thai nhi, như vậy cả LHR và o/e LHR trong
nghiên cứu này cao hơn Megan
Trong số thai nhi được giữ thai đến khi đẻ, trẻ
sơ sinh ổn định sau đẻ có chỉ số phổi đầu là 1,6
lớn hơn trẻ chết sau sinh có ý nghĩa thống kê với p>
0.0002 và o/e LHR là 0,37 với p> 0,0005. Như

vậy, chỉ số phổi đầu là một yếu tố tiên lượng và
góp phần đưa ra thái độ xử trí và tư vấn cho thai
phụ về tình trạng trẻ sau đẻ.

TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 16(04),
14(01), 18
XX-XX,
- 22,2016
2019

Nhận xét:
Trong số trẻ sơ sinh ổn định sau đẻ có chỉ số phổi
đầu là 1,6 lớn hơn trẻ chết sau sinh có ý nghĩa thống
kê với p> 0.0002 và o/e LHR là 0,37 với p> 0,0005

21


Tập 16, số 04
Tháng 06-2019

SẢN KHOA – SƠ SINH

LÊ HOÀNG LINH, TRẦN DANH CƯỜNG

22

Tài liệu tham khảo

1. Lưu T Hồng, Lê Q Vinh (2012). Các dị tật bẩm sinh thường gặp và

thái độ xử trí. Nhà xuất bản Y học.
2. Badillo A, Gingalewski C. Congenital diaphragmatic hernia: treatment
and outcomes. Semin Perinatol 2014;38(2):92–96. [PubMed]
3. Benachi A, Cordier AG, Cannie M, et al. Advances in prenatal
diagnosis of congenital diaphragmatic hernia. Semin Fetal Neonatal med
2014;19(6):331–337. [PubMed]
4. Metkus AP et al. Sonographic predictors of survival in fetal
diaphragmatic hernia. J Pediatr Surg. 1996 Jan;31(1):148-51; PMID:
5. Ruano R, Takashi E, da Silva MM, et al. Prediction and probability
of neonatal outcome in isolated congenital diaphragmatic hernia
using multiple ultrasound parameters. Ultrasound Obstet Gynecol
2012;39(1):42–49. [PubMed]
6. Victoria T, Bebbington MW, Danzer E, et al. Use of magnetic resonance
imaging in prenatal prognosis of the fetus with isolated left congenital

diaphragmatic hernia. Prenat Diagn 2012;32(8):715–723.
7. Sven Kehl, MD, and all. New Formulas for Calculating the Lung-toHead Ratio in Healthy Fetuses Between 20 and 40 Weeks’ Gestation. The
American Institute of Ultrasound in Medicine | J Ultrasound Med 2013;
32:1939–1943 0278-4297
8. F. A. Byrne and all. Severe left diaphragmatic hernia limits size of fetal
left heart more than does right diaphragmatic hernia. Ultrasound Obstet
Gynecol 2015; 46: 688–694 Published online 9 November 2015 in Wiley
Online Library (wileyonlinelibrary.com). DOI: 10.1002/uog.14790
9. Emily A. Partridge and all. Rate of increase of lung-to-head ratio over
the course of gestation is predictive of survival in left-sided congenital
diaphragmatic hernia. Journal of Pediatric Surgery 51 (2016) 703–705
10. Megan A. Coughlin and all. Prenatally diagnosed severe CDH:
mortality and morbidity remain high. Journal of Pediatric Surgery 51
(2016) 1091–1095




×